You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC


HỌC PHẦN: SINH LÝ HỌC HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
SEMINAR
CHỦ ĐỀ: CÁC LOẠI HÌNH THẦN KINH.
LỚP: PSYC140703

Các thành viên của nhóm 3

STT Họ và tên Mã số sinh viên


Lâm Thị Mỹ Thuận 47.01.614.101
1
(nhóm trưởng) (4701614101@student.hcmue.edu.vn)
Hồ Thị Minh Nguyệt 47.01.614.075
2
(4701614075@student.hcmue.edu.vn)
Đặng Kim Huệ 47.01.614.044
3
(4701614044@student.hcmue.edu.vn)
Nguyễn Ngọc Tường Vy 47.01.614.122
4
(4701614122@student.hcmue.edu.vn)
Lương Thảo Nguyên 47.01.614.073
5
(4701614073@student.hcmue.edu.vn)
Đỗ Nguyễn Thiên Ngân 47.01.614.065
6
(4701614065@student.hcmue.edu.vn)
Hồng Thị Như Ý 47.01.614.020
7
(4701614020@student.hcmue.edu.vn)
Huỳnh Lê Bảo Yên 47.01.614.125
8
(4701614125@student.hcmue.edu.vn)
Trương Thị Cẩm Ly 47.01.614.057
9
(4701614057@ student.hcmue.edu.vn)
Nguyễn Lê Nhật Phương 47.01.614.084
10
(4701614084@student.hcmue.edu.vn)

1
Ý TƯỞNG TRÌNH BÀY CỦA NHÓM: GAMESHOW

 Tên chương trình: The Nerve Show - một sân chơi khoa học thường niên
vô cùng bổ ích dành cho các bạn sinh viên đam mê, yêu thích lĩnh vực sinh
lý học thần kinh.
 Chủ đề năm nay là: CÁC LOẠI HÌNH THẦN KINH.

 Các đội chơi sẽ trải qua 3 vòng thi:


1. Nhanh như chớp.
2. Mảnh ghép hoàn hảo.
3. Thông minh đáo để.
 Kết thúc vòng 2 là phần giao lưu khán giả.

 Hai đội chơi:


Đội 1: Wafffes and pancakes: Đội 2: Brain:
Huỳnh Lê Bảo Yên- đội trưởng Hồng Thị Như Ý- đội trưởng
Đỗ Nguyễn Thiên Ngân Hồ thị Minh Nguyệt
Đặng Kim Huệ Trương Thị Cẩm Ly .

 Dẫn chương trình: Lâm Thị Mỹ Thuận


 Ban giám khảo: Nguyễn Ngọc Tường Vy và Lương Thảo Nguyên.
 Bộ phận kĩ thuật: Nguyễn Lê Nhật Phương.

 Cuối cùng là phần đặt câu hỏi đến từ các khán giả.

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


ST Mức độ
Họ và tên Nhiệm vụ
T hoàn thành
- Thuyết trình (MC)
1 Lâm Thị Mỹ Thuận - Tổng hợp, sửa nội dung, bổ 100%
sung.
- Soạn lời mở đầu và kết nội
2 Đỗ Nguyễn Thiên Ngân 100%
dung. ( đội chơi)
- Soạn nội dung “ Ý nghĩa của
3 Trương Thị Cẩm Ly việc phân loại hoạt động thần 100%
kinh ở người”. (đội chơi)
-Thuyết trình. (giám khảo).
- Soạn nội dung “Tiêu chí cơ bản
4 Nguyễn Ngọc Tường Vy 100%
phân loại hoạt động thần kinh ở
người”.

2
- Soạn nội dung “các loại hình
5 Lương Thảo Nguyên thần kinh theo PAVLOV” 100%
- Thuyết trình ( giám khảo)
- Soạn nội dung “các loại hình
6 Đặng Kim Huệ thần kinh riêng ở người” ( đội 100%
chơi)
- Thuyết trình. ( đội trưởng đội 2).
7 Hồng Thị Như Ý - Soạn nội dung “ Tính chất tương 100%
đối của loại hình thần kinh”.
- Sửa lỗi, bổ sung, hộ trợ các bạn
8 Huỳnh Lê Bảo Yên làm nội dung. 100%
- Thuyết trình ( đội trưởng đội 1)
- Soạn câu hỏi các phần củng cố.
9 Hồ Thị Minh Nguyệt 100%
( đội chơi)
- Power point, soạn thêm câu hỏi.
10 Nguyễn Lê Nhật Phương 100%
(bộ phận kĩ thuật)

