You are on page 1of 14

Họ và tên: Văn Nguyễn Phương Trinh

MSSV: 48.01.751.159
Học phần: 2331LITR1911- Ngôn ngữ học đại cương

TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG


I. Phụ tố
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Hình vị là đơn vị trực tiếp cấu tạo
nên từ. Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh và tiếng Nga, hình vị được chia
làm hai loại: chính tố và phụ tố. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phụ tố.
1. Phụ tố là gì ?
Phụ tố là những hình vị đứng trước hoặc sau chính tố và để biểu hiện ý nghĩa từ
vựng phái sinh hay ý nghĩa ngữ pháp của từ.
Ví dụ: Trong từ Redo thì ‘re-’ là phụ tố; “teacher” ‘-er’ là phụ tố; unhappiness ‘un’
và ‘-ness’ là phụ tố.
Sử dụng phụ tố còn là một phương thức để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, gọi là
phương thức phụ tố. Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất đối với các ngôn ngữ
biến hình.
2. Phân loại phụ tố
Phụ tố được phân loại dựa trên vị trí của chúng trong từ so với chính tố. Chúng bao
gồm:
Tiền tố: phụ tố đứng trước chính tố. Tiền tố không thay đồi ý nghĩa ngữ pháp của
từ. Như trong import, unkind, preschool, overreact thì ‘im-’, ‘un-’, ‘pre-’ và ‘over-’ là
những tiền tố.
Hậu tố: phụ tố đứng sau chính tố. Những từ như player, freedom, dreamed, goes;
có thề thấy ‘-er’, ‘-dom’, ‘-ed’ và ‘-es’ là hậu tố.
Trung tố: nằm ngay trong chính tố. Trung tố chủ yếu thường được bắt gặp ở các
ngôn ngữ Nam Á bao gồm Tagalog (Philipine) và tiếng Khơme. Chẳng hạn như, động
từ “sulat” (viết) trong tiếng Tagalog, nếu thêm trung tố ‘-um-’ sẽ thành “sumulat” (đã
viết) dạng quá khứ của từ gốc. Hay từ “knouch” (cái nút) của tiếng Khơme, vốn được
tạo ra bằng cách đặt chêm trung tố ‘-n-’ vào giữa từ “kouch” (buộc).
Trung tố không được dùng trong các trường hợp đòi hỏi tính trang trọng, chuẩn
chỉnh của tiếng Anh. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra trong văn nói hoặc hội thoại đời
thường. Ví dụ, kangaroo (chuột túi)  kanga – bloody – roo; guarantee (bảo đảm) 
guaran – friggin – tee; unbelievable (khó tin)  un – freaking – believable;…
Phụ tố có thể được thêm trực tiếp vào chính tố hoặc được kết hợp cùng với cả
chính tố và một/nhiều hình vị đã có sẵn. Ví dụ
Work + -s = works
Worker + -s = workers
Workshop + -s = workshops
Một số ít ngôn ngữ còn có thêm một loại phụ tố đặc biệt là liên tố (còn gọi là hình
vị nối hay yếu tố nối). Liên tố chỉ có chức năng nối kết các chính tố trong một từ. Ví
dụ như liên tố -o- trong parovoz (đầu máy hơi nước) của tiếng Nga, nos-o-rog (tê giác)
hay speedometer (đồng hồ tốc độ) của tiếng Anh.
3. Chức năng của phụ tố
Dựa vào chức năng, phụ tố được chia thành hai loại:
Phụ tố biến hình từ (biến tố): thể hiện những dạng thức ngữ pháp khác nhau của
từ và là một hình vị ngữ pháp (grammatical morpheme). Có 8 loại biến tố trong tiếng
Anh, bao gồm:
a) Biến tố số nhiều của danh từ {-S1}: apple-s; book-s; box-es;…
b) Biến tố sở hữu sau danh từ {-S2}: girl-’s; student’s; Taylor’s;…
c) Biến tố động từ thì hiện tại đơn thuộc ngôi thứ ba số ít {-S3}: walk-s;
find-s; mix-es; studi-es; ...
d) Biến tố động từ hiện tại tiếp diễn {-ing1}: play-ing; study-ing; find-
ing;…
e) Biến tố động từ quá khứ đơn {-ed1}: play-ed, work–ed, creat(e)–ed,
drank, broke, thought, show–ed;…
f) Biến tố động từ quá khứ phân từ {-ed2}: studi–ed, drunk, broken,
thought, show–n; found;…
g) Biến tố tính từ/ trạng từ so sánh hơn {-er1}: small–er; bigg-er, thinn–
er, long–er, fast–er, hard–er;…
h) Biến tố tính từ/ trạng từ so sánh nhât {-est1}: small–est, saf(e)–est,
thinn–est, long–est, fast–est, hard–est;…
Phụ tố phái sinh từ (cấu tạo từ): kết hợp với chính tố tạo ra từ mới và là hình vị
từ vựng (lexical morpheme). Có 2 loại phụ tố phái sinh từ:
a) Phụ tố chuyển loại từ: phụ tố được thêm vào từ và thay đổi loại từ đó.
