You are on page 1of 8

PHẦN 1.

NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT


Câu 1 : Các tiêu chí phân định từ loại và ví dụ minh họa
1. Dựa vào ý nghĩa ngữ pháp
- Trong phạm vi đơn vị được xét là từ, thì có thể nói ý nghĩa ngữ
pháp là ý nghĩa chung cho một lớp từ.
VD: Các từ: đẩy, lôi, kéo, ăn, nhai, nghiên cứu, thống kê,… có ý
nghĩa chung chỉ hoạt động.
2. Dựa vào hình thức ngữ pháp
2.1. Khả năng kết hợp
- Bản chất của khả năng kết hợp từ là sự phân bố các vị trí trong
những bối cảnh ngữ pháp.
- Với những loại lớn như danh từ, động từ, tính từ, người ta tìm
được những lớp từ (thường là hư từ) có tác dụng định loại.
VD: với danh từ - đó là những hư từ có ý nghĩa chỉ lượng như:
những, mấy, mọi, từng, các, mỗi (đứng trước danh từ kết hợp) ;
đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ (đứng sau danh từ)
a. Những sinh viên, mỗi gia đình
b. Thứ muối này, con bò kia
- Có tác dụng nhận ra ý nghĩa ngữ pháp của từ trong những
trường hớp chuyển loại, đồng âm
VD chuyển loại:
a. Gia đình Lan rất khó khăn nhưng vẫn cố gắng học giỏi.
b. Hôm nay họ đang gặp rất nhiều khó khăn.
VD đồng âm:
a. Những hòn đá này to quá. b.Nam đang đá bóng ngoài sân.
2.2. Khả năng đảm nhận cương vị thành tố trong cụm từ.
- Còn được nhìn nhận làm chính, phụ
VD: a. những học sinh giỏi a’.chọn học sinh giỏi
b. sẽ học ngành ngôn ngữ b’. rất chăm chỉ học
c. rất giỏi môn toán c’. học giỏi
2.3. Khả năng, cách thức thể hiện chức năng cú pháp.
-Chỉ có thể dùng ngữ pháp chức năng để góp phần soi sáng cho
bản chất ngữ pháp của từ chứ không thể lấy nó làm cơ sở duy
nhất cho sự phân loại.
-Theo Phan Khôi Nguyễn Lân : “Từ loại tiếng ta xét qua bản
thân từ thì không có gì để phân biệt, phải xem xét vị trí, chức vụ
trong câu mới có thể phân định được nó thuộc về loại từ nào.
VD: Làn gió thổi tới chỗ tôi đứng. Bụi cuốn mù mịt.
=> gió, bụi là danh từ làm chủ ngữ / thổi, cuốn là động từ có
khả năng tập hợp các từ khác để tọa thành cụm là vị ngữ
KẾT LUẬN: Không thể dựa vào duy nhất một tiêu chí nào đó để
xác định từ loại, phải kết hợp linh hoạt các tiêu chí với nhau. Từ
việc xác định ba tiêu chí để phân định từ loại, ta có thể hiểu: Từ loại
là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa theo ý
nghĩa phạm trù, theo khả năng kết hợp và khả năng thực hiện
những chức vụ ngữ pháp khác nhau.
Câu 2 : Nhận diện từ loại trong ngữ liệu: thực từ, hư từ
Thực từ : Tất cả những từ đại diện cho các sự vật hiện tượng, hoạt
động, hành động, tính chất, đặc điểm,…đó là thực từ.Ngoài đời có gì
thì trong ngôn ngữ có cái đó thì người ta gọi đó là thực từ.
Hư từ : Lớp từ nó không đại diện cho một cái vật chất nào trong cái
thế giới khách quan mà nó chỉ làm nhiệm vụ làm rõ cái mối quan hệ
giữa các thành phần, các yếu tố ở trong câu, trong phát ngôn thì đó
chính là các hư từ.
Nhiệm vụ của nó là làm cho các đơn vị của thực từ được kết nối
lại với nhau, được nhấn mạnh, được làm rõ về mặt thời gian, tiếp
diễn, mức độ,….
Thực từ và hư từ phân chia ra để dễ xác định chứ nó không đồng
nghĩa với việc loại nào thì quan trọng hơn loại nào.
Câu 3 :Nhận diện và phân tích cấu tạo cụm danh từ, cụm động từ,
cụm tính từ: trung tâm, phụ trước, phụ sau
*Cụm danh từ
Phần phụ trước Phần trung tâm Phần phụ sau
-3 -2 -1 D1 D2 +1 +2
Từ chỉ Từ chỉ Từ cái Từ chỉ Danh từ Các từ Từ chỉ
tổng lượng chỉ xuất đơn vị trung tâm hạn định định
thể
Tất cả những cái cuốn sách cũ này
Cả ba cái con chim họa mi này
Cả hai cái anh chàng sinh viên lười biếng ấy
*Cụm động từ
Phần phụ trước Trung tâm Phần phụ sau
(Các phó từ) (động từ) (Các thực từ và hư từ)
(Gió) vẫn còn đang thổi mạnh lắm
(Nó) vẫn chưa biết việc này
Vẫn đang líu lo trên cành
Câu 4 : Phân tích cấu tạo các câu trên ngữ liệu bất kỳ
(4) Mãi đến năm nay, khi lên lớp năm, đã người lớn hơn một tí, tôi
mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa trắng muốt, bé li ti, ẩn mình
trong kẽ lá.
Trạng ngữ: Mãi đến năm nay, khi lên lớp năm
Giải thích ngữ:đã người lớn hơn một tí
Chủ ngữ : tôi
Vị ngữ: mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa trắng muốt, bé li ti, ẩn
mình trong kẽ lá.
(8) . Đêm đêm, khi ngọn gió hiu hiu thổi, chú Bồ Nông nhỏ bé
một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cà.
Trạng ngữ : Đêm đêm, khi ngọn gió hiu hiu thổi
Chủ ngữ : chú Bồ Nông
Vị ngữ :nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cà.

