You are on page 1of 84

Học phần: Dẫn luận ngôn ngữ học

Nội dung Chương 1


1. Bản chất của ngôn ngữ

2. Chức năng của ngôn ngữ

3. Đặc trưng của ngôn ngữ

4. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ

5. Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ

6. Phân loại các ngôn ngữ


III. ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ
1 Ngôn ngữ có tính võ đoán

2 Ngôn ngữ có tính hình tuyến


ĐẶC 3 Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi
TRƯNG
4 Ngôn ngữ có tính sản sinh

5 Ngôn ngữ có tính đa trị

6 Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị


chế định bởi không gian, thời gian
(1) Ngôn ngữ có tính võ đoán

NGÔN NGỮ
Âm thanh BÀN

Ý nghĩa Đồ vật làm bằng …


có 4 chân và
1 mặt phẳng

Quy ước
(1) Ngôn ngữ có tính võ đoán

NGÔN NGỮ
Âm thanh Điện thoại

Ý nghĩa

Quy ước
(1) Ngôn ngữ có tính võ đoán
- Hai mặt trong tín hiệu ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau,
đã có mặt này là phải có mặt kia

- Việc dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý nghĩa này hay ý
nghĩa khác là do quy ước, do thói quen của cộng đồng xã
hội quyết định

Võ đoán
(1) Ngôn ngữ có tính võ đoán
“Danh vô cố nghi, ước chi dĩ mệnh, ước định tục thành vị chi
nghi, dị ư ước tắc vị chi bất nghi" (Tuân Tử)

Tên vốn không có sự thích hợp cố định, người ta quy ước với
nhau mà đặt tên, quy ước định ra mà thành lệ là thích hợp, trái
với quy ước là không thích hợp.
(2) Ngôn ngữ có tính hình tuyến
- Khi đi vào hoạt động, các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau,
tạo thành chuỗi có tính hình tuyến.

- Không thể nói ra hai tín hiệu ngôn ngữ cùng một lúc mà phải phát
âm kế tiếp nhau, xong tín hiệu này mới đến tín hiệu kia.

Ví dụ: (1) tôi → (2) là → (3) sinh → (4) viên

- sự kết hợp liên tục, tạo thành một chuỗi, theo thời gian (âm này
trước, âm này sau)
(3) Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi

Ngôn ngữ là một cấu trúc hai bậc:

(1) Các đơn vị tự thân không mang nghĩa

(2) Những đơn vị mang nghĩa (do các đơn vị không mang
nghĩa kết hợp với nhau)
(3) Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi
Đơn vị
Ba con mèo mang nghĩa

Đơn vị
ba + con + mèo mang nghĩa

Đơn vị
b a c o n m e o không
mang nghĩa
(4) Ngôn ngữ có tính sản sinh

Tính sản sinh của ngôn ngữ biểu hiện ở chỗ: từ một số lượng
hữu hạn những đơn vị, yếu tố đã có, dựa vào những nguyên
tắc đã được xác định, người sử dụng có thể tạo ra và hiểu
được rất nhiều đơn vị, yếu tố mới (từ ngữ mới), tạo ra và hiểu
được vô số những câu mới mà trước đó có thể họ chưa từng
nói hoặc chưa từng nghe thấy.
(4) Ngôn ngữ có tính sản sinh

Một vài Rất nhiều


đơn vị ngôn ngữ SẢN SINH đơn vị ngôn ngữ
có sẵn mới
Ví dụ


Vờ
Vở
V, ơ Vỡ
Vợ
Vớ
Ví dụ

Người hai vợ
Người vợ hai
người, hai, vợ
Vợ hai người
Hai người vợ
Ví dụ
Sao /anh / bảo/ nó/ không/ đến?

Sao nó đến anh không bảo?

Sao nó đến không bảo anh?


