You are on page 1of 13

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

1. Tại sao nói ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu đặc biệt?
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt:
- Ngôn ngữ là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ với nhau.
- Ngôn ngữ là một dấu hiệu, mỗi dấu hiệu ngôn ngữ có hai mặt: hình thức âm
thanh và cái mà hình thức đó biểu đạt.
➡ Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt và đó là loại ký hiệu chỉ có ở con
người và có những nét đặc thù.
2. Trình bày các đặc trưng của kí hiệu ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu, ký hiệu ngôn ngữ học không kết nối sự vật với một
từ, mà là kết nối một khái niệm và một hình ảnh âm học.
- Các đặc trưng cơ bản của ký hiệu ngôn ngữ:
• Tính võ đoán: (phụ thuộc vào tâm lý, phương cách tiếp cận)
‣ Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ký hiệu ngôn ngữ không có mối liên

hệ tự nhiên nào. Mối quan hệ giữa hình ảnh âm học và khái niệm mang
tính quy ước.
‣ Cùng một khái niệm, nhưng mỗi ngôn ngữ dùng cách biểu đạt khác nhau.

‣ Quan hệ giữa hình ảnh âm học và khái niệm là quan hệ quy ước.

3. Sơ lược về các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ.


Các đơn vị cấu thành hệ thống ngôn ngữ: các đơn vị thuộc hệ thống hình thành
một hệ tôn ti hay cấu trúc tôn ti.
- Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất không có nghĩa, có chức năng khu biệt nghĩa giữa các
từ: ÂM VỊ
- Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có ý nghĩa, có chức năng cấu tạo từ và biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp: HÌNH VỊ
- Đơn vị nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập (đảm nhiệm một chức năng cú
pháp): TỪ
Các đơn vị thuộc bình diện lời nói:
- Ngữ đoạn: đơn vị lời nói đảm nhiệm một chức năng cú pháp (chủ ngữ, vị ngữ,
tân ngữ, định ngữ,…)
Ngữ đoạn bao giờ cũng phải có một trung tâm, ngữ đoạn là thành tố cấu tạo
câu.
- Câu:
• Câu là quan hệ ngữ pháp lớn nhất vì câu bao hàm tất cả các mối quan hệ cú
pháp.
• Câu là đơn vị nhỏ nhất dùng để giao tiếp
4. Các quan hệ trong ngôn ngữ (quan hệ kết hợp, quan hệ đối vị, quan hệ tôn ty)
Quan hệ kết hợp: là quan hệ tuyến tính, hiện hữu ở các cấp độ khác nhau trong
hệ thống (có cả ở cấp độ âm vị, hình vị, từ).
Ex: /k/ + /a/ + /t/ = /kat/ (âm vị)
Un + forget + able = unforgetable (hình vị)
• Quan hệ đối vị: là quan hệ liên tưởng, là quan hệ giữa đơn vị hiện hữu trong hệ
thống với những đơn vị vắng mặt song có khả năng xuất hiện trong cùng vị trí.
Ex: Trong hình vị cat (/kat/), âm vị /k/ có thể được thay thế để cấu thành các
hình vị tự do tương ứng (mat, pat, bat,…)
• Quan hệ tôn ti: là mối quan hệ giữa các đơn vị ở các cấp độ thuộc các bậc chức
năng khác nhau. Đơn vị thuộc cấp độ cao bao hàm cấp độ thấp và ngược lại,
đơn vị thuộc cấp độ thấp nằm trong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn và là thành tố
cấu tạo đơn vị ở cấp độ cao hơn.
Ex: Hình vị bao hàm âm vị, âm vị nằm trong hình vị; từ bao hàm hình vị, hình vị
nằm trong từ
5. Ý nghĩa ngữ pháp: phương thức ngữ pháp, phương tiện ngữ pháp
Được giải thích trên cơ sở đối lập với khái niệm ý nghĩa từ vựng, vì đó là hai loại ý
nghĩa cơ bản mà các đơn vị ngôn ngữ có thể có.
- Là ý nghĩa chung nhất của hàng loạt đơn vị ngôn ngữ.
- Được khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ, là phần ý nghĩa chung giữa các
đơn vị ngôn ngữ.
- Biểu hiện bằng các phương tiện vật chất chuyên biệt, được gọi là phương tiện
ngữ pháp.
- Có tính võ đoán cao hơn ý nghĩa từ vựng, thể hiện ở một ý nghĩa được ngữ
pháp hóa, tức ý nghĩa ngữ pháp, thì nó bắt buộc phải được thể hiện bằng hình
thức ngữ pháp ngay cả khi việc truyền đạt thông tin không yêu cầu thể hiện.
- Sự lựa chọn những thuộc tính của sự vật và hiện tượng để ngữ pháp hóa, tức
mã hóa bằng một hình thức ngữ pháp
Trong TA:
+ Ý nghĩa số phức (nhiều) là ý nghĩa chung của những từ như: books, students,
houses…
+ Ý nghĩa quá khứ là ý nghĩa chung của những từ như: worked, loved, studied,
liked, passed…
→ YNNP được khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ, là phần ý nghĩa chung
giữa các đơn vị ngôn ngữ.
6. Phạm trù ngữ pháp là gì? Tại sao nhiều phạm trù ngữ pháp lại được cho là không
có trong tiếng việt?
Phạm trù ngữ pháp là một tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được
biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng.
Trong tiếng Anh: sự đối lập giữa ý nghĩa số đơn và ý nghĩa số phức, và sự đối lập
này được biểu thị bằng sự vắng mặt hay có mặt của phụ tố -s/-es:
Vd: student: số đơn – students: số phức
rose: số đơn – roses: số phức
moutain: đơn – moutains: phức
 Tiếng anh có phạm trù số
Nhiều ý nghĩa ngữ pháp khác nhau có thể được biểu hiện trong cùng một hình
thức ngữ pháp. Tuy nhiên thì không thể hiện cùng một lúc những ý nghĩa ngữ
pháp đối lập trong cùng một phạm trù
Nhiều phạm trù ngữ pháp không có trong tiếng Việt vì:
o Thứ nhất, tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình trong khi các phạm trù
ngữ pháp được hình thành chủ yếu trên ngữ liệu của các ngôn ngữ Ấn –
Âu.
o Thứ hai, như đã biết, phạm trù ngữ pháp là ý nghĩa ngữ pháp đối lập được
biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng. Trong tiếng
Việt, các ý nghĩa ngữ pháp đối lập được biểu thị bằng phương tiện từ vựng
và không có sự ngữ pháp hóa hay nói cách khác sự phân biệt các ý nghĩa
đối lập không được mã hóa trong hệ thống ngữ pháp nên trong tiếng Việt
có rất nhiều từ liên quan đến ý nghĩa thời gian nhưng không thể xem tiếng
Việt có sự phân biệt ba ý nghĩa ngữ pháp quá khứ, hiện tại, tương lai như
tiếng Anh được vì ba ý nghĩa ngữ pháp ấy được Tiếng Việt biểu thị bằng
phương tiện từ vựng như “đã, đang, sẽ”.
o Ví dụ:

