You are on page 1of 10

Bảng phiên âm Tiếng Việt

1. Khái niệm hình vị trong tiếng Việt và tiếng Anh?


* Định nghĩa: Hình vị (hay từ tố) là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, chúng tồn tại
bằng cách lặp đi lặp lại dưới cùng một dạng hoặc dưới dạng tương đối giống nhau trong các
từ.
*Phân loại:
-Chính tố: là hình vị mang ý nghĩa từ vựng.
-Ý nghĩa của chính tố:
+ Cụ thể, có liên hệ logic vs đối tượng
+ Hoàn toàn độc lập ( tự nghĩa)
-Phụ tố: là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp
-Ý nghĩa của phụ tố:
+ Trừu tượng, có liên hệ logic vs ngữ pháp
+ Không độc lập (trợ nghĩa), chỉ được rõ ràng khi nằm trong kết cấu của từ
VD: Trong từ “singer”-ca sĩ của tiếng Anh, sing- chính tố, biểu thị khái niệm “hát” còn -er là
phụ tố. Bản thân -er ko tồn tại độc lập vs ý nghĩa nào cả. Khi kết hợp vs các chính tố khác, nó
bổ sung cho chính tố ý nghĩa “người hành động”.
Teacher: thầy giáo, worker: công nhân
- khái niệm hình vị của tiếng Anh và tiếng Việt là như nhau đều là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa
của ngôn ngữ.
VD: Tiếng Việt - nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm…
Tiếng Anh - house, man, nice, good, go, work

Phân loại phụ tố


Căn cứ vào vị trí đối với chính tố, có thể chia phụ tố cấu tạo từ thành:
a) Tiền tố: phụ tố đặt trước chính tố
VD: Tiền tố “re” trong tiếng anh: Return- trở lại , recall: gọi lại,….
b) Hậu tố: phụ tố đặt sau chính tố
VD: hậu tố “tion” trong generation, distribution,….
-Nhiều từ được cấu tạo bằng cả tiền tố lẫn hậu tố. Đó là hiện tượng song tố.
c) Trung tố: là hậu tố chen vào giữa chính tố
d) Liên tố: là phụ tố đặc biệt, có chức năng liên kết các chính tố trong từ phức.
e) Biến tố là phụ tố chỉ xuất hiện ở những từ có biến đổi hình thái. Chức năng
của nó là biểu thị mối quan hệ cú pháp của các từ ở trong câu.
VD: Chia động từ “manger”- ăn trong tiếng Pháp
Hiện tượng bán phụ tố
-Bán phụ tố là những yếu tố ko mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình, nhưng lại được lặp
lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ.
-Có tính chất phụ trợ, thể hiện trong những đặc điểm về ý nghĩa, phân bố và chức năng.
Trong khi hoàn thành chức năng cấu tạo từ, chúng vẫn giữ mối liên hệ về ý nghĩa và hình
thức với những từ gốc hoạt động độc lập cho nên chúng ko chuyển hoàn toàn thành các phụ
tố.
VD: Trong tiếng Việt: Văn sĩ, thi sĩ, bác sĩ, y sĩ .

2.Các phương thức cấu tạo từ?