(5) Ngôn ngữ có tính đa trị

Tính đa trị của ngôn ngữ biểu hiện ở chỗ:

Một vỏ âm thanh ứng với hai hoặc hơn hai nội dung sự vật,
hoặc một sự vật ứng với hai hoặc hơn hai vỏ âm thanh.
(5) Ngôn ngữ có tính đa trị

Đơn trị Đa trị


Âm thanh Âm thanh

Ý nghĩa Ý nghĩa 1 Ý nghĩa 2


(5) Ngôn ngữ có tính đa trị

Đơn trị Đa trị


Ghế đá
(5) Ngôn ngữ có tính đa trị

Đơn trị Đa trị


mèo Chuột
(5) Ngôn ngữ có tính đa trị

Đơn trị Đa trị


Âm thanh
Âm thanh 1 Âm thanh 2

Ý nghĩa Ý nghĩa
(5) Ngôn ngữ có tính đa trị

Đơn trị Đa trị


Âm thanh
Mẹ u Bầm Má Mệ

Ý nghĩa
(5) Ngôn ngữ có tính đa trị

Đơn trị Đa trị


Âm thanh
Bố tía Ba cha

Ý nghĩa
Ví dụ (5) Ngôn ngữ có tính đa trị
NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG”
Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta
nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con
mắt to hơn cái bụng,... Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc
động vật chứa ruột, dạ dày". Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng
thầm, bụng bảo dạ, định bụng,... thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa:
suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang đi,...
Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là
"biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói
chung".
(Theo Hoàng Dĩ Đình)
(6) Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định
về không gian, thời gian
Ngôn ngữ đại diện, thay thế cho những cái được nó biểu hiện, gọi tên.
Cái được biểu hiện của ngôn ngữ, dù bản tính vật chất hay phi vật
chất, hiện thực hay phi hiện thực, … đều không quan trọng. Ở đây
chỉ cần sự tồn tại của chúng về mặt văn hoá – xã hội.

Bởi thế, ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ không bị hạn chế về
mặt thời gian và không gian trong giao tiếp khi nói về bất kì sự vật,
hiện tượng, … nào.
III. HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC
CỦA NGÔN NGỮ
Hệ thống là gì? Cấu trúc là gì?
Cấu trúc là tổ chức bên
Hệ thống là một tổng
trong của hệ thống, là mô
thể các yếu tố có
hình bao gồm các mối
quan hệ qua lại và
quan hệ liên kết giữa các
quy định lẫn nhau,
bộ phận, các yếu tố của
tạo thành một thể
hệ thống với nhau.
thống nhất có tính
Cấu trúc là một thuộc
phức hợp hơn.
tính cấu tạo nên hệ thống
3.1. Hệ thống ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một hệ thống vì:

- Là một tổng thể các yếu tố (đơn vị ngôn ngữ)

- Các yếu tố này có những mối quan hệ với nhau

- Các yếu tố tập hợp thành một tổng thể phức tạp hơn
3.1. Hệ thống ngôn ngữ

Hệ thống ngôn ngữ có cấu trúc của nó vì:

- Có cơ cấu tổ chức bên trong

- Từ hệ thống phức hợp có thể phân tích thành các bộ phận, yếu tố

- Các bộ phận, yếu tố này có thể được giá trị khác nhau là nhờ các
mối quan hệ của chúng với nhau và chức năng khác nhau do chúng
thực hiện.
3.1. Hệ thống ngôn ngữ

Để nhận diện và phân biệt các đơn vị ngôn ngữ, người ta phải dùng
các kĩ thuật phân tích ngôn ngữ học.

- Đơn vị ngôn ngữ là những đơn vị có sẵn trong hệ thống:

Từ, hình vị, âm vị

- Câu là đơn vị của lời nói.


Quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ

(1) (2) (3)

QUAN HỆ QUAN HỆ QUAN HỆ


TÔN TY KẾT HỢP ĐỐI VỊ
(CẤP BẬC)
(1) Quan hệ tôn ty (cấp bậc)

Thể hiện mối quan hệ cao thấp giữa các đơn vị thuộc các cấp
độ khác nhau trong hệ thống ngôn ngữ, đó là: đơn vị thuộc
cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ
thấp hơn; ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giờ
cũng nằm trong đơn vị thuộc câp độ cao hơn, và nó là thành
tố để cấu tạo nên đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.
(1) Quan hệ tôn ty (cấp bậc)

TỪ SINH VIÊN

HÌNH VỊ SINH

ÂM VỊ S
(2) Quan hệ kết hợp
Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi
ngôn ngữ đi vào hoạt động.
Quan hệ kết hợp là quan hệ giữa các yếu tố nối tiếp nhau
theo tuyến tính (trục ngang/ trục thời gian).
Nguyên tắc: chỉ những đơn vị đồng hạng (thuộc cùng một
bậc, có chức năng ngôn ngữ như nhau) thì mới trực tiếp kết
hợp với nhau.
Ví dụ (2) Quan hệ kết hợp

Tôi mua một cái bánh mì.


(3) Quan hệ đối vị
(quan hệ liên tưởng)
Là quan hệ giữa một đơn vị ngôn ngữ (từ, hình vị, ...) với
những đơn vị đồng hạng khác có thể thay thế được cho nó tại
vị trí mà nó hiện diện trong câu.

Tôi mua một cái bánh mì.

Hắn


3.1. Hệ thống ngôn ngữ
- Hệ thống ngôn ngữ là loại hệ thống được tổ chức theo kiểu có tính
phân đoạn đôi, và chính nhờ cách tổ chức như vậy mà ngôn ngữ có
tính tạo sinh (dựa trên những cái có sẵn có thể tạo ra rất nhiều từ
mới, ngữ đoạn mới, câu mới….)

- Ngôn ngữ học gồm nhiều đơn vị, yếu tố tạo thành nhiều tiểu hệ
thống, nhiều bộ phận khác nhau, vì thế trong ngôn ngữ học đã xây
dựng những bộ môn nghiên cứu khác nhau: âm vị học, ngữ âm
3.1. Hệ thống ngôn ngữ
- Khi xét một yếu tố, một đơn vị, một sự kiện ngôn ngữ thì luôn phải
đặt nó trong hệ thống. Tại đây, cấu trúc của hệ thống sẽ “thẩm
định” phẩm chất ngôn ngữ học của yếu tố, đơn vị, sự kiện đó trong
mối quan hệ với hàng loạt các yếu tố, đơn vị, sự kiện khác.
Nghiên cứu ngôn ngữ
Nghiên cứu
Nghiên cứu
Lịch đại
đồng đại
Nghiên cứu ngôn ngữ đã
Nghiên cứu ngôn ngữ ở
có những biến đổi gì, biến
một trạng tái cụ thể, vào
đổi như thế nao trong các
một giai đoạn cụ thể,
trạng thái xét theo tiến
được giả định là đứng
trình lịch sử
im không có thay đổi, hệ
thống ngôn ngữ được coi
như hoàn toàn ổn định.
3.2. Ngôn ngữ và lời nói

NGÔN NGỮ LỜI NÓI

Ngôn ngữ là cái chung Lời nói là sản phẩm của


(bao gồm: các âm, các hoạt động nói năng,
từ, các mô hình cấu tạo những văn bản, những
nhóm từ, câu, … cùng diễn ngôn cụ thể trong
với các quy tắc biến đổi) các tình huống cụ thể,
Ngôn ngữ tồn tại, hoạt được thực hiện bởi
động cho tất cả mọi những cá nhân cụ thể.
người.
3.2. Ngôn ngữ và lời nói
F. De Saussure:

“Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và
giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể
hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó, nhưng
lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập; về phương
diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước …. Cuối
cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hoá.”
V. NGUỒN GỐC VÀ DIỄN TIẾN
CỦA NGÔN NGỮ
Nguồn gốc của ngôn ngữ
gắn liền với nguồn gốc của con người
(1) Về mặt sinh học (2) Về mặt xã hội
- Bộ não phát triển Lao động là động lực có tính xã hội
- Bộ máy cấu âm phát triển để phát triển ngôn ngữ.
con người có thể phát ra Con người sử dụng ngôn ngữ để:
được nhiều âm khác nhau. - Giao tiếp
- Chia sẻ kinh nghiệm
Sự phát triển của ngôn ngữ gắn liền với
sự phát triển của xã hội loài người
(1) (2) (3)
Thời kỳ Thời kỳ Thời kỳ
cộng đồng thị tộc xã hội có phân chia hình thành dân tộc
và bộ lạc giai cấp
(1) Thời kỳ cộng đồng thị tộc và bộ lạc

Chia tách Hợp nhất


ngôn ngữ ngôn ngữ

(a) (b)

Xu hướng phát triển ngôn ngữ


(a) Xu hướng chia tách ngôn ngữ
- Xu hướng chia tách ngôn ngữ xảy ra ki một bộ lạc tăng
trưởng dân số không ngừng và đến một lúc nào đó, do nhiều
điều kiện khác nhau buộc người ta phải tách ra thành
những bộ phận, cư trú phân tán trên nhiều địa bàn khác
nhau. Nảy sinh các ngôn ngữ khác nhau
(hoặc có cùng nguồn gốc,
hoặc trở thành những phương ngữ, thổ ngữ khác nhau
của một ngôn ngữ chung)
(a) Xu hướng chia tách ngôn ngữ
Ví dụ

- Các nhóm phương ngữ: Mày, Rục, Sách, Arem, Mã


Liềng của tiếng Chứt;

- Các nhóm phương ngữ: Thổ, Pọong, Đan Lai, Li Hà,


Cuối Chăm, Cuối Niêu của tiếng Thổ ở khu vực Đông
Nam Trường Sơn - VN
(b) Xu hướng hợp nhất ngôn ngữ
- Xu hướng hợp nhất hay xảy ra khi có những liên minh bộ
lạc được hình thành (bằng cách bộ lạc này chinh phục bộ lạc
khác hoặc là một số bộ lạc tự nguyện liên minh với nhau).

- Liên minh bộ lạc là điều kiện thuận lợi để các ngôn ngữ tiếp
xúc chặt chẽ với nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.
(b) Xu hướng hợp nhất ngôn ngữ

(1) (2)
Ngôn ngữ của bộ lạc chiến Tiếp xúc ngôn ngữ, dẫn đến
thắng trở thành ngôn ngữ pha trộn ngôn ngữ, thậm chí,
chung trong cộng đồng liên có thể làm nảy sinh một ngôn
minh ngữ mới

Chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ Ngôn ngữ mới vẫn giữ được
Thay đổi ít nhiều (ngữ âm và từ vựng) cơ cấu hình thái
của một trong những ngôn ngữ
thuộc thành phần pha trộn
(b) Xu hướng hợp nhất ngôn ngữ

- Tiếng Việt trong quá trình tiếp xúc lâu đời với các ngôn
ngữ Thái và tiếng Hán đã vay mượn một khối lượng lớn các
từ vựng và yếu tố tạo từ cùng với một số ảnh hưởng khác về
ngữ pháp. Tuy nhiên, không vì thế mà tiếng Việt thuộc về
hoặc gần gũi về mặt cội nguồn với các ngôn ngữ đó.
(2) Thời kỳ xã hội phân chia giai cấp
- Xã hội phân chia giai cấp gắp liền với sự thiết lập nhà
nước. Sự ra đời của nhà nước đòi hỏi cộng đồng phải
có một ngôn ngữ thống nhất.(ngôn ngữ bản địa của
người chiến thắng/ ngôn ngữ của bộ lạc làm trung
tâm cho nhà nước).

