You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TIẾNG ANH


----------

TIỂU LUẬN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Sinh viên thực hiện : MAI NGỌC BẢO TRÂN


Lớp : 49.01.SPA.A
Mã số sinh viên : 49.01.701.142
Giáo viên hướng dẫn : TS. VŨ THỊ ÂN
2
Mục lục
I. Phụ tố trong ngôn ngữ biến hình (biến hình từ và phái sinh từ).....5
1. Phụ tố là gì?..................................................................................5
2. Phân loại.......................................................................................5
a. Căn cứ vào vị trí của phụ tố so với chính tố..............................5
b. Căn cứ vào chức năng................................................................6
II. Việc phân định từ loại, hiện tượng chuyển từ loại (cơ sở phân
định)......................................................................................................7
1. Từ loại là gì?.................................................................................7
2. Cơ sở phân định từ loại................................................................7
a. Ý nghĩa khái quát.......................................................................7
b. Khả năng kết hợp.......................................................................8
c. Chức năng cú pháp....................................................................9
3. Danh sách từ loại..........................................................................9
a. Thực từ.......................................................................................9
b. Hư từ........................................................................................10
c. Thán từ.....................................................................................10
4. Hiện tượng chuyển từ loại..........................................................10
III. Từ nhiều nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa..........11
1. Từ nhiều nghĩa là gì?..................................................................11
a. Khái niệm................................................................................11
b. Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm..................................12
2. Cơ chế chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa....................................13
a. Ẩn dụ.......................................................................................13
b. Hoán dụ....................................................................................14

3
4
I. Phụ tố trong ngôn ngữ biến hình (biến hình từ và phái sinh từ)
1. Phụ tố là gì?
- Phụ tố là một loại hình vị trong ngôn ngữ biến hình, tồn tại song song
với một loại hình vị khác là chính tố. Chính tố (căn tố) là hình vị có ý
nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp, là bộ phận chính của từ. Còn phụ
tố là một hình vị có ý nghĩa ngữ pháp, có chức năng bổ sung ý nghĩa từ
vựng phái sinh hoặc ý nghĩa ngữ pháp cho chính tố.
Ví dụ: “ir” trong “irregular”, “il” trong “illegal”, “ist” trong “dentist”,
“ge” trong “geschrieben”,...
2. Phân loại
a. Căn cứ vào vị trí của phụ tố so với chính tố
- Tiền tố (phụ tố đứng trước chính tố)
Trong tiếng Anh có các ví dụ của tiền tố như: “write” (viết) -
“rewrite” (viết lại), “important” (quan trọng) - “unimportant”
(không quan trọng), “summer” (mùa hạ) - “midsummer” (giữa
hạ, Hạ chí),...
Trong tiếng Đức có các ví dụ của tiền tố như: “schneiden” (cắt)
- “keinschneiden/ kein schneiden” (không cắt), “stellen” (nơi) -
“kaltstellen/ kalt stellen” (tủ lạnh), “laufen” (chạy) - “eislaufen”
(trượt băng), “halten” (cầm, nắm) - “standhalten” (chịu
đựng),...
- Trung tố (phụ tố ở giữa chính tố)
Trong tiếng Anh rất hiếm để gặp loại phụ tố này, tuy nhiên nó
vẫn có tồn tại ở thể số nhiều của mộ số danh từ: “cupful” (1
cup) - “cupsful”, “spoonful” (1 spoon/ 1 muỗng) - “spoonsful”,
“passerby” (người đi qua một nơi nào đó) - “passersby”
Trong tiếng Tagalog, có các ví dụ về trung tố như: “kain” (ăn) -
“kumakain” (đã ăn) - “kinakain” (đang ăn), “basa” -
“binasag”,...
Trong tiếng Khmer, có các ví dụ về trung tố như: /so:n/ (nặn
đất sét) - /smo:n/ (đất sét), /cuoj/ (giúp đỡ, hỗ trợ) - /chmuoj/
(phụ tá),...
- Hậu tố (phụ tố đứng sau chính tố)
Trong tiếng Anh, các ví dụ về hậu tố có thể ghi nhận như:
“friendly” (thân thiện) - “friendliness” (sự thân thiện), “forget”
(quên) - “forgetful” (hay quên), “agree” (đồng ý) - “agreement”
(sự đồng thuận),...

