You are on page 1of 14

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

I.Các khái niệm liên quan

1. Giấc ngủ

- Theo từ điển Oxford English, giấc ngủ là một tình trạng của cơ thể và lý trí
thường xảy ra một vài giờ vào mỗi buổi tối, khi mà các hoạt động thần kinh bị hạn
chế, mắt nhắm lại, cơ bắp thư giãn và hầu hết hoạt động của ý thức bị trì hoãn.

- Từ điển Merriam-Webster đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn. Giấc ngủ là “chu kỳ
tự nhiên làm gián đoạn ý thức, đồng thời phục hồi năng lượng cho cơ thể”.

- Từ điển MacMillan Dictionary for Students định nghĩa “Giấc ngủ là một chu kỳ
tự nhiên đặc trưng bởi việc làm giảm hoạt động của ý thức, làm gián đoạn hoạt động
của các giác quan và hầu như ngừng hoạt động tất cả cơ bắp của cơ thể”.

- Một định nghĩa khoa học khác từ Stedman’s Medical Dictionary chỉ ra rằng giấc
ngủ là “một chu kỳ tự nhiên của tâm trí và cơ thể, khi mà mắt nhắm lại và ý thức bị
gián đoạn hoàn toàn hoặc gián đoạn một phần, đồng thời giảm sự chuyển động vật
lý của cơ thể cũng như làm giảm sự phản ứng của cơ thể đối với các kích thích từ
các tác nhân xung quanh”

- Trong khoa học Thần kinh và Giấc ngủ thì ngủ là trạng thái giảm hoạt động tinh
thần và thể chất, trong đó ý thức bị thay đổi, hoạt động của các giác quan bị ức chế
ở một mức độ nhất định. Trong khi ngủ, hoạt động của cơ bắp và các tương tác với
môi trường xung quanh giảm đi đáng kể. Mặc dù ngủ khác với tình trạng thức về
khả năng đáp ứng với các kích thích, nhưng trong giấc ngủ, não vẫn có hoạt động,
vẫn có đáp ứng mạnh hơn so với não trong tình trạng hôn mê hoặc rối loạn ý thức.

2. Các giai đoạn của giấc ngủ

- Các nhà khoa học khi nghiên cứu về giấc ngủ của con người đã khẳng định rằng:
khi ngủ, một số bộ phận của cơ thể luôn duy trì hoạt động và các hoạt động này diễn
ra không đều ở các thời điểm khác nhau. Bằng việc theo dõi cơ thể con người khi
ngủ người ta nhận thấy quá trình ngủ của con người được chia thành các giai đoạn
nhất định, ở mỗi giai đoạn cơ thể có những hoạt động đặc trưng riêng.

- Khi ngủ các hoạt động của cơ thể diễn ra qua 5 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ
sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ (REM), các giai đoạn diễn ra thứ tự tạo thành một chu
kỳ và chu kỳ này được lặp đi lặp lại trong suốt thời gian kể từ khi bạn nhắm mắt ngủ
vào buổi tối hôm trước đến khi thức dậy vào sáng ngày hôm sau. Các giai đoạn của
giấc ngủ được thể hiện ở hình bên dưới.
- 5 giai đoạn của giấc ngủ được chia thành 2 nhóm:

+ Giấc ngủ REM (rapid eye movement): giai đoạn ngủ mơ

+ Giấc ngủ NREM/Non-REM (non rapid eye movement): giai đoạn ru ngủ, ngủ
nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu

2.1 Giai đoạn ru ngủ

Thông thường giai đoạn ru ngủ chỉ diễn ra từ 3-15 phút. Giai đoạn này bắt đầu diễn
ra vào thời điểm bạn nhắm mắt để bắt đầu ngủ. Ở giai đoạn ru ngủ, cơ thể chuyển
dần sang trạng thái ngủ nông và có thể bị đánh thức một cách dễ dàng. Những người
bị thức giấc ở giai đoạn này thường nhớ những hình ảnh không rõ ràng, một số
người còn bị co giật đột ngột, đây là hành động phản ứng lại cảm giác như mình
đang rơi trước đó. Hiện tượng co giật này được gọi là hypnic myoclonia, diễn ra
tương tự như khi bạn đang tập trung suy nghĩ thì người khác vỗ vào vai khiến bạn
giật mình.

2.2. Giai đoạn ngủ nông

Giai đoạn ngủ nông chiếm khoảng 50% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mắt
ngừng chuyển động và hoạt động của bộ não (sóng não) trở nên chậm hơn. Thỉnh
thoảng bên trong não xảy ra những đợt sóng nhanh được gọi là sleep spindle, các
đợt sóng nhanh này thưa dần khi chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo.