- Quá trình tạo ra chữ viết


(2) Thời kỳ xã hội phân chia giai cấp
Người nắm được và sử dụng chữ viết chủ yếu là các trí
thức trong tầng lớp thống trị, các chức sắc thuộc các
tôn giáo hoặc thương nhân.

Vì thế, ở thời kì này, ngôn ngữ nhà nước không phải ở


nơi nào cũng đồng thời là ngôn ngữ của toàn dân, thậm
chí có thể còn cách xa với ngôn ngữ nhân dân.
(3) Thời kỳ hình thành dân tộc
- Dân tộc hình thành làm tăng thêm sự thống nhất về
nhiều mặt, trong đó có thống nhất ngôn ngữ .

- Ngôn ngữ dân tộc được xây dựng trên cơ sở một


phương ngữ có sẵn, hoặc trên cơ sở các phương ngữ
khác nhau tác động lẫn nhau dẫn đến sự tổng hoà có
chọn lọc.
(3) Thời kỳ hình thành dân tộc

- Tiếng Việt được hình thành trên cơ sở phương ngữ Bắc


(mà trung tâm là 2 vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã)

- Tiếng Nga được hình thành trên cơ sở tổng hoà các


phương ngữ Bắc Nga và Nam Nga, cùng một phần tiếng
Slave cổ
(3) Thời kỳ hình thành dân tộc
- Tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, tuy vậy, vẫn
buộc phải chấp nhận tình trạng còn tồn tại: phương
ngữ địa lý (tiếng địa phương) và phương ngữ xã hội.

- Sự hình thành ngôn ngữ dân tộc thống nhất cũng sẽ


thường dẫn đến việc xây dựng ngôn ngữ văn hoá.
CHÚ Ý
(1) Sự biến đổi không ngừng của ngôn ngữ là để đáp ứng yêu
cầu làm phương tiện giao tiếp, công cụ tư duy. Vì thế, nó
phải biến đổi từ từ thì mới đảm bảo sự hiểu nhau giữa các thế
hệ.

(2) Ba mặt: Từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp biến đổi không đồng đều
với nhau. Từ vựng biến đổi nhanh nhất, tiếp đến là ngữ âm.
Ngữ pháp biến đổi rất chậm và mang tính bảo thủ.
VI. PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ

(1) (2) (3)

Cơ sở Phân loại Phân loại


phân loại ngôn ngữ ngôn ngữ
ngôn ngữ theo cội nguồn theo loại hình
Cơ sở phân loại các ngôn ngữ
Có 2 hướng phân loại:

(1) Phân loại theo nguồn gốc


Phương pháp so sánh lịch sử

(2) Phân loại theo loại hình


Phương pháp so sánh loại hình
(1) (2)
PP so sánh lịch sử PP so sánh loại hình
- Nghiên cứu sự biến - Nghiên cứu để tìm ra các
đổi của ngôn ngữ và phổ niệm ngôn ngữ, các
quan hệ giữa các ngôn đặc trưng về mặt loại hình
ngữ về mặt cội nguồn của các ngôn ngữ.

Xác định các ngôn Xác định các ngôn ngữ


ngữ có cùng nguồn gốc có cùng loại hình
Cơ sở phân loại các Kết quả phân loại
ngôn ngữ theo các ngôn ngữ theo
cội nguồn cội nguồn

(a) (b)

(1) Phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn


(a) Cơ sở phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn
1) Có những ngôn ngữ có thể bị chia tách thành nhiều ngôn ngữ. Giả định các ngôn ngữ
cùng có chung một ngôn ngữ mẹ (ngôn ngữ bị chia tách)

2) Ba mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ và các tiểu hệ thống của nó biến đổi
không đồng đều.

3) Sự biến đổi ngữ âm không phải là hỗn loạn mà thường có lí do, có quy luật và biến đổi theo
hệ thống.

