You are on page 1of 23

 Giấc ngủ : nhu cầu sinh lý bình thường,nhằm đảm bảo

sự sống và phục hồi sức khỏe.


 Người trưởng (18 - 45 tuổi), nhu cầu giấc ngủ mỗi

ngày 7 - 8 giờ.
 Sau 60 tuổi có thể 6 giờ là đủ, thậm chí những người

già còn ngủ ít hơn.


 Cả cuộc đời một người khỏe mạnh dành 1/3 thời gian

cho ngủ và 2/3 thời gian thức [4].


 Một giấc ngủ bình thường:
- Giấc ngủ ngon và chất lượng, kéo dài 7 đến 8 giờ.
- Chất lượng giấc ngủ: cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái,
không có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, năng suất làm
việc cao và không có những cơn ác mộng trong khi ngủ.
 Chu kỳ thức – ngủ (sleep – wake cycle) [41]:
Hai cơ chế sinh lý tương tác và cân bằng với nhau:
- Nhịp thức - ngủ (circadian rhythm): các quá trình bên trong
não và cơ thể theo chu kỳ 24 giờ, đáp ứng với sáng tối của
môi trường, được quy định bởi đồng hồ sinh học. Quá trình
nhịp ngày - đêm gây tăng thức tỉnh trong ngày và giảm vào
cuối ngày
- Quá trình nội môi (sleep - wake homeostasis): quá trình sản
xuất và tích luỹ các chất gây ngủ trong não (melatonin). Quá
trình nội môi gây ngủ tăng dần trong ngày và giảm dần sau
khi ngủ.
Hoạt động của nhân trên giao thị (Suprachiasmatic nucleus - SCN) tăng trong
ngày làm sản xuất melatonin rất thấp.
Hoạt động của nhân trên giao thị giảm vào cuối ngày làm sản xuất melatonin tăng
và nhanh chóng đạt tối đa gây hoạt hoá ML1 từ đó ức chế hoạt động của nhân
trên giao thị và gây ngủ.
Nhân lục (locus coeruleus) và nhân Raphe sau (dorsal raphe) có tác dụng gây thức tỉnh và tập trung chú ý. Các kết
nối giữa mái não trước (ventral tegmental) và nhân Accumbens tạo kích thích lên hệ viền giữa (mesolimbic) làm
tăng giải phóng dopamine. Orexin/hypocretin làm tăng tín hiệu trong con đường này. Chất đối vận orexin (orexin
antagonist) phong bế các tín hiệu này, và do vậy tạo thuận lợi cho giấc ngủ (bằng cách làm giảm sự thức tỉnh).
Giấc ngủ diễn ra có tính chất chu kỳ, bắt đầu bằng giấc ngủ NREM với 4 giai đoạn và
kết thúc bằng giấc ngủ REM. Mỗi chu kỳ diễn ra trong khoảng 90 - 120 phút, có nghĩa là
giấc ngủ mỗi đêm có khoảng 4 - 5 chu kỳ kế tiếp nhau. Trong chu kỳ đầu của giấc ngủ,
giấc ngủ REM kéo dài khoảng 10 phút, càng về sau giấc ngủ REM càng kéo dài hơn và
giấc ngủ NREM ngắn dần. Cụ thể gần sáng giấc ngủ REM có thể kéo dài 90 phút. Như
vậy phần lớn giấc ngủ REM diễn ra vào 1/3 cuối giấc ngủ, trong khi phần lớn giấc ngủ
NREM diễn ra vào 1/3 đầu giấc ngủ.
 Ở người trưởng thành, phân bố các giai đoạn giấc ngủ
như sau:
- NREM chiếm 70 - 80% toàn bộ thời gian ngủ:
 + giai đoạn 1: 5%
 + giai đoạn 2: 45%
 + giai đoạn 3: 12%
 + giai đoạn 4: 13%

- REM chiếm 20 - 25% toàn bộ thời gian ngủ [4].


Đặc điểm giấc ngủ người cao tuổi:
- Nhịp thức - ngủ đến sớm (advanced circadian rhythm) hơn
người trẻ 1– 2 giờ làm người cao tuổi đi ngủ sớm.
- Thời gian tiềm giấc ngủ tăng.
- Thời gian ngủ toàn bộ giảm nhẹ.
- Thức giấc tăng.
- Hiệu quả giấc ngủ giảm.
Các giai đoạn mất ngủ người cao tuổi
- Kéo dài thời gian giai đoạn 1 và 2 (ngủ nông).
- Giảm thời gian giai đoạn 3 và 4 (ngủ sâu).
- Sự ổn định của giấc ngủ REM.
- Tăng số lần thức giấc (wake) trong đêm [41].
CHỨC NĂNG GIẤC NGỦ
 Rối loạn giấc ngủ: rối loạn về số lượng, chất lượng, về tính
chu kỳ của giấc ngủ và các rối loạn nhịp thức ngủ.
 Hậu quả của những rối loạn này làm cho chủ thể có cảm

giác không thỏa mãn về giấc ngủ (mệt mỏi, lo lắng, khó
chịu...) và có những ảnh hưởng đến hoạt động lúc thức.
 15% người lớn ở Hoa Kỳ bị mất ngủ, 1,7% hàng
năm phải dùng toa thuốc ngủ,
 Khoảng 50 triệu người Mỹ thỉnh thoảng dùng đến

thuốc ngủ [8].


