You are on page 1of 18

Bà i chuẩ n bị

Nguyễn thị thu hà


Đề bài :Chuẩn bị các nội dung sau và trình bày: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ toàn dân,
từ địa phương, tiếng lóng, từ cổ, từ Hán Việt, trường nghĩa

1,Từ đồng âm
1.1. Khái niệm
Từ đồng âm là từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về
ý nghĩa.
Ví dụ: Trong tiếng Việt có ba từ “lồng” đồng âm khác nghĩa với nhau:
Lồng (1): đồ vật được đan bằng tre nứa để nhốt chim, gà vịt (lồng chim).
Lồng (2): hành động đưa bộ phận ruột vào trong bộ phận vỏ (lồng chăn).
Lồng (3): hành động vọt chạy đột ngột khi bị tác động của trâu, ngựa (trâu
lồng).
Khác với từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa có tính rông khắp và có tính
hệ thống, từ đồng âm chỉ là những trường hợp riêng lẽ, biệt lập, có tính chất
ngẫu nhiên không bị chi phối bởi quy luật ngữ nghĩa trong hệ thống ngôn
ngữ.
Do đặc điểm loại hình đơn lập của tiếng Việt (âm tiết trùng với hình
vị và trùng với âm tiết) nên từ đồng âm ở tiếng Việt chủ yếu là các từ đơn
âm tiết, trường hợp từ đa tiết đồng âm với nhau rất hiếm.
Từ đồng âm do những nguyên nhân khác nhau: do sự tiết kiệm của
ngôn ngữ (dùng lại vỏ âm thanh của từ để biểu thị một nghĩa khác không có
quan hệ gì với nghĩa đã gán trước đó cho từ); do vay mượn từ nước ngoài
theo lối phiên âm làm thành vỏ âm thanh trùng ngẫu nhiên với âm thanh của
từ thuần Việt đã có sẵn.
Ví dụ: từ phiên âm tiếng Pháp madamme  “ đầm” đồng âm với từ
“đầm” (một vùng nước rộng tự nhiên trên đất liền) và từ “đầm” (dùng vật
nặng nện để đất đá nén xuống cho chắc và phẳng khi làm đường hoặc làm
nền nhà).
Cần chú ý các trường hợp sau đây không phải là từ đồng âm, từ vựng:
Thứ nhất các biến thể: phát âm của cùng một từ (trong ngôn ngữ toàn
dân) ở các phương ngữ. Ví dụ: bức tranh phát âm ở Bắc bộ thành “chanh”
hoặc con “trăn” phát âm thành “chăn”, thì “tranh” và “chanh”; “trăn” và
“chăn” không phải là từ đồng âm.
Thứ hai, các trường hợp chuyển tư cách từ loại của một từ cũng không
tạo thành các từ đồng âm. Ví dụ: “muối” (danh từ chỉ hạt tinh thể mặn kết
tinh từ nước biển) chuyển loại thành muối, muối (hành động dùng muối ăn
để cất giữ rau dưa bằng cách làm lên men trong chum vại) không phải là từ
đồng âm, vì giữa chúng có quan ngữ nghĩa: tên gọi chất liệu và tên gọi hoạt
động làm chất liệu để xúc tác cho một việc gì đó.
Tuy nhiên, khi một từ có thêm nghĩa mới để thành từ nhiều nghĩa thì số
lượng nghĩa của từ có giới hạn nhất định (còn có liên hệ giữa nghĩa mới với
các nghĩa trước đó). Khi không còn xác định được liên hệ ngữ nghĩa giữa
một nghĩa nào đó với các nghĩa trước đó nữa, thì phải xem cái nghĩa cuối
này là nghĩa của một từ đồng âm (khác nghĩa) với từ kia.
Ví dụ: hàng (trong hàng hoá) và hàng (trong xếp hang dọc) là hai từ
đồng âm theo kiểu này. Hoặc thang (trong thang thuốc bắc) và thang (trong
cái thang) cũng tương tự như vậy.
b. Phân loại từ đồng âm
Có thể dựa vào tính chất giữa các từ đồng âm hoàn toàn không có, hay
có chút căn cứ, cơ sở để phân biệt 2 loại từ đồng âm sau đây:
Thứ nhất là các từ đồng âm hoàn toàn ngẫu nhiên, tức là giữa chúng
không hề có mối quan hệ ngữ nghĩa nào mà hình thức ngữ âm lại giống
nhau.
Ví dụ 1: đường (danh từ sự vật: đường đi)
đường (danh từ chất liệu: đường phổi)
Ví dụ 2: đậu (động từ: ruồi đậu)
đậu (danh từ: cây đậu, quả đậu đũa)
Ví dụ 3: lợi (danh từ chỉ bộ phận trong miệng)
lợi (tính từ chỉ ích lợi)
Từ đồng âm ngẫu nhiên chiếm đa số và là loại từ đồng âm tiêu biểu,
điển hình nhất trong tiếng Việt.
Thứ hai, loại các từ đồng âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở liên hệ với
nhau. Đây là những từ đồng âm do tách rời khỏi hệ thống ngữ nghĩa của một
từ nhiều nghĩa ra một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa, nếu như ta không còn
xác định được mối liên hệ giữa nó với các nghĩa khác thì phải coi đó là từ
đồng âm với từ có các nghĩa kia.
Một số ví dụ:
+ quà : món ăn (quà ăn sáng)
quà : vật tặng cho người khác (tặng quà sinh nhật)
+ đài : chỗ đắp (dựng) cao để làm việc gì đó (lễ đài, khán đài, võ
đài…)
đài : cơ sở phát song (đài phát thanh, đài truyền thanh)
+ ăn : hoạt động đưa thức ăn vào miệng (ăn cơm)
ăn : trùng khít (phanh ăn, mộng rất ăn)
c. Tác dụng của từ đồng âm
Mặc dù các từ đồng âm được người Việt dùng nhiều khi chơi chữ,
nhưng người Việt có thể nhận ra chúng trong ngữ cảnh (câu) cụ thể khá dễ
dàng.
Các từ đồng âm được người Việt dụng nhiều nhất khi chơi chữ, tạo ra
những bất ngờ lý thú, nhất là trong thơ, câu đối. Một số ví dụ:
+ Trong bài thơ “Khóc tổng Cóc”, Hồ Xuân Hương đã chơi chữ bằng
một loạt từ đồng âm: Chàng (chẫu chàng), Cóc (con cóc), bén (nhái bén),
chuộc (chẫu chuộc):
“ Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi !
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi ”
+ Chơi chữ đồng âm trong các câu đối:
- Ruồi đậu mâm xôi đậu
- Kiến bò đĩa thịt bò.
- Vôi tôi tôi tôi, trứng bác bác bác.