4) Cơ sở quan trọng nhất để phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn chính là tính võ đoán
trong quan hệ giữa ngữ âm với ý nghĩa.

Những từ gần gũi về mặt âm thanh, có liên quan hoặc gắn bó với nhau về ý nghĩa, thường
bắt nguồn từ một gốc nào đó.
Ví dụ về sự gần gũi giữa các ngôn ngữ

Việt Mường Rục Môn Khmer

một mộc môc Mual muôi

ba Pa pa Pi bây

nước Dak dak Dak tuk

tay Thai si Tai dây


CHÚ Ý KHI SO SÁNH
(a) Việc so sánh được tiến hành không thể chỉ căn cứ riêng một mặt ngữ
âm hay ngữ pháp.

(b) Những từ cảm thán, từ tượng thanh, từ trùng âm ngẫu nhiên, từ vay
mượn đều phải gạt ra ngoài khi khảo sát.

(c) Nghiên cứu cội nguồn ngôn ngữ phải chú ý trước hết đến vốn từ cơ
bản.

(d) Các hiện tượng ngôn ngữ đưa ra so sánh phải có những tương ứng
với nhau trong hàng loạt trường hợp.
Các
NGÔN NGỮ

NGỮ
HỆ

TIẾNG VIỆT:
Kết quả phân loại DÒNG
Nhóm: Việt – Mường
các ngôn ngữ Nhánh: Việt – Mường
NGÀNH
theo cội nguồn Ngành: Môn – Khmer
NHÁNH
Ngữ hệ: Nam Á

NHÓM
Các ngữ hệ tiêu biểu
Ngữ hệ Ấn – Âu Ngữ hệ Thổ (Nhĩ Kỳ)

Ngữ hệ Nam – Á
NGỮ Ngữ hệ Sê-mít
HỆ

Ngữ hệ Hán – Tạng


3.3. Phân loại ngôn ngữ
theo loại hình

3.3.1. Phương pháp và mục đích:

- Phương pháp so sánh loại hình

- Mục đích: Xác định các loại hình ngôn ngữ dựa trên những
đặc điểm cấu trúc cơ bản như hình thức, cú pháp,... Sau đó,
phân loại các ngôn ngữ theo loại hình.
Phân loại ngôn ngữ Phân loại ngôn ngữ
theo theo
đặc trưng hình thái đặc trưng cú pháp

(2.1) (2.2)

(2) Phân loại các ngôn ngữ theo loại hình


(2.1) Phân loại ngôn ngữ theo đặc trưng hình thái

LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ HÒA KẾT (Biến hình)

LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ CHẮP DÍNH

LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP

LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐA TỔNG HỢP


(a) Loại hình ngôn ngữ hoà kết
(inflecting language)
Gồm chủ yếu các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn Âu, ngữ hệ Sê-
mít và một số ngôn ngữ ở châu Phi.
Đặc trưng:
1) Từ có biến đổi hình thái
2) Sự đối lập căn tố - phụ tố rất rõ ràng, và kết hợp chặt chẽ
3) Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng nhiều
phụ tố, và ngược lại, nhiều ý nghĩa ngữ pháp có thể được
biểu diễn đồng thời bằng một phụ tố
Loại hình ngôn ngữ hòa kết
Trong hoạt động ngôn ngữ, từ có biến đổi hình thái, tức là khi các từ
kết hợp với nhau để thành câu, từ này đòi hỏi từ kia phải phù hợp về
dạng thức. Ý nghĩa ngữ pháp của từ và quan hệ ngữ pháp của từ thể
hiện ngay trong bản thân từ.

Ví dụ: I buy a book. Ngôn ngữ:


Anh, Pháp, Nga,
I’m buying a book. Đức, Hi Lạp, Ả Rập
I bought some books.
(a) Loại hình ngôn ngữ hoà kết
(inflecting language)
Sự đối lập căn tố - phụ tố rất rõ ràng và chúng kết hợp chặt
chẽ với nhau.