Phương thức cấu tạo từ:
1. Phương thức từ hóa hình vị:
+Là phương thức tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có đặc điểm ý nghĩa của
từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó.
VD: áo, quần, ăn, ngủ, nghỉ, núi, biển, sông, suối, nhà, sea, mountain, house,
eat, sleep,...
2. Phương thức ghép hình vị:
+là phương thức kết hợp các hình vị cùng tính chất với nhau (chủ yếu là các căn tố với
nhau) theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới – từ ghép. Đây là phương thức được sử
dụng phổ biến trong các ngôn ngữ
VD: + trong tiếng Việt: thiệt hơn, thay đổi, được mất, xe hơi, bởi vì, cho nên, vậy mà, tuy
vậy, nhưng mà, nếu mà, cơ chứ, cơ đấy
+trong tiếng Anh: blackboard (bảng đen), inkpot (lọ mực), manpower (nhân lực),
3. Phương thức láy hình vị:
- Là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở, tạo ra hình vị giống với nó toàn bộ hay
một phần về âm thanh rồi ghép chúng lại với nhau.
- Là phương thức được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ không biến hình như tiếng
Việt, Lào, Indo...
VD: + đen đen, trăng trắng, sành sạch, cỏn con, nho nhỏ, la lả, se sẽ, leo lẻo, nheo nhéo, hơn
hớn, tơn tớn,...
+ đèm đẹp, tôn tốt, mền mệt, ang ác, anh ách...(láy toàn bộ)
4. Phương thức phụ gia: kết hợp với căn tố, phụ tố tạo ra từ mới
+ là phương thức kết hợp một căn tố hoặc một phức thể căn tố với phụ tố để tạo ra từ mới.
+ Những từ được tạo ra theo phương thức này thường được gọi là từ phái sinh. Phương thức
phụ gia vẫn được coi là phương thức đặc trưng cho các ngôn ngữ biến hình, như tiếng Nga,
tiếng Anh hay tiếng Đức.
5. Phương thức rút gọn
- rút gọn từ cũ thành từ mới hoặc gép các âm đầu từ nhành 1 cụm:
- vd: World Health Organization-WHO; Association of Southeast Asian
Nations (ASEAN)
6. Phương thức chuyển hóa:
- Thay đổi ý nghĩa, chức năng từ loại của từ có trước, biến nó thành từ loại khác
- Vd: nước: nước uống, đất nước (tổ quốc); của: của cải, của tôi

Cấu tạo từ:


1. Từ tố (hình vị): Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một
hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Bao gồm
+hình vị tự do
+hình vị hạn chế
HVHC bao gồm: hình vị biến đổi dạng thức (các biến tố) và các hình vị phái sinh( biến
đổi thành một từ mới).

3.Ngữ cố định là gì? Vd việt anh?

Ngữ cố định:
-tổ hợp từ được cố định hoá, có cấu trúc chặt chẽ, hoàn chỉnh;
-khi sử dụng không thể thêm bớt hoặc thay thế các yếu tố sẵn có của nó.
-NCĐ mang ý nghĩa chuyên biệt, không thể giải thích bằng cách cộng ý nghĩa của các từ tạo nên
nó.
Vd. “mẹ tròn con vuông”, “thân trâu ngựa”, “nuôi ong tay áo”, “dốt đặc cán mai”.
*Ngữ cố định định danh: Là những cụm từ cố định, định danh, gọi tên sự vật.
Đặc điểm Ngữ cố định định danh:
- Là đơn vị trung gian giữa thành ngữ và từ ghép.
- Ổn định về cấu trúc, ý nghĩa nhưng tính thành ngữ kém.
Phân loại Ngữ cố định định danh
- Chỉ các sự vật hoặc trạng thái, thuộc tính
- Chỉ các bộ phận cơ thể người:
TV: lông mày lá liễu, chân chữ bát, mắt ốc nhồi
TA: trigonocephaly sọ hình tam giác; ankyrism khớp hình móc
*Quán ngữ:Là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn ngôn thuộc các phong
cách khác nhau. Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để liên kết
Đặc điểm Quán ngữ
- Là đơn vị trung gian giữa cụm từ tự do và cụm từ cố định.
- Ít tính hình tượng, tổ hợp từ hình thành và sử dụng theo thói quen.
Phân loại Quán ngữ
- Trong phong cách khẩu ngữ.
TV: của đáng tội, khí vô phép, chết cái, khốn nỗi, bác tính, trộm vía
TA:
- Trong phong cách viết hoặc diễn giản
Tiếng Việt: tóm lại, có thể nghĩ rằng, như đã nêu trên
Tiếng Anh: in conclusion,..

