You are on page 1of 56

Chương 3.

Từ vựng tiếng Việt

I. Từ tiếng Việt
II. Cụm từ cố định
I. TỪ TIẾNG VIỆT

1. Khái niệm

2. Đơn vị cấu tạo từ

3. Phương thức cấu tạo từ

4. Phân loại từ theo cấu tạo

5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ

6. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng


Dec-23 Designer Thanh Ngọc 2
1. KHÁI NIỆM
1.1. Từ là gì?

Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ,


độc lập về ý nghĩa và hình thức.

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 3


1.2. Cấu trúc nghĩa của từ
a. Nghĩa biểu vật

b. Nghĩa biểu niệm

c. Nghĩa ngữ dụng

d. Nghĩa cấu trúc


a. Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ)

Là mối liên hệ của từ với đối tượng


mà từ biểu thị.

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 5


b. Nghĩa biểu niệm (nghĩa sở biểu)

Là quan hệ của từ ngữ âm với


nghĩa, tức là với khái niệm hoặc
biểu tượng mà từ biểu hiện.

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 6


c. Nghĩa ngữ dụng (nghĩa sở dụng)

Là quan hệ của từ với người sử dụng.


Người sử dụng ngôn ngữ có thể bộc lộ
thái độ, cảm xúc của mình với từ ngữ
và qua đó tới cái sở chỉ và sở biểu của từ ngữ.

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 7


d. Nghĩa cấu trúc (nghĩa kết cấu)

Là mối quan hệ giữa từ ngữ với


những từ khác trong hệ thống.

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 8


2. Đơn vị cấu tạo từ
Khái niệm hình vị

Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ


nhất có nghĩa/ và hoặc có giá trị
(chức năng) về ngữ pháp
2. Đơn vị cấu tạo từ (cont.)
Ví dụ:
work, worker, workers,…
bàn ghế, sách vở,…
xanh lè, đen sì, đỏ rực,….
2.1.2. Đơn vị cấu tạo từ (cont.)
b. Phân loại hình vị tiếng Việt
Tự nghĩa Trợ nghĩa

Có nghĩa sở chỉ, sở bàn, đẹp, ăn,…


biểu và kết cấu
Có nghĩa sở biểu và đã, nếu, cho,…
kết cấu
Có nghĩa sở biểu và non, quốc, búa (chợ búa), sì
kết cấu thủy,… (đen sì),...
Có nghĩa kết cấu mồ, côi, bồ,
hóng,…
3. Phương thức cấu tạo từ
3.1. Khái niệm

Phương thức cấu tạo từ là


cách thức mà ngôn ngữ tác động
vào hình vị để tạo ra các từ.
3.2. Các phương thức cấu tạo từ
trong tiếng Việt (cont.)

a. Từ hóa hình vị

b. Ghép hình vị

c. Láy hình vị
a. Từ hóa hình vị

Là phương thức tác động vào


bản thân một hình vị, làm cho nó
có những đặc điểm ngữ pháp và ý
nghĩa của từ, biến hình vị thành từ
mà không thêm bớt gì vào
hình thức của nó

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 14


b. Ghép hình vị

Là phương thức tác động vào hai


hoặc hơn hai hình vị kết hợp
chúng với nhau để tạo ra một từ
mới (mang đặc điểm ngữ pháp và
ý nghĩa như một từ)

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 15


c. Láy hình vị

Là phương thức tác động vào


một hình vị cơ sở tạo ra một
hình vị giống với nó toàn bộ hay
một phần về âm thanh.

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 16


4. Phân loại từ theo cấu tạo

4.1. Từ đơn

4.2. Từ ghép

4.3. Từ láy
4.1. Từ đơn

Từ đơn (từ đơn tiết) là từ có


một tiếng, cứ mỗi tiếng là một từ;
một từ cứ nguyên hình dạng mà
diễn đạt được nhiều ý nghĩa
khác nhau

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 18


4.2. Từ ghép
a. Khái niệm

Từ ghép là những từ được cấu tạo


theo phương thức ghép, được sản
sinh do sự kết hợp của hai hay
một số hình vị riêng rẽ, độc lập với
nhau mà thành.”

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 19


4.2. Từ ghép (cont.)
b. Phân loại
Xét về quan hệ giữa các hình vị từ ghép
được phân thành
- Từ ghép đẳng lập.
Ví dụ: bàn ghế, sách vở
- Từ ghép chính phụ.
Ví dụ: xanh lè, hoa hồng…
4.3. Từ láy
a. Khái niệm

Từ láy là những từ mà các


thành tố trực tiếp được kết hợp
lại với nhau theo quan hệ ngữ âm.”