Căn tố chỉ tồn tại và hoạt động khi đi kèm với phụ tố mang ý
nghĩa ngữ pháp nhất định. Ngược lại, phụ tố cũng chỉ thể
hiện được ý nghĩa ngữ pháp khi kết hợp với căn tố
(a) Loại hình ngôn ngữ hoà kết
(inflecting language)
Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng nhiều phụ
tố, và ngược lại, nhiều ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu diễn
đồng thời bằng một phụ tố.

Books, watches
Phụ tố: s, es
(Ý nghĩa ngữ pháp: số nhiều)

Books, looks
(Ý nghĩa ngữ pháp: Phụ tố: s
số nhiều, thời của động từ)
(b) Loại hình ngôn ngữ chắp dính
(agglutinating language)
- Nối tiếp máy móc vào căn tố một hay nhiều phụ tố, mà mỗi phụ tố chỉ có một ý nghĩa ngữ
pháp nhất định.
• adam (người đàn ông) adamlar (những người đàn ông)
• kadin (người đàn bà) kadinlar (những người đàn bà)
- Trong hoạt động ngôn ngữ, một từ có thể rất dài vì các phụ tố được nối tiếp nhau một
cách tự động để biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp.
• ev (ngôi nhà) → ev-ler (những ngôi nhà)
• ev-i (ngôi nhà của tôi) → ev-ler-i (những ngôi nhà của tôi)

Ngôn ngữ: Ugô- Phần Lan, tiếng Ban Tu ở châu Phi,


tiếng Mông Cổ, Nhật Bản, Triều Tiên
(b) Loại hình ngôn ngữ chắp dính
(agglutinating language)
Đặc trưng:

1) Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của từ được biểu diễn
ngay trong bản thân từ bằng phụ tố.

2) Căn tố hầu như không biến đổi hình thái và chúng có thể tồn tại,
hoạt động độc lập khi không có phụ tố đi kèm.

3) Mỗi phụ tố chắp dính chỉ chứa một ý nghĩa ngữ pháp, và ngược
lại, mỗi ý nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu thị bằng một phụ tố.
(c) Loại hình ngôn ngữ đơn lập
(isolating language)
• Loại hình ngôn ngữ phi hình thái (không biến hình).
• Đặc trưng:
1) Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái.
• Họ thích cô ấy.
• Cô ấy thích họ.
2) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thì bằng hư từ
(từ công cụ) và trật tự từ. Ví dụ:
Ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hán
• Tôi đang học. / và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á
• Tôi đã học. / Tôi đã học xong rồi.
(c) Loại hình ngôn ngữ đơn lập
(isolating language)
3) Trong nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập có loại đơn vị đặc
biệt gọi là hình tiết (đơn vi có nghĩa mà vỏ âm thanh trùng khít với
một âm tiết). Vì thế, nó có khả năng là một từ hoặc một yếu tố cấu
tạo từ (hình vị)
Ví dụ:
Tre – tre pheo
Cá – vàng – cá vàng
Khoẻ - mạnh – khoẻ mạnh

Việc xác định ranh giới từ trong ngữ lưu rất phức tạp
(c) Loại hình ngôn ngữ đơn lập
(isolating language)
4) Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít hoặc hầu như không xuất
hiện trong các ngôn ngữ đơn lập. Vì thế, quan hệ dạng thức giữa các
từ yếu đến mức dường như là chúng tồn tại rất rời rạc và tự do trong
câu.
Ví dụ:
Người / vợ hai/ năm sau đó đã kết hôn với người khác.