5
Trong tiếng Đức, các ví dụ về hậu tố như: “die Sprache” (ngôn
ngữ) - “die Sprachen” (nhiều ngôn ngữ), “Ehrlich” (trung thực)
- “Ehrlichkeit” (sự trung thực), …
b. Căn cứ vào chức năng
❖ Phụ tố biến hình từ (biến tố): Là phụ tố chỉ biến đổi tình thái
của từ, chỉ xuất hiện ở những từ có tính này.
Trong tiếng Nhật, động từ được chia ở nhiều thể khác nhau,
trong đó có thể cầu khiến. Ta thêm phụ tố “ て ” vào động từ
theo nguyên tắc riêng để biến động từ đó có một tình thái mới:
“ ねます ” - “ ねて ” (ngủ), “ べんきょします ” - “ べんきょして ”
(học), “かきます” - “かいて” (viết),...
Trong tiếng Anh, danh từ ở số nhiều được cấu thành bưởi chính
tố là danh từ gốc và phụ tố “s”: “pencil” - “pencils” (bút chì),
“wall” - “walls” (bức tường), “friend” - “friends” (bạn bè),...
Trong tiếng Đức, động từ ở ngôi thứ hai số ít sẽ có phụ tố “lst”:
“spielen” - “spielst” (chơi), “sprechen” - “sprichst” (nói),
“malen” - “malst” (vẽ),...
❖ Phụ tố phái sinh từ (cấu tạo từ): Có chức năng kết hợp với
chính tố để tạo ra từ mới
Trong tiếng Anh có rất nhiều ví dụ cho cấu tạo từ: “cook” (nấu
ăn) - “cooker” (nồi cơm điện), “sharpen” (chuốt, vót) -
“sharpener” (đồ chuốt), “light” (ánh sáng) - “lighter” (bật lửa),
“appoint” (hẹn) - “appointment” (cuộc hẹn), “friend” (bạn bè) -
“friendship” (tình bạn), “ready” (sẵn sàng) - “readiness” (sự sẵn
sàng), “power” (sức mạnh) - “powerful” (quyền lực), “happy”
(vui) - “unhappy” (không vui), “environment” (môi trường) -
“environmental” (liên quan đến môi trường)
Trong tiếng Đức cũng có những ví dụ cho cấu tạo từ: “lehren”
(dạy học) - “Lehrer” (giáo viên nam) - “Lehrerin” (giáo viên
nữ), “Schauspielern” (diễn kịch) - “Schauspieler” (người diễn
kịch nam) - “Schauspielerin” (người diễn kịch nữ),...

6
II. Việc phân định từ loại, hiện tượng chuyển từ loại (cơ sở phân
định)
1. Từ loại là gì?
- Từ loại là một phạm trù phổ quát, dùng để phân loại từ dựa vào đặc
điểm ngữ pháp của nó. Các từ có chung đặc điểm khái quát và ý nghĩa
ngữ pháp sẽ được đưa vào một nhóm riêng quy định bằng tên phân biệt
giữa các nhóm từ với nhau. Nói các khác, từ loại là một tập hợp từ mà
trong đó các từ có điểm chung về thuộc tính, có vai trò như nhau
trong ngữ pháp và đôi khi có hình thái giống nhau.
Ví dụ: Các từ “ăn”, “ngủ”, “đi”, “chạy”, “uống”, “verstehen”, “liebe”,
“want”, “think”, “ わ か り ま す ” ,... đều có điểm chung chỉ đến hành
động của sinh vật => Động từ
Các từ “mây”, “gió”, “cửa”, “bánh kem”, “tư duy”, “本”, ”か
さ” ,... đều có điểm chung là nói đến các sự vật hoặc những đối tượng
được hình dung là sự vật => Danh từ
Các từ “beautiful”(xinh đẹp), “gut” (tốt), “ か わ い い ” ,
“schlecht” (dở),... đều có đặc điểm chung là chỉ đến trạng thái => Tính
từ
- Ý nghĩa: Việc phân nhóm từ thành các tập hợp là một điều tất yếu
trong bất kì ngôn ngữ nào, bởi lẽ từ vựng là yếu tố đa dạng và không
ổn định nhất trong các yếu tố cấu thành ngôn ngữ: đa dạng bởi ngôn
ngữ là một hệ thống được xây dựng và tích lũy qua thời gian; không ổn
định bởi các từ mới ở các ngôn ngữ luôn được tạo thêm theo thời gian.
Việc sắp xếp các từ vào các nhóm giúp phân biệt được những thuộc
tính cơ bản của từ. Qua đó, chúng ta có thể đưa ra những quy tắc hoạt
động cũng như là cách sử dụng cho các nhóm.
2. Cơ sở phân định từ loại
Để xác định và phân chia các từ thành các nhóm - từ loại, các nhà nghiên cứu
đã đưa ra các tiêu chí cơ bản sau đây:
❖ Ý nghĩa khái quát
❖ Hình thức ngữ pháp:
➢ Khả năng kết hợp
➢ Chức năng cú pháp
a. Ý nghĩa khái quát
- Theo các học giả Ấn Độ và Hi Lạp cổ đại, đây là tiêu chí cơ
bản để chia các từ vào các nhóm từ loại. Phân chia theo ý nghĩa

