You are on page 1of 6

BÀI 1:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ IELTS LISTENING

I. Các dạng câu hỏi


1. Section 1: Một đoạn hội thoại ngắn qua điện thoại về các chủ đề giao tiếp hàng
ngày (đăng ký khoá học, tour du lịch, đăng ký thông tin tìm việc làm....)
2. Section 2: Một đoạn độc thoại ngắn về các chủ đề chung thường gặp trong cuộc
sống (giới thiệu chương trình, chỉ bản đồ,...)
3. Section 3: Một đoạn hội thoại thảo luận về các chủ đề học thuật (giữa giáo viên và
sinh viên, giữa các sinh viên,...)
4. Section 4: Một bài nói hay một bài giảng độc thoại về các chủ đề mang tính học
thuật, nghiên cứu sâu hơn
5. Các dạng bài:
- Form completion
- Note completion
- Sentence/summary completion
- Table completion
- Flowchart completion
- Short answer
- Labelling a map/plan/diagram
- Matching
- Multiple choice

II. Trình tự làm bài


- Trước khi mỗi section bắt đầu, sẽ có 30s để đọc trước câu hỏi. Trong 30s này bạn
cần:
 đọc yêu cầu của đề bài để nắm yêu cầu của từng dạng bài và tránh sai sót
đáng tiếc
 đọc tiêu đề của bài để hiểu chủ đề
 đọc và hiểu câu hỏi và xác định loại từ cần điền (với loại bài điền từ) hoặc số
đáp án cần chọn (đối với các bài chọn đáp án).
 gạch chân keyword
 dự đoán trước câu trả lời có thể điền
- Khi người nói giới thiệu chủ đề của bài, bạn nên nghe để hiểu được bối cảnh của
bài
- Tập trung làm lần lượt các câu hỏi theo thứ tự, vì thứ tự các câu hỏi sẽ giống
như thứ tự các thông tin trong bài nghe.
- Sau mỗi section sẽ có thời gian kiểm tra lại đáp án. Trong khoảng thời gian này,
bạn cần dành để đọc trước câu hỏi của section tiếp theo.
- Sau khi kết thúc Section 4, sẽ có 10 phút thời gian để chuyển đáp án vào phiếu trả
lời nên bạn luôn luôn phải tận dụng khoảng thời gian này để vừa kiểm tra lại lỗi
ngữ pháp và từ vựng và đối chiếu xem đáp án có đúng với yêu cầu của đề bài
hay không.

III. Các lưu ý chung


- Nghe nhiều sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe không chỉ cho IELTS mà còn là
giao tiếp hàng ngày. Vì thế hãy nghe càng nhiều càng tốt, kể cả những nguồn
không phải là IELTS
- Bạn cần phải làm quen với nhiều loại accent khác nhau trước khi đi thi vì trong
suốt các phần của bài nghe, thường sẽ có nhiều hơn 1 loại accent, trong đó phổ
biến nhất là Anh, Mỹ, Úc,... Đối với giọng Anh Anh, bạn có thể tham khảo BBC,
giọng Anh Mỹ là CNN hoặc VOA, với Anh Úc là Australian network.
- Cả 3 yếu tố từ vựng, ngữ pháp, và đặc biệt là phát âm đều ảnh hưởng tới kỹ năng
nghe của bạn. Vì thế bên cạnh việc luyện nghe nhiều, bạn cần bổ sung cả 3 yếu tố
nền tảng trên.
- Xuyên suốt trong khi thi, điều quan trọng nhất là phải giữ tập trung cao độ.
- Bạn không cần phải vừa nghe và vừa điền vào phiếu cùng một lúc vì sẽ có
thời gian chuyển đáp án sang phiếu trả lời khi kết thúc bài thi.
- Nếu bạn bỏ lỡ đáp án của câu nào thì bỏ qua câu đó và ngay lập tức chuyển
sang tập trung nghe đáp án cho câu hỏi tiếp theo.
- Cố gắng không để trống phần đáp án. Bạn có thể đoán đáp án bởi bạn sẽ không
bị trừ điểm nếu trả lời sai. Ngoài ra khi bạn bỏ trống, bạn rất có thể sẽ ghi lệch
đáp án khi chép sang phiếu trả lời.
- Thường sẽ có bẫy trong bài thi. Ví dụ có 2 thông tin được nhắc đến và được báo
hiệu bằng signpost words. Do đó bạn cần nghe đầy đủ tất cả thông tin trước khi
điền đáp án.