2,Từ đồng nghĩa


2.1. Khái niệm
Đồng nghĩa là hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ, ở nhiều cấp
bậc và phương diện khác nhau. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập bình diện từ vựng
- ngữ nghĩa của hệ thống ngôn ngữ.
Hiện tượng đồng nghĩa trong ngôn ngữ gồm nhiều mức độ, đơn vị
khác nhau: câu đồng nghĩa, cụm từ đồng nghĩa, hình vị đồng nghĩa và từ
đồng nghĩa.
Ở cấp độ (đơn vị) từ, hiện tượng đồng nghĩa có thể xảy ra giữa các từ có
cấu tạo khác nhau (từ thuần Việt, từ Hán - Việt) có phạm vi sử dụng khác nhau
(từ toàn dân, từ địa phương).
Ví dụ 1: Các từ cho, tặng, dân, hiến, bố thí… đồng nghĩa với nhau ở nghĩa
biểu thị khái niệm “trao hẳn quyền sở hữu một cái gì đó của mình sang người
khác mà không lấy lại”. Các từ này có cấu tạo khác nhau (từ đơn: cho, biếu,
tặng, dâng…; từ phức: bố thí, hiến dâng…), có nguồn gốc không giống nhau
( từ thuần Việt: cho, biếu, dâng…; từ Hán - Việt: bố thí, hiến…)
Ví dụ 2: Các từ “mẹ, má, u, bầm, mạ…” đồng nghĩa với nhau ở nghĩa
biểu vật, biểu niệm nhưng phạm vi sử dụng có tính địa lý khác nhau (từ toàn
dân: mẹ, từ địa phương: má, u, bầm…).
Từ trước đến nay, tồn tại không ít các định nghĩa về từ đồng nghĩa. Quan
niệm về từ đồng nghĩa xem ra có sức thuyết phục là quan niệm dựa vào những
kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa. Theo quan niệm này, từ đồng nghĩa là những
từ có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa. Đó là quan hệ giữa các từ có chung
một nét nghĩa. Nói cách khác, quan hệ đồng nghĩa bắt đầu nảy sinh khi xuất
hiện một nét nghĩa chung, một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ.
Từ đồng nghĩa là từ khác nhau về âm thanh, nhưng có chung ít nhất một
nét nghĩa.
Giữa các từ đồng nghĩa có mức độ đồng nghĩa cao thấp khác nhau, tuỳ
thuộc vào số lượng nét nghĩa chung, nét nghĩa đồng nhất. Số lượng các nét
nghĩa thấp nhất khi các từ có chung một nét nghĩa đồng nhất. Số lượng các nét
nghĩa đồng nhất tăng lên thì mức độ đồng nghĩa giữa các từ càng cao. Mức độ
đồng nghĩa cao nhất (đồng nghĩa tuyệt đối) xảy ra khi các từ có tất cả các nét
nghĩa trùng nhau. Ví dụ:
- Các từ sau có một nét nghĩa chung (chỉ phương tiện giao thông): ô tô, xe
đạp, tàu điện, tàu hỏa, máy bay…
- Các từ sau có hai nét nghĩa chung (hoạt động chia cắt đối tượng),
(thành từng phần lớn): đẵn, chặt, phát, xẻ, bổ…
- Hai từ sau có ba nét nghĩa chung: (hoạt động chia cắt đối tượng),
(thành các phần nhỏ), (theo chiều dọc): băm, vằm, thái…
- Các từ sau có hầu hết các nét nghĩa chung: tàu hỏa, tàu lửa, xe hỏa…
2.2. Phân loại từ đồng nghĩa
Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa (số lượng nét nghĩa chung nhiều hay ít),
căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa
biểu thái, có thể chia các từ đồng nghĩa thành hai loại lớn: từ đồng nghĩa
tuyệt đối và từ đồng nghĩa tương đối.
a.Từ đồng nghĩa tuyệt đối
Đó là những từ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện
tượng), nghĩa biểu niệm (cũng diễn đạt một nội dung khái niệm như nhau, có
hầu hết các nét nghĩa trùng nhau), nghĩa biểu thái (cùng có sắc thái biểu cảm
như nhau) và có thể thay thế cho nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi sử dụng, ở
một số sắc thái địa phương / toàn dân, ngoại lai / thuần Việt:
- điện thoại, dây nói, tê lê phôn…
- sân bay, trường bay, phi trường…
- hộp quẹt, bao diêm, bật lửa…
- cá lóc, cá chuối, cá quả, cá tràu…
Loại từ đồng nghĩa này chiếm số ít trong từ đồng nghĩa từ vựng.
Chúng xuất hiện do các nguyên nhân khác nhau: do vay mượn tiếng khác
vào, hoặc do từ địa phương tồn tại bên cạnh từ thuần Việt, từ toàn dân. Các
từ đồng nghĩa tuyệt đối có sự cạnh tranh với nhau trong sử dụng, nhưng xu
hướng chung là có từ sẽ bị đẩy lùi (ít dùng dần) và bị thay thế bằng một từ
duy nhất thuộc tiếng Việt toàn dân. Ví dụ, hiện nay các từ phi cơ, hải phận,
không phận, xa cảng, pê đan… đang được thay thế bằng các từ: máy bay,