7
khái quát cũng tức là sử dụng ý nghĩa chung của các từ để sắp
xếp thành từ loại.
- Tuy nhiên, cách phân chia này tạo nên những giới hạn cho việc
phân chia từ vào các nhóm từ loại. Những từ với nghĩa quá trừu
tượng (như “sự cần thiết”, “culture”,...), những từ có ý nghĩa
giống nhau nhưng lại có từ loại khác nhau (“love” và “keen”
đều nói đến sự yêu thích; nhưng “love” là động từ: I love
swimming, còn “keen” là tính từ: I’m keen on swimming.), … là
những giới hạn của các phân chia này. Điều đó đồng nghĩa nếu
không có những tiêu chí, cơ sở phân định khác khác, từ loại sẽ
bị giới hạn rất nhiều và nhiều từ sẽ không có nhóm từ loại phù
hợp.
b. Khả năng kết hợp
- Các từ trong câu luôn kết hợp với nhau để cấu tạo nên một câu
với ý nghĩa hoàn chỉnh. Việc kết hợp các từ với nhau luôn tuân
theo những nguyên tắc nhất định, qua đó mà những đặc điểm
ngữ pháp của từ được thể hiện.
Ví dụ: Trong tiếng Việt, từ “sách” trong “Tôi thích những cuốn
sách này” là một danh từ khi nó đi với lượng từ “những”, chỉ từ
“này”
Trong tiếng Anh, từ “book” trong “I love this book” (Tôi
yêu cuốn sách này) là một danh từ khi đứng với chỉ từ “this”, từ
“love” là một động từ khi đi sau nó là một danh từ với vai trò là
tân ngữ
Trong tiếng Đức, từ “Hobby” trong “Meine Hobbys
sind Basketball spielen und malen” (Sở thích của tôi là chơi
bóng rổ và vẽ) là một danh từ khi đi sau tính từ sở hữu (thể số
nhiều) “meine” và đi trước động từ (thể số nhiều) “sind”
Trong tiếng Nhật, từ “ ペン ” (bút bi) trong “ この ペン
は あなた の ですか。 ” (Cây bút bi này là của bạn phải
không?) là một danh từ khi đi với chỉ từ “ この ” và đi trước trợ
từ “は” (trợ từ này giúp xác định chủ đề của câu)
- Khả năng kết hợp là một yếu tố rất quan trọng khi phân định từ
loại, đặc biệt là với những ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh,
trong đó một từ có thể mang nhiều từ loại như “water”, “plant”,
“shower”,... đây là những từ vừa có từ loại là danh từ, vừa có từ
loại là động từ; hay như “orange”, “violet”,... là những từ vừa
là danh từ, vừa là tính từ. Việc xem xét khả năng kết hợp của
chúng trong câu giúp ta xác định được từ loại của chúng dễ

