You are on page 1of 8

Bài 3: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt

Câu 1: Tại sao nói ngôn ngữ là một HỆ THỐNG?


Ngôn ngữ là 1 hệ thống do các yếu tố (các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau) tạo
thành. Các yếu tố thuộc nhiều loại khác nhau. Mỗi yếu tố đảm nhiệm chức năng khác nhau;
thường được coi là một loại đơn vị ngôn ngữ và chúng có quan hệ với nhau. Các đơn vị này được
sắp xếp theo những quy tắc nhất định. Cụ thể, hệ thống ngôn ngữ bao gồm các đơn vị sau:

- Âm vị, hình vị, từ, cụm từ, mệnh đề, câu, đoạn, văn bản
 Sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ này quy định sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ kia

Ngôn ngữ có nhiều đơn vị và chúng có quan hệ với nhau. Các đơn vị này có quan hệ theo 3 kiểu
chính:

+ Quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính): liên kết các yếu tố lại để tạo thành những đơn vị lớn hơn:
liên kết các âm vị để tạo thành hình vị, liên kết các hình vị để tạo thành từ , liên kết các từ để tạo
thành câu, liên kết các câu để tạo thành văn bản. vd: Tôi đọc sách, thầy trò, đất nước…

+ Quan hệ dọc ( quan hệ liên tưởng): quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng – ngữ nghĩa
có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói. Vd: Tôi đọc báo-> sách, truyện..

+ Quan hệ cấp bậc (quan hệ tôn ti/bao hàm): Là quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp
độ khác nhau. Quan hệ này thể hiện ở chỗ: các đơn vị thuộc cấp độ cao bao hàm các đơn vị thuộc
cấp độ thấp hơn và ngược lại. Như vậy, theo trình tự, câu bao hàm từ, từ bao hàm hình vị, hình vị
bao hàm âm vị. Ngược lại, âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu.

Câu 2: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống TÍN HIỆU?
Trong các đơn vị ngôn ngữ từ các bậc “từ” thì được gọi là tín hiệu. Bởi vì trước đó, hình vị chỉ
được coi là tiền tín hiệu khi nó chưa mang nghĩa đầy đủ và hoạt động còn tự do.

- Như tất cả những loại tín hiệu khác, tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể mà hình thức vật
chất của nó bao giờ cũng biểu đạt một cái gì đó
- Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và
cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái
được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.

Ví dụ: cái cây, bản đồ, cái bàn, xe máy...

- Tính võ đoán. Quan hệ cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính quy ước được xã hội
chấp nhận. Tín hiệu ngôn ngữ do con người quy ước, được hình thành trong lịch sử giao
tiếp và tạo thành thói quen sử dụng trong cộng đồng. Do tính quy ước nên tín hiệu ngôn
ngữ tính võ đoán
- Giá trị khu biệt. Mỗi tín hiệu ngôn ngữ đều có khả năng phân biệt. Tín hiệu ngôn ngữ này
có hình thức ngữ âm và ý nghĩa khác với tín hiệu ngôn ngữ kia.

Câu 3: Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu ĐẶC BIỆT?
Vì đó là loại tín hiệu chỉ có ở con người và có những nét đặc thù riêng

1. Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại (với số lượng
không xác định)

Vd: Ngôn ngữ có nhiều đơn vị khác nhau như hình vị, âm vị, từ, cụm, mệnh đề, câu, đoạn,
văn bản. Và chúng có tính chất khác nhau. Nhưng đối với tín hiệu giao thông chỉ gồm 3 yếu
tố: đèn đỏ, xanh, vàng; và tính chất hoàn toàn như nhau là điều tiết tốc độ của người tham gia
giao thông.

Về số lượng, ngôn ngữ có vô số, có thể loại bỏ cũng như được phát triển, bổ sung thêm.
Ngược lại, tín hiệu giao thông bị hạn chế.

2. Ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại

Tạo ra nhiều hệ thống và các hệ thống con khác nhau

Vd: hệ thống âm vị bao gồm tất cả các âm vị

3. Các đơn vị ngôn ngữ làm thành những cấp độ khác nhau
- Các đơn vị bậc thấp nằm trong các đơn vị bậc cao và các đơn vị bậc cao bao gồm các đơn
vị bậc thấp
vd: Câu bao gồm các từ, từ gồm hình vị, hình vị gồm âm vị

4. Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ

Vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện
biểu hiện tình cảm, cho nên mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu
hiện cả các sắc thái tình cảm của con người.

5. Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ

Các hệ thống tín hiệu có thể sáng tạo và thay đổi theo ý muốn của con người

Ngôn ngữ có tính chất xã hội, có quy luật phát triển của mình, không lệ thuộc cá nhân

6. Giá trị đồng đại và lịch đại của ngôn ngữ


- Giá trị đồng đại: như tín hiệu đèn giao thông (tức là được sáng tạo -> phục vụ nhu cầu
điều tiết giao thông)
- Giá trị lịch đại: ngôn ngữ là sản phẩm của quá khứ để lại.

