You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

KHOA NGÔN NGỮ TÂY BAN NHA

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA


RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TỚI SINH VIÊN K22 KHOA
NGÔN NGỮ TÂY BAN NHA HANU

SVTH: Hà Thu Hường (Eloisa)-1TB22

Nguyễn Phương Thảo (Dorita)-1TB22

Vũ Kiều Liên (Reina)-1TB22

GVHD: Nguyễn Thị Kim Dung

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1
II. NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................................. 1
1. Nghiên cứu tổng quan ........................................................................................ 1
1.1. Những hiểu biết chung về rối loạn giấc ngủ ............................................ 1
1.2. Vai trò của giấc ngủ ..................................................................................... 2
2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3
2.1. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 3
2.2. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 3
3. Kết quả khảo sát ................................................................................................. 4
4. Phân tích kết quả khảo sát ................................................................................ 8
III. THẢO LUẬN ...................................................................................................... 8
1. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ......................................................................... 8
1.1. Áp lực, căng thẳng và lo lắng kéo dài ........................................................ 8
1.2. Đồng hồ sinh học thay đổi ........................................................................... 8
1.3. Các vấn đề về sức khỏe ................................................................................ 9
1.4. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ...................................................... 9
1.5. Tác dụng phụ của thuốc .............................................................................. 9
1.6. Thay đổi nội tiết tố ....................................................................................... 9
1.7. Các yếu tố môi trường ............................................................................... 10
2. Tác hại của rối loạn giấc ngủ .......................................................................... 10
2.1. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với sức khỏe ................................. 10
2.2. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với ngoại hình ............................. 11
2.3. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với chất lượng cuộc sống ............ 11
3. Giải pháp khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ........................................ 11
4. Tương quan với những nghiên cứu trước ...................................................... 11
IV. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tóm tắt: Bài viết này nghiên cứu về “Rối loạn giấc ngủ và những ảnh hưởng của rối loạn giấc
ngủ” giúp sinh viên K22 khoa ngôn ngữ Tây Ban Nha – Trường Đại học Hà Nội nhận biết rõ hơn
về chứng bệnh này và tìm ra những giải pháp đối mặt đối phù hợp với tình trạng của bản thân.