8
dàng hơn: “orange” trong “I want some oranges” là một danh
từ khi đi sau lượng từ “some” và có hình vị “s” thể hiện số
nhiều, còn “orange” trong câu “I want that orange T-shirt” là
một tính từ khi đứng trước “T-shirt” để chỉ đến trạng thái màu
cam của danh từ này.
- Việc dùng tiêu chí này để phân định từ loại là điều rất khả
quan, so với việc chỉ phân định từ loại dựa vào ý nghĩa ngữ
pháp của nó. Tuy nhiên, việc lạm dụng cơ sở phân định này sẽ
không đem lại một đáp án chính xác cho bài toán phân định của
chúng ta. Lấy ví dụ trong tiếng Việt, giả dụ lấy những từ chỉ
mức độ như “rất”, “quá”, “lắm”,... là tiêu chí để xác định các
tính từ, thì những từ như “chẵn”, “lẻ”, “đực”, “cái”,... sẽ không
được xem là tính từ, và những từ như “thích”, “mê”,
“thương”,... mặt khác lại được xem là tính từ. Vì vậy, ta cần
phải xem xét đến cả yếu tố về ý nghĩa ngữ pháp để có những
phân định chính xác nhất.
c. Chức năng cú pháp
- Các từ trong câu luôn có những vai trò nhất định: chủ ngữ, vị
ngữ, bổ ngữ, tân ngữ, định ngữ,... hay còn gọi đây là chức năng
cú pháp. Với mỗi nhóm từ loại sẽ có một hoặc nhiều chức năng
cú pháp. Ví dụ, danh từ thường sẽ là chủ ngữ hoặc là tân ngữ,
động từ thường có vai trò làm vị ngữ trong câu, tính từ thường
là bổ ngữ,...
3. Danh sách từ loại
a. Thực từ
● Danh từ: Đây là từ loại phổ biến nhất và nhiều nhất trong tất cả
các ngôn ngữ, dù là ngôn ngữ biến hình hay là ngôn ngữ không
biến hình. Các danh từ sẽ chỉ đến những sự vật hoặc những
hiện tượng được coi là một sự vật, và các danh từ sẽ đảm nhận
các vai trò chủ yếu là chủ ngữ trong câu. Ngoài ra, các danh từ
còn được sử dụng trong tân ngữ, trạng ngữ.
Ví dụ: “Krankenhaus” (bệnh viện), “Wurst” (xúc xích), “nhà
thuốc”, “học sinh”, “scientist”, “allergy”, “ だいがく ” (trường
đại học), “けんきゅしゃ” (nhà nghiên cứu),...
● Động từ: là nhóm từ biểu hiện trạng thái, hoạt động. Nhóm từ
này có khả năng biến đổi theo ngôi, thì,... Động từ thường có
chức năng cú pháp là vị ngữ.

9
Ví dụ: “study”, “enjoy”, “hồi tưởng”, “lướt sóng”, “schreiben”
(viết), “malen” (vẽ), “はたらく” (làm việc), ”おしえる” (dạy,
chỉ bảo),...
● Tính từ: là nhóm từ thể hiện tính chất, đặc điểm.
Ví dụ: “beautiful”, “exciting”, “krank” (bị bệnh), “super” (tuyệt
hảo), “háo hức”, “chán nản”, “おおきい” (to, lớn), “おいしい”
(ngon),...
● Đại từ
● Lượng từ/Số từ: các từ chỉ số lượng, thường đứng trước danh từ
b. Hư từ
● Trạng từ: có chức năng bổ sung ý nghĩa cho từ, câu
● Giới từ
● Liên từ
c. Thán từ
4. Hiện tượng chuyển từ loại
❖ Một số từ có khả năng bị biến đổi về chức năng: danh từ ⇔ động từ,
danh từ ⇔ tính từ,... Đây là hiện tượng được hình thành trong quá trình
sử dụng ngôn ngữ, và đây cũng được xem như một phương thức cấu
tạo từ mới. Hiện tượng chuyển loại thể hiện một tính chất vô cùng
quan trọng của ngôn ngữ: tính tiết kiệm
❖ Hiện tượng này được hình thành khi một từ mới mang từ loại khác
nhưng vẫn giữ nguyên bộ vỏ âm (hoặc gần như giữ nguyên). Các từ
mới được sinh ra phải có nét ý nghĩa giống với nét nghĩa của từ cũ,
nhưng các từ mới sẽ có những chức năng ngữ pháp mới khác với
những chức năng ngữ pháp từ những từ cũ.
Ví dụ: Trong ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, hiện tượng này rất
phổ biến ở các danh từ khi có sự chuyển từ loại sang động từ:
“shower” (vòi sen) - “shower” (tắm), “water” (nước) - “water” (tưới
cây), “plant” (cây trồng) - “plant” (trồng cây), “glue” (hồ dán) - “glue”
(dán đồ), “litter” (rác) - “litter” (xả rác), “advocate” (người bảo vệ ý
kiến) - “advocate” (bảo vệ ý kiến), “alternate” (vật thay thế) -
“alternate” (lần lượt, xen kẽ) - “alternate” (thay đổi luân phiên),
“display” (trưng bày) - “display” (phần trình bày), “fine” (hình phạt
tiền) - “fine” (phạt tiền ai đó),... Ngoài ra còn có các trường hợp danh
từ chuyển loại sang tính từ, bởi tính khách quan và dễ gợi hình của các
danh từ ấy: “turquoise” (ngọc lam) - “turquoise” (màu ngọc lam),
“violet” (hoa violet) - “violet” (màu tím hoa violet), “rose” (hoa hồng)
- “rose” (đỏ hoa hồng), “peach” (quả đào) - “peach” (màu đào),...

