You are on page 1of 10

CHƯƠNG 3.

TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA

3.1 Định nghĩa từ => từ là đơn vị mang nghĩa

(a) Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức.
(b) Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập trong câu nói.
(c) Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để
xây dựng nên câu.
=> Từ là một tín hiệu (có âm (vật chất) và nghĩa (cái được biểu đạt))
3.2 Đơn vị cấu tạo từ
- Hình vị: Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/ hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp.
- Đây là thuật ngữ xuất phát từ ngôn ngữ biến hình (VD: tiếng Anh)
- Trong tiếng Việt, vỏ âm thanh của âm tiết trùng với hình vị => âm tiết còn gọi là hình vị, hay còn gọi là
hình tiết.
3.3 Phân loại hình vị

3.3.1 Căn cứ vào ý nghĩa


- Hình vị căn tố: Hình vị mang ý nghĩa tương đối độc lập, có khả năng tự mình tạo ra từ, có hình thức
trùng từ đơn. Ví dụ: kind, work, read, run, love… trong tiếng Anh; tốt, làm, đọc, chạy, yêu… trong tiếng
Việt.
- Hình vị phụ tố: Hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp, luôn phải kết hợp với
căn tố. Ví dụ: worker, reader, runner, happily, works, impossible, irregular, working, worked… trong
tiếng Anh.
3.3.2 Căn cứ vào chức năng
- Hình vị biến hình từ/ Hình vị biến tố: Làm thay đổi dạng thức của căn tố, biểu thị mối quan hệ giữa từ
này với từ khác trong hoạt động ngôn ngữ đảm bảo sự phù hợp dạng thức giữa các từ trong câu. Ví dụ:
books, booking, booked... trong tiếng Anh. => số lượng ít, hữu hạn
- Hình vị cấu tạo từ: Được dùng thêm vào căn tố để tạo ra các từ mới. Ví dụ: unlock, unable, reread,
redo, employment, development, utterance, entrance… trong tiếng Anh. => nhiều, lớn về số lượng
3.3.3 Căn cứ vào khả năng hoạt động độc lập/ không độc lập
- Hình vị tự do (hình vị căn tố) (free morpheme): Có thể hoạt động như một từ đơn. Ví dụ: bàn, đẹp, đi
trong tiếng Việt; work, black, go, eat… trong tiếng Anh.
- Hình vị hạn chế (bound morpheme): Không thể hoạt động độc lập, luôn phải đi kèm với hình vị căn tố.
Ví dụ: kindness, worker, investigator, happily… trong tiếng Anh, кнйга, кнйгu… trong tiếng Nga.
=> Trong hình vị hạn chế có thể chia ra làm hai loại: hình vị căn tố hạn chế và hình vị phụ tố (cấu tạo
từ và biến hình từ)

1
??? Phân biệt hình vị biến hình từ và hình vị cấu tạo từ?