Người vợ/ hai năm sau đó đã kết hôn với người khác.
(d) Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp
(Polysynthetic language)
Ngôn ngữ hỗn nhập/ ngôn ngữ lập khuôn
Đặc điểm:
1) Trong ngôn ngữ có một loại đơn vị đặc biệt, vừa là từ vừa là câu, được cấu
tạo trên cơ sở động từ. Trong đơn vị đó có thể bao gồm bổ ngữ, trạng ngữ, chủ
ngữ. Đơn vị đó được gọi là đơn vị lập khuôn.
Ví dụ:
• nitampenda (Tôi sẽ yêu nó.)
• atakupenda (Nó sẽ yêu anh/em.)
• nitakupenda (Tôi sẽ yêu anh/em.)
2) Nối tiếp các hình vị vào với nhau, khi kết hợp các hình vị có thể có biến đổi vỏ
ngữ âm
2.2. Phân loại các ngôn ngữ
theo đặc trưng cú pháp

(1) (2) (3)

Loại hình Loại hình Loại hình


các ngôn ngữ các ngôn ngữ các ngôn ngữ
SVO SOV VSO
Loại hình ngôn ngữ SVO
• Đây là loại hình mà các ngôn ngữ thuộc loại này có cấu trúc của câu
căn bản được sắp xếp theo trật tự: chủ ngữ (S) – vị từ (V) – bổ ngữ trực
tiếp (O). Ví dụ:
• Tiếng Anh: I love you.
• Tiếng Việt: Anh yêu em.
• Thuộc loại hình này gồm các ngôn ngữ Roman (Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Ý), ngôn ngữ Slave (Nga, Bun-ga-ri, Sec, Slovac,…), tiếng Hán,
Việt, Thái, Khmer, Lào, Indonesia,…
Loại hình ngôn ngữ SOV
• Đây là loại hình mà các ngôn ngữ thuộc loại này có cấu trúc của câu
căn bản được sắp xếp theo trật tự: chủ ngữ (S)– bổ ngữ trực tiếp (O) –
vị từ (V). Điển hình là tiếng Nhật. Ví dụ:

• Watashi wa Nihong go o benkyoushimasu

chủ ngữ bổ ngữ vị từ

• Thuộc loại hình này gồm các ngôn ngữ: Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Miến Điện,
Hindi, một số ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ.
Loại hình ngôn ngữ VOS

- Đây là loại hình mà các ngôn ngữ thuộc loại này có cấu trúc của câu
căn bản được sắp xếp theo trật tự:

vị từ (V) - chủ ngữ (S)– bổ ngữ trực tiếp (O).

- Điển hình là tiếng Tonga (thuộc họ Nam Đảo, phía Nam Thái Bình
Dương).
2.2. Phân loại các ngôn ngữ
theo đặc trưng cú pháp
Ngoài 3 loại hình ngôn ngữ SVO, SOV, VSO còn có các khả năng kết hợp:
VOS, OVS, OSV. Tuy nhiên, trên thế giới rất ít ngôn ngữ có các khả năng
trên.

Theo tư liệu hiện nay, chỉ có vài ngôn ngữ có mô hình trật tự VOS là tiếng
Malagasy (Ngôn ngữ ở Madagascar, thuộc họ Nam đảo) và tiếng Fiji (ngôn
ngữ trên các đảo Fiji thuộc họ Nam đảo).

Tiếng Hixkaryana có trật tự OVS và tiếng Nadeb có trật tự OSV (đều thuộc
lưu vực song Amadon – Nam Mỹ)
CHÚ Ý KHI PHÂN LOẠI
NGÔN NGỮ THEO LOẠI HÌNH

(a) Không phải một ngôn ngữ đã thuộc một loại hình thì mọi yếu tố
trong hệ thống và cấu trúc của nó đều phải mang đặc điểm của
loại hình đó.

(b) Kết quả phân loại theo nguồn gốc và kết quả phân loại theo loại
hình không ảnh hưởng lẫn nhau. (Có những ngôn ngữ không
cùng nguồn gốc nhưng vẫn cùng loại hình, … )

You might also like