A. LỜI MỞ ĐẦU

Sinh lý học thần kinh là một ngành khoa học còn non trẻ nhưng vô cùng thú vị.
Và các loại hình thần kinh chính là một trong chủ đề hấp dẫn của ngành khoa
học này.
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cùng chịu sự tác động như nhau, nhưng ở
mỗi cá thể kể cả con người và động vật đều cho thấy những biểu hiện khác
nhau. Ví dụ: đều là anh chị em trong một gia đình, cùng một mẹ sinh ra, thậm
chí là sinh đôi cùng trứng và cùng nhận được sự giáo dục như nhau nhưng tính
tình mỗi người một khác. Đó là biểu hiện của những cá tính khác nhau trong
hoạt động thần kinh cấp cao, biểu hiện của các loại hình thần kinh khác nhau.
Và trên cơ sở nghiên cứu lâu năm, nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh
vựa này đã đưa ra các tiêu chí để phân loại và đặc điểm của các loại hình thần
kinh ở người và động vật, từ đó cho thấy được ý nghĩa, vai trò của chúng trong
thực tế đời sống.
Nội dung sau đây được soạn thảo dựa trên các tài liệu của các chuyên gia, phó
giáo sư, tiến sĩ,... trong lĩnh vực này. Nội dung mang tính chất tổng hợp có
chọn lọc những kiến thưc cơ bản, thiết thực. Hy vọng với những kiến thức
chúng tôi cung cấp trong chủ đề này sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về các loại
hình thần kinh và ứng dụng nó trong học tập và thực tiễn đời sống.
Trân trọng cảm ơn!

3
B. NỘI DUNG TRÌNH BÀY

I. TIÊU CHÍ CƠ BẢN PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG THẦN KINH


CỦA NGƯỜI.

Ngay từ thời xa xưa, các tác giả cũng đã chú ý tới sự khác nhau trong tính cách
của mỗi người và dựa vào sự khác nhau ấy tìm ra cách phân chia thành các loại
hoạt động thần kinh cao cấp.
Cách đây 3000 năm, Hypocrat cho rằng trong cơ thể có chứa 3 yếu tố quyết
định tính khí của con người: máu, mật, chất nhày. Tùy theo tỉ lệ của các yếu tố
này mà mỗi người sẽ có tính cách khác nhau.
- Loại nhiều máu: thường hăng hái, vui vẻ, thông minh, linh hoạt, lanh lợi
- Loại nhiều mật: người có tính tình nóng nảy, hăng hái nhưng không có
mức độ, chóng chán.
- Loại nhiều chất nhầy: người máu lạnh -> bình tĩnh, điềm đạm và kiên trì
- Loại mật hỏng và có nhiều chất nhầy: luôn u sầu, ủ rũ, yếu đuối

Sau này, người ta đã nhìn thấy rằng các quá trình thần kinh mỗi người là khác
nhau. Dựa vào mối tương quan chức năng giữa các phần trong hệ thần kinh
trung ương, giữa hưng phấn và ức chế ,nhiều tác giả đã nghiên cứu về đặc
điểm phân loại hoạt động thần kinh cao cấp của động vật và của người.

Theo Pavlov, đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao được xác định bằng tính
chất của các quá trình thần kinh (hưng phấn và ức chế), cụ thể là bằng cường
độ, tính tương quan và tính linh hoạt của chúng. Dựa trên các tính chất cơ bản
nói trên, Pavlov đã đưa ra các tiêu chuẩn để phân loại các loại hình thần kinh
như sau:
• Cường độ quá trình hưng phấn và ức chế : Đặc tính này gắn liền với
khả năng hoạt động của các nơron ở vỏ não. Có những động vật mà hệ
thần kinh của chúng có khả năng làm việc với giới hạn cao và ngược lại,
cũng có những động vật mà hệ thần kinh của chúng có khả năng làm
việc giới hạn thấp. Vì vậy, những cá thể có quá trình hưng phấn và ức
chế đều mạnh thì được xếp vào loại mạnh, còn những cá thể có quá trình
hưng phấn và ức chế đều yếu thì được xếp vào loại yếu.

• Mối tương quan giữa hưng phấn và ức chế: Đặc tính này được thể hiện
ở tính cân bằng giữa hưng phấn và ức chế có khi hai quá trình này phát

4
triển cân bằng và có khi một trong hai quá trình đó trội hơn. Những cá
thể có cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế bằng nhau được xếp
vào loại cân bằng và ngược lại thì được xếp vào loại không cân bằng.