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH


Tôi làm việc I work.
Tôi đã làm việc. I worked.
Tôi sẽ làm việc. I am goint to work

o Tiếng Việt không có phạm trù ngôi với tư cách là một phạm trù ngữ pháp, vì
trong những ngôn ngữ này không có phụ tố nhân xưng của động từ hay một
phương tiện ngữ pháp nào khác.
 Và cái mà người ta thường gọi là ngôi trong tiếng Việt chỉ là sự phân biệt
vai giao tiếp của chủ thể hành động.
 Sự phân biệt này không được ngữ pháp hóa nên không thể gọi đó là phạm
trù ngữ pháp
o Tiếng Việt không có phạm trù thì.
 Mặc dù tiếng Việt có nhiều từ liên quan đến ý nghĩa thời gian như: đã,
đang, sẽ, vừa, sắp, mới, từng, v.v... nhưng không thể coi tiếng Việt có sự
phân biệt ba ý nghĩa ngữ pháp quá khứ, hiện tại, tương lai.
 Một phương tiện ngữ pháp không thể đồng thời biểu thị hai ý nghĩa ngữ
pháp đối lập trong một phạm trù.
o Tiếng Việt chỉ có thể như phạm trù ngữ nghĩa, chứ không phải phạm trù ngữ
pháp.
o Trong các ngôn ngữ không có sự phân biệt về hình thức ngữ pháp giữa câu chủ
động và câu bị động thì không thể nói đến phạm trù thái. - “bị, được, chịu” trong
tiếng Việt có phải là phương tiện đánh dấu thái bị động không? → Không có.
o Tiếng Việt không có phạm trù thức vì sự phân biệt về ý nghĩa trần thuật, cầu
khiến, điều kiện, v.v.. không được mã hóa trong hệ thống ngữ pháp như trong các
ngôn ngữ biến hình.
 Ý nghĩa về thức có trong các ngôn ngữ biến hình, được tiếng Việt diễn đạt
bằng phương tiện từ vựng.