IV. Phân tích kỹ thuật “từ khoá” (keyword)


- Keyword là các từ giúp bạn hiểu câu hỏi và chứa thông tin liên quan để định vị
được thông tin chứa câu trả lời.
- Các keyword thường sẽ là các content words (các từ nội dung) gồm danh từ,
động từ, tính từ quyết định ý nghĩa của câu hỏi.
Ví dụ: According to Martin, bananas were introduced into Australia from
- Bạn chỉ nên gạch chân tối đa 3 keywords trong 1 câu và tập trung vào những từ
chính đó trong bài nghe, tránh bị xao nhãng bởi các thông tin khác.
- Một số keyword thường sẽ được paraphrase lại (viết theo cách diễn đạt khác
đồng nghĩa) trong bài nghe.
Ví dụ: (Nguồn: http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/2014/05/ielts-
listening-keyword-analysis.html)

V. Giới thiệu về signpost (tín hiệu)


- Signpost words là các từ mà người bản xứ thường chèn vào giữa bài nói để đưa ra
tín hiệu và phân tách cũng như kết nối các đoạn giúp người nghe có thể follow
được bài nói và đoán biết được ý mà người nói muốn truyền đạt trong phần tiếp
theo.
- Signpost word có thể dùng để giới thiệu/kết thúc chủ đề, đưa lời giải thích cho ý
tưởng được nhắc đến trước đó, chuyển sang vấn đề/ý kiến khác, đưa ra ý kiến
tương phản,...
- Cũng có trường hợp signpost words được dùng để làm bẫy khi hai thông tin
được nói đến mà chỉ có một thông tin là đáp án. Các từ thường gặp như no,
sorry, mistake, actually
Ví dụ: http://ielts-up.com/listening/lesson-attention-and-distraction.html
- Một số signpost words phổ biến như
 Giới thiệu vấn đề:
 Today we are going to talk about/discuss…
 I'd like to start by...
 Let's begin by...
 First of all, I'll...
 Starting with...
 I'll begin by...
 Giới thiệu cấu trúc bài nói:
 In today’s lecture I’m going to cover three points.
 I’m going to divide this talk into three parts.
 First we’ll look at….. Then we’ll go on to … And finally I’ll…
 Sắp xếp thứ tự các ý trong bài nói:
 Firstly...secondly...thirdly...lastly...
 First of all...then...next...after that...finally...
 To start/begin with...later...to finish up...
 Kết thúc vấn đề:
 Well, I've told you about...
 That's all I have to say about...
 We've looked at...
 So much for...
 Chuyển ý
 Now ......
 Anyway ....
 Now we'll move on to...
 Let me turn now to...
 Next...
 Turning to...
 I'd like now to discuss...
 Let's look now at...
 Đưa ra giải thích:
 I mean ....
 Such.../That..../This.....
 Like ......
 To put it another way....
 For example/instance,...
 A good example of this is...
 As an illustration,...
 Take ... as an example
 Đưa ra hệ quả của vấn đề:
 So, .......
 For that/this reason, .....
 Because of that/this, ......
 As a result, ....
 Đưa ra ý kiến tương phản:
 despite .....
 However, .....
 although/though/even though .........
 That isn’t always so

VI. Kỹ thuật nghe đánh vần và phát âm


- Kỹ thuật này thường gặp trong Section 1 khi người nói đưa ra thông tin về tên
riêng như tên người, tên phố,...
- Đối với những tên phổ biến thường gặp, người nói có thể sẽ không phát âm từng
chữ cái trong đó, vì thế bạn cần biết cách viết của các tên đó.
- Có trường hợp người nói sẽ chỉ nhắc đến chữ cái đầu của tên người.
Ví dụ: J. K. Rowling và bạn cần viết cả dấu chấm sau mỗi chữ cái đầu này.
- Nếu người nói có nhắc đến title (danh xưng) ví như Mr. , Ms. , Mrs. , và Miss thì
bạn cần điền cả những danh xưng này vào đáp án.
- Có một số trường hợp người nói đưa ra dấu hiệu về điểm khác biệt so với cách từ
đó thường được phát âm.
Ví dụ: My name is Katy Perry. You know the Katy with an y in the end. (Katy và
Katie có cách phát âm giống nhau)
- Bạn cần nắm chắc cách phát âm của các chữ cái trong tiếng Anh, đặc biệt các âm
dễ nhầm lần với nhau
Ví dụ: A /eɪ/ – H /eɪtʃ/ (khác biệt ở ending sound), G – J, B – P, W – double
L.... Ngoài ra Z có 2 cách phát âm /zi/ hoặc /zed/.
- Bạn cần nhờ viết hoa chữ cái đầu đối với tên riêng.
- Bạn nên biết cách phát âm/viết chính tả của tên các thành phố, con phố, tên người
phổ biến ở Anh. Một số thành phố, tên người có cách phát âm khá đặc biệt, dễ
nhầm lẫn như Leicester /ˈlɛstə/, Peterborough /'pitɜrbɜroʊ/, Carlisle /'kɑːrlaɪl/,
Shaun/Shawn/Sean /ˈʃɔːn/, Charles /ʧɑːlz/, Michael /ˈmaɪkəl/, David /ˈdeɪvɪd/....
Bài tập áp dung: Nghe và xác định các từ sau có được viết đúng chính tả hay
không?
a. Romney
b. Cairns
c. Bragg
d. Jeckyll
e. Fawcett

You might also like