I. GIỚI THIỆU
Trong xã hội hiện đại, con người dễ dàng bị cuốn vào guồng quay của cơm áo gạo
tiền nên những giấc ngủ đầy đủ và khoa học vốn vô cùng quan trọng và thiết yếu
nhằm giữ cân bằng chất lượng cuộc sống bị ngó lơ và không được chú trọng quá
nhiều. Chính vì thế, rối loạn giấc ngủ xuất hiện như một lẽ tất yếu phản ánh thói
quen thiếu khoa học và những triệu chứng của nó đã ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc
sống của con người, đặc biệt là những sinh viên, những người trẻ nắm giữ tương
lai của đất nước. Hiện nay, đại đa số sinh viên Việt Nam có thói quen ngủ không
khoa học, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và vô tình để nó tác động, lỡ mất nhiều cơ hội
một cách đáng tiếc. Hiểu rõ về rối loạn giấc ngủ và những ảnh hưởng của nó,
chúng tôi mong muốn tìm ra những giải pháp dựa vào nghiên cứu những khách
thể nhằm cải thiện vấn đề rối loạn giấc ngủ thông qua nghiên cứu: “Rối loạn giấc
ngủ và những ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ tới sinh viên K22 khoa ngôn
ngữ Tây Ban Nha – Trường Đại học Hà Nội”.
Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này là tình trạng rối loạn giấc ngủ của
sinh viên khóa 22 khoa ngôn ngữ Tây Ban Nha trường Đại học Hà Nội. Để phục
vụ hoạt động nghiên cứu, chúng tôi sử dựng phương pháp định lượng, đồng thời
thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Bài nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:
1. Nghiên cứu tổng quan
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Kết quả kháo sát
4. Nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ
5. Tác hại của chứng rối loạn giấc ngủ
6. Giái pháp khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ
7. Kết luận
II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Nghiên cứu tổng quan
1.1. Những hiểu biết chung về rối loạn giấc ngủ
Theo Max Hirshkowitz (2004) đã định nghĩa về rối loạn giấc ngủ như sau: “Rối
loạn giấc ngủ hay chứng mất ngủ là một rối loạn sức khỏe về giấc ngủ (thói quen
đi ngủ) ở người hoặc động vật. Rối loạn giấc ngủ đủ nghiêm trọng để gây trở
1
ngại cho các hoạt động binh thưởng về thể chất, tinh thần, chức năng xã hội và
cảm xúc". Đã có nhiều nghiên cứu trước đây đề xuất những phương pháp để giải
quyết vấn đề rối loạn giấc ngủ, như nghiên cứu của Hội y học giấc ngủ Việt Nam
(2020) đã đề xuất 4 phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ:
1. Vệ sinh giấc ngủ
2. Thảo dược
3. Chẩn đoán và điều trị chuyên khoa
4. Liệu pháp thay đổi nhận thức - hành vi
Vì đa số những phương pháp đã từng được đề xuất ở trên chỉ tập trung vào những
cách giúp chủ thể đối mặt với rối loạn giấc ngủ mà chưa xét đến những khó khăn
của chính chủ thể nên chưa giải quyết được triệt để chứng rối loạn giấc ngủ. Lý do
duy nhất để bạn có thể vượt qua chứng rối loạn giấc ngủ là học cách đối mặt với
những vấn đề khúc mắc của bản thân cũng như tạo một môi trường tốt nhất để có
một giấc ngủ ngon, chất lượng. Phần lớn những người mắc chứng rối loạn giấc
ngủ chưa dành sự quan tâm nhiều đến sự ảnh hưởng mà nó gây ra thay vì tìm cách
giải quyết triệt để và theo lẽ tự nhiên, sự phớt lờ với những triệu chứng của rối
loạn giấc ngủ sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn.
1.2. Vai trò của giấc ngủ
Theo Duy Tiến (2020), những lợi ích của giấc ngủ bao gồm:
• Cải thiện trí nhớ: Trí óc của bạn thực ra vẫn tiếp tục làm việc bận rộn khi
bạn ngủ. Khi ngủ, bạn có thể gia tăng trí nhớ hay “luyện tập” những kĩ năng
mà bạn đã học khi thức.
• Gia tăng tuổi thọ: Ngủ quá nhiều hay quá ít được cho là có liên quan đến
suy giảm tuổi thọ. Nghiên cứu phụ nữ tuổi từ 50 đến 79 cho thấy, phụ nữ ngủ
ít hơn 5 giờ hay ngủ quá nhiều mỗi đêm có tỉ lệ tử vong cao hơn những phụ
nữ khác.
• Giảm các chứng viêm: Các chứng viêm thường có liên quan đến bệnh tim,
đột quỵ, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa sớm. Những người ngủ ít hơn 5
tiếng mỗi đêm trong máu có nhiều protein gây viêm nhiễm và C-reactive
protein (loại protein có liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim).
• Tăng hiệu suất công việc: Ngủ đủ giấc giúp tinh thần con người ở trạng thái
tỉnh táo. Từ đó, tăng khả năng tập trung, gia tăng hiệu suất công việc.
• Rèn luyện sự tập trung: Thiếu ngủ có thể dẫn đến những triệu chứng thiếu
tập trung ở trẻ nhỏ. Khác với người lớn, trẻ em thường trở nên hiếu động khi
2
thiếu ngủ. Trẻ em 7-8 tuổi ngủ ít hơn 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm có thể trở nên
hiếu động bất thường, thiếu tập trung và hấp tấp.
• Sở hữu cân nặng hợp lý: Những người ăn kiêng ngủ đủ giảm được nhiều
mỡ thừa hơn còn những người bị thiếu ngủ bị mất đi khối lượng cơ tương tự.
Người ăn kiêng thường cảm thấy đói khi họ ít ngủ vì một loại hormone sẽ đi
vào trong máu và thúc đẩy sự thèm ăn.
• Giảm stress: Sự căng thẳng và giấc ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau và
đều có ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của cơ thể. Ngủ giúp giảm căng thẳng
và nhờ đó người ta có thể kiểm soát được huyết áp và có ảnh hưởng đến
lượng cholesterol trong máu, vốn là một trong những nguyên nhân chính của
bệnh tim mạch.
• Tránh xa bệnh trầm cảm: Thiếu ngủ góp phần gây nên trầm cảm. Một đêm
ngủ ngon giúp một người thất thường về nội tâm giảm bớt lo âu. Bạn luôn
có được sự cân bằng cảm xúc tốt hơn bằng cách ngủ ngon.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng khảo sát
Khảo sát về thực trạng bị rối loạn giấc ngủ được thực hiện với 96 người, với đối
tượng khảo sát là sinh viên K22 khoa ngôn ngữ Tây Ban Nha - Trường Đại học
Hà Nội. Bảng khảo sát nhận về 84 phản hồi từ tổng số 96 sinh viên K22 khoa ngôn
ngữ Tây Ban Nha - Trường Đại học Hà Nội.
2.2. Phương pháp khảo sát
Để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện thu thập thông tin,
dữ liệu về thực trạng rối loạn giấc ngủ của sinh viên qua hình thức lập bảng khảo
sát online bằng Google Form.
Bảng khảo sát của chúng tôi gồm 8 câu hỏi:
• Câu 1: Bạn ngủ bao nhiêu tiếng một ngày? (câu hỏi chỉ chọn 1 câu trả và có
thể bổ sung câu trả lời vào mục “Khác”)
• Câu 2: Bạn ngủ lúc mấy giờ? (câu hỏi trả lời ngắn)
• Câu 3: Bạn thức dậy lúc mấy giờ? (câu hỏi trả lời ngắn)
• Câu 4: Mức độ hiểu biết của bạn về “Rối loạn giấc ngủ”? (câu hỏi chỉ chọn 1
câu trả lời, theo mức độ từ thấp đến cao)
• Câu 5: Bạn có nghĩ mình bị rối loạn giấc ngủ hay không? (câu trả lời chỉ chọn
1 câu trả lời “có” hoặc “không”)