10
III. Từ nhiều nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa
1. Từ nhiều nghĩa là gì?
a. Khái niệm
★ Từ nhiều nghĩa (hay còn gọi là từ đa nghĩa) là từ có nhiều nét
nghĩa khác nhau. Các nét nghĩa này luôn có một yếu tố chung
giữa chúng. Đây là một nét đặc trưng của các ngôn ngữ trên thế
giới. Từ nhiều nghĩa có:
○ Nghĩa gốc (nghĩa đen): là nghĩa gần gũi, quen thuộc, dễ
hiểu và thông thường không cần hiểu dựa vào tình cảnh.
○ Nghĩa bóng (nghĩa chuyển): là nghĩa thâm sâu, lấy từ
nghĩa gốc kết hợp với tình cảnh để có được một các
hiểu mới, cần phải tư duy để hiểu được
Ví dụ 1: Từ “table” trong tiếng Anh sẽ có nhiều nét nghĩa:
1. Một vật dụng có mặt phẳng, thường được để trên những
địa hình bằng phẳng ở trong nhà
2. Những người ngồi ở bàn đã được đặt trước
3. Những món ăn xuất hiện trên bàn
Có thể thấy, nghĩa 1. là nét nghĩa gốc của từ “table”, và nghĩa
của các sự vật có liên quan tới cái bàn cũng được xem là
“table” với nét nghĩa 2. , 3. Các câu sau sẽ cho thấy được 3 nét
nghĩa của từ này
1. Come to the table everyone - supper’s ready! (Tới bàn
ăn thôi nào mọi người - bữa tối đã xong rồi đây!)
2. The whole table did have a good time together. (Những
người ở bàn đó đã có một khoảng thời gian rất vui cùng
với nhau.)
3. Continue with your homework. The dinner table is not
ready. (Tiếp tục làm bài tập đi. Các món ăn tối chưa
xong đâu.)
Cả ba câu này đều sử dụng từ “table”, tuy nhiên cách hiểu của
từ ở các câu là không giống nhau. Với câu 2, 3, ta không thể
hiểu được nghĩa của câu nếu như chỉ hiểu theo nghĩa gốc (Cả
cái bàn đã có thời gian vui vẻ với nhau?; Tiếp tục làm bài tập
đi. Cái bàn bữa tối chưa có xong đâu?) và ngược lại, không thể
hiểu được câu 1 với nét nghĩa chuyển (Tới món ăn/người ăn
thôi mọi người - bữa tối đã xong?)
Ví dụ 2: Trong tiếng Trung, “ 下台阶 ” được hiểu với nghĩa gốc
là đi xuống cầu thang/ bước xuống trong câu “ 我 们现 在要下

11
台 阶 了 ” (Bây giờ chúng ta nên đi xuống rồi). Ngoài ra, từ này
còn có một nghĩa khác nữa.
Với “ 下台阶 ” trong câu “ 他 们俩总吵 架。但每次都是阿星 给
希希台 阶 下。 ” (Hai người họ luôn cãi nhau. Nhưng lần nào
cũng là A Tinh xuống nước, nhường Hy Hy) thì từ này lại
mang ý nghĩa là xuống nước, nhượng bộ. Nếu xét về nét nghĩa
thì đây là nghĩa chuyển của nghĩa gốc ở trên.
★ Từ nhiều nghĩa xuất hiện khi số lượng từ đạt số lượng lớn,
trong khi có nhiều khái niệm gần tương đồng với nhau nhưng
lại không giống hệt nhau. Hiện tượng này xuất hiện ở cả thực
từ và hư từ, dù các hư từ (bởi, nên, mà,...) là những từ rất khó
để phát triển. Từ nhiều nghĩa cũng xuất hiện do thực tế giao
tiếp, để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội cũng như
nhằm đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người.
b. Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
❖ Từ đồng nghĩa:
➢ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc
gần giống nhau.
➢ Các từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở biểu và thuộc lợi trợ
nghĩa như “lẽo” trong “lạnh lẽo” hay “nôi” trong từ
“nắng nôi” thì cũng không có hiện tượng đồng nghĩa.
➢ Các từ chỉ có nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở
chỉ và sở biểu như “bù” và “nhìn” trong “bù nhìn” thì
không có hiện tượng đồng nghĩa.
➢ Những từ độc lập về nghĩa và hoạt động tự do hoặc
những từ độc lập về nghĩa nhưng hoạt động tự do thì
xảy ra hiện tượng đồng nghĩa. Nhóm các từ độc lập về
nghĩa nhưng hoạt động tự do thường là các từ Hán –
Việt. Do đó, có thể nói hiện tượng đồng nghĩa xảy ra
ở những từ thuần Việt và Hán – Việt.
➢ Các từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở chỉ như “tuy”,
“với”, “hay” sẽ thường đóng vai trò công cụ diễn đạt
quan hệ cú pháp trong câu nên chủ yếu được nghiên cứu
trong ngữ pháp từ vựng học không chú ý đến các loại từ
này.
❖ Từ đồng âm:
➢ Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho
các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