Ví dụ
nation (danh từ) + -al = national (tính từ)
amuse (động từ) + -ment = amusement (danh từ)
normal (tính từ) + -ize = normalize (động từ)
drink (động từ) + -able = drinkable (tính từ)
b) Phụ tố không chuyển loại từ. Các tiền tố thường thuộc vào nhóm này.
Ví dụ, Re-mark; dis-honest; un-belief;…
4. Một số loại phụ tố phổ biến trong tiếng Anh
Tiền tố Từ chứa tiền tố Hậu tố Từ chứa hậu tố
Anti- Anti-war; -able Comfortable
antiviruss
Co- Cooperation -ence Dependence
Dis- Dislike; disagree -en darken
En-/em- Enable; empower -ent Different
Ex- Ex-colleague -er/-or Winner; author
Im-/in-il- Impolite; input -ful Graceful; faithful
Inter- International -hood Girlhood;
neighborhood
Mid- Midnight -ify Beautify
Mis- Mistake -ish Selfish; foolish
Over- Overcome -ism Capitalism
Post- Postgraduate -less Careless
Re- Re-connect -ness Kindness
Self- Self-potrait -ship Friendship
Trans- Transportation -tion/-sion Condition
Un- Undo -ty Liberty
Under- Undergraduate -ward Forward
Up- Upgrade; update;
upset

I. Từ loại
1. Từ loại là gì
Từ loại (còn gọi là lớp từ, có tác giả gọi là phạm trù từ vựng ngữ pháp) là phạm
trù phân loại từ dựa vào đặc điểm ngữ pháp biểu hiện thành các đặc trưng thống nhất.
2. Phân chia từ loại
Có 2 tiêu chí phân chia từ loại:
(1) Ý nghĩa khái quát của từ
(2) Hình thức ngữ pháp. Trong hình thức ngữ pháp sẽ nói cụ thể về khả năng
kết hợp của các từ với các từ khác và chức năng cú pháp của từ trong câu.
a) Ý nghĩa khái quát
Là ý nghĩa chung cho hàng loạt các từ có chung tính chất phạm trù. Chẳng hạn
như các từ bàn, ghế, bảng, sách, cat, flower, v.v… có ý nghĩa chung là ý nghĩa sự vật;
Đi, đứng, hát, run, jump, v.v… có ý nghĩa hành động;
Trẻ, mới, ngon, good, bad v.v… có ý nghĩa đặc trưng, tính chất.
Tuy nhiên, tiêu chí ý nghĩa của từ không phải lúc nào cũng thể hiện được hết
bản chất từ loại. Đặc biệt những từ có ý nghĩa trừu tường trong tiếng Anh như
sympathy, sorrow, chaos, culture, v.v… Ngoài ra, những từ có nghĩa giống nhau nhưng
lại thuộc về hai loại từ khác nhau, ví dụ, “look” là một động từ và “gaze” là một danh
từ đều mang nghĩa nhìn (She knew everyone look at her admirably = She was aware of
their admiring gaze ). Một ví dụ khác là “like” (động từ) và “interest” (danh từ) đều có
nghĩa tương đồng là thích, hứng thú (I like reading fictional books = I have an interest
in fictional books). Vậy nên, tiêu chí ý nghĩa khái quát là chưa đủ để phân loại các từ.
b) Hình thức ngữ pháp
Ta có thể căn cứ vào đặc điểm hình thức ngữ pháp của mỗi ngôn ngữ để phân
chia từ loại. Những đặc điểm này dựa vào đặc trưng loại hình ngôn ngữ của nó, có thể
là tính chất hình thái học, cú pháp học hoặc cả hai. Ta lấy đặc điểm hình thái học để
phân chia từ loại trong các ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh, tiếng Nga,…). Nhiều phụ
tố tiếng Anh biểu thị ý nghĩa phạm trù của từ đó. Người học tiếng Anh khi nhìn vào từ
có những phụ tố này sẽ biết đó là danh từ, động từ hay tính từ. Những hậu tố như -
ment, -tion, -ness thường thể hiện cho các danh từ; -able, -ful, -ic thì thể hiện cho tính
từ. Nhưng đối với hệ thống các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán,
… chỉ có đặc điểm cú pháp học mới phù hợp để giải quyết vấn đề phạm trù của từ
vựng.