2.3. Giai đoạn ngủ sâu

Giai đoạn này chỉ chiếm dưới 10% tổng thời gian ngủ. Ngủ sâu là giai đoạn chuyển
tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Ở giai đoạn này sóng não diễn ra rất chậm và
được gọi là sóng delta, thỉnh thoảng được xen kẽ với những đợt sóng nhanh. Nhiệt
độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp của cơ thể đều giảm, hệ thống cơ xương khớp cũng
giãn ra, chùng xuống.

2.4. Giai đoạn ngủ rất sâu

Giai đoạn này chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ, đây là giai đoạn quan trọng
giúp cơ thể được nghỉ ngơi gần như hoàn toàn. Ở giai đoạn này, nhiệt độ của cơ
thể,nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất, hoàn toàn không
có sự chuyển động của mắt và các cơ tay, chân. Lúc này, sóng tồn tại trong bộ não
hầu hết là sóng chậm delta. Những người bị thức giấc ở giai đoạn này thường cảm
thấy choạng vạng, bơ vơ, mất phương hướng, một vài phút sau đó hoạt động của bộ
não mới có thể được tăng cường trở lại như bình thường.

2.5. Giai đoạn ngủ mơ

Giai đoạn ngủ mơ còn được gọi là REM (rapid eye movement) chiếm khoảng 20%
tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mặc dù đang ngủ nhưng nhiệt độ cơ thể, nhịp
tim, nhịp thở và huyết áp đều tăng lên, nhãn cầu – đôi mắt chuyển động nhanh qua
lại,trong khi cơ chân tay tạm thời không hoạt động. Những giấc mơ xuất hiện ở giai
đoạn này, đối với những người thức dậy đột ngột ở giai đoạn REM, họ thường nhớ
lại những câu chuyện dường như vô lý – những giấc mơ. Cuối giai đoạn REM,
thông thường cơ thể thức giấc tạm thời một vài phút sau đó nhanh chóng lặp lại chu
kỳ giấc ngủ cho đến sáng.

3. Giấc ngủ chất lượng

- Chất lượng giấc ngủ khác với số lượng giấc ngủ. Số lượng giấc ngủ đo lường thời
gian bạn ngủ mỗi đêm, trong khi chất lượng giấc ngủ đo lường mức độ bạn ngủ
ngon như thế nào.

- [1] Việc đo lường số lượng giấc ngủ rất đơn giản vì nó nhanh chóng xác định xem
bạn có ngủ đủ thời gian được khuyến nghị mỗi đêm hay không (thường được xác
định là ít nhất bảy giờ). Còn đo lường chất lượng giấc ngủ mang tính phi khoa học
hơn. Nói chung, chất lượng giấc ngủ tốt được xác định bởi các đặc điểm sau:

+ Tổng thời gian ngủ (TST)

+ Độ trễ khởi phát giấc ngủ (SOL)

+ Tổng thời gian thức giấc (TWT)

+ Hiệu quả giấc ngủ (SE) và đôi khi các hiện tượng gây gián đoạn giấc ngủ như kích
thích tự phát hoặc ngưng thở trong khi ngủ
- [2] Chất lượng giấc ngủ được đánh giá từ góc nhìn khách quan và chủ quan. Chất
lượng giấc ngủ dưới góc độ khách quan đề cập đến cách thức đi vào giấc ngủ và duy
trì trạng thái ngủ như thế nào, cũng như số lần họ thức dậy trong một đêm. Chất
lượng giấc ngủ được cho là kém khi chu kỳ chuyển đổi giữa các giai đoạn khác
nhau của giấc ngủ bị cản trở. Ngược lại, chất lượng giấc ngủ dưới góc độ chủ quan
đề cập đến cảm giác được nghỉ ngơi và tái tạo sau khi thức giấc. [3] Một nghiên cứu
của A. Harvey và cộng sự (2002) phát hiện ra rằng những người mất ngủ đòi hỏi
khắt khe hơn trong việc đánh giá chất lượng giấc ngủ so với những người không gặp
vấn đề về giấc ngủ.