3.4 Phương thức cấu tạo từ: Là cách thức ngôn ngữ tác động vào hình vị để tạo ra từ.
=> Có 6 phương thức cấu tạo từ, nhưng trong tiếng Việt có 3 phương thức cấu tạo chủ yếu đó là: từ hóa
hình vị, ghép hình vị và láy hình vị.
3.5 Các kiểu phương thức cấu tạo từ
3.5.1 Từ hóa hình vị: Tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó. Ví dụ: nhà, bàn, cửa,
tường, house, table, door, wall… (hình vị chính là từ (nghĩa là hình vị này có nghĩa))
3.5.2 Ghép hình vị: Tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị, kết hợp chúng với nhau để tạo ra từ mới.
=> Từ được cấu tạo từ phương thức này hầu như có mặt trong tất cả các ngôn ngữ.
► Ghép đẳng lập: Các hình vị bình đẳng về ngữ pháp. Ví dụ: tàu xe, gái trai, to lớn, xinh đẹp, đi đứng,
mua bán, sách vở, homeland, carsick, girlfriend, ballpen…
► Ghép chính phụ: Các hình vị không bình đẳng về ngữ pháp: tàu hoả, máy nổ, hoa cúc, cá voi, chim sẻ,
nhà trẻ…
- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố thay thế được bằng từ nghi vấn -> yếu tố phụ. Thường thì yếu tố chính
đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. VD: tàu gì?, quần nào?, …
- Từ ghép chính phụ Hán Việt: yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước (mỹ nhân, tài tử)
3.5.3 Láy hình vị: Tác động vào một hình vị cơ sở, tạo ra hình vị giống với nó toàn bộ hay một phần về
âm thanh.
a. Láy đôi
►Láy hoàn toàn
+ Hai hình vị hoàn toàn giống nhau. Ví dụ: hâm hâm, biêng biêng, cay cay, say say, xanh xanh, xương
xương, gật gật, lắc lắc, ầm ầm, ào ào, ù ù...
+ Hai hình vị chỉ khác nhau về thanh điệu. Ví dụ: cỏn con, nho nhỏ, la lả, thoang thoảng, se sẽ, nhè nhẹ,
leo lẻo, leo lẻo, nheo nhéo, hơn hớn, tơn tớn...
+ Hai hình vị có phụ âm cuối khác nhau theo quy luật m-p, n-t, ng-c, nh-ch và thanh điệu
(ngang-hỏi-sắc/huyền-ngã-nặng). Ví dụ: đèm đẹp, tôn tốt, mền mệt, sền sệt, ang ác, anh ách, đành đạch...
► Láy bộ phận
+ Láy vần: Hai hình vị có phần vần giống nhau. Ví dụ: lẩn thẩn, lật đật, lom khom, lan man, lăng xăng,
bắng nhắng, bối rối, bồi hồi, …
+ Láy phụ âm đầu: Hai hình vị có âm đầu giống nhau. Ví dụ: rung rinh, tủm tỉm, xinh xắn, phốp pháp,
phũ phàng, tròn trĩnh…

2
b. Láy ba. Ví dụ: sạch sành sanh, đét đèn đẹt, sít sìn sịt, cỏn còn con…
c. Láy tư. Ví dụ: hấp ha hấp háy, thút tha thút thít, khục khà khục khặc, lấc la lấc láo, …
3.5.4 Phụ gia (affixation): Nối kết thêm hình vị phụ tố vào hình vị gốc từ.
- Phụ gia tiền tố => ngôn ngữ Ấn Âu và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới: anti-war, anti-poison, im-
possible, il-legal, dis-honesty, …
- Phụ gia hậu tố => ngôn ngữ Ấn Âu và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới: player, writer, kindness,
homeless, beautiful, …
Ví dụ: unable, antiwar, illegal, dishonesty, player, kindness, homeless, pianist…
=> phương thức này không có trong tiếng Việt, nó chỉ có trong ngôn ngữ biến hình.
3.5.5 Rút gọn (shortening): Rút gọn từ cũ thành từ mới hoặc ghép các âm đầu từ của một cụm từ → từ
mới. Ví dụ: television - TV, influenza - flu, Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), ATK (an toàn
khu), …
3.5.6 Chuyển loại (back formation): Thay đổi ý nghĩa, chức năng từ loại của một từ đã có, làm nó trở
thành một từ loại khác như từ riêng biệt.
Ví dụ: work (động từ) - work (danh từ), update (danh từ) - update (động từ); của (danh từ) (thực từ) - của
(giới từ) (hư từ), ra (động từ) - ra (giới từ), …
=> chúng đều có mối quan hệ về nghĩa
VD:
Base (gốc) Derivative
(từ phái sinh)
A cage To cage
A gesture To gesture
water To water
To coach A coach
To bore A bore

=> NOTE: những từ được phái sinh từ phương thức này khác và không phải từ đồng âm. Bởi vì từ đồng
âm không có sự liên hệ với nhau về nghĩa, chỉ giống nhau về vỏ âm thanh (VD: bò (động từ) – bò (danh
từ))
 Hai phương thức cấu tạo từ là rút gọn và chuyển loại trong tiếng Việt không có sức sản sinh lớn
(không phải là không có).
3.6 Cấu trúc nghĩa của từ => 4 nghĩa này tồn tại đồng thời, đan bện vào nhau
- Nghĩa học: nghiên cứu nghĩa của mọi hệ thống tín hiệu