Khả năng kết hợp: các từ khi tham gia cấu tạo câu bao giờ cũng kết hợp với
nhau theo những quy tắc nhất định và khả năng kết hợp đó phản ánh những đặc điểm
ngữ pháp của chúng. Người ta sử dụng hai cách xét khả năng kết hợp sau thứ nhất là
dùng “từ chứng” đã biết ý nghĩa từ vựng trước (từ làm chứng); thứ hai là dùng cụm từ
chính phụ.
Danh từ thường kết hợp với các từ chỉ định này/nọ/kia/ấy/nọ hoặc từ chỉ lượng
những/các/mấy/mọi
Động từ thường đi với đã/đang/sẽ/hãy/đừng/chứ
Những từ có rất/hơi/khá đứng trước hoặc quá/lắm đứng sau là tính từ.
Tương tự, trong tiếng Anh, để xác định các từ loại người ta cũng căn cứ vào khả
năng kết hợp, nhất là một cái biểu đạt được dùng ở nhiều từ loại khác nhau. Những từ
“aim” (mục tiêu/mục đích); “brush” (chải/bàn chải); “love” (yêu/tình yêu) vừa là danh
từ vừa là động từ; “tidy” (ngăn nắp/ dọn dẹp); narrow (hẹp/thu hẹp) vừa là tính từ vừa
là động từ. Lấy ví dụ trong hai câu sau đây: She aimed to get good grade this semester
(Cô ấy đặt mục tiêu đạt điểm cao kì này), aim trong câu này là động từ và She had an
aim in getting good grade this semester (Cô ấy có mục tiêu đạt điểm cao kì này), aim
trong câu này là danh từ. Qua hai câu trên, ta thấy được rằng chỉ có danh từ mới kết
hợp với mạo từ a hoặc the. Còn động từ kết hợp với giới từ to.
Các yếu tố ngôn ngữ nếu chỉ được nghiên cứu ở mặt hình thức thì sẽ không
phản ánh lên hết cơ chế vận hành của chính bản thân nó. Điều đó đòi hỏi ta phải đi sâu
vào mặt nghĩa, chức năng của chúng trong hệ thống và trong hoạt động. Vì thế, chức
năng ngữ pháp là hết sức quan trong khi nói đến việc phân loại từ vựng.
Chức năng cú pháp là vai trò cú pháp của từ trong câu. Để cấu tạo nên câu, các
từ phải đóng những vai trò nhất định như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, v.v…
Nếu từ loại phản ánh đặc điểm ngữ pháp tự thân thì chức năng ngữ pháp của từ được
xác định trong quan hệ với các từ khác trong một câu cụ thể.
Ta sẽ thử dùng hai tiêu chí trên để phân định từ loại các từ qua câu sau đây:
“Quê tôi là một làng nhỏ cách thị xã không xa…những dậu dâm bụt trổ hoa đỏ
lung linh ngày nào nay được thay bằng những bờ tường bao quanh, xây cao, trên có
cắm mảnh thuỷ tinh chai lọ” (Trung Hiền, Đề Còm-Đề Mập).
Các từ “quê”, “làng”, “thị xã”, “dâm bụt”, “hoa”, “bờ”, “tường”, “mảnh”, “thuỷ
tinh”, “chai”, “lọ” có ý nghĩa khái quát là ý nghĩa sự vật. Chúng là danh từ.
“Quê tôi” là chủ ngữ, vị ngữ “là một làng nhỏ cách thị xã không xa”. “trổ”,
“thay”, “cắm”, “đóng”, “xây” có ý nghĩa định danh, ứng với các hành động trong hiện
thực và có chung một ý nghĩa khái quát là ý nghĩa hành động, thường đóng vai trò vị
ngữ trong câu và là động từ. Từ “là” có thể dùng với các phó từ chỉ trạng thái “đã”,
“đang” như “đã là một học sinh”, “sẽ là một giám đốc”. Vậy có thể xem từ “là” là một
động từ trong câu. Căn cứ vào ngữ nghĩa, “là” là một động từ quan hệ.
3. Những từ loại phổ biến
Tính đến nay, có rất nhiều hệ thống từ loại khác nhau tồn tại song song. Số
lượng, tên gọi các lớp từ trong các hệ thống đó cũng không giống nhau. Trong hệ
thống ngôn ngữ tiếng Việt, các phân loại phổ biến nhất có lẽ là căn cứ vào ý nghĩa từ
vựng và chức vụ ngữ pháp, chúng ta có thể phân chia từ loại thành hai nhóm lớn:
nhóm các thực từ và nhóm các hư từ. Theo đó, thực từ là những từ có khả năng đảm
nhiệm các chức vụ ngữ pháp trong câu. Còn hư từ là những từ chỉ có tác dụng kết nối,
không tự mình làm thành các thành phần câu. Theo Ngữ pháp tiếng Việt, Tập I (Diệp
Quang Ban & Hoàng Văn Thung. Nxb Giáo dục, 2006), hệ thống từ loại tiếng Việt có
10 mục từ được chia thành hai nhóm lớn: (1) Nhóm thực từ gồm danh từ, động từ, tính
từ, lượng từ, đại từ và (2) nhóm hư từ gồm phụ từ (định từ và phó từ), kết từ, tiểu từ
(trợ từ và tình thái từ).