4. Thang đo chất lượng giấc ngủ

- PSQI [4] được Buysse và các đồng nghiệp của ông phát triển vào năm 1988 nhằm
tạo ra một thước đo tiêu chuẩn được thiết kế nhằm thu thập thông tin nhất quán
về bản chất chủ quan của thói quen ngủ của mọi người và cung cấp một chỉ số
rõ ràng mà cả bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân đều có thể sử dụng. Là một bảng
câu hỏi ngắn gọn và đầy đủ để đánh giá chất lượng giấc ngủ; bao gồm 7 thành
phần cấu thành 3 yếu tố; được thiết kế để người tham gia nghiên cứu có thể tự
trả lời và nó sẽ đánh giá chất lượng giấc ngủ của đối tượng trong thời gian một
tháng gần nhất. Không chỉ các nước nói tiếng Anh, có rất nhiều phiên bản
PSQI đã được dịch và dùng ở nhiều quốc gia trên thế giờ như Ý, Hy Lạp, Ba
Tư, Do Thái, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Nam Mỹ…
- Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ sử dụng thang đo
PSQI trên dân số Việt Nam; nhưng trong 54,349 bài báo khoa học , 1.207 luận
án tiến sĩ, 190 đề tài cấp bộ được công bố chính thức trong kho tài liệu y học
của Thư viện Y học Trung Ương chưa có tài liệu nghiên cứu nào đánh giá tính
giá trị của công cụ này trong phiên bản Tiếng Việt.
- Trước đây, số liệu về mất ngủ không được điều tra trực tiếp mà phải có gián tiếp
qua các khảo sát về bệnh tâm thần. Những nghiên cứu dùng thang đo PSQI
đánh giá chất lượng giấc ngủ trên những nhóm bệnh nhân khác nhau đã được
thực hiện tại nước ta trong nhiều năm, nhưng chưa có y văn chính thức lượng
giá tính tin cậy và tính giá trị của thang đo PSQI phiên bản tiếng Việt tại Việt
Nam.

- Thang đo PSQI gồm 7 thành phần: thời gian ngủ; tỉnh giấc nửa đêm; mức độ
khó ngủ; mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày do khó ngủ; hiệu suất giấc
ngủ; sử dụng thuốc ngủ; tự đánh giá chất lượng giấc ngủ. Đây là bộ công cụ đã được
chuẩn hóa sử dụng để đánh giá chất lượng giấc ngủ với độ nhạy là 89,6% và độ đặc
hiệu là 86,5%. Tổng số điểm sẽ được ghi nhận từ 0 đến 21, điểm càng cao cho thấy
chất lượng giấc ngủ càng kém. Cách đánh giá rối loạn giấc ngủ như sau:

+ Có rối loạn giấc ngủ: Tổng điểm > 5 điểm;

+ Không có rối loạn giấc ngủ: Tổng điểm ≤ 5 điểm.


- Rối loạn giấc ngủ gồm 3 mức độ:

+ Rối loạn giấc ngủ nhẹ PSQI: 6-10 điểm

+ Rối loạn giấc ngủ trung bình PSQI: 11-15 điểm

+ Rối loạn giấc ngủ nặng PSQI: ≥16 điểm

II.Tình hình nghiên cứu:


1.Nghiên cứu trong nước
1.1 “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên
trường Đại học Y Hà Nội” [5]
Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ của sinh viên Trường Đại học Y Hà
Nội năm 2021 và phân tích một số yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên 361 sinh viên từ
năm thứ 1 đến năm thứ 6 của 9 chuyên ngành đang học tập tại trường Đại học Y Hà
Nội
Kết quả: Tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém theo thang điểm PSQI chiếm
33,8%. Chất lượng giấc ngủ kém hơn ở các sinh viên không tập thể dục thể thao
aOR=1,99; (95%CI: 1,17-3,37) so với nhóm không tập; sinh viên có thời gian sử
dụng điện thoại di động trước khi ngủ từ 2 giờ trở lên aOR= 2,69; (95%CI: 1,3-
5,56) so với nhóm sử dụng dưới 2 giờ; sinh viên bị thức giấc giữa đêm vì điện thoại
di động aOR= 2,44; (95%CI: 1,37-4,35) so với nhóm không có.
Kết luận: Tỉ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém cao, cần có những thay đổi về
hành vi và sinh hoạt lành mạnh như tăng cường tập thể dục, ít sử dụng điện thoại di
động trước khi ngủ cũng như tạo môi trường tinh thần thoải mái để tránh áp lực từ
học tập cho sinh viên.

1.2. “Khảo sát chất lượng giấc ngủ sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y –
Dược, Đại học Huế” [6]
Mục tiêu: Mô tả chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất
lượng giấc ngủ ở sinh viên năm thứ nhất
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực
hiện trên 601 sinh viên năm nhất của Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế từ
tháng 01/2022 đến tháng 12/2022. Số liệu được thu thập dựa trên bộ câu hỏi được
chuẩn bị. Phân tích hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố
liên quan đến chất lượng giấc ngủ.
Kết quả: Có 45,9% sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt. Một số yếu tố có
liên quan đến chất lượng giấc ngủ bao gồm giới tính, sống với họ hàng, nghiện
Internet, suy nghĩ tự tử, hoạt động thể lực và BMI
Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt khá cao. Vì vậy, chúng
tôi khuyến khích sinh viên kiểm soát việc sử dụng Internet, tăng cường các hoạt
động thể lực và suy nghĩ tích cực để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho sinh viên.