CHƯƠNG 3: NGỮ ÂM HỌC – ÂM VỊ HỌC

Câu 4: Âm tiết
Cấu trúc của âm tiết: Có cấu trúc chặt chẽ rõ ràng. Mỗi âm tiết tối đa gồm 2 thành phần: phụ đầu
và phần vần. Các phần và các bộ phận luôn sắp xếp theo một trật tự ổn định

Về nghĩa: Âm tiết thường là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Mỗi âm tiết tương ứng với 1 hình vị.
Nhiều âm tiết vừa có nghĩa vừa được dùng độc lập như từ (từ đơn) hoặc là thành tố cấu tạo nên
từ. VD: đẹp (đẹp đẽ) hoặc trong (bức tranh này rất đẹp)

Có âm tiết có nghĩa nhưng lại được dùng làm thành tố cấu tạo nên từ khác: nhân (nhân dân, công
nhân, vĩ nhân, nhân loại...)

- Có âm tiết không tự thân có nghĩa nhưng có tác dụng góp phần tạo nên nghĩa cho từ mà ch ng
tham gia cấu tạo. VD lạnh lùng khác nghĩa lạnh nhỏ nhen khác nghĩa với nhỏ..

Câu 5: Tiêu chí phần loại phụ âm:


Câu 6: Phân biệt âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Anh
CÁC QUAN NIỆM VỀ TỪ LOẠI VÀ PHÂN CHIA TỪ LOẠI

Câu hỏi: Các tiêu chí nhận diện từ loại

1. Tiêu chí hình thái:

- Ngôn ngữ nào có biến hình thì sẽ có hình thái

- Vd: Các từ có tiền tố, hậu tố và từ có biến đổi theo vị trí chức năng

Relationship, industrialize, nation, happily, hopeful, multicultural, played...


2. Ý nghĩa khái quát
- Rút ra từ nghĩa cụ thể
- Vd: Ăn, ngủ, viết, đọc.... là những từ chỉ hoạt động, vì vậy thuộc từ loại động từ
- Máy tính, cây bút, cái bàn... là những từ chỉ sự vật, vì vậy thuộc từ loại danh từ
- Những từ chỉ màu sắc: xanh đỏ tím vàng; từ chỉ kích cỡ, quan điểm, hình dáng... sẽ thuộc
từ loại tính từ
- Còn lại những từ chỉ cách thức hoạt động: một cách nhanh chóng (fast), một cách chậm
chạp (slowly), một cách cẩn thận (carefully), một cách dễ dàng (easily).... sẽ thuộc từ loại
từ
3. Chức vụ cú pháp
- Trong tiếng Anh có cấu trúc : S V O. Vì vậy tất cả động từ luôn mang chức vụ vị ngữ

Vd: She is pretty, he read a book.

4. Khả năng kết hợp

Câu hỏi: Hạn chế của việc sử dụng 1 tiêu chí để nhận diện từ loại

- Tiêu chí hình thái: hạn chế ở chỗ trong tiếng anh có từ bất quy tắc nên không
nhận diện được. Vd: pay-paid-paid; know-knew-known; eat-ate-eaten...
+ Một vài từ có tiền tố hoặc hậu tố nhưng không thuộc từ loại vốn có. Vd:
trong tiếng Anh: ngoại trừ trạng từ thì một số tính từ kết thúc bằng đuôi -ly
(friendly, lovely...); ngoại trừ động từ thì một số tính từ kết thúc bằng đuôi
-y ( sunny, snowy, rainy, stormy...)

- Ý nghĩa khái quát

+ Có nhiều từ có thể vừa thuộc 2 từ loại nên phải dựa vào bối cảnh. Vd: hạnh phúc
trong câu “Tôi rất hạnh phúc” (tính từ) và “ hạnh phúc của tôi” (danh từ)

+ Không thể dùng đặc điểm đặc trưng của các từ loại để nhận diện bởi vì có những
từ mang tính trừu tượng. Vd: danh từ nhưng không chỉ sự vật: quê hương, tổ quốc;
động từ nhưng không chỉ hoạt động: biết (chỉ năng lực), thích (chỉ trạng thái)...

- Chức vụ cú pháp:

+Trong tiếng Anh: tất cả động từ đều là vị ngữ, nhưng trong tiếng Việt và tiếng
Trung có những câu không có động từ làm vị ngữ. Vì thế vị ngữ có thể là tính
từ. Vd: Cô ấy mệt, cô ấy giỏi toán

+ Đôi khi tính từ làm chủ ngữ. Vd: Nhanh thì tốt, chậm thì không tốt. Ngoan
ngoãn là điều cần thiết ở trẻ con. Giỏi toán thì rất đáng tự hào

- Khả năng kết hợp

+ Trong tiếng Việt: những từ “ đã, đang, sẽ, bị, được” luôn đứng trước động từ.
Nhưng trong một số trường hợp tính từ cũng kết hợp được với những từ trên.

Vd: Cô ấy đang ngày càng đẹp, anh ấy sẽ hạnh phúc sau này, tôi đang buồn vì
điểm thấp....

+ Từ “rất” luôn đứng trước tính từ. Ngoài ra, “rất” cũng đứng trước danh từ,
động từ
Vd: Rất lưu manh, rất ngưỡng mộ

Chương 5: CÚ PHÁP HỌC

You might also like