12
Ví dụ 1: Từ “lợi” trong bài ca dao sau đây là ví dụ của
hiện tượng đồng âm
“Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”
Ở đây có thể thấy, từ “lợi” (lợi ích)mà bà già nhắc đến
không mang nét nghĩa giống với từ “lợi” (một bộ phận
của cơ thể bao bọc chân răng) mà thầy bói đang nói tới.
Hai nét nghĩa này không có điểm tương đồng nên chúng
được xem là hai từ đồng âm.
Ví dụ 2: Từ “fall” trong các câu sau
(1) “I love it when fall is here.” (Tôi thích trời mùa
thu ở đây)
(2) “I fell down the river.” (Tôi đã ngã xuống sông)
(3) “I fell in love with you.” (Tôi đã rơi vào lưới tình
của em)
Từ “fall” trong hai câu (1), (2) là hiện tượng đồng âm,
tương tự với trường hợp so sánh hai câu (1), (3). Từ
“fall” trong hai câu (2), (3) lại là từ đa nghĩa.
➢ Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa các
nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau.
➢ Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng
từ khác. Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa
chuyển.
2. Cơ chế chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa
a. Ẩn dụ
❖ Là quá trình chuyển đổi tên gọi dựa vào sự liên tưởng về tính
tương đồng. Cụ thể hơn, khi A và B có sự giống nhau về mặt
nào đó, thì việc dùng một từ vốn dùng cho A để xài cho B là ẩn
dụ.
Ví dụ 1: Hình ảnh “mặt trời” trong hai câu sau là ẩn dụ:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Có thể thấy “mặt trời” ở câu đầu là từ nghĩa gốc, là một ngôi
sao cung cấp anh sáng cho các hành tinh trong Hệ. Còn “mặt

13
trời” ở câu sau lại mang nghĩa ẩn dụ, ẩn dụ cho Bác Hồ, người
đã mang lại ánh sáng hòa bình dân tộc cho đất nước.
Ví dụ 2: Trong tiếng Anh, “when pig flies”là một ẩn dụ dùng để
chỉ đến một sự vật nào đó bất khả thi, vô lý một cách nực cười.
Vì ta biết con heo (pig) thì không bao giờ bay (fly), và sự vô lý
này được dùng để ẩn dụ cho những điều không thể xảy ra:
“I’ll accept your propose when pig flies” (Tôi sẽ chấp nhận lời
cầu hôn nếu heo biết bay)
b. Hoán dụ
❖ Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự liên tưởng về tính tương
cận: về không gian lẫn thời gian

“Áo nâu cùng với áo xanh


Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
(Tố Hữu)
“Áo nâu” ở đây chỉ đến người nông dân, “áo xanh” ở đây chỉ
đến người công dân (Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự
vật). Ngoài ra, “nông thôn” là để chỉ đến những người sống ở
vùng nông thôn, “thành thị” là chỉ đến những người sống ở
vùng thành thị (Hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa
đựng). Đây là ví dụ về hoán dụ
❖ Các kiểu hoán dụ cơ bản:
➢ Lấy cái bộ phận gọi cái toàn thể
➢ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đứng
➢ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
➢ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

14
PHỤ LỤC
BÀN VỀ VIỆC PHÂN ĐỊNH TỪ LOẠI TRONG TIẾNG NHẬT HIỆN ĐẠI – TRẦN THỊ
CHUNG TOÀN – (ĐẠI HỌC HÀ NỘI)
GIÁO TRÌNH DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC – HOÀNG DŨNG, BÙI MẠNH HÙNG –
NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH - ỨNG DỤNG VÀO
DẠY TIẾNG – VÕ THỊ NGỌC ÂN (TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN, ĐHQG-HCM)
INFIXES /-M-/ AND /-N-/ IN KHMER LANGUAGE – MENG VONG

15

You might also like