vùng biển, vùng trời, bến xe, bàn đạp…
b.Từ đồng nghĩa tương đối
Từ đồng nghĩa tương đối bao gồm những từ có một số nét nghĩa giống
nhau đồng thời có một số nét nghĩa khác nhau; giữa chúng vừa có sự đồng
nhất vừa có sự khác biệt về nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái
và cả phạm vi sử dụng. Từ đồng nghĩa tương đối có thể chia thành hai loại
nhỏ:
* Đồng nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm nhưng khác nhau về nghĩa biểu
cảm (tốt, trung hoà, xấu). Ví dụ:
Để biểu thị khái niệm “mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự
sống”, tiếng Việt có các từ: chết, hy sinh, từ trần, băng hà, tạ thế, khuất núi,
qua đời, mất, toi, ngoẻo, bỏ mạng, tắt thở…
Các từ trên lập thành các từ đồng nghĩa biểu niệm với nhau (cùng biểu
thị một khái niệm), nhưng giữa các từ đó có nghĩa biểu thái khác nhau khi
nói về cái chết của con người: hoặc kính trọng (hy sinh, từ trần…), hoặc coi
thường (toi, ngoẻo…), hoặc không khinh, không trọng (mất, chết…)
Trong các từ đồng nghĩa trên thường có một (hoặc một vài từ) mang
sắc thái trung tính, trung hoà về mặt biểu cảm, còn các từ khác, đứng trước
và sau nó mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực hoặc sắc thái biểu cảm xấu,
tiêu cực. Ví dụ:
- xơi, mời, dùng, nhậu – ăn - hốc, toọng, nốc, đớp…
- hy sinh, từ trần, khuất núi, tạ thế, qua đời, quy tiên, mất - chết - , bỏ xác,
toi…
- đoàn kết – liên kết - cấu kết…
- dẫn đầu, đứng đầu – lãnh đạo - cầm đầu, đầu sỏ…
- Phấn khởi, vui mừng – vui – hí hửng, tí tởn, rửng mỡ…
* Đồng nghĩa biểu vật nhưng khác nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa
biểu biệm nào đó hoặc khác nhau ở phạm vi sử dụng trong câu. Các từ đồng
nghĩa tương đối ở dạng này giúp người nói biểu thị chính xác các khía cạnh,
các biểu hiện khác nhau của sự vật, hiện tượng.Ví dụ:
- nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nhỏ nhặt…
- trắng, trắng toát, trắng phau, trắng tinh, trắng nõn…
- chạy, phi, lồng, lao…
- rét, giá, lạnh, cóng, buốt…
- đoàn, đội, lũ, toán, bọn, đám…
- lan, phát triển, bành trướng, mở rộng…
- rộng, rộng rãi, thênh thang, mênh mông…
2.3. Tác dụng của từ đồng nghĩa
Cung cấp cho người sử dụng ngôn ngữ những phương tiện ngôn ngữ để
biểu thị các sự vật, hiện tượng trong những biểu hiện phong phú, đa dạng,
sinh động trong thực tế khách quan.
Sự tồn tại của các từ đồng nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự
phong phú của một ngôn ngữ nào đó.
Đặc biệt từ đồng nghĩa có tác dụng tư từ học rất nổi bật. Trong ngôn ngữ
nghệ thuật, đặc biệt trong ngôn ngữ thơ, từ đồng nghĩa thường được dùng
với tần số lớn, làm cho sự vật, hiện tượng, tâm trạng được biểu thị ở những
chi tiết đúng nhất theo cách nhìn, cách cảm nhận của tác giả, đồng thời tránh
được việc lặp lại từ ngữ khi phải hơn một lần đề cập đến sự vật, hiện tượng
hoặc trạng thái.

3,Từ trái nghĩa


3.1. Khái niệm
Trái nghĩa là hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ nói chung, trong
tiếng Việt nói riêng. Trái nghĩa có liên quan đến đồng nghĩa, ngược chiều
với đồng nghĩa. đồng nghĩa là biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đồng nhất
về nghĩa giữa các từ, còn từ trái nghĩa dựa trên sự đối lập,
Có thể hiểu: Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về hình thức ngữ âm,
đối lập nhau về ý nghĩa, biểu thị khái niệm tương phản nhau trên cùng một
mặt bằng lô gích nào đó.
Ví dụ: cao - thấp, thiện - ác, tối - sáng, lạc quan - bi quan…
Như vậy, hiện tượng phân hoá ở hai cực của cùng một nét nghĩa lớn
(nét nghĩa phạm trù, tức là nét nghĩa có tính khái quat cao nhất); trong khi
đồng nghĩa là hiện tượng đồng nhất giữa các từ ở một cực nào đó trong cực
phân hoá đó.
Có thể thấy rõ điều vừa nêu qua sơ đồ sau:
Nét nghĩa khái quát X
Từ x Trái nghĩa Từ y
Đồng nghĩa Từ x Trái nghĩa Từ y Đồng nghĩa
Từ x Trái nghĩa Từ y
v.v… Trái nghĩa v.v…

