You are on page 1of 2

ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐH QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÔN TẬP THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
– PHẦN NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT

1. Với nhóm kiến thức văn học phổ thông:


- Đọc lại các bài Văn học Sử trong Sách giáo khoa:
+ Tổng quan văn học Việt Nam – Lớp 10
+ Khái quát Văn học dân gian Việt Nam – Lớp 10
+ Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (Văn học trung đại) – Lớp
10
+ Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 – Lớp 11
+ Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến hết thế kỷ XX – Lớp 12
➔ Nắm vững các đặc trưng của từng thời kỳ văn học (ví dụ: Văn học dân gian: tính truyền
miệng, tính tập thể; Văn học trung đại: tính ước lệ, phi ngã, quy phạm…)
- Đọc lại các văn bản trong chương trình
+ Nắm vững nội dung cơ bản của văn bản (thể loại/thể thơ, nội dung chính, khoảng thời gian
ra đời…)
+ Đối với văn xuôi: nắm vững cốt truyện và chi tiết quan trọng – những chi tiết góp phần làm
nên tính cách nhân vật hoặc làm bước ngoặt cho sự phát triển của truyện.
+ Đối với thơ: nắm vững cảm xúc chủ đạo.
2. Với nhóm câu hỏi chính tả:
- Ngoài một số nguyên tắc phối thanh trong từ láy như ngã – huyền/nặng; hỏi –
sắc/không, học sinh chú ý phụ âm đầu và phụ âm cuối. Những chữ gây lẫn lộn thường có phụ
âm đầu là r/d; tr/ch, s/x…, phụ âm cuối là t/c; n/ng…
- Lưu ý: Thứ nhất, từ được hỏi thường là những từ “có vấn đề” (dễ khiến người ta lẫn
lộn). Thứ hai, chính tả là thứ đã trải qua quá trình gắn bó lâu dài với các em (từ thời tiểu học)
nên chắc chắn sẽ có nhiều từ đã nằm sâu trong tiềm thức. Hãy chọn từ mà trực giác/ tiềm thức
các em lựa chọn đầu tiên.
3. Với nhóm câu hỏi về câu
- Luyện tập xác định nòng cốt câu (chủ ngữ, vị ngữ).
- Lưu ý những câu văn có thành phần trạng ngữ (với, trong, qua, để). Thường những câu
này sẽ thiếu chủ ngữ hoặc thiếu cả chủ lẫn vị.
- Lưu ý những câu văn có thành phần nòng cốt câu không tương hợp về nghĩa, vị ngữ
không phù hợp với chủ ngữ (khả năng đây không phải là câu hoàn chỉnh, có thể là câu phức
thành phần định ngữ/bổ ngữ). Nếu không rơi vào trường hợp câu không hoàn chỉnh, lỗi sai
của câu đa phần sẽ rơi vào lỗi logic. Ví dụ: Lòng tin tưởng sâu sắc của các thế hệ cha anh vào
lực lượng măng non xung kích sẽ tiếp bước mình – Lòng tin tưởng (chủ ngữ) không tương
hợp với “sẽ tiếp bước mình”. Do đó, “sẽ tiếp bước mình không thể làm vị ngữ cho câu trên
→ câu trên thiếu chủ ngữ.
- Câu sai về ngữ nghĩa thường nằm ở 2 dạng câu:
+ Sai logic (có thành phần cùng chức không đồng loại, sai về quan hệ giữa các vế trong câu,
sai về hiện thực khách quan). Ví dụ: Bạn muốn làm giáo viên, bác sĩ hay người lao động trí
thức? (Nội hàm của cụm “người lao động tri thức” đã bao hàm giáo viên và bác sĩ).

Giáo viên: Văn Trịnh Quỳnh An – THPT Gia Định


Liên hệ: 0935.420.173
ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐH QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT
+ Sai quy chiếu (câu mơ hồ, khiến người đọc bị rối rắm vì hai cách hiểu đều đúng). Ví dụ:
Sau khi thi đỗ, mẹ mua cho tôi cái đồng hồ. (Vậy mẹ thi đỗ hay tôi thi đỗ?)
4. Đối với câu hỏi về biện pháp tu từ
- Học sinh xác định các biện pháp tu từ dựa trên những biện pháp đã học. Các biện pháp
tu từ có dấu hiệu:
+ So sánh
+ Điệp ngữ/Điệp cấu trúc
+ Câu hỏi tu từ
Các biện pháp tu từ không có dấu hiệu:
+ Ẩn dụ
+ Chơi chữ
+ Hoán dụ
+ Nhân hoá

Lưu ý: Đối với câu hỏi biện pháp tu từ, các em cần cố gắng xác định đúng vì câu hỏi này có
thể liên quan đến phần đọc hiểu trong bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Các bước làm
bài nếu gặp câu hỏi biện pháp tu từ trong phần đọc hiểu của bài thi tốt nghiệp là: (1) gọi tên
biện pháp tu từ, (2) chỉ ra biện pháp đó nằm ở câu nào trong văn bản, nếu là điệp thì điệp cụm
từ nào, (3) tác dụng nội dung, (4) tác dụng hình thức.
5. Đối với câu hỏi về dùng từ
- Luyện tập phân biệt từ (đặc biệt là những từ đồng âm thuần Việt – Hán Việt/những từ
lệch chữ là lệch nghĩa). Ví dụ: điểm yếu (thuần Việt) – yếu điểm (Hán Việt); “căn dặn” –
khuyên nhủ nhắc nhở khác với “căn vặn” – hỏi hết câu này đến câu khác nhằm lấy thông
tin…
- Từ sai thường là những từ có tính tích cực/tiêu cực khá rõ. Cần xem xét tính tích
cực/tiêu cực của cả câu văn. Ví dụ: Tội phạm/Bọn giặc thì không thể kiên cường (từ tích cực),
quân đội ta thì không thể bỏ mạng (từ tiêu cực)…
- Lưu ý: Từ sai thường là từ khiến các em cảm thấy không chắc chắn. Hãy tin vào trực
giác (đó chính là năng lực).
6. Đối với đoạn đọc hiểu
- Luyện tập kỹ năng đọc lướt, xác định nội dung chính của phần đọc hiểu để trả lời các
câu hỏi về nội dung.
- Luyện tập kỹ năng đọc chi tiết để hiểu nghĩa của chi tiết/câu thơ. Lưu ý: Đọc câu hỏi
trước, đọc văn bản sau.
- Lưu ý: Nhớ để ý nguồn (tác giả nào, tác phẩm nào). Nguồn cho em biết nhiều thứ hơn
là em nghĩ, ví dụ: phương thức biểu đạt, phong cách sáng tác, dòng văn học… Chẳng hạn như
trong đề tham khảo, nhìn vào tên tác giả Nguyễn Công Hoan và tên tác phẩm “Bữa no đòn”
ta đã biết ngay tác phẩm thuộc phong cách sáng tác hiện thực.

_______Chúc các em có một khoá học thật bổ ích______

Giáo viên: Văn Trịnh Quỳnh An – THPT Gia Định


Liên hệ: 0935.420.173

You might also like