Trong phần này ta sẽ chỉ đào sâu vào những từ loại phổ biến tồn tại ở nhiều
ngôn ngữ khác nhau.
3.1. Danh từ
a) Khái niệm
Danh từ là những từ có ý nghĩa thực thể. Chúng có thể là những từ chỉ người, động
vật, thực vật, động vật, những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội hoặc những khái
niệm trừu tượng, v.v…
b) Hình thức ngữ pháp
Trong ngôn ngữ biến hình tiêu biểu là tiếng Anh, dựa vào đặc diểm hình thái học, danh
từ thường có hình thái biển đổi theo số. Ví dụ: a cat (một con mèo) – three cats ( ba
con mèo); there is a book on the self (có một quyển sách trên kệ) – there are ten books
on the self (có mười quyển sách trên kệ). Chỉ những danh từ tiếng Anh mới có thể kết
hợp với các mạo từ a/an/the/this/that. Ví dụ: an issue, the people, this phone,…Ngoài
ra, những từ chỉ lượng như many, much, some, several, little, few,… cũng có khả năng
kết hợp trước danh từ. Ví dụ: many hats (nhiều cái mũ), few chairs (vài cái ghế),…
Còn trong một ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, danh từ chỉ được xác
định dựa vào đặc điểm cú pháp học. Chúng có khả năng kết hợp với từ chỉ định: này,
kia, ấy, nọ,... Đứng trước danh từ cũng có thể là những từ chỉ lượng: những, các, mọi,
vài, dăm, một, hai,… Ví dụ: vài chú gà con, những em học sinh,... Từ chỉ vị trí: trên,
dưới, trước, sau,…Ví dụ: tôi làm rơi cây bút dưới bàn; vì trời mưa to nên anh ta vội
chạy vào trong nhà.
c) Chức năng của danh từ trong câu
Trong cấu trúc câu, danh từ đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, có thể làm
thành phần chính hoặc thành phần phụ. Chúng chủ yếu làm chủ ngữ, bổ ngữ và không
có khả năng làm vị ngữ.
Ví dụ: Những tàu lá chuối vàng ối / xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.
Chủ ngữ Vị ngữ
d) Phân loại danh từ
Danh từ thường được phân chia thành danh từ riêng và danh từ chung.
Danh từ riêng dùng để chỉ một cá thể sự vật và không kết hợp được với những từ
chỉ lượng. danh từ riêng không biểu thị khái niệm, thường là tên riêng của một sự vật
như tên người, tên địa phương, tên địa danh, …
Ví dụ: Võ Thị Sáu, Vịnh Hạ Long, Nam Định,…
Danh từ chung dùng để chỉ một lớp sự vật có cùng đặc tính. Đặc tính chung này
được đúc kết từ tính chất kinh nghiệm. Từ danh từ chung có thể chia ra thêm danh từ
cụ thể và danh từ trừu tượng.
Danh từ cụ thể biểu thị những khái niệm về sự vật. Ví dụ: kĩ sư, bác sĩ, con khỉ,
quần dài, đồng hồ, trường học, cây cỏ, ngôi nhà,…
Danh từ trừu tượng biểu thị những khái niệm trừu tượng, những sự vật không
thể cảm nhận bằng giác quan. Ví dụ: tình yêu, nỗi buồn, tư duy, tinh thần,…
3.2. Động từ
a) Khái niệm
Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động, quá trình, trạng thái
của người hoặc vật.
b) Hình thức ngữ pháp
Trong các ngôn ngữ biến hình, động từ có khả năng biến đổi hình thái theo
ngôi, thì, thái,… Lấy ví dụ trong tiếng Anh, động từ theo sau chủ từ phải được chia
theo ngôi của nó và thì để đúng với ngữ pháp. Đối với các chủ từ ngôi thứ nhất (I, we)
thứ hai (you) và ngôi thứ ba số nhiều (they), động từ sẽ ở dạng nguyên mẫu của nó.