7. Hình vị là gì? Có những cách phân loại hình vị nào? Hình vị được quan niệm thế
nào trong tiếng Việt? Trình bày, có phân tích ví dụ để làm rõ cả 3 câu hỏi này.
- Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, là đơn vị trực tiếp cấu tạo từ.
Đó là đơn vị có sự thống nhất theo quy ước mặt âm thanh và mặt ý nghĩa mà
không thể phân chia thành những đơn vị có nghĩa nhỏ hơn.
Trong các ngôn ngữ biến hình, hình vị chia làm 2 loại: chính tố và phụ tố.
- Chính tố (căn tố: stem/root) là hình vị có ý nghĩa từ vựng tạo nên cơ sở của từ
(từ một hình vị)
- Phụ tố là hình vị đi kèm theo chính tố để biểu hiện ý nghĩa từ vựng phái sinh
hay ý nghĩa ngữ pháp của từ.
VD: roses: rose là chính tố, -s là phụ tố, Leader: lead là chính tố, còn -er là phụ tố,
rewrite: write là chính tố, re- là phụ tố;…
- Hoặc hình vị chia làm 2 loại:
o Hình vị tự do là hình vị có thể xuất hiện như một từ (=chính tố)
o Hình vị ràng buộc là hình vị không đứng một mình, là một bộ phận của một
từ đa hình vị (=phụ tố).
- Hoặc hình vị chia làm 2 loại: hình vị từ vựng và hình vị ngữ pháp.
(1) Hình vị từ vựng là hình vị tự thân có nghĩa: boy, buy, big, cat, house, …
(2) Hình vị ngữ pháp là hình vị xuất hiện trong một kết cấu, biểu thị mối quan
hệ giữa các hình vị khác hay giữa các từ: the, but, on, in, of,…hoặc -s, -ed, -
ing…
Trong tiếng Việt :
- Không thể phân chia thành hai loại là chính tố và phụ tố. Trong khi hình vị của
các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh có kích thước không cố định, có thể
nhỏ hơn âm tiế (dogs, men một âm tiết, hai hình vị), một âm tiết ( book, boy,
and, but,..v.v… đối với boy, book, nếu tính cả hình vị zero thì có hai hình vị)
hay nhiều âm tiết( harvest” thu hoạch, gặt hái”, gorrila “khỉ đột” ..)
- Hình vị tiếng Việt có những đặc trưng riêng biệt. Hình vị trong tiếng việt có
kích thước là âm tiết.
- Hình vị trong tiếng Việt thường được gọi là tiếng.
8. Phân biệt phụ tố biến hình từ và phụ tố phái sinh từ.
Dựa vào chức năng của phụ tố, có hai loại phụ tố:
(1) Phụ tố biến hình từ: Có chức năng cấu tạo những dạng thức ngữ pháp khác
nhau của từ.
VD: cats ← cat + s; cooler ← cool + er;…
(2) Phụ tố phái sinh từ: Có chức năng kết hợp với chính tố tạo ra từ mới.
VD: happiness ← happy + ness; preview ← pre + view; …

Phụ tố phái sinh từ


Phụ tố biến hình từ
Đều là phụ tố

Hình vị biến hình từ (biến tố) có chức - Hình vị phái sinh từ (cấu tạo từ) có chức
năng cấu tạo dạng thức ngữ pháp. năng kết hợp với chính tố tạo từ mới.
Ex: work - works - worked Ex: teach - teacher

Không làm thay đổi nghĩa hoặc Làm thay đổi nghĩa và từ loại của
từ loại của từ; từ;

Ràng buộc cú pháp; Không ràng buộc cú pháp;


Có tính sản sinh cao; Không có tính sản sinh cao;

Xuất hiện sau hình vị phái sinh từ Xuất hiện trước hình vị biến hình từ

Thường là hậu tố. Có thể là tiền tố hoặc hậu tố;