1.3. “Chất lượng giấc ngủ và thói quen sinh hoạt của sinh viên trường đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch” [7]
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giấc ngủ cũng như lối sống, hành vi học tập, sinh
hoạt của sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả tại Đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh. Dân số nghiên cứu là các sinh
viên hệ bác sĩ đa khoa chính quy, tập trung ở tất cả các lớp từ năm 1 đến năm 6.
Những người tham gia đã hoàn thành một cuộc khảo sát ẩn danh dựa trên web bao
gồm bảng câu hỏi về giấc ngủ và về hành vi học tập, sinh hoạt của họ. Để đo chất
lượng giấc ngủ, chúng tôi đã sử dụng Bảng câu hỏi chất lượng giấc ngủ Pittsburgh
(PSQI).
Kết quả: Trong tổng số 4677 sinh viên Y khoa tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, có 874 người tham gia cuộc khảo sát của chúng tôi. Hơn một nửa số người
tham gia có chất lượng giấc ngủ kém theo thang đo PSQI. Nhiều sinh viên đi ngủ
muộn hơn nửa đêm và dành nhiều thời gian cho điện thoại thông minh.
Kết luận: Nghiên cứu này tiết lộ rằng trong thời gian này, sinh viên của chúng tôi
dành thời gian sử dụng điện thoại thông minh nhưng ít tham gia vào các hoạt động
thể chất.Họ đi ngủ và thức dậy muộn nhưng chất lượng giấc ngủ kém.Những phát
hiện này có thể quan trọng để đưa ra các khuyến nghị, bao gồm cả việc điều chỉnh
lối sống.

1.4. “Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan của sinh viên khoa điều dưỡng –
kỹ thuật y học, đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh” [8]
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát về mức độ phổ biến của rối loạn giấc ngủ ở
đối tượng sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh và xác định các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích tiến hành
dựa trên khảo sát trực tuyến 367 sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ câu hỏi được xây dựng từ thang đo Chất
lượng giấc ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep Quality Index: PSQI), thang đo Trầm
cảm – lo âu – stress DASS 21 (The Depression, Anxiety and Stress Scale - 21
Items) và một số câu hỏi khảo sát các đặc điểm nhân khẩu học và yếu tố ảnh hưởng.
Kết quả: Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở sinh viên là 53,4%. Yếu tố ánh sáng, tiếng ồn
trong phòng ngủ, sử dụng thiết bị di động trước khi ngủ, bệnh lý gây đau và các yếu
tố tâm lý (Trầm cảm - lo âu – stress) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với chất
lượng giấc ngủ với p ≤ 0,05.
Kết luận: Rối loạn giấc ngủ chiếm tỉ lệ cao ở sinh viên khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật
Y học. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố tâm lý và
chất lượng giấc ngủ. Các hỗ trợ về tâm lý là rất cần thiết nhằm cải thiện chất lượng
giấc ngủ cho sinh viên từ đó giúp sinh viên có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

1.5. “Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc
ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên” [9]
Mục tiêu:
(1) Mô tả thực trạng sử dụng điện thoại ở đối tượng học sinh Trung học phổ thông
và sinh viên đại học tại thành phố Huế
(2) Xác định mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các triệu
chứng về rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 1.150
học sinh Trung học phổ thông và sinh viên tại thành phố Huế. Phỏng vấn qua bộ câu
hỏi sử dụng thang đo SAS-SV đánh giá nghiện sử dụng điện thoại, thang K10 đánh
giá rối loạn tâm lý và thang PSQI đánh giá chất lượng giấc ngủ.
Kết quả: Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh của học sinh và sinh viên là 78,0%.
Tỷ lệ nghiện sử dụng ĐTDĐ thông minh ở học sinh là 49,1% và tỷ lệ này ở sinh
viên là 43,7%. Có 57,3% học sinh có tình trạng chất lượng giấc ngủ không tốt và tỷ
lệ này ở nhóm sinh viên là 51,6%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình
trạng nghiện sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý
(p<0,05).
Kết luận: Tỷ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh ở học sinh và sinh viên là
đáng báo động và có liên quan có ý nghĩa thống kê với các rối loạn giấc ngủ, rối
loạn tâm lý. Cần có những giải pháp can thiệp giúp học sinh, sinh viên nhận thức
được và quản lý tốt việc sử dụng điện thoại thông minh.