Câu 5:Tạo lập câu theo mô hình cấu trúc

Câu 6 : Tạo lập đoạn văn theo mô hình cấu trúc diễn dịch/quy
nạp/ tổng phân hợp/song hành.
* Cấu trúc diễn dịch
Vẻ đẹp của một con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà
còn thể hiện qua tài năng và tấm lòng. Vẻ đẹp là vẻ đẹp tự nhiên, là
hình ảnh do cha mẹ ban cho. Mỗi người, chỉ có tài năng, nhân cách,
mỗi người đều tự tu dưỡng, tự tu dưỡng… Một đóa hoa tuy rực rỡ
nhưng không thơm ngát, có thể thu hút sự chú ý của mọi người lâu dài
hay không? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ để lại trong
lòng người ta ấn tượng sâu sắc, nhưng tài năng và tấm lòng sâu sắc
mới khiến người khác nhớ mãi về bạn. Vì vậy, mỗi người cần phải
chăm sóc bản thân thật tốt, để “dù mình không cao nhưng người ta
nể”.
*Cấu trúc quy nạp
Mỗi ngày thức dậy bạn cảm thấy yêu đời hơn. Mỗi ngày thức dậy bạn
tìm cho mình một nguồn cảm hứng để làm việc. Mỗi ngày, chúng ta
tận hưởng những thú vui khác nhau để cuộc sống này trọn vẹn hơn.
Chúng ta không biết được ngày mai ra sao. Chúng ta cũng ta cũng
không biết được những chuyện gì sẽ xảy đến. Chính vì thế, chúng ta
hãy sống thật trọn vẹn để không phải hối tiếc về những điều đã
xảy ra.
*Cấu trúc tổng phân hợp
Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn. Bởi sách
không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa,
chính trị, về tôn giáo, ... mà còn giúp chúng ta chiêm nghiệm về xã
hội xa xưa thông qua các tác phẩm văn học, lịch sử. Nó giúp chúng ta
được sống nhiều cuộc đời khác nhau, giúp chúng ta mở mang chân
trời mới. Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa
khác nhau. Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của
cả nhân loại.
*Cấu trúc song hành
Tình bạn được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương đến từ những
người xa lạ, được hình thành khi họ có chung sở thích, quan điểm, lí
tưởng sống… Tình bạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là
nguồn động lực giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách. Vậy làm sao để
xây dựng một tình bạn đẹp? Điều này cần phải đến từ sự tin tưởng,
thấu hiểu từ cả hai phía, luôn có ý thức xây dựng tình bạn dựa trên
những quan điểm, lối sống tích cực, tránh những suy nghĩ ích kỉ, hơn
thua, ganh ghét.
Câu 7: Lập dàn ý bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4,5; chỉ ra liên
kết logic trong dàn ý đó.
a) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.
b) Thân bài:
* Bao quát:
 Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.
 Chất liệu là một loại vải bố rất dày.
* Chi tiết:
- Bên ngoài:
 Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.
 Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.
 Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.
 Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.
 Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.
 Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.
 Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có quai sắt.
 Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu
vồng bé tí.
- Bên trong:
 Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.
 Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.
 Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.
c) Kết bài:
Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.

 Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.
 Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu
=>Liên kết logic: logic không gian (tả từ bao quát đến cụ thể, từ
ngoài vào trong )

PHẦN 2. PHONG CÁCH HỌC VÀ NGỮ DỤNG HỌC


Câu 1: Nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ qua ngữ liệu; nêu các đặc
trưng phong cách và đặc điểm ngôn ngữ của phong cách chức năng ngôn ngữ
đó. Chú ý các PCCN NN xuất hiện nhiều trong ngữ liệu SGK Tiểu học.
A)PCNN Sinh hoạt
*Đặc trưng phong cách :

B) PCNN Thuyết minh


*Đặc trưng phong cách
-Tính mạch lạc :Để làm thỏa mãn hoàn toàn người tiếp nhận thông tin, văn bản
thuyết minh phải được xây dựng dựa trên một bố cục hợp logic, đơn giản, minh
bạch và dễ nhớ dễ hình dung .
- Tính chi tiết – cụ thể và tường minh: Để tăng tính thuyết phục cho người tiếp
nhận, người nói, người viết phải sử dụng các phương pháp thuyết minh như
định nghĩa - giải thích, trình bày, giới thiệu, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so
sánh nhằm làm rõ vấn đề được nêu ra.
-Tính biểu cảm: Tính biểu cảm một phần cũng tăng cường tính hấp dẫn, quen
thuộc dễ tiếp nhận cho văn bản thuyết minh.
*Đặc điểm ngôn ngữ
Phong cách thuyết minh thường được sử dụng ở các lớp từ ngữ thuộc các lĩnh
vực đời sống cụ thể. Nhìn chung vốn từ văn bản thuyết minh khá phong phú và
đa dạng. Sự đa dạng với từ ngữ nằm ngay trong một văn bản và giữa các văn
bản
C) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
*Đặc trưng phong cách
-Tính hình tượng : thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một số hệ thống các hình
ảnh, màu sắc, biểu tượng,… để người đọc dùng tri thức, vốn sống của mình liên
tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh nhất định.

*Đặc điểm ngôn ngữ


Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có một lớp từ ngữ riêng gọi là từ ngữ văn
chương (hoặc từ ngữ thi ca). Nó rất đa dạng, gồm cả từ phổ thông và từ địa
phương, biệt ngữ; từ hiện đại và từ lịch sử, từ cổ; từ khiếm nhã và từ trang nhã.

You might also like