3
• Câu 6: Bạn có gặp những triệu chứng nào trong những triệu chứng sau đây
không? (câu hỏi chọn nhiều câu trả lời và có thể bổ sung câu trả lời vào mục
“Khác”)
• Câu 7: Những triệu chứng trên đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế
nào? (câu hỏi chọn nhiều câu trả lời và có thể bổ sung câu trả lời vào mục
“Khác”)
• Câu 8: Bạn làm cách nào để khắc phục những tình trạng trên? (câu hỏi chọn
nhiều câu trả lời và có thể bổ sung câu trả lời vào mục “Khác”)
3. Kết quả khảo sát
Câu 1: Bạn ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?

Biểu đồ 1. Thời lượng giấc ngủ của khách thể nghiên cứu.
Ở câu hỏi này, ta có thể thấy thời lượng giấc ngủ trung bình của khách thể nghiên
cứu khoảng 6 tiếng/ngày (32,1%). Trung bình thời lượng giấc ngủ khoảng 5
tiếng/ngày (AH,3%), 7 tiếng/ngày (19%) và 8 tiếng/ngày (15,5%) cũng chiếm
phần lớn. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số khách thể nghiên cứu có thời lượng
giấc ngủ rất ít, khoảng 1-3 tiếng/ngày và không cố định.
Câu 2: Bạn đi ngủ lúc mấy giờ?

Biểu đồ 2. Thời gian đi ngủ của khách thể nghiên cứu.

4
Thời gian đi ngủ trung bình của khách thể nghiên cứu là khoảng muộn hơn 1 giờ
sáng (34,5%) và 23 giờ (27,4%). Các mốc thời gian khách chiếm tỉ lệ ít hơn là: 24
giờ (13,1%), sớm hơn 22 giờ (9,5%), 22 giờ (8,3%) và 1 giờ sáng (7,1%).
Câu 3: Bạn thức dậy lúc mấy giờ?