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 21


4.3. Từ láy (cont.)
b. Phân loại
Có 3 loại từ láy
b1. Láy đôi

b2. Láy ba

b3. Láy tư
Dec-23 Designer Thanh Ngọc 22
b. Phân loại từ láy (cont.)
b.1. Láy đôi
- Láy hoàn toàn: Hình vị gốc và
hình vị láy giống nhau hoàn toàn.
Ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, đèm đẹp,
- Láy bộ phận: Giống nhau âm đầu,
giống nhau vần.
Ví dụ: long lanh, lung linh, lăn tăn,…
b. Phân loại từ láy (cont.)
b.2. Láy ba
Ví dụ: dửng dừng dưng, sạch sành
sanh, xốp xồm xộp, sát sàn sạt,…
b. Phân loại từ láy (cont.)
b.3. Láy tư
Ví dụ: bổi hổi bồi hồi, lơ ma lơ mơ,
hùng hùng hổ hổ, trùng trùng điệp
điệp,…
5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
Mở rộng ý nghĩa: Là quá trình phát triển từ
cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái
trừu tượng.
Ví dụ: “Đẹp” ban đầu chỉ dùng ở lĩnh vực hình
thức, bây giờ dùng rộng rãi ở phạm vi tình
cảm, tinh thần, quan hệ: tình cảm đẹp, đẹp
lòng, đẹp nết, đẹp lời,...
“Hích” là một từ chỉ hành động dùng khuỷu
tay thúc vào người khác, mở rộng chỉ việc xúi
bẩy.
5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
Thu hẹp ý nghĩa: Là quá trình phát triển từ
cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ
thể.
Ví dụ: “Mùi” là cảm giác do cơ quan khứu
giác thu nhận được nhưng khi nói “Miếng thịt
này có mùi rồi” thì có nghĩa là cụ thể là “mùi
hôi”.
5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
a. Ẩn dụ

Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào


sự giống nhau giữa các sự vật,
hiện tượng được so sánh.

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 28


5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
a. Ẩn dụ
- Giống nhau về hình thức
Răng (người) - Răng lược, răng bừa
Mũi (người) - Mũi dao, mũi tên, mũi kim
Chân (người) - Chân bàn, chân tủ, chân ghế
5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
a. Ẩn dụ
- Giống nhau về thuộc tính, tính chất
Ví dụ: đất khô, tình cảm khô, lời nói khô.
- Lấy cụ thể để biểu thị cái trừu tượng
Ví dụ: Nắm ngoại ngữ, nắm tình hình, nắm
bài, học rộng, nghiên cứu sâu,...
5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
a. Ẩn dụ
- Lấy đặc điểm, tính chất của sinh vật
sang sự vật
Ví dụ: Thời gian đi, tàu chạy, gió gào thét,....
5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
b. Hoán dụ

Là hiện tượng chuyển tên gọi từ


sự vật hoặc hiện tượng này sang
sự vật, hiện tượng khác dựa trên
mối quan hệ logic giữa
các sự vật hiện tượng.

Dec-23 Designer Thanh Ngọc 32


5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
b. Hoán dụ
- Quan hệ giữa toàn thể với bộ phận và
ngược lại
+ Lấy bộ phận để gọi tên cho toàn thể
Ví dụ: Má hồng, đầu xanh,
+ Lấy toàn thể để gọi tên cho bộ phận
Ví dụ: Ngày công, Đêm ca nhạc,
5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
b. Hoán dụ
- Lấy cái chứa đựng thay cho cái được
chứa đựng
Ví dụ: Ăn ba bát, uống hai chai,...
1.5. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
(cont.)
b. Hoán dụ
- Lấy nguyên liệu để gọi tên cho sản phẩm
Ví dụ: “bạc” (tiền), mì (nấu một bát mì),...
- Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận
của quần áo
Ví dụ: cổ áo, tay áo, vai áo,...
6. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng

6.1. Đa nghĩa

6.2. Đồng nghĩa

6.3. Trái nghĩa

6.4. Đồng âm

6.5. Trường nghĩa


6.1. Khái niệm từ đa nghĩa

Từ đa nghĩa là từ có một số nghĩa,


biểu thị những đặc điểm, thuộc tính
khác nhau của một đối tượng, hoặc
biểu thị những đối tượng khác nhau
của thực tại.
6.1. Ví dụ về từ đa nghĩa (cont.)
Ví dụ: Từ “ăn" có các nghĩa sau: 1. Tự cho vào cơ
thể thức nuôi sống. Ăn cơm. 2. Ăn uống nhân dịp gì. Ăn
cưới. 3. (Máy móc) tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt
động. Xe ăn xăng. 4. Nhận để hưởng. Ăn hoa hồng. 5.
Phải nhận lấy, chịu lấy (cái không hay). Ăn đòn. 6.
Giành về mình phần hơn, phần thắng. Ăn giải. 7. Hấp
thu cho thấm vào. Da ăn nắng. 8. Gắn, dính vào nhau,
khớp với nhau. Hồ dán không ăn. 9. Hợp với nhau, tạo
nên một cái gì hài hòa. Ăn ảnh. 10. Làm tiêu hao, hủy
hoại dần dần từng phần. Sơn ăn mặt. 11. Lan ra hoặc
hướng đến nơi nào đó. Rễ tre ăn ra tới ruộng. 12.
Thuộc về. Đám đất này ăn về xã bên. 13. Có thể đổi
ngang giá. Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam?
(Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê, 2012)
6.2. Từ đồng âm

a. Khái niệm

Từ đồng âm là những từ trùng


nhau về hình thức ngữ âm nhưng
khác nhau về nghĩa.
6.2. Từ đồng âm (cont.)