2.Nghiên cứu ngoài nước


2.1 “The Associations between Sleep Duration and Sleep Quality with Body-Mass
Index in a Large Sample of Young Adults” [10]
Mục đích: Tìm ra mối liên hệ giữa thời gian nằm trên giường (đại diện cho thời
gian ngủ) và chất lượng giấc ngủ với tình trạng thừa cân/béo phì ở một mẫu lớn
thanh niên.
Phương pháp: Trong nghiên cứu cắt ngang, đối tượng tham gia là 2100 sinh viên
đại học (49,6% phụ nữ).Bảng câu hỏi Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI)
được sử dụng để đánh giá thời gian nằm trên giường và chất lượng giấc ngủ. Chỉ số
khối cơ thể (BMI) được tự báo cáo và phân đôi thành trạng thái bình thường (<25
kg/m 2 ) và thừa cân/béo phì ( ≥25 kg/m 2 ).
Kết quả: Trong mô hình 1, cả thời gian nằm trên giường ngắn (<6 giờ/ngày, OR =
2,72; 95% CI 1,27 đến 5,84) và dài (>10 giờ/ngày, OR = 3,38; 95% CI 2,12 đến
5,40) có liên quan đến nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn. Trong mô hình 2, chất
lượng giấc ngủ kém (>5 điểm, OR = 1,45; KTC 95% 1,14 đến 1,83) có liên quan
đến khả năng bị thừa cân/béo phì cao hơn. Sau khi nhập đồng thời thời gian nằm
trên giường và chất lượng giấc ngủ vào mô hình 3, cả thời gian nằm trên giường
ngắn (OR = 2,64; 95% CI 1,23 đến 5,66) và thời gian dài (OR = 3,27; 95% CI 2,04
đến 5,23) nằm trên giường và giấc ngủ kém chất lượng (OR = 1,40; 95% CI 1,10
đến 1,78) có liên quan đến tình trạng thừa cân/béo phì.
Kết luận: Kết quả thấy rằng cả thời gian nằm trên giường ngắn và dài cũng như
chất lượng giấc ngủ kém đều có liên quan đến tình trạng thừa cân/béo phì ở người
trẻ tuổi. Cần có những can thiệp và chính sách đặc biệt sử dụng cả thời lượng giấc
ngủ và chất lượng giấc ngủ làm yếu tố bảo vệ chống lại tình trạng thừa cân/béo phì.

2.2. “Sleeping with one eye open: loneliness and sleep quality in young adults” [11]
Mục tiêu:
- Thử nghiệm mối liên hệ giữa sự cô đơn và chất lượng giấc ngủ trên một mẫu thanh
niên đại diện trên toàn quốc.
-Đánh giá mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và sự cảnh giác do việc tiếp xúc bạo
lực ở quá khứ.
Phương pháp: Dữ liệu được lấy từ Nghiên cứu sinh đôi theo chiều dọc về rủi ro
môi trường, một nhóm gồm 2232 cặp song sinh sinh ra ở Anh và xứ Wales vào năm
1994 và 1995. Chúng tôi đo lường sự cô đơn bằng cách sử dụng các mục từ Thang
đo mức độ cô đơn của UCLA và chất lượng giấc ngủ bằng Giấc ngủ Pittsburgh Chỉ
số chất lượng. Chúng tôi đã kiểm soát các đồng biến bao gồm sự cô lập xã hội, bệnh
tâm lý, tình trạng việc làm và việc làm cha mẹ của trẻ sơ sinh. Chúng tôi đã kiểm tra
sự khác biệt giữa các cặp song sinh để kiểm soát các yếu tố môi trường gia đình và
di truyền không thể đo lường được.
Kết quả: Cảm giác cô đơn có liên quan đến chất lượng giấc ngủ nói chung kém
hơn. Sự cô đơn có liên quan cụ thể đến chất lượng giấc ngủ chủ quan và rối loạn
chức năng ban ngày.Trong số các cặp song sinh cùng hợp tử, sự khác biệt về mức
độ cô đơn giữa các cặp sinh đôi có liên quan đáng kể đến sự khác biệt về chất lượng
giấc ngủ giữa các cặp, cho thấy mối liên hệ độc lập với những ảnh hưởng gia đình
không thể đo lường được. Mối liên hệ giữa sự cô đơn và chất lượng giấc ngủ càng
trở nên trầm trọng hơn ở những cá nhân từng là nạn nhân của bạo lực ở tuổi thiếu
niên hoặc bị ngược đãi khi còn nhỏ.
Kết luận: Sự cô đơn có liên quan chặt chẽ với chất lượng giấc ngủ kém hơn ở
những người trẻ tuổi, nhấn mạnh tầm quan trọng của những biện pháp can thiệp
sớm để giảm thiểu hậu quả lâu dài của sự cô đơn. Cần có sự quan tâm đặc biệt tới
những cá nhân đã từng bị ngược đãi.