Biểu đồ 3. Thời gian thức dậy của khách thể nghiên cứu.
Ở câu hỏi này, ta có thể thấy thời gian thức dậy của khách thể nghiên cứu chủ yếu
vào khoảng 6 giờ sáng (29,8%). Ngoài ra, có khoảng 19% khách thể nghiên cứu
thức dậy sớm hơn 3 giờ sáng và 0,3% thức dậy vào lúc 5 giờ sáng. Số lượng khách
thể tham gia khảo sát còn lại thức dậy vào khoảng 7-8 giờ và muộn hơn 8 giờ đều
chiếm tỉ lệ 9,5%. Số lượng khách thể thức dậy vào 4 giờ sáng chiếm tỉ lệ ít nhất
(8,3%).
Câu 4: Mức độ hiểu biết của bạn về “Rối loạn giấc ngủ”?

Biểu đồ 4. Mức độ hiểu biết của khách thể nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ.
Mức độ hiểu biết của khách thể nghiên cứu về “Rối loạn giấc ngủ” nằm trong mức
độ trung bình, đã nghe qua nhưng chưa tìm hiểu sâu và hiểu rõ về khái niệm “rối

5
loạn giấc ngủ” (64,3%). Bên cạnh đó, số lượng người đã nghe qua và có tìm hiểu
(19%) lại cao hơn số lượng người chưa từng nghe đến khái niệm “rối loạn giấc
ngủ” (11,9%). Lượng khách thể nghiên cứu hiểu rõ về “rối loạn giấc ngủ” tuy có
nhưng không đáng kể.
Câu 5: Bạn có nghĩ mình bị rối loạn giấc ngủ không?

Biều đồ 5. Mức độ nhận thức về tình trạng rối loạn giấc ngủ của bản thân khách
thể nghiên cứu.
Với câu hỏi trên, có khoảng 54,8 % số lượng khách thể tham gia khảo sát cho rằng
bản thân bị rối loạn giấc ngủ. Lượng khách thể nghĩ bản thân không bị rối loạn
giấc ngủ chiếm tỉ lệ ít hơn (45,2%)
Câu 6: Bạn gặp những triệu chứng nào trong những triệu chứng sau không?

Biểu đồ 6. Những triệu chứng thường gặp của khách thể nghiên cứu.
Những khách thể tham gia khảo sát phần lớn mắc phải triệu chứng khó chìm vào
giấc ngủ (47,6%) và mệt mỏi, uể oải, luôn cảm thấy chán nản,… (39,3%) và thức
dậy giữa đêm nhưng không ngủ lại được (26,2%). Một số khách thể cũng gặp
những triệu chứng như: ngưng thở trong lúc ngủ (7,1%), thở hổn hển trong lúc ngủ
(13,1%), ngáy to trong lúc ngủ (13,1%),… Các triệu chứng ít gặp hơn như: ngưng
6
thở trong lúc ngủ (7,1%), thở hổn hển trong lúc ngủ (13,1%), ngáy to trong lúc
ngủ (13,1%), đi tiểu không tự chủ trong lúc ngủ (6%) và cảm thấy tê liệt hoàn toàn
sau khi thức dậy (15,5%). Một phần nhỏ số lượng khách thể gặp những triệu chứng
như: hay tỉnh giấc, giật mình, gặp ác mộng, mất ngủ theo đợt,… chiếm tỉ lệ nhỏ.
Câu 7: Những triệu chứng trên đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào?

Biểu đồ 7. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đến đời sống khách thể nghiên cứu.
Những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
con người. Phần lớn khách thể tham gia khảo sát cảm thấy mệt mỏi (61,9%), dễ
cáu giận (50%), bị suy giảm trí nhớ (44%), phản ứng chậm (34,5%) và mắc các
vấn đề về sức khỏe và khả năng trình bày, thể hiện (23,8% và 28,6%). Số còn lại
không bị ảnh hưởng gì về cuộc sống.
Câu 8: Bạn làm thế nào để khắc phục các tình trạng trên?