Ví dụ: thật trái nghĩa với giả


ngay trái nghĩa với thẳng
thật thà trái nghĩa với giả dối
ngay thật trái nghĩa với gian trá

Hàng loạt từ cực này, (đồng nghĩa với nhau: thật, ngay, thật thà, ngay
thật; giả, gian, giả dối, gian trá) trái nghĩa với hàng loạt ở với cực kia (giả,
gian, giả dối, gian trá). Như vậy, hiện tượng trái nghĩa mang tính đồng loạt,
chứ không phải chỉ xảy ra với hai từ.
Mặt khác do bản thân của mỗi từ có thể có nhiều nghĩa nên có thể tham
gia vào nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau, mỗi cặp từ trái nghĩa này với từ
kia chỉ ở một nghĩa nào đó. Ví dụ:
mở (cửa) > < đóng (cửa) mở (vung) > < đậy (vung)
mở (cửa) > < khoá (cửa) mở (màn) > < hạ (màn)
mở (cửa) > < chốt (cửa) mở (mắt) > < nhắm (mắt)
(quả) già > < (quả) non (canh) nhạt > < (canh) mặn
(người) già > < (người) trẻ (tình cảm) nhạt > < (tình cảm)
đằm thắm
(cân) già > < (cân) non (màu áo) nhạt > < (màu áo) đậm
3.2. Phân loại từ trái nghĩa
Hiện nay trong tiếng Việt, có nhiều cách phân loại từ trái nghĩa.
Chẳng hạn, có thể dựa vào tính chất của sự tương phản giữa các khái niệm
do các cặp từ trái nghĩa biểu thị để chia từ trái nghĩa thành 5 loại (Đỗ Hữu
Châu, Giáo trình Việt ngữ, tập II NXBG, 1962), trong đó chú ý đến các cặp
danh từ, cặp động từ, cặp tính từ trái nghĩa. Hiện nay, cách phân loại từ trái
nghĩa có tính chất phổ biến hơn là dựa vào việc giữa hai cực tương phản
vắng mặt hay có mặt điểm trung gian hay không. Theo cách này, có thể thấy
hai loại từ trái nghĩa sau:
a. Trái nghĩa loại trừ nhau: Loại này bao gồm các loại từ trái nghĩa biểu thị
các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất không thể cùng tồn tại.
Ví dụ: chính nghĩa > < phi nghĩa; tự do > < nô lệ; do dự > < dứt khoát…
b.Từ trái nghĩa biểu thị trạng trái, hiện tượng, hoạt động, tính chất đối lập
nhau nhưng có điểm trung gian ở giữa.
Ví dụ: vui > < buồn; xa > < gần; no > < đói ;
xanh > < chin; già > < trẻ…
Trong đó có một số trường hợp có từ trung gian ở giữa:
no > lưng lửng < đói
chín > ương ương < xanh
già > đứng tuổi < trẻ
3.3. Tác dụng của từ trái nghĩa
Quan hệ từ trái nghĩa giúp ta hiểu sâu thêm nghĩa của từ. Do cặp từ
trái nghĩa biểu thị các mặt đối lập của tính chất, hiện tượng và do từ trái
nghĩa được sử dụng theo từng cặp nên qua từ trái nghĩa, bản chất của sự vật,
hiện tượng được hiện ra rõ nét, ở những mặt đối lập của nó. Áp dụng tính
tương phản của cặp từ trái nghĩa, có thể dùng từ này để giải nghĩa cho từ còn
lại ở trong cặp. Ví dụ: để hiểu nghĩa của từ tự do có thể đối lập với nghĩa
của nó với từ nô lệ; lạc quan > < bi quan …
Trong ngôn ngữ văn chương, các cặp từ trái nghĩa được sử dụng khá
nhiều do sức biểu hiện và biểu cảm rất lớn của chúng. Các cặp từ trái nghĩa
cũng là cơ sở để tạo ra biện pháp tu từ đối trong ngôn ngữ văn chương. Phép
đối được sử dụng nhiều trong các thể loại văn thơ truyền thống như phú, câu
đối, thơ Đường luật…và cả trong thơ văn hiện đại. Đối với thành ngữ, tục
ngữ, việc sử dụng phép đối được coi là đặc trưng nổi bật nhất về cấu trúc.
Ví dụ: - Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
- Vào sinh ra tử.
- Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.

Từ ngữ địa phương


a. Từ ngữ địa phương là gì?
+ Căn cứ vào phạm vi sử dụng, người ta chia thành nhiều lớp từ khác nhau,
trong đó có từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ toàn dân là từ
ngữ được toàn dân sử dụng một cách thống nhất.
+ Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một
hoặc một số địa phương nhất định.
Ví dụ:
+ Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…
+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao),
rứa (thế) , ..
+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …
+ Con về tiền tuyến xa xôi
Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.
(Tố Hữu)
b. Các kiểu từ ngữ địa phương
+ Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:
Ví dụ:
+ Nam Bộ: tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …
+ Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê -kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, …
- Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa
phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).
Ví dụ:
+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u
+ Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm
+ Bắc Bộ: thủng (đơn vị để đong thóc, gạo), …