3
- Ngữ nghĩa học: một bộ phận của nghĩa học, nghiên cứu nghĩa của ngôn ngữ (bản chất, phân biệt các
thành phần, kiểu loại nghĩa, cấu trúc nghĩa của từ, câu, quan hệ ngữ nghĩa trong từ, hệ thống từ vựng,
câu, ...)
3.6.1 Nghĩa sở chỉ (biểu vật)
- Cái sở chỉ là đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên.
- Cái sở biểu là sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của con người
=> Cái sở biểu và cái sở chỉ của một từ quan hệ chặt chẽ với nhau.
=> Nghĩa sở chỉ là mối quan hệ của từ với đối tượng (cái sở chỉ) mà từ chỉ ra/ quy chiếu. Đối tượng có thể
là sự vật, quá trình, tính chất, hiện tượng. VD: khi nhắc đến từ “nhà” người ta nghĩ đến những hình ảnh
của cái nhà
3.6.2. Nghĩa sở biểu (biểu niệm): Là mối quan hệ của từ với ý, tức là khái niệm hoặc biểu tượng (cái sở
biểu) mà từ biểu thị.

[hop]6; [bɒks]
– Từ ngữ âm Đồ dùng hình khối,
làm bằng giấy, nhựa,
kim loại, … để chứa
đựng// a container for
putting things in,
Cái sở Cái sở especially with 4 stiff
chỉ biểu straight sides.
(referent)

3.6.3 Nghĩa sở dụng (ngữ dụng): Là mối quan hệ của từ với người sử dụng ngôn ngữ, thể hiện thái độ,
tình cảm, cảm xúc của người nói trong sử dụng từ ngữ, có tác động nghĩa sở chỉ + sở biểu.
VD: Thưa cô, năm nay, em 18 tuổi ạ.
Thưa cô, năm nay, em mới 18 cái xuân xanh (thôi) ạ.
Thưa cô, năm nay, em đã qua 18 nồi bánh trưng (rồi) ạ.
3.6.4 Nghĩa kết cấu (cấu trúc): Là mối quan hệ của từ với các từ khác trong hệ thống, thể hiện qua khả
năng kết hợp ngữ pháp và kết hợp từ vựng => từ nào cũng có nghĩa kết cấu

4
 Trong 4 nghĩa này, có thể khái quát thành 2 loại:
+ Ý nghĩa từ vựng: biểu vật, biểu niệm, ngữ dụng
+ Ý nghĩa ngữ pháp: từ pháp (biểu thị cấu tạo của từ) và cú pháp (biểu thị quan hệ giữa từ với các đơn vị
tổ chức thành ngữ đoạn hoặc câu)
3.7 Phương thức biến đổi nghĩa của từ: Là cách thức mà dựa vào đó có thể thực hiện sự chuyển biến ý
nghĩa cho từ, tăng thêm nghĩa mới cho từ. (mở rộng hoặc thu hẹp nghĩa của từ => hai phương thức này
song song tồn tại).
- Dung lượng nghĩa của từ luôn biến đổi và phát triển. Sự phát triển nghĩa của từ diễn ra theo hai hướng
chính: Mở rộng nghĩa và thu hẹp nghĩa thông qua phương thức ẩn dụ và hoán dụ.
- Cơ sở cho sự biến đổi nghĩa của từ là tính đa trị của ngôn ngữ (phi đối xứng giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt).
3.7.1 Mở rộng nghĩa: Quá trình phát triển nghĩa đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến trừu
tượng, tăng khả năng biểu đạt của từ ngữ, tăng khả năng sử dụng từ một cách chính xác.
VD: “Đẹp” = miêu tả vẻ đẹp hình thức (cô ấy đẹp, bức tranh này đẹp quá) -> tình cảm, tinh thần, quan hệ
(tình cảm đẹp, tấm lòng đẹp, đôi này đẹp đôi, …)
Ví dụ: + “Muối” => danh từ có nghĩa hẹp, chỉ tinh thể chế ra từ nước biển để ăn → Hợp chất do tác dụng
của axit lên bazơ mà thành.
+ “Ăn”

