You are on page 1of 7

Đề cương thuyết minh đề tài NCKH

I. Thông tin chung

Về (nhóm) sinh viên


- Họ và tên: Huỳnh Ngọc Lan
- MSSV: 2156160034
- Họ và tên: Phạm Huệ Thông
- MSSV: 2156160118
- Họ và tên: Nguyễn Thị Việt
- MSSV: 2156160229
- Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Xuyến
- MSSV: 2156160234
- Họ và tên: Trương Nguyễn Hải Yến
- MSSV: 2156160236

Người hướng dẫn (nếu có)


- Tên, học vị: Nguyễn Thị Vân, Tiến sĩ
- Khoa, bộ môn: Tâm lý học

Tên đề tài
Ảnh hưởng của giấc ngủ trưa đến trí nhớ ngắn hạn của sinh viên lứa tuổi 18- 25 tại khối Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt
Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng người ngủ trưa thuộc vào số đông của thế
giới. Theo nhiều nghiên cứu những năm gần đây, giấc ngủ trưa mang lại rất nhiều lợi ích cho
con người nhất là đối với trí nhớ ngắn hạn. Nghiên cứu này tập trung vào việc chứng minh
xem giấc ngủ trưa có tác động như thế nào đến với trí nhớ ngắn hạn của con người. Mục đích
của nghiên cứu là để xác định xem những người ngủ trưa 1 giờ có thể nhớ được bao nhiêu ký
tự của một dãy số tăng dần. 75 nghiệm thể sau khi sàng lọc được chia làm 3 nhóm : nhóm
không ngủ trưa - nhóm 1, nhóm ngủ trưa từ 15 - 60 phút - nhóm 2 và nhóm ngủ trên 60 phút -
nhóm 3. Trước và sau khi làm thực nghiệm, nghiệm thể sẽ được test với công cụ test mô
phỏng theo Working Memory Index, là một phần trong Thang đo trí tuệ Wechsler được phát
Đề cương thuyết minh đề tài NCKH

2
triển năm 1945 để kiểm tra trí nhớ ngắn hạn. Dữ liệu điểm số của bài test của các nghiệm thể
sẽ được phân tích theo các nhóm (1, 2, 3) bằng phần mềm SPSS. Nghiên cứu đưa ra hai giả
thuyết: nhóm ngủ trưa dưới 1 giờ có điểm test trí nhớ ngắn hạn cao hơn nhóm không ngủ trưa
(H1) và nhóm ngủ trưa trên 1 giờ có điểm test trí nhớ ngắn hạn thấp hơn nhóm ngủ trưa dưới
1 giờ (H2).

I. Thuyết minh đề tài


Miêu tả đề tài
a. Tổng quan nghiên cứu
Giấc ngủ trưa rất quan trọng với tất cả chúng ta ngày nay, đặc biệt là với lượng công việc và
sự hoạt động căng thẳng của cơ thể thì giấc ngủ trưa rất cần thiết để cơ thể có đủ năng lượng
và sự tỉnh táo cho hoạt động của nửa ngày còn lại, đồng thời giấc ngủ trưa cũng có sự ảnh
hưởng mật thiết đối với trí nhớ ngắn hạn cần được khôi phục lại.
Trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ hoạt động dùng để nhớ lại tạm thời thông tin đã được xử lý, còn
gọi là trí nhớ làm việc, nó là một hệ thống chứa đựng giới hạn dành cho việc lưu trữ tạm thời
và điều khiển thông tin dành cho những nhiệm vụ phức tạp như hiểu, học và lập luận. Nó có
khả năng nhớ và xử lý thông tin cùng một lúc. Trí nhớ ngắn hạn có thể lưu giữ một lượng
thông tin nhỏ, tuy nhiên thông tin có thể nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng nhớ
lại một cách có ý thức. Có nhiều kiểu trí nhớ ngắn hạn nhưng có 2 kiểu thông thường là trí
nhớ về dạng đồ vật trong không gian và trí nhớ về thông tin qua lời nói. Cả 2 trí nhớ này giữ
lại thông tin “trực tuyến” cho đến khi chúng có thể được xử lý về mặt thể chất hay tin thần.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy giấc ngủ đóng vai trò trong việc duy trì chức năng nhận
thức thông qua trí nhớ ngắn hạn (Baddeley & Hitch, 1974; Baddeley, 2000). Hiệu suất của trí
nhớ ngắn hạn cũng bị ảnh hưởng bởi việc kiểm soát sự chú ý của chủ thể (Ilkowska & Engle,
2010). Việc thiếu ngủ được minh chứng là tác động tiêu cực đến hiệu suất nhận thức liên
quan đến trí nhớ ngắn hạn và những ảnh hưởng này có thể được thúc đẩy một phận bởi sự suy
giảm trong chú ý bền vững (Lim & Dinges, 2010).
Nghiên cứu của McDevitt và cộng sự (2018) thực hiện trên người trưởng thành trẻ tuổi ở Mỹ.
Kiểm tra tác động của giấc ngủ trưa ngắn đến hiệu suất làm việc của trí nhớ ngắn hạn thông
qua 2 nhóm nghiệm thể ngủ trưa ít nhất 1 lần/ tuần và không ngủ trưa. Bằng cách sử dụng
thiết kế chéo, nghiệm thể được cho ngủ trưa trong 4 tuần với hiệu suất là ít nhất 3 giấc ngủ
ngắn/tuần hoặc hạn chế giấc ngủ ngắn. Họ kiểm tra mức độ trí nhớ của nghiệm thể và xếp
Đề cương thuyết minh đề tài NCKH