5,Các trường nghĩa


5.1. Khái niệm
Theo lối chiết tự thì trường là một tập hợp các từ, nghĩa là quan hệ ngữ
nghĩa giữa các từ trong tập hợp từ ấy. Trường nghĩa là tập hợp các từ căn cứ
vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Mỗi trường nghĩa là một hệ
thống nhỏ, nằm trong hệ thống lớn là hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ.
5.2. Các loại trường nghĩa
Có thể phân loại trường nghĩa theo hai bước. Trước hết dựa vào hai
kiểu quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ là quan hệ tuyến tính (quan hệ kết hợp
theo chiều ngang) và quan hệ trực tuyến (quan hệ dọc), người ta chia các
trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và
trường nghĩa dọc (trường ngữ trực tuyến). Thứ hai, trong trường nghĩa dọc
có hai trường nghĩa nhỏ là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm.
Phối hợp trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc ta có trường nghĩa liên
tưởng.
5.1.1. Trường nghĩa biểu vật (trường sự vật, trường ý niệm)
Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp các từ cùng biểu thị một phạm vi
sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Cơ sở để xác lập trường nghĩa
biểu vật là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ.
Ví dụ 1: Trường nghĩa biểu vật về người. Đây là một trường nghĩa rất
lớn, bao gồm trong nó nhiều trường nghĩa nhỏ hơn. Chẳng hạn:
+ Tên gọi người theo lứa tuổi: trẻ con, thiếu niên, thanh niên, người cao
tuổi…
+ Tên gọi người theo giới tính: phụ nữ, đàn ông, đàn bà, chị, anh, cô,
chú, bác…
+ Tên gọi người theo nghề nghiệp: nông dân, công nhân, bộ đội, văn
nghệ sĩ…
+ Tên gọi theo các bộ phận cơ thể của người: đầu, thân, chân, tay,
mặt…
+ Tên gọi các hoạt động của người: ăn, nói, suy nghĩ, yêu, ghét…
+ Tên gọi các phẩm chất của người: anh dũng, trung thực, nhân hậu,
thật thà…
Ví dụ 2: Trường nghĩa biểu vật về động vật.
+ Động vật nói chung:
- Tên gọi các loài: chó, gà, lợn, trâu, bò….
- Về giống: đực, cái, trống, mái…
+ Bộ phận cơ thể: đầu, mõm, đuôi, nanh, vuốt…
+ Hoạt động của động vật:
- Hoạt động của các giác quan: nhìn, ngửi, đánh hơi…
- Hoạt động dời chỗ: chạy, phóng, lao, trườn, vồ…
* Nhận xét về trường nghĩa biểu vật:
- Trường nghĩa biểu vật mang tính dân tộc. (số lượng từ ngữ trong từng
trường nghĩa biểu vật và đặc trưng, tính chất của những từ ngữ mang đậm
dấu ấn dân tộc).
- Có từ chỉ nằm trong một trường (Ví dụ: các từ nói, giảng, tư duy…
chỉ nằm trong trường nghĩa con người; các từ hí, sủa, mõm… chỉ thuộc
trường nghĩa động vật). Nhưng cũng có những từ (nghĩa biểu vật) có thể
nằm trong nhiều loại trường nghĩa khác nhau (Ví dụ: các từ xấu, tốt, to,
nhỏ… vừa nằm trong trường nghĩa con người, vừa nằm trong trường nghĩa
chỉ đồ vật…). Từ càng có nhiều nghĩa biểu vật, càng có ý nghĩa khái quát,
tức là phạm vi biểu vật càng rộng thì càng có khả năng xuất hiện trong nhiều
loại trường nghĩa biểu vật khác nhau.
5.1.2. Trường nghĩa biểu niệm (trường ngữ nghĩa, trường nghĩa vị)
Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu
niệm. Cơ sở để xác lập trường nghĩa biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa
biểu niệm của từ. Ví dụ:
- Cấu trúc biểu niệm: (người), (thành viên của gia tộc), (nam), có thể
xác lập được trường nghĩa biểu niệm gồm các từ: ông, cha, bác, chú, dượng,
chồng, anh…
- (hoạt động), (làm liền đối tượng): vá, nối, can, hàn, khâu…
- (dụng cụ lao động), (cầm tay), (dùng để chia cắt): dao, kéo,
liềm, hái…
- (dụng cụ lao động), (cầm tay), (dùng để xoi, đục): đục, khoan, dùi…
- (dụng cụ lao động), (cầm tay), (dùng để đánh bắt): lưới, chài, đó,
đăng…
* Nhận xét:
- Giống như trường nghĩa biểu vật, các trường nghĩa biểu niệm lớn có
thể chia thành các nghĩa biểu niệm nhỏ.
- Những từ có nhiều nghĩa biểu niệm, có thể xuất hiện trong nhiều
trường nghĩa biểu niệm khác nhau.
- Sự phân chia thành trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu vật nói
trên dựa vào sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ là nghĩa biểu vật
và nghĩa biểu niệm. Hai trường nghĩa này có quan hệ mật thiết với nhau.
- Việc dạy từ ngữ theo các chủ đề, chủ điểm hiện nay ở trường Tiểu học
thực chất là dạy từ ngữ theo các trường nghĩa biểu vật hoặc các trường nghĩa
biểu niệm, cũng có nghĩa là dạy từ ngữ theo hệ thống. Đó là cách dạy phù
hợp với đặc trưng về tính hệ thống của từ vựng nói riêng và của ngôn ngữ
nói chung.
5.1.3. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Trường nghĩa tuyến tính được hình thành nhờ tập hợp các từ cùng xuất
hiện với từ trung tâm theo quan hệ hàng ngang trong cụm từ, trong câu. Để
xác lập trường nghĩa tuyến tính, người ta thường chọn một từ gốc (từ trung
tâm) rồi tìm những từ ngữ kết hợp với nó thành một chuỗi tuyến tính. Ví dụ:
- Trường nghĩa tuyến tính của từ nắm (động từ): bài, chân, áo, tình
hình, kiến thức, cán cuốc, vấn đề, hời hợt, sâu sắc, vững, chắc…
- Trường nghĩa tuyến tính của bàn (danh từ): đá, gỗ, sắt, vuông, tròn,
học, viết, làm việc, ăn.
- Trường nghĩa tuyến tính của từ ngoan (tính từ): học sinh, cháu bé…
* Nhận xét:
- Khả năng kết hợp của từ bị chi phối bởi đặc điểm ngữ nghĩa của từ.
Nói cách khác, nghĩa của từ quyết định, quy định khả năng kết hợp của từ.
Vì vậy, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và
cấu trúc nghĩa của các từ trong từ vựng, làm sáng tỏ những đặc điểm hoạt
động của từ.
- Các từ xuất hiện trong nghĩa tuyến tính có tác dụng hiện thực hóa một
hoặc một số nét nghĩa nào đó có trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ trung tâm.
Ví dụ: chấm bài kiểm tra, phụ đạo… tương ứng với các nét nghĩa đảm
nhiệm chức năng xã hội trong cấu trúc ngữ nghĩa của các từ thầy giáo. Các
từ đá, gỗ sắt… tương ứng với nét nghĩa nguyên liệu tạo thành.
5.1.4. Trường nghĩa liên tưởng
Khi ta nhắc tới một từ nào đó (từ kích thích), từ ấy gợi ra hàng loạt
các từ khác. Toàn bộ những từ do một từ kích thích gợi ra theo quy luật liên
tưởng tập hợp thành trường liên tưởng.
Ví dụ:
- Từ kích thích nắm (động từ) có thể xác lập được trường nghĩa liên
tưởng gồm các từ: cầm, nắm, bắt, giữ, vắt, đỡ, túm, nâng, hứng, kéo, lôi,
giật, xiết, bắt tay…(a)
Nắm: chân, áo, tình hình, kiến thức, chủ quyền, vấn đề, đằng đuôi…
(b)
- Mặt trời: chói chang, rực rỡ, lóa mắt, nóng, đỏ, lặn, ban mai…
- Quê hương: kỉ niệm, tuổi thơ, cây đa, giếng nước…
* Đặc điểm của trường nghĩa liên tưởng:
- Trường nghĩa liên tưởng mang tính dân tộc: Những từ ngữ được gợi
ra xoay xung quanh một từ kích thích nào đó có thể trùng nhau, nhưng có
thể khác nhau về từng dân tộc, trong từng ngôn ngữ.
- Trường nghĩa liên tưởng mang tính thời đại: Trong cùng một quốc
gia, nhưng mỗi thời đại, do sự khác nhau về điều kiện lịch sử - xã hội cho
nên tâm lý, suy nghĩ của con người trong từng thời đại cũng khác nhau. Điều
đó được thể hiện trong các từ ngữ thuộc các trường liên tưởng. Ví dụ: Trong
thơ ca trước Cách mạng tháng Tám, từ mùa thu thường gợi ra nỗi buồn, sự
hiu quạnh, xao xác… Trong thơ ca sau Cách mạng tháng Tám, từ mùa thu
gợi ra một sự liên tưởng khác: độc lập, thanh bình, ấm no…
- Trường nghĩa liên tưởng mang tính cá nhân: Người từng trải, hiểu biết
sâu rộng, thì trường nghĩa liên tưởng càng phong phú. Ngoài ra liên tưởng
còn gắn với kỉ niệm của mỗi người.
- Trong trường nghĩa liên tưởng có những từ thuộc trường nghĩa dọc
(trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm) và có những từ thuộc trường
nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính). Ở ví dụ 1, các từ trong nhóm (a)
thuộc trường nghĩa dọc, các từ trong trường nghĩa (b) thuộc trường nghĩa
ngang.