They have an exam today; I finally know how to solve this question. Nhưng khi đứng
sau các chủ từ ngôi thứ ba số ít (he/she/it), động từ phải thêm “s” hoặc “es”. He buys
present for his mother. It becomes something better. Nếu chia theo thì, các động từ
phải thêm vào các hậu tố “ed” hoặc thay đổi thành dạng quá khứ phân từ đối với các
thì quá khứ nói chung. Thì Quá khứ đơn: She cooked dinner for her friends yesterday;
I finished my assignments last night; I submited my homework last week. Với thì quá
khứ hoàn thành: I have eaten this meal for a week.
Đứng trước các động từ trong tiếng Việt có thể là các phó từ chỉ thời gian:
đã/đang/sẽ/sắp. Em ấy đang viết bài rất chăm chú; Anh ta nói với tôi rằng anh sẽ cố
gắng để tiến bộ hơn. Các từ chỉ mệnh lệnh hãy/nên/đừng. Vì một xã hội phát triển bền
vững, lớp trẻ ngày nay hãy học hành chăm chỉ, rèn luyện bản thân; đừng nên đi
đường đó, nguy hiểm lắm! Các phó từ phủ định không/chẳng/chưa.
Sau động từ là các phụ từ chỉ sự tiếp diễn, kết thúc xong, rồi, mãi, vẫn.
c) Chức năng của động từ trong câu
Chức năng cú pháp điển hình của động từ là làm vị ngữ. Bên cạnh đó, động từ
cũng có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu. Đó có thể là
định ngữ, bổ ngữ và cả chủ ngữ,… Ví dụ: Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi
xuống.
Học tập là nhiệm vụ của học sinh (động từ làm chủ ngữ)
Bạn Lan rất thích đọc sách Lịch Sử (động từ làm bổ ngữ)
d) Phân loại động từ
Động từ gồm hai loại: nội động từ và ngoại động từ.
Nội động từ (động từ nội động) là động từ không đòi hỏi phải có bổ ngữ trực
tiếp. Ví dụ: He runs; The baby sleeps; cô bé đang khóc;…
Ngoại động từ (động từ ngoại động) là động từ đòi hỏi phải có bổ ngữ trực tiếp.
Ví dụ: The boy really hates eating fish; bố mẹ rất thương yêu tôi;…
Ngoài ra, động từ còn có thể tách thành động từ tình thái và động từ thường.
Động từ tình thái là những động từ biểu thị quan hệ chủ quan. Về hình thức ngữ pháp,
chúng có bổ ngữ là một động từ khác. Loại động từ này đặc biệt phổ biến trong tiếng
Anh. Chúng có ý nghĩa liên quan đến việc phân biệt một sự tình nào đó, chúng được
chia ra thành các nhóm sau đây
Động từ biểu thị sự đánh giá về mức độ cần thiết: should (nên), need (cần),
must (cần phải), ought (phải). Vd: If you want to pass the exam, you should study
harder.
Động từ biểu thị sự đánh giá về khả năng: can, could, may, might (có thể). Vd:
He regrets it because he could do it better.
3.3. Tính từ
a) Khái niệm
Tính từ là lớp từ biểu hiện tính chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng, hành động,
trạng thái, quá trình.
b) Hình thức ngữ pháp
Khả năng kết hợp: trước tính từ có thể là các phó từ: còn, đã, không, đều,…Ví dụ:
Trời hẳn vẫn còn sớm.
Phó từ chỉ mức độ: hơi, khá, rất, cực kì, tương đối,…Ví dụ: bạn Nam rất lanh lợi.
Sau tính từ có thể là thực từ hoặc hư từ tuỳ trường hợp. Ví dụ: tốt gỗ hơn tốt nước
sơn;
Trong những ngôn ngữ biến hình, khác với động từ, tính từ không biến đổi hình
thái theo ngôi, thì, thái, thức.
c) Chức vụ ngữ pháp của tính từ trong câu
Tính từ thường không đứng độc lập để tạo thành vị ngữ trong câu. Chúng sẽ làm bổ
ngữ cho động từ hay định ngữ cho danh từ. Ví dụ: Bầu trời là một khoảng không bao
la vời vợi với những đám mây trắng điểm xuyết; chiếc váy này thật lộng lẫy làm sao!
