You are on page 1of 3

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1

Bài 1. Chọn đáp án đúng.


1. Điều kiện cần và đủ để có một hệ thống là gì?
A. Có các yếu tố.
B. Có các quan hệ qua lại.
C. Có các yếu tố quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau.
2. Mặt biểu hiện (Cái biểu đạt) của từ là ………
A. hình thức ngữ âm của từ đó.
B. khái niệm được hình thức ngữ âm của từ biểu thị.
C. đối tượng được hình thức ngữ âm của từ quy chiếu.
3. ……… có hệ thống giao tiếp giống như ngôn ngữ của loài người.
A. Một số loài động vật
B. Nhiều loài động vật
C. Không có loài động vật nào
4. Trong hệ thống ngôn ngữ, kiểu quan hệ xâu chuỗi giữa một yếu tố xuất hiện
với những yếu tố khiếm diện đứng sau nó và về nguyên tắc có thể thay thế cho
nó được gọi là ………
A. quan hệ đối vị.
B. quan hệ kết hợp.
C. quan hệ tôn ti.
5. Đặc trưng ngôn ngữ nào được diễn giải là: “Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá
thì các yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một
chuỗi”?
A. Tính hình tuyến.
B. Tính phân đoạn đôi.
C. Tính sản sinh.
6. Theo đặc trưng phân đoạn đôi của ngôn ngữ, câu được phân giải thành
……… A. các từ.
B. các ngữ đoạn.
C. các hình vị.
7. Khả năng thụ đắc ngôn ngữ của con người ………
A. hoàn toàn mang tính bẩm sinh.
B. không mang tính bẩm sinh.
C. mang tính võ đoán.
8. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là ………
A. thống nhất.
B. đồng nhất.
C. thống nhất nhưng không đồng nhất.
Bài 2. Hoàn thành các câu sau.
1. Lời nói là sản phẩm của hoạt động nói năng, những văn bản, những diễn ngôn
cụ thể trong các tình huống cụ thể, được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể.
2. Tín hiệu là một thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người (làm
cho người ta tri giác được) và có giá trị biểu đạt một cái gì đó ngoài thực thể ấy.
3. Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ được hiểu là khi đi vào hoạt động, các
tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau tạo thành chuỗi theo chiều rộng của
thời gian.
4. Trong đặc trưng phân đoạn đôi của ngôn ngữ, bậc 2 bao gồm những đơn vị
mang nghĩa (do các đơn vị không mang nghĩa kết hợp với nhau theo những quy
tắc nhất định).
5. Sự không tương ứng 1-1 giữa vỏ âm thanh và nghĩa là biểu hiện của đặc trưng
tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ.
6. Tính di vị của ngôn ngữ được thể hiện ở chỗ người sử dụng ngôn ngữ không
bị hạn chế về mặt thời gian và không gian trong giao tiếp khi nói về bất kì sự
vật, hiện tượng nào.
7. Tổ chức bên trong của hệ thống, bao gồm các mối quan hệ liên kết giữa các
bộ phận, các yếu tố của hệ thống với nhau tạo thành cấu trúc của hệ thống đó.
8. Quan hệ giữa một đơn vị ngôn ngữ với những đơn vị đồng hạng khác có thể
thay thế được cho nó tại vị trí mà nó hiện diện trong câu được gọi là quan hệ đối
vị .
9. Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ được thể hiện ở việc ngôn ngữ được dùng
để biểu thị quan điểm, thái độ đối với trải nghiệm đã qua của người nói.
10. Loại hình ngôn ngữ được hiểu là tập hợp các ngôn ngữ có chung đặc điểm
về cấu trúc hình thái hoặc cú pháp, cơ cấu âm vị.

You might also like