Trong các ngôn ngữ đơn lập


từ đồng âm thì trong mọi điều kiện
đều là đồng âm. Ngôn ngữ biến
hình thì một nhóm từ có thể đồng
âm với nhau ở dạng thức này
nhưng lại không đồng âm ở
dạng thức khác.
Ví dụ: meat - to meet # met,…
b. Nguồn gốc từ đồng âm
Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải
thích về nguồn gốc.
Ngoài ra con đường hình thành nên từ đồng
âm có thể:
b1. Kết quả biến đổi ngữ âm lịch sử.
b2. Đồng âm giữa từ bản địa với từ vay
mượn.
b3. Cách phát âm địa phương.
b4. Tách biệt từ từ đa nghĩa.
b. Nguồn gốc từ đồng âm (cont.)
b1. Kết quả biến đổi ngữ âm lịch sử.
hòa → và (từ nối) - và (và cơm)
mlời → lời (lời nói) - lời (lãi)
b2. Đồng âm giữa từ bản địa với từ vay
mượn.
sút (giảm sút) – sút (bóng đá)
b. Nguồn gốc từ đồng âm (cont.)
b3. Cách phát âm địa phương.
che - tre, ra - da,
b4. Tách biệt từ từ đa nghĩa.
cây1 (cây tre) - cây2 (cây át cơ)
- cây3 (cây vàng)
c. Phân biệt đa nghĩa với đồng âm
hoa1 dt. 1. Cơ quan sinh sản hữu tính của cây
hạt kín thường có màu sắc và hương thơm. Hoa
sen. 2. Cây trồng để lấy hoa làm cảnh. Mấy khóm
hoa. 3. Vật có hình tựa bông hoa. Pháo hoa. 4.
Hoa tai. 5. Đơn vị đo khối lượng, bằng 1/10 lạng.
6. Hình hoa trang trí. Đĩa men hoa. 7. Dạng chữ
đặc biệt, to hơn chữ thường. Viết hoa.
hoa2 dt: hòn dái gà theo cách gọi kiêng tránh.
hoa3 đt: Khoa (tay): hoa tay múa may.
hoa4 tt: Có trạng thái tối xẩm, quáng lóa cả mắt,
do mệt mỏi hoặc mắt bị kích thích mạnh: đọc hoa
mắt, nhìn hoa mắt.
hoa5: Đẹp: hoa lệ, hoa mĩ.
6.3. Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với


nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh; có
phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ
nghĩa hoặc sắc thái phong cách... nào đó,
hoặc đồng thời cả hai.
6.4. Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa


đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên.
Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh
những khái niệm tương phản về logic.
6.5. Trường nghĩa

Là những tiểu hệ thống, những tổ


chức của từ vựng, gồm những từ ngữ
có quan hệ về nghĩa với nhau một
cách có hệ thống.
II. Cụm từ cố định
1. Khái niệm
2. Phân loại cụm từ cố định
1. Khái niệm cụm từ cố định

Cụm từ cố định là đơn vị do


một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách
một đơn vị có sẵn như từ, có
thành tố cấu tạo và ý nghĩa cũng
ổn định như từ
2. Phân loại cụm từ cố định

Cụm từ cố định

Ngữ cố định Thành ngữ

Ngữ cố định
định danh
Quán ngữ
2.1. Quán ngữ

a. Khái niệm
“Là những cụm từ được dùng lặp
đi lặp lại trong các diễn từ thuộc các
phong cách chức năng khác nhau.
Chức năng của chúng là để đưa đẩy,
rào đón, để nhấn mạnh hoặc liên kết
trong các diễn từ”
2.1. Quán ngữ (cont.)
b. Phân loại quán ngữ
- Quán ngữ dùng trong phong cách hội
thoại, khẩu ngữ.
- Quán ngữ dùng trong phong cách
viết.
2.2. Ngữ cố định định danh

Là những cụm từ cố định,


định danh, gọi tên sự vật
2.3. Thành ngữ
a. Khái niệm
Thành ngữ là cụm từ cố định,
hoàn chỉnh về cấu trúc và ý
nghĩa. Nghĩa của chúng
có tính hình tượng
hoặc/ và gợi cảm.
2.3. Thành ngữ (cont.)
b. Phân loại thành ngữ
Thành ngữ so sánh
Gồm những thành ngữ có cấu trúc là
một cấu trúc so sánh.
Ví dụ: Đắt như tôm tươi, Nhẹ như lông
hồng, Như tằm ăn rỗi, Như vịt nghe sấm,
Ngọt như mía lùi,…
2.3. Thành ngữ (cont.)
b. Phân loại thành ngữ
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
Là thành ngữ được xây dựng trên cơ
sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng
bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một
cách ẩn dụ.
Ví dụ: Ngã vào võng đào, Nuôi ong tay áo,
Cõng rắn cắn gà nhà,…

You might also like