2.3. “Sleep Quality, Mental and Physical Health: A Differential Relationship”[12]


Mục đích: khám phá mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và các thành phần của nó
cũng như cả hai khía cạnh của chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
(HRQoL) trong một mẫu thanh niên.
Phương pháp: Mẫu bao gồm 337 người tham gia với độ tuổi trung bình là 19,6 tuổi
(SD = 2,22). Chất lượng giấc ngủ và HRQoL được đo tương ứng thông qua Chỉ số
chất lượng giấc ngủ Pittsburgh và SF-12. Phân tích hồi quy được sử dụng để điều tra
mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và HRQoL.
Kết quả: Xác nhận mối liên quan đáng kể giữa chất lượng giấc ngủ và cả thể chất
( p = 0,015; β = −0,138; R 2 = 0,07) và tinh thần ( p < 0,001; β = −0,348; R 2 =
0,22) HRQoL trong các mô hình được điều chỉnh. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi
cũng nêu bật mối liên hệ khác biệt giữa chất lượng giấc ngủ và HRQoL về tinh thần
và thể chất. Trong khi tất cả các thành phần chất lượng giấc ngủ (ngoại trừ độ trễ
giấc ngủ; p = 0,349) có liên quan đáng kể với HRQoL tinh thần ( p < 0,05), chỉ có
hai thang đo phụ (chất lượng giấc ngủ chủ quan; p = 0,021; β = −0,143 và rối loạn
giấc ngủ p = 0,002; β = −0,165) cho thấy mối liên quan đáng kể.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa chất lượng
giấc ngủ và sức khỏe tâm thần so với chất lượng giấc ngủ và sức khỏe thể chất ở
người trẻ tuổi.

2.4. “Determinants of sleep quality in college students: A literature review” [13]


Mục đích: Xem xét các yếu tố khác nhau quyết định chất lượng giấc ngủ của sinh
viên đại học.
Phương pháp: Cơ sở dữ liệu PubMed, Web of Science và Thư viện Cochrane đã
được tìm kiếm với chuỗi tìm kiếm “chất lượng giấc ngủ” VÀ “sinh viên đại học”
cho các bài báo được xuất bản từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 10 năm 2017.
Kết quả: 112 nghiên cứu được xác định đã được phân loại thành các loại theo các
yếu tố quyết định được điều tra và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng giấc ngủ.
Hoạt động thể chất và các mối quan hệ xã hội lành mạnh đã cải thiện chất lượng
giấc ngủ, trong khi lượng caffeine, căng thẳng và thói quen ngủ-thức không đều làm
giảm chất lượng giấc ngủ. Các kết quả ít nhất quán hơn được báo cáo về thói quen
ăn uống và kiến thức về giấc ngủ, trong khi ngủ trưa đúng cách trong ngày có thể
cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể.
Kết luận: Sinh viên đại học dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố rủi ro khác nhau đối với
chất lượng giấc ngủ. Khi thiết kế các biện pháp can thiệp để cải thiện chất lượng
giấc ngủ ở sinh viên đại học, các yếu tố quyết định chính cần được xem xét.

2.5. “Smartphone Addiction and Sleep Quality on Academic Performance of


University Students: An Exploratory Research” [14]
Mục tiêu: Kiểm tra mối quan hệ giữa chứng nghiện điện thoại thông minh, chất
lượng giấc ngủ và kết quả học tập.
Phương pháp: Nghiên cứu trình bày nghiên cứu định lượng trên 323 sinh viên tại
một trường đại học công lập ở Sabah để khám phá mối quan hệ giữa chứng nghiện
điện thoại thông minh, chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập. Một mẫu ngẫu nhiên
đơn giản đã được sử dụng trong nghiên cứu. Phiên bản ngắn về thang đo mức độ
nghiện điện thoại thông minh (SAS-SV) và Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh
(PSQI) đã được sử dụng trong nghiên cứu này. SPSS được sử dụng như một công cụ
phân tích để phân tích mô tả và suy luận. Tương quan Pearson được sử dụng để
kiểm tra giả thuyết của nghiên cứu.
Kết quả: Nghiện điện thoại thông minh càng nhiều thì kết quả học tập của sinh viên
đại học càng thấp. Phát hiện này cũng chứng minh rằng những học sinh có chất
lượng giấc ngủ kém có thể có kết quả học tập thấp. Nghiện điện thoại thông minh
được phát hiện có liên quan đến chất lượng giấc ngủ, trong đó việc lạm dụng điện
thoại thông minh có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém ở sinh viên đại học.
Kết luận:Vấn đề nghiện điện thoại thông minh và chất lượng giấc ngủ cần được giải
quyết để cải thiện kết quả học tập của sinh viên đại học và sức khỏe tổng thể của họ.