(BONUS)
*Thành ngữ: là sự kết hợp của các từ để tạo thành một ngữ hoàn chỉnh về nghĩa và cấu trúc.
Nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm.
Đặc điểm
- Là loại ngữ cố định điển hình nhất.
- Biểu thị ý nghĩa khái quát, hình tượng.
Phân loại
- Thành ngữ so sánh: Lạnh như tiền, xấu như ma, đen như bồ hóng, như bóng với hình,
- Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: Nước đổ đầu vịt, chó có váy lĩnh, chuột sa chĩnh gạo

4. Đặc điểm và giá trị của từ ghép đẳng lập, chính phụ, từ láy?
Căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố, có thế chia ra từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép đẳng lập là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa.
Trong tiếng Việt: "ăn ở", "bố mẹ", "nhà cửa"
Trong tiếng Anh: "bookcase"(giá sách), "classroom"(phòng học),
+ Từ ghép chính phụ là những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo
kia.
Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính.
Ví dụ: "tàu hoa", "đường sắt", "sân bay", "hàng không", "nông sản",
+Từ láy: là lặp lại toàn bộ hay một bộ phận từ gốc để tạo ra từ mới- gọi là từ láy, có 2 loại là láy
hoàn toàn và láy bộ phận (lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị)
Vd: tiptop, so-so, trăng trắng, đen đen,…

5. Có các phương thức chuyển ngữ nào?


Hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ và hoán
dụ
Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật, A vốn là tên gọi của x( tức là
x là ý nghĩa biểu vật chính của A).
+ Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y( để biểu thị y), nếu như X
và Y giống nhau.
+ Còn hoán dụ là phương thức lấy tên gọi a của x để gọi y nếu y và x đi đôi với nhau trong thực
tế.
Ẩn dụ:
Tùy theo các sự vật x và y tức là sự vật chính và sự vật nhận tên gọi ẩn dụ là các sự vật cụ thể,
cảm nhận được bằng giác quan hay các sự vật trừu tượng mà ẩn dụ chia thành ẩn dụ cụ thể- cụ
thể và ẩn dụ cụ thể- trừu tượng.
Nếu x và y đều là sự vật cụ thể- cụ thể.
VD: Nghĩa của từ chân trong chân bàn, chân núi, chân tường,...;
Nghĩa của từ mũi trong mũi thuyền, mũi dao,...;
Nghĩa của từ cánh trong cánh buồm, cánh đồng…
 là các ẩn dụ cụ thể- cụ thể
Khi chúng ta nói “trọng lượng của tư tưởng”, “khối kiến thức”, “con đường tiến lên của xã hội”...
thì chúng ta đã dùng các ẩn dụ cụ thể - trừu tượng.
Quan trọng hơn là sự phân biệt cơ chế ẩn dụ theo nét nghĩa phạm trù dựa vào đó mà xuất hiện
các ẩn dụ. Chúng ta đã biết các nét nghĩa tạo thành ý nghĩa biểu niệm của từ có thể qui về những
phạm trù lớn. Do đó, cũng có thể qui các ẩn dụ về những phạm trù nhất định.
 Ẩn dụ hình thức : tức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức
giữa các sự vật.
VD: mũi thuyền, mũi dao, mũi quân
 Ẩn dụ vị trí tức là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự
vật.
VD: Nói "ruột bút" (so với vỏ bút ), "ngọn núi" (so với ngọn cây),...không phải vì những sự vật
này có hình dáng giống như sự vật chính mà là vì tương quan vị trí của chúng với các sự vật
 Ẩn dụ cách thức, tức là những ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức
thực hiện giữa hai hoạt động, hiện tượng
VD: Như khi nói "cắt hộ khẩu", là chúng ta chỉ rõ cách thức "chuyển hộ khẩu"
Hoán dụ:
Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cũng phát triển dựa vào nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu niệm,
nhưng khác với các ẩn dụ:
 tính đồng loạt của các hoán dụ rõ hơn, cao hơn
 Tỉ số các từ chuyển nghĩa cùng hướng theo phương thức ẩn dụ thấp thua tỉ số các từ chuyển
nghĩa cùng hướng theo hoán dụ
 Bởi vậy, các ẩn dụ nếu không được phân tích kĩ, thường có vẻ bất ngờ hơn các hoán dụ.
Có các loại hoán dụ:
-Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận toàn thể vd: Trăm, nghìn. trong các câu "trăm người như
một"
-Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa - vật bị chứa vd :Nhà là "công trình kiến trúc... để ở", tức là
"vật chứa". Nhưng trong "một nhà sum họp trúc mai" thì "nhà" là những người trong gia đình,
tức những người "được chứa đựng trong cái nhà"".
-Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo ra từ nguyên liệu vd:"thau"
vốn là hợp kim đồng và thiếc, trong trường hợp "cái thau" thì nó lại chỉ “đổ vật" được làm ra từ
hợp kim đó
-Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng. vd: cây bút trẻ, nhà văn
-Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề. Vd: tay súng
-Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng vật chất được chứa đựng, vd: một tủ vải

-Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng. Vd:đầu chỉ "trí tuệ", "lí trí, tim chỉ
tình cảm
-Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và nhân của tư thế. Vd: tắt thở, xuôi tay
-Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác. Vd: bịch, bợp,
-Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra do hoạt động đó. Vd: điểm,
chấm, nắm
-Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ. vd: đục và cái đục
-Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất. vd: đóng bàn
-Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên liệu đó.vd: muối dưa, thịt

-Hoán dụ dựa vào quan hệ sự vật và màu sắc. Trong những hoán dụ này, tên gọi của sự vật mang
màu sắc được chuyển nghĩa gọi tên các màu sắc. vd: nõn chuối
-Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật, trong những trường hợp
này, tên gọi của tính chất, đặc điểm được dùng gọi thay cho sự vật.

6. Các quan hệ nghĩa trong từ vựng?


I, ĐỒNG ÂM
1, Khái niệm:
- Từ đồng âm được biết đến là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng lạikhác nhau về mặt
ngữ nghĩa của từ
Ví dụ: meat – meet, see – sea …
Phân loại:
- Đồng âm từ vựng: nghĩa khác, phát âm giống
- Đồng âm từ và tiếng: từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng 1 từ là động từ và 1 từ còn lại là
danh từ hoặc 1 danh từ, 1 tính từ…
- Đồng âm từ vựng – ngữ pháp: khác từ loại
II, ĐỒNG NGHĨA
1, Khái niệm:
- Từ đồng nghĩa được hiểu là các từ có điểm chung về nghĩa, một phần hoặc toàn phần nhưng
cách phát âm khác nhau. Chúng có thể phân biệt bằng một số sắc thái câu từ hoặc phong cách.
2, Phân loại:
- Đồng nghĩa hoàn toàn. Ví dụ : Cha - Ba - Thầy - Tía - Bố
- Đồng nghĩa một phần hay đồng nghĩa không hoàn toàn. Vd: tử nạn, hy sinh
III. TRÁI NGHĨA
1, Khái niệm
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên -
Từ trái nghĩa :
- Khác nhau về ngữ âm
- Đối lập về ý nghĩa
- Phản ánh những khái niệm tương phản về logic
Ví dụ: Trạng thái (vui – buồn), Sức mạnh ( mạnh – yếu),
2, Phân loại
+ Sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Trong ca dao : - Lên voi xuống chó
- Lá lành đùm lá rách
+ Sự đối lập loại trừ nhau: những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính
chất không thể ở cùng tồn tại
Ví dụ: Chính nghĩa – phi nghĩa , tự do – nô lệ, đi – đứng, vắng mặt – có mặt
IV. Trường nghĩa
1, Khái niệm
- Trường nghĩa(trường từ vựng-ngữ nghĩa) là tập hợp các từ, có nét đồng nhất nào đó về ngữ
nghĩa. Mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn là từ vựng của một ngôn
ngữ.
Phân loại:
a.Trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc) : trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm
b. trường nghĩa tuyến tính
c. Trường nghĩa liên tưởng

You might also like