3
hạng. Kết quả cho thấy giấc ngủ ngắn có tác động tích cực đến hiệu suất của trí nhớ ngắn
hạn, nhóm ngủ trưa có kết quả cao hơn.
Nghiên cứu của MacDonal và cộng sự (2018) cũng cho ra kết quả tương tự. Nhóm nghiệm
thể được chia đều ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Một nhóm ngủ trưa 90 phút, nhóm còn lại là nhóm
đối chứng. Bài kiểm tra được thực hiện trước và sau khi ngủ (với nhóm thực nghiệm). Kết
quả cho thấy nhóm ngủ trưa có điểm số cao hơn 1,26 lần so với nhóm không ngủ trưa.
Do kích thước mẫu tương đối nhỏ nên không mang lại tính đại diện cao trên mặt bằng chung.
Ngoài ra, trong việc chọn mẫu ngẫu nhiên, việc nghiệm thể có thói quen duy trì giấc ngủ trưa
ngắn và giấc ngủ đêm trọn vẹn hoặc ngược lại cũng gây tác động đến hiệu suất của trí nhớ
ngắn hạn. Dung lượng bộ nhớ ngắn hạn của nghiệm thể và khả năng tập trung chú ý bền vững
cũng gây ra ảnh hưởng đến chức năng của trí nhớ ngắn hạn. Hiện nay, vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam.
Dựa vào khung lý thuyết và các tài liệu được thu thập đã trình bày ở trên, nhóm đặt ra câu hỏi
nghiên cứu với 2 giả thuyết cho kết quả của nghiên cứu này:
Câu hỏi nghiên cứu: Ngủ trưa có làm tăng trí nhớ ngắn hạn của sinh viên từ 18- 25 tuổi
thuộc ĐHQG-HCM?

Giả thuyết
.H1: nhóm ngủ trưa dưới 1 giờ có điểm test trí nhớ ngắn hạn cao hơn nhóm không ngủ
trưa.
.H2: nhóm ngủ trưa trên 1 giờ có điểm test trí nhớ ngắn hạn thấp hơn nhóm ngủ trưa
dưới 1 giờ.
b. Phương pháp nghiên cứu
Người tham gia

- Khung lấy mẫu: Sinh viên khối ĐHQG TP.HCM; độ tuổi từ 18-25

- Tiêu chí tuyển chọn: Sinh viên sức khỏe ổn định, thị giác bình thường, có thể viết tay hoặc
đánh máy

- Tiêu chí loại trừ: Sinh viên có vấn đề về thị giác, nhận thức, rối loạn đọc - viết; tiền sử mất
ngủ hoặc đang bị mất ngủ; đang sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ hoặc mất ngủ;
phụ thuộc thực phẩm có caffeine như cà phê, trà xanh…; đang mắc các rối loạn tâm lý như
trầm cảm, lo âu,…
Đề cương thuyết minh đề tài NCKH

4
Công cụ đo lường

Công cụ test mô phỏng theo Working Memory Index, là một phần trong Thang đo trí tuệ
Wechsler được phát triển năm 1945. Dãy ký tự số viết liền với số ký tự tăng dần được hiển
thị trên màn hình. Dãy số từ 1 đến 10 ký tự hiện trên màn hình trong 5 giây, dãy số từ 11 ký
tự trở lên hiện 7 giây, sau đó biến mất. Ví dụ dãy 7 ký tự: 9023846. Nghiệm thể viết lại dãy
số sau khi dãy biến mất khỏi màn hình. Bài test kết thúc khi nghiệm thể thông báo mình
không thể nhớ hết ký tự trong dãy đó nữa. Số ký tự trong dãy dài nhất mà nghiệm thể viết
đúng là điểm bài test. (xem phụ lục A)

Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế một yếu tố 3 nhóm độc lập: không ngủ, ngủ 15-60 phút, ngủ trên 60 phút.