(tính từ “lộng lẫy” bổ sung cho danh từ “chiếc váy”)
d) Phân loại tính từ
Tính từ tự thân là những tính từ có chức năng biểu thị phẩm chất (gan dạ, nhát gan,
tốt bụng, ích kỉ,…), màu sắc (xanh, đỏ, tím,…), kích thước (dài, ngắn, rộng, hẹp,…),
hình dáng (to, nhỏ,…), mức độ (nhanh, chậm, xa, gần,…), âm thanh (ồn ào, yên tĩnh,
trầm, bỗng,…), hương vị (thơm, hôi, nồng, ngọt, bùi, đắng, cay,…), lượng (nặng, nhẹ,
đầy, vơi, nông, sâu,…)
Tính từ không tự thân là những từ bản chất nó không thể hiện đặc trưng hay tính
chất mà chúng thuộc về lớp từ khác như danh từ hay động từ được chuyển loại và sử
dụng như một tính từ. Ý nghĩa của tính từ không tự thân chỉ được xác định khi đặt
chúng vào mối quan hệ với những từ khác trong cụm từ, trong câu. Nếu tách chúng ra
khỏi mối quan hệ đó thì chúng sẽ có một ý nghĩa khác và không được coi là một tính
từ. nhiều trường hợp được sử dụng phổ biến ngày nay như từ “nhà quê” trong cách nói
“phong cách nhà quê”; “sắt đá” trong “trái tim sắt đá”; “phản đối” trong “thư phản
đối”; “buông thả” trong “lối sống buông thả”. Bên cạnh đó, chúng còn được áp dụng
trong trường hợp nói về phong cách độc đáo, đặc trưng chỉ có thể bắt gặp ở một cá thể
hoặc một nhân vật. “bài thơ của bạn rất Xuân Diệu, chắc hẳn bạn rất hâm mộ nhà thơ
ấy”; “cô ấy có một giọng hát rất Trịnh”.
3.4. Trạng từ
Trạng từ là lớp từ biểu thị địa điểm, thời gian, hoàn cảnh, phương thức, nguyên
nhân, mức độ của một sự tình, về hình thức ngữ pháp, trạng từ thường có hình thái
riêng. Đây là từ loại phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình, nhưng không có trong
tiếng Việt. Ví dụ: extremely (cực kỳ), beautifully (đẹp), rapidly (nhanh chóng),… Đa
số những trạng từ tiếng Anh thường đi kèm với hậu tố ‘-ly’ nhưng không phải từ nào
có đuôi ‘-ly’ cũng là trạng từ chẳng hạn như friendly (thân thiện), early (sớm) lively
(sống động) đều là tính từ.
3.5. Đại từ
a) Khái niệm
Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ,…
trong câu. Đại từ xưng hô là đại từ người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác
khi giao tiếp: tôi, chúng tôi, nó chúng nó, mày, v.v... Đại từ là một lớp từ mang đặc
điểm chỉ xuất, nghĩa là khi đặt ngoài ngữ cảnh thì không thể biết rõ được sự vật mà từ
biểu thị.
b) Hình thức ngữ pháp
Đại từ có thể đảm nhiệm những chức vụ khác nhau trong câu, bao gồm
Làm chủ ngữ. Vd: tôi là sinh viên trường Sư phạm.
Làm vị ngữ. Vd: bọn họ đang xì xầm về cô.
Làm bổ ngữ. Vd: cả gia đình đều dành tình cảm thiêng liêng cho em.
Làm định ngữ. Vd: Bố mẹ anh quá đỗi tự hào về những thành tích anh có được.
c) Phân loại
Đại từ được chia thành ba loại cơ bản sau đây
Đại từ thay thế cho danh từ: Bọn họ, chúng tôi, họ, chúng, nó…
Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: Như thế, vậy, thế này…
Đại từ thay thế cho lượng từ: Bao, bao nhiêu…
3.6. Một số từ loại thông dụng khác
Lượng từ biểu thị số lượng hay thứ tự của sự vật. Chính ý nghĩa đó quy định
khả năng kết hợp lượng từ với danh từ và thường làm chức năng định ngữ cho danh từ.
Lượng từ có hai loại là lượng từ xác định thể hiện số lượng, thứ tự chính xác (one,
two, three, second, third, fourth,…) và lượng từ không xác định thể hiện số lượng ước
chừng (some, several, few, little,…)
Giới từ là từ loại làm thành tố chính của một ngữ đoạn chính phụ dùng đểbiểu
thị những vai nghĩa trong câu như sở hữu, địa điểm, thời gian, mục đích,nguyên nhân,
đối tượng tiếp nhận, phương tiện, v.v…Các giới từ trong tiếng Anh có in, on, at, of, to,
from, through, across, along, up, down, into, by, with, about, among,…Giới từ tiếng
Việt bao gồm bằng, với, cùng, ở, tại, trong, ngoài, trên, dưới, giữa, đến, tới, từ, tại,
để, vì, cho, về,…
Liên từ là từ loại có chức năng nối kết các thành tố có quan hệ không phải chính
phụ như và, hay, với, hoặc, nhưng, nếu, v.v…
Thán từ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói. Về hình thức ngữ
pháp, đây là lớp từ biệt lập về mặt cú pháp, không bổ nghĩa cho bất kì một thành phần
cú pháp nào ở trong câu và tự nó có thể tạo thành một phát ngôn độclập, ví dụ: ôi, a,
ái, chao, ối, v.v…
4. Hiện tượng chuyển từ loại
Chuyển loại từ là hiện tượng một từ vốn hoạt động với chức năng của từ loại
này chuyển sang hoạt động bằng chức năng của một từ loại khác, chẳng hạn một danh
từ có thể được dùng như một động từ, hay một động từ có thể được dùng như một
danh từ, v.v…
4.1. Chuyển từ loại trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, hiện tượng này được chia ra làm hai dạng. Đó chính là chuyển
loại giữa các hư từ và chuyển loại giữa thực từ và hư từ.