6,Từ ngữ toàn dân


1.1 Định nghĩa
- Từ ngữ toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng
- Là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ
- Là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ
1.2 Phân loại
- Về mặt nội dung: từ vựng toàn dân biểu hiện những sự vật, hiện
tượng, những khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống
- Ví dụ:
+ Những từ chỉ hiện tượng thiên nhiên: mưa, nắng, bão, núi, sông…
+ Những từ chỉ bộ phận cơ thể con người: đầu, mắt, mũi, tay, chân…
+ Những từ chỉ các sự vật, hiện tượng gắn liền với đời sống: cày,
cuốc, kim, chỉ, …
- Về mặt nguồn gốc: từ vựng toàn dân có nguồn gốc đa dạng. Từ vựng
toàn dân của tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Mường, từ gốc Môn-
Khơmer, từ vay mượn.
- Ví dụ:
+ Khơmer: sóc – tóc, me-mẹ….
+ Từ vay mượn (tiếng Hán): cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên, văn
chương….
(Ấn – Âu: olive – ô liu, cyclo – xích lô,….

7.từ hán việt


Từ Hán Việt là gì?
Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng
Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái La tinh. Về mặt âm thanh
từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc.Trong từ vựng
tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.
Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt
cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong
phú hơn rất nhiều.

Phân loại
Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau
đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.
– Từ Hán Việt cổ: các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt trước thời
Nhà Đường.
 Ví dụ như Tươi: âm Hán Việt là “tiên”. Bố với âm Hán Việt là “phụ”.
Xưa: âm Hán Việt cổ là “sơ”. Búa với âm Hán Việt là “phủ”. Buồn
với âm Hán Việt là “phiền”. Kén trong âm Hán Việt là “giản”. Chè
trong âm Hán Việt là “trà”.