- Tổng số nghiệm thể tham gia thực nghiệm: 75. Mỗi nhóm có 25 nghiệm thể.

- Biến độc lập: thời gian ngủ trưa

- Biến phụ thuộc: điểm bài test trí nhớ ngắn hạn

- Các nhóm được yêu cầu ngủ trưa theo thời gian đã xác định vào buổi trưa (từ 12 giờ trưa)
trong vòng 2 ngày trước khi làm test. Sau đó nghiệm thể làm test online vào buổi chiều (15
giờ - 17 giờ) để đảm bảo độ tương đồng về thời gian. Dãy số từ 1 đến 10 ký tự hiện trên màn
hình trong 5 giây, dãy số từ 11 ký tự trở lên hiện 7 giây, sau đó biến mất. Thực nghiệm viên
dùng đồng hồ bấm giờ. Nghiệm thể gõ lại dãy số và gửi vào khung chat hoặc viết dãy số ra
giấy (có camera quay vào giấy). Bài test kết thúc khi nghiệm thể thông báo không thể nhớ
dãy ký tự cần viết nữa.

Quy trình thu nhập dữ liệu

Tuyển nghiệm thể trong độ tuổi từ 18-25 thông qua hình thức đăng bài trên nền tảng
facebook, nghiệm thể có mong muốn đăng ký sẽ điền thông qua google form đính kèm trong
bài đăng để xác nhận thông tin. Trong mẫu google form sẽ có câu hỏi về tiêu chí loại trừ.
Những người có tiêu chí loại trừ sẽ không được làm nghiệm thể. Trong form cũng có câu hỏi
về thói quen ngủ trưa của nghiệm thể để phân nhóm cho phù hợp. Đối với nghiệm thể có thói
quen ngủ trưa sẽ được xếp ngẫu nhiên vào nhóm ngủ trưa 15-60 phút và ngủ trên 60 phút, đối
với nghiệm thể có thói quen ít ngủ trưa hoặc không ngủ trưa sẽ được xếp vào nhóm không
Đề cương thuyết minh đề tài NCKH