Biểu đồ 8. Các biện pháp khắc phục những ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ.
Phần lớn số lượng khách thể nghiên cứu khắc phục tình trạng bị rối loạn giấc ngủ
bằng cách tạo một môi trường ngủ tốt hơn (42,9%), suy nghĩ tích cực (33,3%), tập
thể dục thể thao (33,2%). Chiếm một phần không nhỏ là các biện pháp: đọc sách

7
(26,2%), thiền (20,2%) và không sử dụng chất kích thích (20,2%). Tuy nhiên, vẫn
còn đến 23,8% tỉ lệ khách thể tham gia khảo sát chưa tìm được cách khắc phục.
4. Phân tích kết quả khảo sát
Từ kết quả khảo sát, chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Do mốc thời gian đi ngủ và thức dậy cũng như thời lượng giấc ngủ của sinh
viên hiện nay chưa hợp lý.
- Tuy số lượng khách thể nghiên cứu tham gia khảo sát đã từng nghe đến khái
niệm “rối loạn giấc ngủ” chiếm tỉ lệ khá lớn nhưng kiến thức ở mức độ nhận
biết, có tìm hiểu mới chỉ ở mức trung bình.
- Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người nói chung và
sinh viên K22 khoa ngôn ngữ Tây Ban Nha – Trường Đại học Hà Nội nói
riêng. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh viên chưa tìm được cách khắc phục cũng như
không thực sự quan tâm đến vẫn đề giấc ngủ vẫn còn tương đối cao.

III. THẢO LUẬN


1. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ
1.1. Áp lực, căng thẳng và lo lắng kéo dài
Suy nghĩ, lo lắng nhiều về các vấn đề như công việc, tiền bạc, sức khỏe hay các
vấn đề gia đình, gặp sự cố lớn trong cuộc sống, mệt mỏi do công việc có thể gây
những ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, 2022).
Khi căng thẳng kéo dài sẽ làm cho não bộ phải hoạt động liên tục, hệ thần kinh
trung ương luôn cảm thấy hưng phấn nên việc ngủ sẽ trở nên khó khăn hơn. Bên
cạnh đó, khi cơ thể ở trạng thái stress quá mức sẽ làm cho hệ thần kinh phóng thích
ra các nội tiết tố như cortisol, adrenalin,...để cơ thể có thể kích ứng tốt hơn. Khi
các tác động này diễn ra với cường độ cao và kéo dài liên tục sẽ gây ức chế và
khiến cơ thể rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ (Sở y tế Bắc Giang, 2020b).
1.2. Đồng hồ sinh học thay đổi
Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra với những người có lịch làm việc không
theo chu kì tuần hoàn, hay thay đổi thất thường: làm ca sớm, ca đêm hay lịch làm
việc không cố định.
Hội chứng lệch múi giờ (jet lag): Tình trạng chu trình thức – ngủ bị ảnh hưởng do
thay đổi múi giờ. Hội chứng này xảy ra với những người thường hay đi đến những
nơi có sự chênh lệch lớn về thời gian giữa các khu vực với nhau. Cơ thể sẽ tự điều

