You are on page 1of 6

Ôn tập tiếng Việt

A. Nội dung bài học


1. Cấu tạo từ của Tiếng Việt
• TIẾNG là đơn vị cấu tạo nên từ.
• TỪ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
• TỪ ĐƠN : Từ do một tiếng tạo thành .VD: cây, đứng, đẹp, vui…
• TỪ PHỨC: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành . VD : trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ
nghĩa xã hội…
• TỪ LÁY : Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm. VD : Khanh khách, Xinh xinh, long lanh,
lom khom…

• TỪ GHÉP :Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

2. Nghĩa của từ
• NGHĨA CỦA TỪ là nội dung( sự vật,tính chất,hoạt động, quan hệ…)mà từ biểu thị.
• NGHĨA GỐC là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nên các nghĩa khác
• NGHĨA CHUYỂN là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
VD: Mũi ( DT)
1. Bộ phận nhô cao ở mặt người và động vật, là cơ quan để thở và ngửi. ( Nghĩa gốc )
2. Bộ phận có đầu nhô ra ở phía trước của một số vật : mũi thuyền mũi kéo, mũi giầy…( Nghĩa chuyển )
3. Mỏm đất nhô ra biển : mũi Cà Mau ( Nghĩa chuyển)
3. Phân loại từ theo nguồn gốc
• TỪ THUẦN VIỆT : là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra ( phần lớn là từ đơn,biểu thị các sự vật,
hành động, trạng thái ,tính chất sinh hoạt trong nền kinh tế nông nghiệp) VD: Lúa , ngô. khoai, sắn, nhanh
, chậm,cày ,cuốc, mua, bán, vui, buồn…
• TỪ MƯỢN : Là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài đẻ biểu thị những sự vật,hiện tượng,đặc
điểm …mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Từ mượn tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt: gia sư,thính giả
- Từ mượn của các ngôn ngữ khác : Pháp , Anh, Nga …
Từ loại và cụm từ
• DANH TỪ
+ Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
+ Khả năng kết hợp: kết hợp với số từ , lượng từ ở phía trước, chỉ từ và một số từ khác ở phía sau để tạo
thành cụm danh từ.
+ Chức vụ ngữ pháp: Chủ yếu làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước .
+ Phân loại: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước
• CỤM DANH TỪ :
+ Khái niệm : Là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
+ Mô hình cụm DT :phần trc,phần trug tâm,phần sau
• ĐỘNG TỪ
+ Khái niệm : Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
+ Khả năng kết hợp : Thường kết hợp với những từ đã ,sẽ,đang,không, chưa,chẳng, hãy, đừng, chớ,
cũng ,vẫn, cứ ,còn…để tạo thành cụm động từ
+ Chức vụ ngữ pháp : Chủ yếu là làm vị ngữ . Khi làm chủ ngữ ĐT mất khả năng kết hợp với các từ
đã ,sẽ. đang….
+ Phân loại : ĐT tình thái ( thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm) và ĐT chỉ hành động, trạng thái.
• CỤM ĐỘNG TỪ :
+ Khái niệm : Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
+ Cấu tạo phức tạp hơn động từ nhưng hoạt động trong câu giống như động từ.
+ Mô hình cụm ĐT : 3 phần : Phần trước phần trung tâm và phần sau
• TÍNH TỪ
+ Khái niệm : TT là những từ chỉ đặc điểm ,tính chất của sự vật, hành động, trạng thái…
+ Khả năng kết hợp : Có thể kết hợp với các từ đã ,sẽ, đang, rất, hơi, quá , lắm…để tạo thành cụm tính
từ . Kết hợp hạn chế với hãy ,đừng, chớ
+ Chức vụ ngữ pháp : Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu . Khả năng làm vị ngữ cuả TT hạn chế hơn
ĐT
+ Phân loại : TT chỉ đặc điểm tương đối .( Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ : rất ,hơi, quá…) và TT chỉ
đặc điểm tuyệt đối.( Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ )
• CỤM TÍNH TỪ :
+ Mô hình cụm tính từ gồm phần trước, phần trung tâm và phần sau
+ Trong cụm tính từ: Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự,
mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định. Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị
trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;...
• SỐ TỪ : Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường
đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
• LƯỢNG TỪ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Có 2 nhóm lượng từ :
- Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể : cả ,tất cả, hết thảy, toàn bộ …
- Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp (những , các , mấy ...) hay phân phối (mọi, mỗi, từng…)
1,Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a.Bàng hoàng/hoang mang.
.....: ngẩn người ra, choáng váng đến mức như không còn ý thức được gì nữa.
b. Khẩn thiết/ khẩn khoản.
.....: nài nỉ một cách tha thiết để người khác chấp nhận yêu cầu của mình.
c.Tận tụy, tận tình.
.....: hết lòng, hết sức với công việc, không ngại gian khổ, khó khăn.
d. nhanh nhẹn/nhanh nhảu.
.......: nhanh trong nói năng, việc làm, không để người khác phải chời đợi.
e.minh mẫn, minh bạch.
......: có khả năng nhận thức nhanh và rõ ràng, ít nhầm lẫn.
2,Cho các danh từ: bờ đê, cây tre, đồng lúa, đàn cò, dòng sông. Phát triển chúng thành cụm danh
từ.
3 Tìm từ nhiều nghĩa và nói rõ tác dụng sự chuyển nghĩa trong câu thư sau:
“ Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).”
4,Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?
A. Một lưỡi búa.
B. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy.
C.Tất cả các bạn học sinh lớp 6 ấy.
D.Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
5,Các từ: hoa hồng, sông núi, bánh chưng, bánh giầy, quần dài, xe đạp thuộc loại từ nào?
A. Từ láy B. Từ đơn C. Từ ghép D. Từ nhiều nghĩa
6, Từ nào sau đây không phải là từ mượn?
A. Ưu điểm B. Điểm yếu C. Khuyết điểm D. Yếu điểm
7,Xác định cụm danh từ trong đoạn văn sau:
“Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con
trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ.” [..]
8,Gạch chân dưới từ dùng sai và thay bằng từ dùng đúng trong các câu sau:
a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b. Ngày mai, lớp ta sẽ được cô giáo cho đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
9,Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung
dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
10,Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.
Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.
11,Cho đoạn văn sau:
"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc
đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền".
a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học
12,Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
Mở rộng vị ngữ
- Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, hiện
tượng nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như
thế nào? hoặc Là gì?. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), vị
ngữ thường được mở rộng thành cụm từ (động từ, tính từ làm vị ngữ mở rộng thành cụm đồng từ, cụm
tính từ).
VD: Bác tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập ở một cái bàn tròn.
Thành phần phụ trước: Tự
Thành phần trung tâm: Đánh máy
Thành phần phụ sau: Tuyên ngôn Độc lập. ở một cái bàn tròn
1,a.bàng hoàng b.khẩn khoản c.tận tụy d.nhanh nhảu e.minh mẫn
2,- Bờ đê ⇒ bờ đê thoai thoải
- Cây tre ⇒những cây tre cứng cỏi
- Đồng lúa ⇒ đồng lúa mênh mông
- Đàn cò ⇒một đàn cò trắng phau
- Dòng sông ⇒ một dòng sông hiền hòa, thơ mộng