– Từ Hán Việt: các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt giai đoạn
thời nhà Đường cho đến đất nước Việt Nam trong thời gian đầu thế kỷ 10.

 Ví dụ như gia đình, lịch sử, tự nhiên.

– Từ Hán Việt Việt hoá: các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên
khi có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác và các nhà khoa học vẫn đang
nghiên cứu sâu hơn về trường hợp này.

 Ví dụ như Gương âm Hán Việt là “kính”. Goá âm Hán Việt là “quả”.


Cầu trong “cầu đường” với âm Hán Việt là “kiều”. Vợ với âm Hán
Việt là “phụ”. Cướp với âm Hán Việt là “kiếp”.. Thuê với âm Hán
Việt là “thuế”

Đặc điểm từ Hán Việt


Ngôn ngữ tiếng Việt có nhiều từ Hán Việt và mang nhiều sắc thái khác nhau
như sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm, sắc thái phong cách.

– Sắc thái ý nghĩa: từ Hán Việt sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát;

 Ví dụ: thảo mộc = cây cỏ, viêm = loét, thổ huyết = hộc máu…
– Sắc thái biểu cảm: từ Hán Việt thể hiện cảm xúc.

 Ví dụ: phu nhân = vợ, chết = băng hà…

– Sắc thái phong cách: từ Hán Việt riêng biệt được dùng trong các lĩnh vực
khoa học, chính luận, hành chính. Còn từ tiếng Việt có sắc thái đơn giản và
đời thường hơn.

 Ví dụ: bằng hữu = bạn bè, huynh đệ = anh em, thiên thu = ngàn năm,..

8,Tiếng lóng
Theo Từ điển tiếng Việt (1986) của Viện ngôn ngữ Việt Nam: “tiếng lóng là
cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào
đó, nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi”.

Tiếng lóng là một ngôn ngữ biến thể và sáng tạo dựa vào một loại ngôn ngữ
có sẵn nào đó. Hầu hết các quốc gia đều có tiếng lóng. Ở Việt Nam, tiếng
lóng còn đa dạng hơn bởi ngoài các tiếng lóng tiếng Việt, tiếng Hán còn xuất
hiện thêm tiếng lóng tiếng Anh – Mỹ.

Tiếng lóng hay từ lóng là một ngôn ngữ không chính thức, thường được sử
dụng trong giao tiếp hàng ngày. Chúng không được công nhận mà chỉ là
những người nói ngầm hiểu với nhau. Đối với loại ngôn ngữ này, chỉ những
người trong một nhóm nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang
nghĩa đen (nghĩa trực tiếp) mà mang nghĩa bóng (nghĩa tượng trưng).

Vậy Ý nghĩa của tiếng lóng trong tiếng việt là gì? Mục đích sử dụng của
ngôn ngữ này. Ban đầu nó xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn
đạt. Hiện nay, nó không chỉ được sử dụng với ý nghĩa che dấu thông tin mà
còn được dùng để ám chỉ những điều thô tục, khiếm nhã.

Tiếng lóng là gì?


Tiếng lóng là gì?

2. Nguồn gốc của tiếng lóng


Tiếng lóng đã xuất hiện từ lâu trong cả văn học và cuộc sống song song
cùng với ngôn ngữ chính thức. Tiếng lóng xuất hiện tại nhiều địa phương
của 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Tiếng lóng cũng có quá trình ra đời và phát triển. Có những xuất hiện từ lâu
đời, một số từ xuất hiện cách đây chục năm, cũng có những từ chỉ mới vừa
xuất hiện vài năm. Ban đầu, tiếng lóng ra đời để thay thế những từ ngữ miêu
tả bộ phận trên cơ thể, biểu hiện hàng tháng của phụ nữ.

Tiếng lóng có nguồn gốc từ 3 loại ngôn ngữ khác nhau bao gồm Tiếng lóng
thuần Việt, tiếng lóng gốc Hán, tiếng lóng vay mượn Ấn – Âu. Chính vì thế,
hiện nay số lượng từ lóng ngày càng phong phú, đa dạng.

3. Đặc điểm của tiếng lóng


Tiếng lóng khác với ngôn ngữ chính thức đang được sử dụng. Ngôn ngữ
chính chính thức là ngôn ngữ toàn dân, ai đọc ai nghe cũng hiểu. Có một số
đặc điểm giúp chúng ta nhận ra tiếng lóng:

3.1. Sử dụng trong phạm vi hẹp


Tiếng lóng sử dụng trong cuộc sống thường là những từ ngữ vùng miền.
Những từ ngữ này được các địa phương tạo ra và chỉ những người trong địa
phương đó hiểu.

Ví dụ về từ lóng địa phương cũng chỉ người trong địa phương mới hiểu:
“trốc tru”. Đây là một từ tiếng lóng của Nghệ An. “Trốc” có nghĩa là đầu,
“tru” có nghĩa là trâu, dịch ra là đầu trâu.

Tuy nhiên từ này chủ yếu dùng để nói những người nói mãi không chịu hiểu,
không chịu tiếp thu. Dù có ý nghĩa như vậy nhưng đây là một từ có sắc thái
nhẹ nhàng, không hè gay gắt, thô thiển.

Kể cả những tiếng lóng trên mạng cũng thế. Nó chỉ được dùng trên mạng xã
hội, phù hợp với ngôn ngữ tuổi teen. Nếu đưa ra ngoài cuộc sống sẽ ít người
hiểu được những từ ngữ đó.