8
chỉnh để thích nghi dần dần với môi trường mới và nếu chưa kịp thích nghi thì sẽ
dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
1.3. Các vấn đề về sức khỏe
• Ảnh hưởng bởi tuổi tác: Chứng mất ngủ sẽ tăng dần theo tuổi tác, tuổi càng
cao càng dễ gặp các vấn đề trong giấc ngủ, nhất là với người trên 60 tuổi. Việc
mất ngủ ở tuổi già là do những thay đổi hình thái ngủ, đau mạn tính, thay đổi
về sức khoẻ, sử dụng nhiều loại thuốc hơn (Vũ Văn Trình, 2022).
• Do bệnh lý: Rối loạn giấc ngủ có thể do các cơn đau kéo dài gây ra: đau khớp,
ung thư,…Ngoài ra, người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, bệnh
Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh lý thần kinh… cũng có nguy cơ cao bị mất
ngủ (Sở y tế Bắc Giang, 2020a). Các rối loạn tâm thần như rối loạn âu lo, trầm
cảm,…có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ (Vũ Văn Trình, 2022).
1.4. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Ngủ không đủ giấc, tập thể dục vào khoảng thời gian sắp đi ngủ, ngủ ngày cày
đêm, làm việc trên giường ngủ, sử dụng điện thoại, internet… là những thói quen
không tốt ảnh hưởng tới giấc ngủ. (Sở y tế Bắc Giang, 2020a)
Ăn uống không khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng
rối loạn giấc ngủ. Ăn quá no, uống quá nhiều nước dẫn việc các hệ cơ quan như
hệ tiêu hoá, hệ bài tiết vẫn phải hoạt động dù đã muộn, gây bệnh tiểu đêm, bệnh
đái tháo đường.
Sử dụng các chất kích thích, lạm dụng chất gây nghiện như cà phê, trà và các đồ
uống có chứa caffeine khác sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nicotine
trong thuốc lá là một chất kích thích khác có thể cản trở giấc ngủ. Rượu, bia có thể
giúp đi vào giấc ngủ, nhưng nó ngăn chặn các giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ và
khiến thức giấc giữa đêm (Vũ Văn Trình, 2022).
1.5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc cảm, thuốc chống trầm cảm,... có thể
gây ra tác dụng phụ đối với sức khoẻ con người. Những loại thuốc này chứa những
thành phần có thể tác động lên các dây thần kinh khiến cơ thể con người rơi vào
trạng thái ngủ nhiều hoặc mất ngủ.
1.6. Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn nam giới do tâm lý nữ giới thường dễ bị
kích động, nhạy cảm, dễ rơi vào trạng thái lo âu, phải trải qua nhiều giai đoạn nội
tiết tố thay đổi như thời gian mang thai, sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh,… Bởi
trong thời kì này nội tiết tố của phái đẹp sẽ bị thay đổi bất thường, lượng hormone

9
bị suy giảm đáng kể có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng về sức khỏe như đau
khớp, bốc hỏa, căng thẳng, lo âu,…Đây cũng là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ
bị mất ngủ (Sở y tế Bắc Giang, 2020b).
1.7. Ít hoạt động thể chất
Khi chúng ta lười vận động, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ì ạch. Điều này vô tình
khiến giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh khó đi vào giấc ngủ vào buổi tối (Sở y tế
Bắc Giang, 2020a).
1.8. Các yếu tố môi trường
Các yếu tố từ môi trường cũng ảnh hưởng không ít đến chất lượng giấc ngủ, như:
nhiệt độ, độ ẩm môi trường, không gian, ánh sáng, tiếng ồn,…
2. Tác hại của rối loạn giấc ngủ
2.1. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với sức khỏe
• Tăng nguy cơ teo não và đột quỵ: Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ làm
tăng nguy cơ bị teo não. Người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm tăng nguy cơ đột
quỵ gấp 8 lần so với bình thường. Tình trạng mất ngủ kéo dài liên tục trong
một khoảng thời gian sẽ làm cho cơ thể tăng sinh vượt quá mức các gốc tự do.
Các gốc tự do sẽ dần tấn công và gây tổn thương đến mạch não làm gia tăng
nguy cơ bị đột quỵ (Sở y tế Bắc Giang, 2020a).
• Huyết áp cao: Giấc ngủ giúp phục hồi các chức năng của cơ thể. Chính vì thế
người thường xuyên mất ngủ dễ có nguy cơ tăng huyết áp do sự thay đổi
hormone nội tiết tố. Tăng nội tiết tố căng thẳng có thể dẫn đến sự gia tăng tạm
thời huyết áp, và nếu không được điều trị sớm sẽ trở thành vĩnh viễn sau một
khoảng thời gian (Ngọc Diệp, 2019).
• Các vấn đề về tim mạch: Các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn ngủ các hoạt
động tuần hoàn và hô hấp sẽ chậm lại và nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng (Sở
y tế Bắc Giang, 2020b). Vì vậy, rối loạn giấc ngủ có nguy cơ gây nên các vấn
đề sức khỏe về tim mạch do tim không được nghỉ ngơi. Một số bệnh tim mạch
có thể gặp phải là tình trạng rối loạn nhịp tim, suy tim, thiếu máu cơ tim,…
• Nguy cơ ung thư cao: Rối loạn giấc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến ung thư. Lý do là hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ
có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Vì vậy khi thiếu ngủ,
hormone này bị hạn chế rất nhiều (Ngọc Diệp, 2019).
• Các về đề về thần kinh: Rối loạn giấc ngủ khiến các dây thần kinh cảm xúc
không được kiểm soát khiến người bệnh có những cảm xúc tiêu cực, giảm hoạt
động các dây thần kinh dẫn đến sự suy nhược thần kinh (Sở y tế Bắc Giang,
2020b). Từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tinh thần kém minh mẫn, dễ cáu