5
ngủ trưa để thực hiện đo về trí nhớ ngắn hạn. Điều kiện là nghiệm thể phải có thiết bị có thể
kết nối hình ảnh, âm thanh và mở camera trong suốt quá trình test.
Sau đó gửi mail cho nghiệm thể với bản giới thiệu về bài nghiên cứu của nhóm và một phiếu
chấp thuận, nghiệm thể sẽ đọc bài giới thiệu và quyết định ký phiếu chấp nhận.
Chúng tôi sẽ gửi thư qua email có đính kèm link google form về những khung thời gian để
nghiệm thể chọn thời gian tham gia thực nghiệm phù hợp với thời gian của nghiệm thể, sau
đó chúng tôi sẽ sắp xếp lại thời gian thích hợp và gửi mail đến cho nghiệm thể xác nhận ngày
giờ cụ thể tham gia thực nghiệm.
Nghiệm thể sẽ được thông báo về đề tài nghiên cứu, thông báo nghiệm thể sẽ phải ngủ trong
bao nhiêu phút hoặc không ngủ và về thực hiện bài test với mục đích kiểm tra trí nhớ ngắn
hạn, tuy nhiên sẽ không được biết cụ thể về bài test cũng như quy trình thực hiện test để tránh
có sự luyện tập và chuẩn bị trước.
Nghiệm thể sẽ thực hiện việc ngủ trưa và test ở nhà riêng. Nhóm nghiệm thể ngủ trưa được
yêu cầu đặt báo thức để kiểm soát thời gian ngủ.
Nhóm ngủ trưa nghiệm thể sẽ được thực hiện test về trí nhớ ngắn hạn thông qua nền tảng ứng
dụng google meet, yêu cầu nghiệm thể mở camera, âm thanh trong suốt quá trình test.
Quy trình thực hiện test
Đối với nhóm không ngủ trưa cũng sẽ làm test cùng giờ (15 giờ - 17 giờ) với nhóm ngủ trưa
thông qua ứng dụng google meet, yêu cầu nghiệm thể mở camera, âm thanh trong suốt quá
trình test.
Nghiệm thể sẽ được test về trí nhớ ngắn hạn với công cụ Working Memory Index
Chúng tôi sẽ chiếu lần lượt các dãy số, đầu tiên là dãy số có 1 chữ số, sau khi kết thúc chiếu,
sau đó nghiệm thể phải viết dãy số mà mình nhớ được vào box chat theo thứ tự từ trái sang
phải. Dãy số tiếp theo sẽ tăng lượng số thêm 1 đơn vị so với dãy số trước. Dãy số từ 1 đến 10
ký tự được chiếu trên màn hình trong 5 giây, dãy số từ 11 ký tự trở lên chiếu 7 giây. Thực
nghiệm viên dùng đồng hồ bấm giờ để theo dõi thời gian hiển thị của dãy số. Bài test kết thúc
khi chiếu hết dãy số có 20 chữ số hoặc kết thúc khi nghiệm thể thông báo không thể nhớ
được nữa.
Trong quá trình thực hiện test nếu nghiệm thể thấy khó chịu, muốn dừng bài test và không
muốn chúng tôi thu nhập dữ liệu bài làm của mình thì chúng tôi sẽ dừng bài test và không ghi
nhận điểm số của nghiệm thể.
Sau khi hoàn thành nghiên cứu, chúng tôi sẽ thông báo về mục đích thật sự của nghiên cứu
một lần nữa là kiểm tra về việc giấc ngủ trưa có làm tăng trí nhớ ngắn hạn hay không.
Đề cương thuyết minh đề tài NCKH

6
Nhóm sẽ có những món quà nhỏ gửi tới những nghiệm thể đã tham gia.
Cân nhắc đạo đức
Cam đoan với nghiệm thể rằng tất cả thông tin và dữ liệu của nghiệm thể sẽ được bảo mật và
chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu trong môn học.
c. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xã hội Việt Nam ngày càng phát triển khiến cho con người gặp nhiều áp lực về
công việc, học tập và cuộc sống. Sự áp lực này là một trong những nguyên nhân khiến cho trí
nhớ nói chung và trí nhớ ngắn hạn nói riêng của con người giảm sút. Độ tuổi suy giảm trí nhớ
cũng ngày càng trẻ hóa, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực lao động
của Việt Nam . Chính vì lẽ đó, một giấc ngủ trưa sau những giờ làm căng thẳng sẽ giúp con
người nâng cao trí nhớ và hiệu suất làm việc.
Việc ngủ trưa cũng đã được chứng mình là một phương pháp làm tăng khả năng ghi nhớ ngắn
hạn, nhưng ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu nói về vấn đề này. Điều này
cho thấy, mặc dù Việt Nam là quốc gia có số lượng người ngủ trưa thuốc vào số đông của thế
giới nhưng giấc ngủ trưa ở Việt Nam vẫn chưa nhận được sự quan tâm, ngủ trưa chỉ là một
văn hóa ở Việt Nam. Nhóm thực hiện nghiên cứu này nhằm đề xuất một biện pháp giúp mọi
người hạn chế được sự suy giảm trí nhớ ngắn hạn.
d. Tài liệu tham khảo
McDevitt, E. A., Sattari, N., Duggan, K. A., Cellini, N., Whitehurst, L. N., Perera, C.,
Reihanabad, N., Granados, S., Hernandez, L., & Mednick, S. C. (2018,
October 10). The impact of frequent napping and nap practice on sleep-
dependent memory in humans. Scientific Reports, 8(1).
https://doi.org/10.1038/s41598-018-33209-0;
MacDonald, K. J., Lockhart, H. A., Storace, A. C., Emrich, S. M., & Cote, K. A.
(2018, July 26). A daytime nap enhances visual working memory performance
and alters event-related delay activity. Cognitive, Affective, &Amp;
Behavioral Neuroscience, 18(6), 1105–1120. https://doi.org/10.3758/s13415-
018-0625-1
e. Phụ lục
Phụ lục A: mô phỏng công cụ đo lường
Đề cương thuyết minh đề tài NCKH

You might also like