.2. Tiếng lóng có tính tạm thời


Tiếng lóng khác với ngôn ngữ được sử dụng toàn dân. Ngôn ngữ chính thức
sẽ được công nhận và đưa vào từ điển. Những từ này sẽ tồn tại lâu dài, bền
vững. Trong khi đó, tiếng lóng không được công nhận, lượng người sử dụng
giới hạn. Cho nên theo thời gian nếu có một từ phù hợp hơn tiếng lóng sẽ bị
đào thải, loại bỏ.

Các từ như “Thị Nở”, “Chí Phèo” trong tác phẩm của Nam Cao ngày nay
cũng được sử dụng để miêu tả những người có đặc điểm ngoại hình, tính
cách giống như thế. Tuy nhiên, khác với các từ lóng thông thường, nó không
bị đào thải bởi lẽ đây là từ do cá nhân sáng tạo ra, nghĩa gốc ban đầu không
phải tiếng lóng. Từ ngữ này vẫn sẽ luôn tồn tại trong tác phẩm văn học.

.3. Tính ứng dụng không cao, không có tính hệ thống


Tiếng lóng chỉ được sử dụng trong văn nói, ít khi được sử dụng trong văn
viết. Đặc biệt là các văn bản cần sự trang trọng. Trong văn học nó chỉ được
đưa vào theo tiếng nói của nhân vật ở dạng câu dẫn.

Tại sao nói tiếng lóng không có tính hệ thống? Ngôn ngữ Tiếng Việt hiện
nay là ngôn ngữ toàn dân ai nghe cũng hiểu, được đưa vào sử dụng trong tất
cả các trường hợp. Trong khi, tiếng lóng chỉ được sử dụng cho một nhóm
người nhất định, nhóm nào sử dụng ngôn ngữ văn hóa của nhóm đó.

9,Từ việt cổ
Khái niệm từ Việt cổ
Từ khái niệm rộng về từ cổ trong tiếng Việtnhư trên, chúng ta dễ dàng đi đến
xác định khái niệm hẹp về từ Việt cổnhư sau, đó là những từ được dân tộc ta
sử dụng vào thời xưa, có nguồn gốc bản xứ hoặc vay mượn từ các nhóm
ngôn ngữ cùng hệ (Mon-Khmer, Tày – Thái, Mường) và hiện nay không còn
được sử dụng trong tiếng Việt.
Hai khái niệm từ cổ trong tiếng Việtvà từ Việt cổkhông hoàn toàn trùng khớp
với nhau. Chúng không phải là hai vòng tròn giao nhau mà là hai vòng tròn
đồng tâm có đường kính khác nhau. Trong quyển sách của mình, Nguyễn
Ngọc San đã đánh đồng hai khái niệm trên nên đưa ra danh sách các từ Việt
cổ trong văn thơ Nôm nhầm với rất nhiều từ gốc Hán. Chúng tôi xin trình
bày cụ thể như sau:
1. Mượn từ Hán Việt
Từ Hán Việt là bộ phận rất quan trọng trong từ vựng tiếng Việt. Theo
nguyên tắc, mỗi chữ Hán đều có một hoặc vài âm Hán Việt, nhưng không
phải âm Hán Việt nào cũng du nhập vào tiếng Việt trở thành từ Hán Việt.
Tuy nhiên, trong các văn bản Nôm, đôi khi cũng sử dụng cả một số âm / từ
Hán Việt không thông dụng trong tiếng Việt hiện đại. Các từ Việt cổ trong
văn thơ Nômcó cả hai trường hợp như thế.
- Từ Hán Việt thông dụng:
Gián (can gián, khuyên can): Tính cương ai gián chẳng nghe mọi điều(tr.391
– 392);
Kham (cam chịu, chịu đựng): Kham cười anh vũ mắc chưng lồng(tr.398);
Loạn thường (là rối loại cương thường): Xây trồng ra thói trăng hoa loạn
thường(tr.408);
Nghiệt (yêu nghiệt, tội ác): Chút còn dư nghiệt ngoài thành khoe
khoang(tr.429);..
- Âm / từ Hán Việt không thông dụng:
Chủ quỹ (người vợ cả): Hiềm trong chủ quỹ chưa hoà có ai(tr.370);
Mâu (con người, tròng mắt): Mâu tử là đôi con mâu(tr.371);
Na (ôn dịch): Đốt trúc khuơ na dắng lỗ tai(tr.420);
Tẫn mẫu (cái và đực): Tẫn mẫu sấp ngửa bày úp che(tr.452);…
Ngoài ra, còn có thể kể ra nhiều từ khác như đàn hặc, tiên sàm, gia nương…
đều là từ Hán Việt. Nhưng mỗi trường hợp chúng tôi chỉ nêu ra vài ví dụ
minh hoạ. Những từ ngữ trên tuy xuất hiện trong văn bản Nôm nhưng không
phải ghi từ Việt cổ mà là những đơn vị từ vựng được ghi bằng chữ Nôm vay
mượn cả âm và nghĩa chữ Hán (từ gốc Hán). Những chữ này khi xuất hiện
trong văn bản chữ Hán thì chúng hoàn toàn là chữ Hán. Chỉ khi nào chúng
xuất hiện trong văn bản Nôm mới được gọi là chữ Nôm. Nếu liệt kê những
từ ngữ trên vào danh sách từ Việt cổ thì có lẽ tất cả từ Hán Việt mà hiện nay
tiếng Việt sử dụng đều là từ Việt cổ.

You might also like