10
giận, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc và một số bệnh tâm thần như trầm cảm,
tự kỷ,.. (Ngọc Diệp, 2019).
2.2. Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với ngoại hình
• Tăng cân: Người bị rối loạn giấc ngủ cũng có nguy cơ bị béo phì. Khi thiếu
ngủ, chức năng của hệ tiêu hoá và miễn dịch trở nên rối loạn khiến calo không
được thiêu đốt, mỡ thừa tích tụ, gây cảm giác thèm ăn vào ban đêm nhất là đồ
ăn nhanh và những thực phẩm giàu chất béo. Lúc này người bệnh không thể
kiểm soát được cân nặng của bản thân có thể dễ mắc các bệnh như mỡ máu,
đái tháo đường,... (Sở y tế Bắc Giang, 2020b).
• Sụt cân: Tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có tinh
thần, luôn ủ rũ và hệ miễn dịch tiêu hoá trở nên kém đi khiến cho người bệnh
chán ăn, ăn không ngon, dinh dưỡng từ thức ăn không đủ hoặc chuyển hoá kém
không đủ năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể (Sở y tế Bắc
Giang, 2020b).
• Ảnh hưởng đến sắc tố da và gây lão hoá sớm: Ngủ không đủ giấc khiến cơ
thể không sản sinh ra hormone sinh trưởng mà tiết ra hormone cortisol - một
loại hormon căng thẳng có thể khiến cấu trúc collagen của da bị phá vỡ (Ngọc
Diệp, 2019). Loại hormone căng thẳng này làm da bị khô, xuất hiện nếp nhăn,
mụn, sạm nám, sạm nám, chảy xệ không còn săn chắc làm tăng nguy cơ lão
hóa cao (Sở y tế Bắc Giang, 2020a).
2.3. Một số ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đối với chất lượng cuộc sống
• Suy giảm trí nhớ: Khi không được nghỉ ngơi đầy đủ, não bộ con người phải
hoạt động liên tục khiến não bộ con người sẽ trở nên suy nhược và lâu dần dẫn
đến suy giảm trí nhớ nghiêm trọng. Người rối loạn giấc ngủ sẽ thường xuyên
hay quên và lú lẫn (Sở y tế Bắc Giang, 2020b).
• Tăng nguy cơ tai nạn: Thực tế có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xuất phát từ
nguyên nhân tài xế bị thiếu ngủ, mất ngủ. Những người thường xuyên làm việc
với máy móc công suất lớn bị khó ngủ, ngủ không đủ giấc thường có nguy cơ
bị tai nạn trong quá trình làm việc (Sở y tế Bắc Giang, 2020a).
• Giảm hiệu suất công việc: Từ tình trạng mệt mỏi, không đủ tỉnh táo, mất tập
trung, người bệnh không thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả, thậm chí
là khiến cho công việc bị trì trệ, chậm chạp không được hoàn thành.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ
Để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ, chúng tôi đề xuất một số giải pháp:
Trước hết là xuất phát từ những thói quen nhỏ nhất của chủ thể, ví dụ như: thay
đổi thói quen sinh hoạt, ngủ đủ giấc và giữ ổn định mốc thời gian đi ngủ và thức
dậy, tránh sự không đồng đều trong thời lượng giấc ngủ của từng ngày.