9. Nêu và làm rõ một định nghĩa có phổ quát về từ.


• Khái niệm từ:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập.
- Tuy nhiên, khái niệm từ trong các ngôn ngữ khác nhau là rất khác nhau, do đó
không thể xác định những đặc điểm cơ bản, phổ biến của từ trong tất cả các ngôn
ngữ trên thế giới.
- Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc
một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định.
Chẳng hạn xét câu Tôi mua sách và bút. Trước hết có thể thấy tôi và mua sách và
bút có khả năng hoạt động độc lập, tôi làm chủ ngữ, mua sách và bút làm vị ngữ,
nhưng chỉ có tôi là từ, vì mua sách và bút không phải là đơn vị có khả năng hoạt
động độc lập nhỏ nhất, mà có thể phân tích thành những đơn vị có khả năng hoạt
động độc lập nhỏ hơn là mua, làm trung tâm của vị ngữ; sách và bút làm bổ ngữ.
Sách và bút có thể phân tích ra sách, bút là những đơn vị cùng có chức năng bổ
ngữ, bổ nghĩa cho mua. Còn và dĩ nhiên là từ vì có quan hệ kết hợp với sách, bút.
Như vậy, câu trên có 6 từ, trong đó có 5 từ là đơn vị ngôn nguqx nhỏ nhất có khả
năng dùng để cấu tạo câu và 1 từ là đơn vị có quan hệ với những đơn vị đã được
xác định là từ.
10. Việc xác định từ loại dựa trên những tiêu chí nào?
- Ý nghĩa khái quát
o Đó là ý nghĩa chung có tính chất phạm trù của hàng loạt từ
o Ví dụ: ý nghĩa sự vật là ý nghĩa chung cho nhà, sách, chó, bàn , sông. Ý
nghĩa đặc trưng, tính chất là ý nghĩa chung cho: đẹp, tốt, già, trắng,
đen.v.v…
- Hình thức ngữ pháp
 Tùy vào đặc trưng loại hình ngôn ngữ mà đặc điểm hình thức ngữ pháp
của từ loại có tính chất hình thái học, cú pháp học hay cả hai.
 Hình thức ngữ pháp của từ chung quy định được thể hiện qua:
o Khả năng kết hợp: các từ khi tham gia cấu tạo câu bao giờ cũng
kết hợp với nhau theo những quy tắc nhất định và khả năng kết
hợp đó phản ánh những đặc điểm ngữ pháp của chúng. VD : chỉ
những từ mang ý nghĩa sự vật mới có khả năng kết hợp với đại
từ chỉ định( này, kia, ấy, đố, nọ) và từ chỉ lượng( những, mấy,v.v)
o Chức năng cú pháp: để cấu tạo câu, các từ phải đóng những vai
trò nhất định như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ v.v… Vai trò
đó được gọi là chức năng cú pháp.