2.6. “The relationship between sleep quality, stress, and academic performance
among medical students” [15]
Mục đích: Đánh giá chất lượng giấc ngủ và căng thẳng tâm lý ở sinh viên y khoa và
điều tra mối quan hệ giữa chất lượng giấc ngủ, căng thẳng và kết quả học tập.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang này nhắm vào tất cả sinh viên y khoa trong
những năm tiền lâm sàng tại một trường cao đẳng y tế Ả Rập Xê Út vào năm 2019.
Tất cả sinh viên được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi tự điền điện tử bao gồm
Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI), Thang đo căng thẳng tâm lý Kessler
(K10). ), các câu hỏi về điểm trung bình chung hiện tại của học sinh và các yếu tố
nhân khẩu học và lối sống khác. Mối liên quan giữa các biến phân loại được phân
tích bằng phép thử Chi bình phương của Pearson ở mức ý nghĩa 0,05.
Kết quả: Điểm PSQI trung bình là 8,13 ± 3,46; 77% người tham gia cho biết chất
lượng giấc ngủ kém và 63,5% cho biết bị căng thẳng tâm lý ở một mức độ nào đó
(điểm K10 trung bình: 23,72 ± 8,55). Chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đáng kể
đến mức độ căng thẳng tinh thần tăng cao ( P < 0,001) và những giấc ngủ ngắn ban
ngày ( P = 0,035). Mô hình hồi quy logistic từng bước cho thấy căng thẳng và giấc
ngủ ngắn ban ngày có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém. Trong khi đó, giấc
ngủ kém hoặc căng thẳng không cho thấy bất kỳ mối liên hệ đáng kể nào với kết
quả học tập.
Kết luận: Chất lượng giấc ngủ kém có liên quan đáng kể đến mức độ đường phố
tăng cao. Tuy nhiên, họ không cho thấy bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào
với kết quả học tập.

2.7. “Generalized anxiety disorder, depressive symptoms and sleep quality during
COVID-19 outbreak in China: a web-based cross-sectional survey” [16]
Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng sức khỏe tâm thần của công chúng Trung Quốc trong
thời gian bùng phát dịch bệnh và khám phá các yếu tố ảnh hưởng tiềm ẩn.
Phương pháp: Khảo sát cắt ngang dựa trên web, chúng tôi đã thu thập dữ liệu từ
7.236 tình nguyện viên tự chọn được đánh giá bằng thông tin nhân khẩu học, kiến
thức liên quan đến COVID-19, rối loạn lo âu tổng quát (GAD), các triệu chứng trầm
cảm và chất lượng giấc ngủ.
Kết quả: Tỷ lệ GAD, các triệu chứng trầm cảm và chất lượng giấc ngủ của công
chúng lần lượt là 35,1%, 20,1% và 18,2%. Những người trẻ tuổi cho biết tỷ lệ mắc
GAD và các triệu chứng trầm cảm cao hơn đáng kể so với người lớn tuổi. So với
các nhóm nghề khác, nhân viên y tế có nhiều khả năng có chất lượng giấc ngủ kém
hơn. Hồi quy logistic đa biến cho thấy độ tuổi (< 35 tuổi) và thời gian tập trung vào
COVID-19 ( ≥ 3 giờ mỗi ngày) có liên quan đến GAD và nhân viên y tế có nguy cơ
cao bị chất lượng giấc ngủ kém.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định gánh nặng lớn về sức khỏe tâm
thần của công chúng trong đợt bùng phát COVID-19. Những người trẻ hơn, những
người dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về dịch bệnh và nhân viên y tế có nguy
cơ mắc bệnh tâm thần cao. Việc giám sát liên tục các hậu quả tâm lý do dịch bệnh
bùng phát nên trở thành thường xuyên như một phần của nỗ lực chuẩn bị trên toàn
thế giới.

III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


1.Đối tượng
Sinh viên đại học chính quy tại Khoa Dược trường Đại Học Kỹ Thuật Y dược Đà
Nẵng
2.Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện từ tháng 3 năm 2024 đến
tháng 5 năm 2024 tại Khoa Dược- Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.