- Đại Nam Quấc âm tự vị Hùinh Tịnh Của Paulus (1895): 2 nghĩa.
- Việt Nam tự điển của Hội khai trí Tiến Đức (1931): 12 nghĩa.
- Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2011): 13 nghĩa. -> 2013 – 14 nghĩa
=> các nghĩa này đều có quan hệ với nhau
* Cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống
* Nhai trầu, hút thuốc => ăn trầu
* Ăn uống nhân dịp gì
* Tiếp nhận cái cần thiết cho hoạt động máy móc (ăn xăng, ăn nhiên liệu)
* Nhận lấy để hưởng (ăn tiền, …)
* Phải nhận lấy, chịu lấy (ăn đòn, ăn tát, ăn phạt, …)
* giành về phần mình hơn, phần thắng (trong các cuộc thi đấu) (ăn gian, ăn điểm)
* Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào
* Gắn vào nhau, khớp với nhau (mic này ăn tiếng)
* Hợp với nhau tạo nên sự hài hòa (ăn ảnh)
* Làm tiêu hao, hủy hoại dần từng phần (ăn mòn, nước ăn chân, nước ăn tay)
* Lan ra hoặc hướng đến nơi nào đó (nói về khu vực hoặc phạm vi tác động của cái gì)
* Là một phần ở ngoài phụ vào, thuộc về
* Đơn vị tiền tệ đo lường có thể đổi ngang giá (một đô ăn 23 nghìn tiền việt)

5
3.7.2 Thu hẹp nghĩa: Quá trình phát triển nghĩa từ khái quát, trừu tượng đến cụ thể, làm cho nghĩa của từ
từ phạm vi sử dụng này sang phạm vi sử dụng khác với góc nhìn khác nhau.
Ví dụ: Từ “Meat”: Thực phẩm → thịt; deer: Con vật → con hươu; “Mùi hương” → “thức ăn đã có mùi”;
Nước: Chất lỏng nói chung → Chất lỏng có thể uống → Hợp chất giữa hydrô và ôxy.
VD: “kiểm thảo”
+ Từ điển tiếng Việt Văn Tân 1967: kiểm điểm việc vừa làm để tìm ưu khuyết điểm
+ Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê 2013: kiểm điểm/ tự kiểm điểm sai lầm, khuyết điểm.
VD: Từ “phản động” là một từ gốc Hán có nghĩa là “hành động ngược lại” => hành động ngược lại với
chính nghĩa.
*** Có những từ vừa có nghĩa mở rộng, vừa có nghĩa hẹp
VD: từ “mùi” = tiếp nhận bằng khứu giác
+ Một bài hát rất mùi => mở rộng nghĩa
+ tất này mùi quá => thu hẹp nghĩa (mùi khó chịu)

3.8 Ẩn dụ và hoán dụ
Điểm giống nhau: Lấy tên gọi A của sự vật, hiện tượng (x) để gọi tên cho sự vật (y) [A(x) chỉ y]. Đây đều
thể hiện một phần cách suy nghĩ, nói năng và hành động bình thường của con người.
Điểm khác nhau: Ẩn dụ: (x)-(y) có thuộc tính tương đồng dựa trên sự liên tưởng, so sánh (chuyển đổi tên
gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau);
VD: răng người hoặc vật => răng lược, răng bừa
Mũi người – vật => mũi thuyền, mũi Cà Mau
Đất khô => tình cảm khô, lời nói khô
Mướp đắng -> đắng cay
còn ở hoán dụ, (x)-(y) có liên hệ logic, tương cận (bộ phận - toàn thể; nguyên liệu - sản, địa điểm sự kiện
diễn ra tại đó…) => hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác
dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật, hiện tượng ấy.
VD: nhà có năm miệng ăn, nhà tôi (vợ tôi), chim cuốc, xe bình bịch, tu hú, mèo, …
● Một số mô hình ẩn dụ ý niệm thường gặp
+ TÌNH YÊU LÀ CHIẾN TRANH
Hắn nổi tiếng có những cuộc chinh phục chớp nhoáng. Nàng chiến đấu giành lấy chàng nhưng ả tình nhân
đã chiến thắng. Anh chàng bỏ chạy trước cuộc tấn công của cô nàng. Cô theo đuổi anh không chùn bước.
Anh ấy dần chiếm được lòng cô ta. Anh ta đã chiến thắng khi giành lấy cô ta bằng cuộc hôn nhân. Anh ấy
chế ngự được cô nàng. Cô nàng bị bủa vây bởi những anh chàng săn đuổi. Anh ta trưng dụng cả sự giúp