11. Làm rõ khái niệm ngữ đoạn (dưới câu, để tạo câu, có một chức năng ngữ pháp
trong câu)
- Ngữ (hay ngữ đoạn) là đơn vị đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định
trong câu. Xét về cấu tạo, ngữ có thể gồm một từ hoặc nhiều từ.
- Cụm từ là ngữ đoạn chỉ khi nó đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu.
- Nghĩa là, khi cụm từ đứng một mình mà không được đặt vào câu, nó không
được gọi là ngữ đoạn.
- Ex: “Vy nhảy dây.”
- Trong câu này, ta có “Vy” là ngữ đoạn gồm 1 từ với vai trò chủ ngữ, “nhảy
dây” là ngữ đoạn là cụm từ với vai trò vị ngữ. Thoát ra khỏi bối cảnh câu, “Vy”
và “nhảy dây” đều không được tính là ngữ đoạn.
12. Làm rõ khái niệm câu (là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, là đơn vị lớn nhất của ngữ
pháp, câu gồm các ngữ đoạn)
- Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, của ngôn từ, của văn bản.
- Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tiếp.
- Câu là đối lượng nghiên cứu cơ bản của Ngữ pháp học và là khái niệm trung tâm
của mọi lý thuyết ngữ pháp.
13. Quan hệ cú pháp là gì? Nêu và cho ví dụ những quan hệ cú pháp cơ bản (chính
phụ, đẳng lập, chủ vị)
- Quan hệ cú pháp là quan hệ kết hợp giữa những thành tố tạo nên ngữ đoạn
(phức) và câu.
- Các yếu tố chỉ có quan hệ cú pháp với nhau khi chúng có thể kết hợp để tạo
thành một đơn vị lớn hơn (một tổ hợp có nghĩa).
VD: Quyển sách này rất hay.
Quan hệ cú pháp: quyển, sách và này → ngữ đoạn; rất và hay → ngữ đoạn
Quan hệ cú pháp là quan hệ được xác lập trong phạm vi câu.
- Phân loại quan hệ cú pháp
a. Quan hệ đẳng lập
+ Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ
pháp.
+ Có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn tổ hợp,
có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài tổ hợp đó.
- Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ
pháp.
- Có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn tổ hợp,
có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài tổ hợp đó. VD:
- Cô ấy lấy chồng và sinh con.
- Nam và em gái chăm chỉ và học giỏi.
b. Quan hệ chính phụ
- Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa hai thành tố không bình đẳng với nhau về
mặt ngữ pháp, trong đó có thành tố trung tâm và thành tố phụ.
- Thành tố trung tâm quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn ngữ đoạn và chức
năng ngữ pháp của thành tố phụ.
- Thành tố trung tâm cũng quyết định quan hệ ngữ pháp của toàn ngữ đoạn với
những yếu tố bên ngoài ngữ đoạn đó.
VD: Mấy cô gái này
Tương tự, thành tố trung tâm cô gái có các thành tố phụ chung quanh: mấy và
này. Chức năng của chúng được xác định ngay trong kết cấu.
c. Quan hệ chủ - vị
- Quan hệ C - V là quan hệ cú pháp giữa hai trung tâm phụ thuộc vào nhau và chức
năng cú pháp của chúng được xác định ngay trong kết cấu do chúng tạo nên mà
không cần đặt vào trong một kết cấu nào lớn hơn.
- Về hình thức, trong các ngôn ngữ biến hình, quan hệ này được biểu hiện bằng sự
tương hợp về ngôi, số, thì,…giữa chủ ngữ và vị ngữ:
- Đối với các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán, quan hệ C - V
được biểu hiện bằng trật tự từ, hư từ và ngữ điệu, trong đó trật tự từ đóng vai trò
chủ đạo:
VD: Con thuyền / trở nên mong manh trong sóng dữ.
14. Nêu hiện tượng đa nghĩa, đồng âm. Cho ví dụ.
- Đa nghĩa là hiện tượng một từ có hai nghĩa (hay nhiều hơn hai) có liên quan với
nhau
Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”
“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian
đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ).
“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo
hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.
- Còn đồng âm là hiện tượng một hình thức ngữ âm có hai nghĩa (hay nhiều hơn
hai) nhưng giữa những nghĩa này không có mối liên quan nào.
Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.
15. Quan hệ trái nghĩa là gì và có những loại nào? Cho ví dụ.
- Quan hệ giữa hai từ có một nét nghĩa nào đó đối lập nhau.
- Có 4 kiểu quan hệ trái nghĩa.
+ Trái nghĩa bổ sung/lưỡng phân
+ Trái nghĩa thang độ
+ Trái nghĩa phương hướng
Trái nghĩa bổ sung/lưỡng phân:
- Quan hệ giữa hai từ mà trong đó phủ nhận từ này tức là chấp nhận từ kia:
độc thân - có gia đình, thật - giả, chẵn - lẻ, v.v..
Trái nghĩa thang độ:
- Quan hệ giữa những từ ngữ trái nghĩa tạo thành hai cực có điểm trung gian –
được biểu thị bằng các từ ngữ trung gian, thành thử phủ định cực này chưa hẳn
đã tất yếu phải chấp nhận cực kia: lớn vs nhỏ, lạnh vs nóng, mắc vs rẻ…
Trái nghĩa nghịch đảo:
- Quan hệ giữa những từ ngữ trái nghĩa tạo thành 2 cực giả định lẫn nhau.
- Ông Nam là bố của Hòa. - Hòa là con của ông Nam.
- Hoa bán xe cho Hải. - Hải mua xe của Hoa.
16. Thế nào là hành động tạo ngôn? Ngôn trung? Xuyên ngôn? Cho ví dụ.
a. Hành động tạo ngôn
b. Hành động ngôn trung
c. Hành động xuyên ngôn
Ngôn ngữ học gọi ý định của người nói thực hiện với phương tiện lời nói, là hành động
ngôn trung, phân biệt với việc phát âm đơn thuần một câu nói, gọi là hành động tạo
ngôn và tác động của câu nói với người nghe, gọi là hành động xuyên ngôn.
17. Thế nào là nghĩa tường minh? Nghĩa hàm ẩn?
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ có trong câu.
- Nghĩa hàm ẩn của phát ngôn là loại nghĩa không được biểu hiện trên bề mặt phát
ngôn mà người nghe phải suy ra.
- Nghĩa hàm ẩn là cái không được nói ra mà người nghe phải suy ra.
a) Sơn đã cai thuốc lá.
(b) Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
 Ở ví dụ (a), chữ “cai” cho biết “trước đây Sơn có nghiện thuốc lá”. Ở ví dụ (b),
câu ca dao hiển nhiên là một lời từ chối cầu hôn. Những nghĩa trên của (a) và
(b) đi kèm với nghĩa tường minh, là phần thông báo ngoài những gì được nói
thẳng ra.Đó là nghĩa hàm ẩn.