11
Phần lớn người mắc chứng rối loạn giấc ngủ thường có suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến
lo âu, trằn trọc không ngủ được. Đây chính là nguyên nhân cơ bản sinh ra tình
trạng rối loạn giấc ngủ. Bởi vậy, để giải quyết triệt để tình trạng trên, cần đi sâu
vào gốc rễ, đối mặt với những vấn đề bản thân đang gặp phải. Chúng tôi nhận thấy
hiện nay có rất nhiều những biện pháp mới mẻ, không dùng đến thuốc nhưng vẫn
mang lại hiệu quả rõ rệt như: chữa lành tâm hồn, thiền định, tập yoga, đọc sách,
viết ra những suy nghĩ, trăn trở của bản thân,… Tuy đó là những biện pháp tưởng
chừng rất đơn giản nhưng có ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với quá trình chống
lại rối loạn giấc ngủ của những người đang mắc phải những vấn đề về tâm lý.
Tạo môi trường ngủ tốt là một biện pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng giấc ngủ,
trong đó người mắc rối loạn giấc ngủ có thể bắt đầu từ việc vệ sinh không gian
phòng ngủ, xây dựng một không gian rộng rãi thoáng mát,… Tiếp đến, vệ sinh
giấc ngủ bằng cách: không sử dụng chất kích thích, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi
ngày, tránh ăn quá no gây khó tiêu gần giờ đi ngủ,… cũng mang lại hiệu quả tốt.
Bên cạnh đó, người bị rối loạn giấc ngủ có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên
gia từ các cơ sở y tế uy tín để được điều trị tâm lý, kê đơn thuốc,…
4. Tương quan với những nghiên cứu trước đây
So với nghiên cứu của Hội y học giấc ngủ Việt Nam (2020) đã đề xuất 4 phương
pháp điều trị rối loạn giấc ngủ, nghiên cứu của chúng tôi có những đề xuất mới
mang tính thiết thực, hợp với thực trạng giới trẻ hiện nay, đi sâu vào việc nghiên
cứu những khó khăn của chủ thể, khai thác sâu hơn vào các phương pháp điều trị
rối loạn giấc ngủ.
IV. KẾT LUẬN
Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề nhức nhối và có sự ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng cuộc sống cũng như công việc, học tập của con người. Tuy nhiên, sự quan
tâm của xã hội đối với vấn đề này chưa thực sự sâu sắc.
Nhiều sự tác động đến từ cả yếu tố chủ quan và khách quan khiến cho tình trạng
rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến và trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, qua bài
nghiên cứu, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp những hiểu biết cũng như số liệu
thực tế mà nhóm nghiên cứu chúng tôi thu thập được vào quá trình chung trong
việc nghiên cứu về đề tài này.
Qua giải pháp được đề xuất, chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của xã hội về
“Rối loạn giấc ngủ và những ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ” để cùng cải
thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ của cộng đồng.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Duy tiến (2020), Những lợi ích không ngờ của giấc ngủ. Truy cập ngày 5 tháng
12 năm 2022 từ https://bom.so/3xSHYD
2. Hirshkowitz, Max (2004). “Chapter 10, Neuropsychiatric Aspects of Sleep and
Sleep Disorders (pp 315-340)”. Trong Stuart C. Yudofsky and Robert E. Hales,
editors (biên tập). Essentials of neuropsychiatry and clinical neurosciences (ấn
bản 4).
3. Ngọc Diệp (2019), Tác hại nghiêm trọng của việc mất ngủ kéo dài. Truy cập
ngày 5 tháng 12 năm 2022 từ https://bom.so/USeAKt
4. Sở y tế Bắc Giang (2020a), Mất ngủ, khó ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu
quả. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2022 từ https://bom.so/2fRIVB

5. Sở y tế Bắc Giang (2020b), Mất ngủ về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị không
cần thuốc. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2022 từ https://bom.so/8eM20e

6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (2022), Rối loạn giấc ngủ. Truy cập ngày 5 tháng 12
năm 2022 từ https://bom.so/ywJvkl
7. Vũ Văn Trình (2022), Rối loạn giấc ngủ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách
phòng. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2022 từ https://bom.so/Qw6wSe

13

You might also like