6
đỡ của bạn cô ấy. Anh ta khiến mẹ nàng thành đồng minh của mình. Mối quan hệ của họ là một liên minh
khập khiễng mà tôi chưa từng thấy qua bao giờ.
+ Research is cultivation
“Mảnh đất học thuật ngôn ngữ học nói chung và ngữ nghĩa học từ vựng nói riêng giống như một khu vực
núi non giàu có nhưng đầy hiểm trở. Các thung lũng nghiên cứu chuyên biệt lớn nhỏ cứ từ đó mà được
hình thành. Mỗi một học giả làm việc trong thung lũng ngôn ngữ học chuyên sâu của mình đều có những
hiểu biết hết sức sâu sắc về khu vực canh tác chính của mình. Dù rất thông thạo khu vực canh tác của
mình nhưng họ không thể biết được hết mọi điều đang diễn ra ở những khu vực canh tác khoa học khác.”
+ Gieo thói quen gặt tính cách,
Gieo tính cách gặt số phận.
+ Suy nghĩ đã chín chưa?
Hãy còn xanh và non lắm!
● Một số mô hình hoán dụ thường gặp
STT Việt Hán
1 Lề sách Mày sách
2 Lỗ kim Mắt kim
3 Ruột phích Mật phích
4 Cửa bên, phòng bên Cửa tai, phòng tai
5 Đầu đường Miệng đường
6 Miệng cốc, miệng hang Miệng cốc, miệng hang
7 Răng cưa, răng lược Răng cưa, răng lược
8 Thân xe Thân xe
9 Bụng chân Bụng chân

VD: lưng áo, cổ áo, vai áo, nách áo, tay áo, ngực áo

LẤY BỘ PHẬN THAY CHO TOÀN THỂ


Ví dụ: Nhà có 5 miệng ăn; Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong khu vực; Lớp mình có nhiều cái
đầu giỏi; Có nhiều gương mặt khó chịu trong số khán giả.
LẤY CÁI CHỨA ĐỰNG THAY CHO CÁI ĐƯỢC CHỨA ĐỰNG
Ví dụ: Mỗi bữa tôi ăn ba bát; Ông ấy uống sáu cốc bia, hút hai bao thuốc lá.
LẤY NƠI CHỐN THAY CHO SỰ KIỆN
Ví dụ: Đã có một thời kỳ, Trân Châu Cảng vẫn còn ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của nước Mỹ;
Trận Điện Biên Phủ đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến.

7
LẤY TÊN ĐƠN VỊ THAY CHO NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM
Ví dụ: Đơn xin lại bằng tốt nghiệp của cậu sẽ không được Trường chấp nhận; Khoa không quyết định
được việc này; Chính phủ đã thông qua bản dự thảo Luật Lao động.

3.9 Quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng (các nhóm từ này quan hệ với nhau không tách rời)
3.9.1 Từ đa nghĩa: Từ có hai hoặc nhiều hơn hai ý nghĩa, các nghĩa này có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: Từ “chân”:

(1) Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật: Chân người. Chân gà.
(2) Chân của người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của
một tổ chức: Anh ấy có một chân trong hội đồng lần này.
(3) Một phần tư con vật có bốn chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt: Đánh đụng một chân
lợn.
(4) Bộ phận cuối cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác: Chân đèn.
Chân giường.