 Tây Âu - tỷ lệ mất ngủ từ 20 - 40% dân số nói

chung.
 Ở Việt Nam, Bùi Quang Huy (2019), trong 1 năm

có khoảng 30 - 45% người lớn bị mất ngủ [4].


 Sovới năm 2017, số người 60 tuổi trở
lên dự kiến tăng hơn gấp đôi vào năm
2050 và gấp 3 lần vào năm 2100 (tăng từ 962
triệu vào năm 2017 lên 2,1 tỷ vào năm 2050 và 3,1 tỷ vào
năm 2100)

 Sốngười từ 80 tuổi trở lên dự kiến ​tăng


gấp ba lần vào năm 2050(từ 137 triệu người
năm 2017 lên 425 triệu vào năm 2050). Đến năm
2100, sẽ tăng gấp gần 7 lần năm 2017(lên
909 triệu người)
Giấc ngủ người cao tuổi:
 - Nhịp thức - ngủ đến sớm hơn người trẻ 1– 2 giờ làm
người cao tuổi đi ngủ sớm.
 - Thời gian tiềm giấc ngủ tăng.
 - Thời gian ngủ toàn bộ giảm nhẹ.
 - Thức giấc tăng.
 - Hiệu quả giấc ngủ giảm.
 - Kéo dài thời gian ngủ nông
 - Giảm thời gian ngủ sâu
 - Tăng số lần thức giấc (wake) trong đêm [41].
 Rối loạn giấc ngủ để lại nhiều hậu
quả nghiêm trọng, ảnh hưởng chất
lượng cuộc sống, buồn ngủ ban
ngày, ngủ ngày quá mức, tăng huyết
áp, rối loạn nhịp và đột tử, tăng
nguy cơ suy giảm nhận thức, tăng tỷ
lệ té ngã và tử vong ở người cao tuổi
[7].
NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
Phỏng
vấn
bộ
câu
hỏi
PSQI
PSQI là tổng hợp điểm của một bảng câu hỏi mà người được
hỏi tham gia trả lời gồm: 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi
khi trả lời cần dựa trên tần số sự kiện và các mức độ tốt xấu
khác nhau trên 7 phương diện trong thời gian 1 tháng:
 - Thời gian ngủ.
 - Tỉnh giấc giữa đêm.
 - Mức độ khó ngủ.
 - Mức độ ảnh hưởng đến hoạt động ngày do khó ngủ.
 - Hiệu suất giấc ngủ.
 - Tự đánh giá chất lượng giấc ngủ.
 - Sử dụng thuốc ngủ.
Thang điểm PSQI gồm có 9 mục và tính điểm bằng tổng của 7 thành tố gồm
có:
 Điểm thành tố 1 = Điểm mục 6

 Điểm thành tố 2 = Điểm mục 2 + Điểm mục 5a.

(Điểm mục 2 được tính như sau: 15' = 0 điểm, 16-30' = 1điểm, 30-60' = 2 điểm, >
60' = 3 điểm).
Tổng: 0 = 0 điểm ; 1-2 = 1 điểm; 3-4 = 2 điểm; 5-6 = 3 điểm
 Điểm thành tố 3 = Điểm mục 4

Tính theo: > 7 giờ = 0 điểm, 6-7 giờ = 1 điểm, 5-6 giờ =2 điểm, <5 giờ =3 điểm.
 Điểm thành tố 4 = Tổng số giờ ngủ được/Tổng số giờ đi ngủ x 100 (Hiệu quả

giấc ngủ).
Tính theo: > 85% = 0 điểm; 75%-84% = 1 điểm ; 65%-74% = 2 điểm; <65% = 3
điểm.
 Điểm thành tố 5 = Tổng điểm 5b-5j.

Tổng 0 = 0 điểm; 1-9 = 1 điểm; 10-18 = 2 điểm; 19-27 = 3 điểm


 Điểm thành tố 6 = Điểm mục 7

 Điểm thành tố 7 = Điểm mục 8 + Điểm mục 9.

Tổng: 0 = 0 điểm; 1- 2= 1 điểm; 3-4 = 2 điểm; 5 - 6 = 3 điểm


PSQI
 Bảng điểm Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) là
chỉ số mới đánh giá chất lượng giấc ngủ trong thực
hành lâm sàng và nghiên cứu. Bệnh nhân có RLGN khi
điểm Pittsburgh >5 với độ nhạy độ nhạy cao (90% -
99%) và độ đặc hiệu (84% - 87%).
 Điểm tổng chung dùng để đánh giá chất lượng giấc

ngủ, điểm càng cao rối loạn giấc ngủ càng nặng:
PSQI ≤5: Không có rối loạn giấc ngủ.
PSQI > 5: Có rối loạn giấc ngủ.
THANK YOU
FOR
YOUR ATTENTION!

You might also like