3, Xuân (1) : Chỉ một mùa trong năm ( nghĩa gốc). (0,5đ)

– Xuân (2) : Chỉ sự trẻ trung, tươi đẹp. (nghĩa chuyển) (0,5đ)
→ Lời thơ của Bác thật hay, giàu ý nghĩa Bác nhắc nhở mỗi người mùa xuân đều tích cực trồng cây làm
cho đất nước ngày càng đẹp giàu, vững mạnh. (1đ)
4,C 5C 6B
7, Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau.
1, → Tác dụng của kiểu câu đó khiến cho việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản
được rõ ràng hơn. Người đọc nắm bắt được các mốc thời gian cụ thể, người viết dễ dàng viết hơn.

2, a) Vị ngữ: mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. → Là các cụm từ.

b) Vị ngữ: tan vỡ. → Không phải cụm từ.


c) Vị ngữ: dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. → Là cụm từ.
d) Vị ngữ: đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. → Là cụm từ.
3,a) Vị ngữ: trước kia ngắn hủn hoắn (cụm tính từ) bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm
đuôi. (cụm động từ)
*Cụm tính từ: trước kia ngắn hủn hoắn
- Thành phần phụ trước: trước kia
- Thành phần trung tâm: ngắn
- Thành phần phụ sau: hủn hoắn
*Cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi
- Thành phần phụ trước: bây giờ
- Thành phần trung tâm: thành
- Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.
b) Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (cụm động từ)
- Thành phần trung tâm: trả lời
- Thành phần phụ sau: tôi, bằng một giọng rất buồn rầu
c) Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (cụm động từ)
- Thành phần trung tâm: bổ sung
- Thành phần phụ sau: một số điểm, vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”
d) Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ)
- Thành phần trung tâm: đọc
- Thành phần phụ sau: “Tuyên ngôn Độc lập”, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phá bỏ xiềng xích nô
lệ hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho đất nước Việt Nam.
Những mốc son của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ
đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã
họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban
khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi
nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân
Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình
Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng
Nam khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc
tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị.
Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám
Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỉ
nguyên của độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước… Từ đây, Đảng
Cộng sản Việt am đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng
thời, thắng lợi trên đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như cổ vũ tinh thần đấu tranh của các
nước thuộc địa.

You might also like