(5) Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền: Chân núi. Chân tường.
VD: “tóc” => dây tóc bóng đèn
3.9.2 Từ đồng âm: Những từ giống nhau (chủ yếu là ngẫu nhiên) về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau
về nghĩa.
Ví dụ: Tiếng Anh: to1 - two2 - too3; meat1 - meet2; sole - sole2; bank1 - bank2 …

Tiếng Việt: đường1 đỏ, đường2 nhựa; sao1 Hôm/ sao2 lại thế?/ sao3 vàng hạ thổ (sao chè, sao thuốc)/ sao1
giấy khai sinh…

- Là một kiểu tổ chức của từ vựng, bản chất không quan hệ về nghĩa.
- Có kích thước vật chất không lớn (cấp độ từ).
- Ngôn ngữ không biến hình: Từ đồng âm luôn đồng âm trong mọi điều kiện.
- Ngôn ngữ biến hình: Nhóm từ đồng âm ở dạng thức này, không đồng âm ở dạng thức kia. Ví dụ: (to)
meet - meat; met ≠ meat; saw (cách ngôn).

???? Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa


Tiêu chí Từ đồng âm Từ đa nghĩa
Giống nhau - Cùng một vỏ ngữ âm liên hệ với nhiều

8
ý nghĩa khác nhau
Ý nghĩa - Ý nghĩa của những từ đồng âm hoàn - Một từ có nhiều nghĩa, nhưng ý nghĩa
toàn khác nhau, không có mối liên hệ khác nhau đó có sự liên hệ, quy định lẫn
nào nhau, ý nghĩa này phái sinh từ ý nghĩa kia
VD: VD1: Từ “đầu”
+ Cầu (1): quán ở giữa đồng, hay giữa + bộ phận chủ chốt, ở trên hết hoặc trước
đường cái để người qua lại nghỉ chân hết, có chứa đựng bộ óc của người hay
+ Cầu (2): công trình bắc qua mặt nước loài vật.
hay một nơi đất trũng để tiện việc qua + Nghĩa được phát triển: đầu bài, đầu đề,
lại hàng đầu, đi đầu, …
+ Cầu (3): công trình xây dựng ở các + Đầu nhà, đầu đường, đầu dây => một
bến, nhô ra xa bờ để cho tàu cập bến vật có thể có hai điểm tận cùng trái ngược
+ Cầu (4): mong mỏi, mong chờ nhau.
=> những ý nghĩa này không liên quan + cứng đầu, đầu mụ mẫm => trí tuệ, ý chí
gì với nhau nên đó là các từ đồng âm VD2: từ “sợ”
+ sợ nhỡ tàu, sợ chậm giờ => biểu thị sự
không an lòng

3.9.3 Từ đồng nghĩa: Những từ khác nhau về âm thanh và chữ viết, tương đồng với nhau về nghĩa, có
phân biệt với nhau về sắc thái ngữ nghĩa, phong cách hoặc cả hai.
Ví dụ: nhà tù - nhà đá - ngục - nhà giam - trại tù, chết - mất - đi xa - từ trần - tạ thế - tỏi - tèo - ngỏm…;
jail - prison; gulf - bay; to end - to finsh; die - pass away - join the great majority - take the ferry - kick
the bucket - go away of all flesh…

=> trong hệ thống từ đồng nghĩa, bao giờ cũng sẽ có một từ chung nhất, mang sắc thái chung nhất, có thể
dùng trong hầu hết các văn cảnh.

3.9.4 Từ trái nghĩa: Những từ có nghĩa trái ngược nhau trong quan hệ tương liên, khác nhau về ngữ âm
và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
- Phân loại từ trái nghĩa
+ Từ trái nghĩa thang độ: Giữa từ ở cực này với từ ở cực kia có thể có từ trái nghĩa.
Ví dụ: cao, nặng, dài, rộng > vừa < thấp, nhẹ, ngắn, hẹp…
+ Từ trái nghĩa loại trừ: Cặp trái nghĩa hai cực không có khả năng khác.
Ví dụ: nam > < nữ, đàn ông > < đàn bà…

9
3.9.5 Trường nghĩa: Là tập hợp các đơn vị từ vựng (từ ngữ) có quan hệ với nhau về nghĩa một cách hệ
thống.
Ví dụ: Trường từ vựng quan hệ thân tộc, màu sắc thời tiết, nước, lửa, hôn nhân...
- Được coi như một bộ phận của hệ thống từ vựng được xác định bằng một khái niệm chung nào đó.
- Mang tính chủ quan cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống, thời đại sống, kinh nghiệm cá
nhân…

10

You might also like