Trường hợp chuyển loại giữa hai thực từ, có thể là danh từ thành động từ, động
từ thành tính từ và ngược lại. Ví dụ: “bottle”, there are some bottles of water in the
fridge (có một vài chai nước trong tủ lạnh) và We bottled the home-brew (chúng tôi
đóng chai bia làm tại nhà). Đối với dạng danh từ thành tính từ, ta có An orange a day
will give you all the vitamin C you need (Một trái cam mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng
vitamin C bạn cần) và what a pretty orange dress ! (quả là một chiếc váy màu cam
thật đẹp) hoặc they are rich so they usually go vacation và the rich usually go
vacation.
Trường hợp chuyển loại giữa hư từ và thực từ. Ví dụ: the little boy ran up and
down (giới từ) the stair và Life is full of ups and downs (cuộc đời đầy những thăng
trầm). Tương tự, Come in, there is nothing inside (phó từ) (vào trong đi, không có gì
bên trong cả) và Jack turned the bag inside out (danh từ) (jack lộn cái túi từ trong ra
ngoài).
4.2. Chuyển từ loại trong tiếng Việt
Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập nên hiện tượng chuyển loại rất phổ biến.
Nhất là quá trình chuyển một thực từ như của (cải), để, cho, đến, ra, v.v… thành một
hư từ (giới từ). Tương tự như trong tiếng Anh, chuyển loại của tiếng Việt cũng có hai
trường hợp là chuyển loại từ thực từ này sang thực từ khác và chuyển loại từ thực từ
thành hư từ.
4.2.1. Chuyển loại giữa hai thực từ
Ví dụ 1: danh từ chuyển loại thành động từ
a) Chiếc bình gốm có gợn(1)
Nền trời trong vắt không gợn một tí mây.
b) Cũng không gợn(2) một làn gió.
(Ngoại ô - Nguyễn Đình Lạp)
Gợn(1) là danh từ chỉ cái nổi lên như những nếp nhăn hoặc những vệt nhỏ làm mất đi
phần nào sự bằng phẳng, sự trong suốt. Còn gợn(2) là động từ.
Ví dụ 2: động từ chuyển loại thành danh từ
a) Trông vẻ mặt tươi tắn, nhí nhảnh của cô, Thường cảm giác(1) như cô đã quên
bẵng những điều mình vừa nói, những trăn trở dường như vượt quá tuổi tác
của cô.
(Bong bóng lên trời - Nguyễn Nhật Ánh)
b) Tôi bỗng có cảm giác(2) thèm ghê gớm: không phải thèm ăn, không phải thèm
ngủ, không phải thèm thuốc lá…
(Tuổi 20 yêu dấu - Nguyễn Huy Thiệp)
Cảm giác(1) là động từ chỉ trạng thái nhận thức chủ quan bằng cảm tính về sự
vật/hiện tượng nào đó. Còn cảm giác(2) là danh từ chỉ điều nhận thấy trên cảm tính.

Ví dụ 3: động từ chuyển loại tính từ


a) Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy(1)
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
(Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu)
b) Những ngày sắp Tết hàng bán rất chạy(2)
chạy(1) là động từ di chuyển thân thể bằng những bước nhanh, mạnh và liên tiếp. Còn
chạy(2) là tính từ chỉ việc bán hàng nhanh, thuận lợi, có nhiều người mua.
4.2.2. Chuyển loại giữa thực từ và hư từ
Các động từ chỉ hướng vận động như: ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua...
hoặc những từ chỉ vị trí như: ở, trên, trong, trước, giữa, cạnh, bên... rất có thể đã trải
qua quá trình ngữ pháp hóa để rồi được sử dụng với tư cách của giới từ.
Ví dụ 1: chuyển loại giữa danh từ và hư từ
Bọn chúng đột nhập cướp của của chúng tôi
của(1) là danh từ chỉ tài sản, còn của(2) là kết từ chỉ quan hệ sở hữu.