18. Tiêu chí để xác định nguyên âm, phụ âm. Cho ví dụ.
Nguyên âm: là những dao động của thanh quản, luồng không khí qua đây không
bị cản trở khi phát âm. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt, đứng trước hoặc sau
phụ âm để tạo thành một tiếng. Các nguyên âm đều là âm hữu thanh.
Phụ âm: là âm phát ra ở thanh quản qua miệng, luồng không khí từ thanh quản lên môi
bị cản trở. Trong lời nói, phụ âm cần kết hợp với nguyên âm để phát ra tiếng.
Phụ âm được chia ra hai loại hữu thanh và vô thanh.
Ex: Trong tiếng Việt, ta có các âm a, ơ, ê,… là nguyên âm, các nguyên âm
này hữu thanh và có thể đứng độc lập để phát ra tiếng. Tuy nhiên, phụ âm
(ví dụ k, m, t,…) phải được ghép với nguyên âm để phát ra tiếng (đọc là ca,
mờ, tê,…)
Phân loại nguyên âm:
- Theo vị trí của lưỡi. Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước – giữa – sau.
- Theo độ mở của miệng. Các nguyên âm được phân thành các nguyên âm có độ
mở rộng – hẹp.
- Theo hình dáng của đôi môi. Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn
môi – không tròn môi.
- Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về trường độ, tính mũi hoá.
Tiêu chí phân loại nguyên âm: Tiêu chí quan trọng nhất để phân tích nguyên âm là
vị trí của lưỡi
• Độ nâng của lưỡi.
• Bộ phận nào của lưỡi tham gia vào việc cấu âm (hướng của lưỡi).
Phân loại phụ âm:
• Điểm cấu âm.
• Phương thức cấu âm.
19. Sự khác biệt giữa âm vị và âm tố.
Âm tố:
- Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, chiếm một đoạn trong lời nói. Mỗi động tác cấu âm
tạo ra một âm tố.
- Cách ghi âm tố: [a], [b] - đặt ký hiệu ngữ âm trong ngoặc vuông.
Âm vị:
- Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, có chức năng khu biệt nghĩa.
- Là hệ thống bao gồm các nguyên âm, phụ âm.
- Âm vị là đơn vị âm thanh hay điển thể âm thanh, được ghi bằng //.
Sự khác nhau:
- Âm tố là sự thể hiện của âm vị. Trong cùng một ngôn ngữ, cùng một âm vị, có
thể biểu hiện bằng nhiều âm tố. Những âm tố đó được gọi là biến thể âm vị
(ví dụ âm vị /t/ trong water được thể hiện bằng hai âm tố [t], [d].
- Âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ, được khái quát hoá từ
những âm tố cụ thể trong lời nói hàng ngày - là đơn vị của âm vị học. Còn âm
tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại thực tế trong thế giới
khách quan - là đơn vị của ngữ âm học.
ÂM VỊ ÂM TỐ
Là đơn vị trừu tượng Là đơn vị cụ thể
Được biểu hiện bằng các âm tố Là sự biểu hiện cụ thể của các âm vị
Có số lượng hữu hạn trong một ngôn ngữ Có số lượng vô hạn. Không đếm được
Mang tính cá nhân, khả biến. Một âm vị,
Mang tính cộng đồng, được cộng đồng
nhiều người phát âm sẽ tạo ra các âm tố
ngôn ngữ chấp nhận
khác nhau