[1] Fabbri, M., Beracci, A., Martoni, M., Meneo, D., Tonetti, L., & Natale, V.
(2021). Measuring Subjective Sleep Quality: A Review. International journal of
environmental research and public health, 18(3), 1082.
https://doi.org/10.3390/ijerph18031082
[2]Barnes CM, Lucianetti L, Bhave DP, Christian MS (2015). “You wouldn't
like me when I'm sleepy: Leaders' sleep, daily abusive supervision, and work
unit engagement”. Academy of Management Journal. 58 (5): 1419–1437.
doi:10.5465/amj.2013.1063.
[3]Harvey AG, Payne S (tháng 3 năm 2002). “The management of unwanted
pre-sleep thoughts in insomnia: distraction with imagery versus general
distraction”. Behaviour Research and Therapy. 40 (3): 267–77.
doi:10.1016/s0005-7967(01)00012-2. PMID 11863237
[4] Buysse, D. J., Reynolds, C. F., 3rd, Monk, T. H., Berman, S. R., & Kupfer,
D. J. (1989). The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new instrument for
psychiatric practice and research. Psychiatry research, 28(2), 193–213.
https://doi.org/10.1016/0165-1781(89)90047-4.
[5] N.T.T Hường, L.Đ Luyến,Đ.T.T Tiên, Đ.T.N Anh, V.T.T Hà,T.K.Khanh, Đ.Q
Tân, N.T.K Ngân,N.T Thúy.(2022).THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y HÀ NỘI (Tập 06, Số 06-2022)Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát
triển https://vjol.info.vn/index.php/SK-PT/article/view/76890
[6] L.T.T Thắm, L. Đình Dương, C.N Đan, N.N.B Khuyên, P.T.T Hà, Hồ Uyên
Phương, N.Q Lam, Đ.T.T Nhã, T.T.M Huyền, H.M Phương, Đ.T Liễu, H.C.T Nhân,
N.V Tiến, T.B Thắng, N.T.T Nhàn, N.T Gia, T.P Thảo (2023).KHẢO SÁT CHẤT
LƯỢNG GIẤC NGỦ SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y –
DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ. số 64 Tạp chí Y tế Công Cộng
https://vjol.info.vn/index.php/TTCC/article/view/84246
[7] Đức Sĩ, T. ., & Thanh Hiệp, N. . (2022). CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ THÓI
QUEN SINH HOẠT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM
NGỌC THẠCH. Tạp Chí Y học Việt Nam, 509(2).
https://doi.org/10.51298/vmj.v509i2.1785
[8] Trịnh , M. L., Đỗ , T. H., & Ngô , T. H. L. (2022). CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ
THUẬT Y HỌC, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . Tạp chí Y
Dược học Cần Thơ, 55, 87-94. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i55.385
[9]Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng. (2017)
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ
CÁC RỐI LOẠN GIẤC NGỦ, RỐI LOẠN TÂM LÝ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG VÀ SINH VIÊN. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược
Huế Trang 125, Tập 7, số 4 - tháng 8/2017.
https://www.doi.org/10.34071/jmp.2017.4.19
[10]Krističević T, Štefan L, Sporiš G. THE ASSOCIATIONS BETWEEN SLEEP
DURATION AND SLEEP QUALITY WITH BODY-MASS INDEX IN A LARGE
SAMPLE OF YOUNG ADULTS. INTERNATIONAL JOURNAL OF
ENVIRONMENTAL RESEARCH AND PUBLIC HEALTH. 2018; 15(4):758.
https://doi.org/10.3390/ijerph15040758
[11] Matthews, T., Danese, A., Gregory, A. M., Caspi, A., Moffitt, T. E., &
Arseneault, L. (2017). Sleeping with one eye open: loneliness and sleep quality in
young adults. Psychological Medicine, 47(12), 2177–2186. doi:
https://doi.org/10.1017/S0033291717000629
[12]Clement-Carbonell V, Portilla-Tamarit I, Rubio-Aparicio M, Madrid-Valero JJ.
SLEEP QUALITY, MENTAL AND PHYSICAL HEALTH: A DIFFERENTIAL
RELATIONSHIP. INTERNATIONAL JOURNAL OF ENVIRONMENTAL
RESEARCH AND PUBLIC HEALTH. 2021; 18(2):460.
https://doi.org/10.3390/ijerph18020460
[13] Wang, F., & Bíró, É. (2021). DETERMINANTS OF SLEEP QUALITY IN
COLLEGE STUDENTS: A LITERATURE REVIEW. Explore, 17(2),170-177.
https://doi.org/10.1016/j.explore.2020.11.003
[14] Rathakrishnan, B., Bikar Singh, S. S., Kamaluddin, M. R., Yahaya, A., Mohd
Nasir, M. A., Ibrahim, F., & Ab Rahman, Z. (2021). SMARTPHONE ADDICTION
AND SLEEP QUALITY ON ACADEMIC PERFORMANCE OF UNIVERSITY
STUDENTS: AN EXPLORATORY RESEARCH. International journal of
environmental research and public health, 18(16),
https://doi.org/10.3390/ijerph18168291
[15] Alotaibi, A. D., Alosaimi, F. M., Alajlan, A. A., & Bin Abdulrahman, K. A.
(2020). The relationship between sleep quality, stress, and academic performance
among medical students. Journal of family & community medicine, 27(1), 23–28.
https://doi.org/10.4103/jfcm.JFCM_132_19
[16]Huang, Y., & Zhao, N. (2020). GENERALIZED ANXIETY DISORDER,
DEPRESSIVE SYMPTOMS AND SLEEP QUALITY DURING COVID-19
OUTBREAK IN CHINA: A WEB-BASED CROSS-SECTIONAL SURVEY.
Psychiatry research, 288, 112954. https://doi.org/10.1016/j.psychres.2020.112954

You might also like