Đầu bạc răng long và đầu đường xó chợ
Đầu (1) là danh từ (nghĩa gốc): Phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất
của thân loài vật, ở đó có hệ thần kinh trung ương, phần lớn các giác quan, nối vào
thân bằng cổ. Đầu (2) là giới từ: phần trên nhất, trước nhất của con đường.
Ví dụ 2: chuyển loại giữa động từ và hư từ
a) Hôm nay, nó xuống (1) xe ở bến Mỹ Đình và Ngày mai, tôi đi xuống (2) Hải
Phòng thăm bạn cũ.
Xuống (1) là động từ chỉ hành động của nó
Xuống (2) là phó từ (phụ từ) chỉ hướng.
c) Người ơi người ở đừng về(1)
(Ca dao)
Hãy nói về(2) cuộc đời khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì về(1) bên kia thế giới.
(Khúc Thụy Du - Anh Bằng)
về(1) là động từ chuyển hóa thành về(2) là kết từ chỉ hướng.

II. Từ nhiều nghĩa


1. Định nghĩa
Từ nhiều nghĩa (hay từ đa nghĩa) là hiện tượng một từ có hai nghĩa (hoặc nhiều hơn
hai) và các nghĩa của chúng bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
Ví dụ :
Đôi mắt của bé mở to (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt-
được dùng với nghĩa gốc
Từ “mắt” trong câu Quả na mở mắt là nghĩa chuyển.
2. Cơ chế chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa
2.1. Định nghĩa
Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ trong ngữ cảnh sử dụng, tạo ra
những nghĩa phái sinh (nghĩa chuyển) từ nghĩa ban đầu (nghĩa gốc) của từ.
Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc, có ít nhất một
nét nghĩa trùng với nghĩa gốc.
Ví dụ: từ “đầu” có nghĩa gốc là phần trên cùng của thân thể con người hay phần
trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác. Đồng thời,
“đầu” cũng có 8 nghĩa chuyển dựa theo một nét nghĩa cụ thể nào đó của nghĩa gốc.
(1) Đầu của con người, coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức. Vấn đề đau đầu,
Cứng đầu.
(2) Phần có tóc mọc ở trên đầu con người; tóc (nói tổng quát). Gãi đầu gãi tai, chải
đầu, mái đầu xanh, đầu bạc.
(3) Phần truớc nhất hoặc phần trên cùng của một số vật. Đầu máy bay, trên đầu tủ,
sóng bạc đầu.
(4) Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian; đối lập với
cuối. Đi từ đầu tỉnh đến cuối tình, nhà ở đầu làng, đầu mùa thu, những ngày
đầu tháng.
(5) Phần ở tận cùng giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật. Hai
bên đầu cầu. Nắm một đầu dây. Trở đầu đũa.
(6) Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm
khác. Hàng ghế đầu. Lần đầu. Tập đầu của bộ sách. Đếm lại từ đầu. Dẫn đầu.
(7) Từ dùng để chỉ từng đơn vị để tính đổ đồng về người, gia súc, đơn vị diện tích.
Sản lượng tính theo đầu người. Mỗi lao động hai đầu lợn. Tăng số phân bón
trên mỗi đầu mẫu.
(8) Từ dùng để chỉ tùng đơn vị máy móc, nói chung. Đầu máy khâu, đầu video,
đầu đọc, đầu câm.
(Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học,
2003, tr. 299)
2.2. Phương thức chuyển nghĩa
Như đã đề cập ở trên, để tạo ra các nghĩa chuyển của từ, chúng đều phải căn cứ vào
một đặc điểm của nghĩa gốc. Đó chính là bản chất của hai phương thức chuyển nghĩa:
ẩn dụ và hoán dụ.
2.2.1. Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ
Là quá trình chuyển đổi tên gọi dựa vào sự liên tưởng về tính tương đồng (hình dạng,
chức năng và màu sắc). 8 nét nghĩa của từ đầu được nêu ra ở trên đều sử dụng phương
thức chuyển nghĩa ẩn dụ. Hay cổ trong cổ người và cổ chai. Cổ người là nghĩa gốc còn
cổ chai là nghĩa chuyển. Ở đây, cổ đều là một bộ phận để nối giữa phần đầu và phần
thân. Lá trong lá cây và lá phổi, lá cây là nghĩa gốc còn lá phổi là nghĩa chuyển, lá ở
đây đều nói về chức năng trao đổi khí và hô hấp.
2.2.2. Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ
Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự liên tưởng về tính tương cận. Miệng trong cái
miệng và gia đình bảy tám miệng ăn. Cái miệng là nghĩa gốc, miệng ăn là nghĩa
chuyển trong câu này, phương thức hoán dụ lấy tên gọi của bộ phận miệng để thay cho
thành viên trong gia đình.

You might also like