20. Tại sao thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ trong những thứ tiếng có
thanh điệu?
Khái niệm: Những biến đổi về độ cao của âm tiết tạo nên những từ khác nhau, gọi
là thanh điệu
- Trong tiếng Việt, thanh điệu được xem là âm vi siêu đoán tính. Nó bao gồm
toàn bộ âm tiết.
Thanh điệu trong tiếng Việt
- Tiếng Việt hiện đại có 6 thanh điệu. Trên chữ viết được ghi bằng 5 dấu và
một thanh không thể hiện trên chữ viết gọi là thanh không (hay thanh
ngang).Thanh không (kí hiệu (1), thanh huyền (2), thanh ngã (3), thanh hỏi (4),
thanh sắc (5), thanh nặng (6).
Phân loại:
Theo độ cao:
+ Các thanh có âm vực cao: thanh không, thanh ngã, thanh sắc.
+ Các thanh có âm vực thấp: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng
Theo đường nét vận động (âm điệu):
+ Thanh bằng: Những thanh có đường nét bằng phẳng (thanh ngang, thanh
huyền).
+ Thanh trắc: Những thanh có đường nét không bằng phẳng (thanh ngã, hỏi,
nặng).
21. Tại sao những phạm trù như Thì, Thể lại không được coi như những phạm trù
ngữ pháp trong tiếng Việt
Các phạm trù ngữ pháp nêu trên được hình thành chủ yếu trên ngữ liệu các ngôn ngữ
Ấn Âu; được các ngôn ngữ Ấn Âu ngữ pháp hóa, được biểu thị bằng phương tiện ngữ
pháp; trong tiếng việt được biểu thị bằng phương tiện từ vựng
22. Trong các ngôn ngữ biến hình Châu Âu, hình vị là đơn vị cấu tạo từ. Nhưng trong
tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập thì không hẳn như vậy. Anh chị hãy làm rõ
vấn đề này.
Mặc dù có những trường hợp nhiều âm tiết mới tạo nên một đơn vị có nghĩa và
mặc dù có hiện tượng một bộ phận của âm tiết gắn với một ý nghĩa nào đó nhưng
xu hướng chủ đạo trong tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn lập là: hình thức biểu hiện
của hình vị âm tiết(tiếng Syllable); Một trong những đặc điểm nổi bật của ngôn
ngữ đơn lập điển hình như tiếng Việt là tính phân tiết. Nghĩa là : các từ đơn tiết
làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng. Phần lớn những đơn vị được gọi là từ
ghép, từ phát sinh được cấu tạo các từ đơn tiết này. Vì thế, ranh giới các âm tiết
thường trùng với ranh giới các hình vị, hình vị không phân biệt với từ và do đó
ranh giới giữa đơn vị gọi là từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt.
23. Phương thức ngữ pháp là những cách thức chung nhất để biểu hiện ý nghĩa ngữ
pháp. Anh chị hãy giới thích và chứng minh luận điểm này bằng các ví dụ cụ thể.
- Để biểu hiện ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, các ngôn ngữ trên thế giới dùng
những phương thức ngữ pháp khác nhau.
- Phương thức ngữ pháp là những cách thức chung nhất để biểu hiện ý nghĩa ngữ
pháp.
- Các phương thức ngữ pháp tuy có tính khái quát, nhưng bao giờ cũng được biểu
thị bằng những hình thức cụ thể.
Chẳng hạn, dùng hình thức ED biểu hiện YNNP- thì quá khứ, hình thức S/ES để
biểu hiện YNNP_ số phức.
- Ý nghĩa ngữ pháp là một khái niệm quan trọng. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn
chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và chặt chẽ.
- Khái niệm YNNP được giải thích trên cơ sở đối lập với khái niệm ý nghĩa từ vựng
(ý nghĩa riêng của từng đơn vị ngôn ngữ), vì đó là hai loại ý nghĩa cơ bản mà các
đơn vị ngôn ngữ có thể có.
Ý nghĩa ngữ pháp = ý nghĩa chung của hàng loạt đơn vị ngôn ngữ:
Trong TA:
+ Ý nghĩa số phức (nhiều) là ý nghĩa chung của những từ như: books, students,
houses…
+ Ý nghĩa quá khứ là ý nghĩa chung của những từ như: worked, loved, studied,
liked, passed…
→ YNNP được khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ, là phần ý nghĩa chung giữa
các đơn vị ngôn ngữ.
Giải thích và chứng minh bằng lập luận

You might also like