You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN CHƯƠNG 1

Chọn đáp án đúng


1. Đơn vị ngôn ngữ nào sau đây tự thân không mang nghĩa?
A. Âm vị. B. Hình vị. C. Từ.
2. Câu nào sau đây biểu thi nội dung của khái niệm cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ?
A. Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ là đối tượng mà tín hiệu đó quy chiếu.
B. Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ là hình thức ngữ âm của tín hiệu đó.
C. Cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ là khái niệm về sự vật, hiện tượng, quá trình được tín hiệu đó biểu
thị.
3. Trong các ngôn ngữ đơn lập, hình thức của hình vị có đặc trưng nào sau đây?
A. Luôn trùng âm tiết. B. Luôn nhỏ hơn âm tiết. C. Luôn lớn hơn âm tiết.
4. Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ nào sau đây?
A. Chắp dính. B. Hòa kết phân tích tính. C. Hòa kết tổng hợp tính.
5. Ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan theo cách nào sau đây?
A. Theo cách sao chụp y nguyên. B. Theo cách mô phỏng.
C. Theo cách mà người bản ngữ tri giác.
6. Theo đặc trưng phân đoạn đôi của ngôn ngữ, ngữ đoạn được phân giải thành đơn vị nào sau đây?
A. Hình vị. B. Từ. C. Âm vị.
7. Khả năng thụ đắc ngôn ngữ của con người có đặc trưng nào sau đây?
A. Hoàn toàn mang tính bẩm sinh. B. Không mang tính bẩm sinh.
C. Mang tính võ đoán.
8. Cụm từ nào sau đây còn thiếu trong nhận định: “Con chữ <g> trong âm tiết “gà” (tiếng Việt) và
“good” (tiếng Anh) là sự thể hiện của …”?
A. cùng một âm với các đặc trưng ngữ âm hoàn toàn giống nhau.
B. hai âm riêng biệt, khác nhau về tính thanh.
C. hai âm riêng biệt, khác nhau về phương thức cấu âm.
9. Từ nào sau đây còn thiếu trong định nghĩa tín hiệu: “Tín hiệu là một thực thể ……… kích thích vào
giác quan của con người (làm con người tri giác được) và có giá trị biểu đạt một cái gì đó ngoài thực thể
ấy”?
A. tâm lý B. vật chất C. khách quan
10. Ngữ đoạn nào sau đây thể hiện nội dung của khái niệm tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ?
A. Giữa hình thức ngữ âm và khái niệm mà nó biểu thị không có mối tương quan bên trong nào.
B. Giữa hình thức ngữ âm và sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị không có mối tương quan bên trong nào.
C. Giữa hình thức ngữ âm và sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị có mối tương quan tương đối.
11. Điều kiện cần và đủ để có một hệ thống là gì?
A. Có các yếu tố. B. Có các quan hệ qua lại.
C. Có các yếu tố quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau.
12. Quan hệ ngôn ngữ nào sau đây được hiểu là: “Kiểu quan hệ xâu chuỗi giữa một yếu tố xuất hiện với
những yếu tố khiếm diện đứng sau nó và về nguyên tắc có thể thay thế cho nó”?
A. Quan hệ liên tưởng. B. Quan hệ kết hợp. C. Quan hệ tôn ti.
13. Ngôn ngữ phản ánh thế giới khách quan theo hình thức nào sau đây?
A. Theo cách sao chụp y nguyên. B. Theo cách mô phỏng.
C. Theo cách được cộng đồng người bản ngữ tri giác.
14. Ngữ đoạn nào sau đây thể hiện nội dung của khái niệm giao tiếp?
A. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa các bên tham gia giao tiếp.
B. Là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ… giữa các bên tham gia giao tiếp với nhau.
C. Là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ… giữa các bên tham gia giao tiếp với nhau và tác động đến
nhau.
15. Ngữ đoạn nào sau đây còn thiếu trong nhận định về phương thức giao tiếp của của loài người và các
loài vật khác: “……… có hệ thống giao tiếp giống như ngôn ngữ của loài người”?
A. Không có loài động vật nào B. Nhiều loài động vật C. Một số loài động vật
16. Đặc trưng nào của ngôn ngữ được diễn giải là “Khi ngôn ngữ được hiện thực hoá thì những yếu tố
của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo cái kia làm thành một chuỗi”?
A. Tính hình tuyến. B. Tính phân đoạn đôi. C. Tính năng sinh.
17. Ngữ đoạn nào sau đây còn thiếu trong nhận định về quan hệ ngôn ngữ và tư duy: “Quan hệ giữa
ngôn ngữ và tư duy là ………”?
A. Thống nhất. B. Đồng nhất. C. Thống nhất nhưng không đồng nhất.
18. Đặc trưng nào của ngôn ngữ được diễn giải là: “Một vỏ ngữ âm biểu thị nhiều nội dung khác nhau
hoặc nhiều vỏ ngữ âm khác nhau cùng biểu thị một nội dung”?
A. Tính năng sản. B. Tính đa trị. C. Tính hình tuyến.
19. Hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, đồng nghĩa có cơ sở từ đặc trưng nào của ngôn ngữ?
A. Tính hình tuyến, tính di vị.
B. Tính võ đoán, tính đa trị.
C. Tính di vị, tính cấu trúc hai bậc.
20. Việc phân loại các ngôn ngữ thành loại hình ngôn ngữ đơn lập, hòa kết, chắp dính… là kết quả của
phương pháp so sánh nào?
A. So sánh lịch sử.
B. So sánh đối chiếu.
C. So sánh loại hình.

You might also like