• Tính linh hoạt của quá trình hưng phấn và ức chế : Đặc tính này gắn
liền với mức độ nhanh của các nơron ở vỏ não được thể hiện trong quá
trình chuyển từ trạng thái hưng phấn sang trạng thái ức chế và ngược lại.
Những cá thể mà quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế, từ ức chế
sang hưng phấn diễn ra nhanh và dễ dàng thì được xếp vào loại linh
hoạt.Những cá thể mà sự chuyển hoá giữa hai quá trình diễn ra chậm và
khó thì được xếp vào loại không linh hoạt.

Bên cạnh đó, Pavlop còn dựa vào mối tương quan giữa hệ thống tín hiệu thứ
nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai, để phân chia hoạt động thần kinh riêng ở
người thành 3 loại:
• Loại nghệ sĩ
• Loại bác học (trí thức)
• Loại trung gian

Ngoài ra, còn có các tiêu chí của các nhà nghiên cứu khác :

Krasnogorski dựa vào mối tương quan giữa vỏ não và các phần dưới vỏ đã
phân chia hoạt động thần kinh cấp cao của người thành 4 loại:
• Loại dưới vỏ: quá trình thần kinh ở các trung khu dưới vỏ não chiếm ưu
thế
• Loại cân bằng, trung ương: hưng tính của vỏ não và các phần dưới vỏ
cân bằng, không có phần nào chiếm ưu thế hơn
• Loại vỏ não: quá trình thần kinh của vỏ não chiếm ưu thế hơn so với các
trung khu dưới vỏ não
• Loại không cân bằng: hưng tính của vỏ não thấp hơn so với phần dưới
vỏ
Ivanov-Smolenski dựa vào các tiêu chuẩn về tốc độ hình thành và củng cố mối
liên hệ có điều kiện giữa hưng phấn và ức chế, phân chia hoạt động thần kinh
cấp cao của người thành 4 loại:
• Loại linh hoạt: quá trình hưng phấn và ức chế đều có tính linh hoạt cao
• Loại hưng phấn: quá trình hưng phấn chiếm ưu thế
• Loại ức chế: quá trình ức chế chiếm ưu thế
• Loại ỳ: việc thành lập phản xạ có điều kiện và ức chế diễn ra chậm, khó.
5
II. CÁC LOẠI HÌNH THẦN KINH THEO PAVLOV.

Qua quá trình nghiên cứu lâu dài ở động vật Pavlov đã dựa vào các tiêu chí nói
trên là cường độ hưng phấn, ức chế, tính cân bằng giữa hai quá trình đó và mức
độ chuyển hóa linh hoạt của quá trình thần kinh, ông đã phân chia hoạt động
thần kinh của người và động vật bậc cao thành 4 loại cơ bản sau:

1. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt.

Ở loại thần kinh này, cả hai quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh và
mạnh như nhau, tính linh hoạt của các quá trình thần kinh rất tốt. Các cá thể
thuộc loại này dễ thành lập phản xạ có điều kiện, định hình và thay đổi định
hình nhanh và dễ, ít gây rối loạn thần kinh.
Vì vậy, các cá thể thuộc loại này dễ thích nghi với điều kiện sống mới, ngủ
nhanh và ngủ ngon, thức dậy cũng nhanh và tỉnh táo ngay. Con người thuộc
loại này thường thông minh, linh hoạt, nhiệt tình, tính chủ động cao, có khả
năng chịu đựng và dễ thích nghi với điều kiện sống.

2. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt

Các cá thể thuộc loại này cả hai quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh và
mạnh bằng nhau.Song, tính linh hoạt kém nên quá trình chuyển hoá giữa
hưng phấn và ức chế kém. Vì vậy, việc thành lập phản xạ có điều kiện thường
lâu nhưng phản xạ lại bền vững, khó mất. Sự thay đổi định hình thường khó
và hay gây ra những rối loạn thần kinh. Ức chế trong bền vững nên phản ứng
tuy chậm chạp nhưng thường chắc chắn, chính xác. Sự chuyển hoá từ hưng
phấn sang ức chế chậm nên khó ngủ, nhưng ngủ rất sâu, khi thức dậy thường
chậm chạp, mệt mỏi.
Con người thuộc loại này thường thông minh nhưng chậm phản ứng, hành
động chậm, khó thích nghi với điều kiện sống mới.

3. Loại thần kinh mạnh, không cân bằng.

Ở các cá thể thuộc loại này, quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng
mạnh không bằng nhau, thường thì quá trình hưng phấn mạnh và chiếm ưu
thế hơn quá trình ức chế. Do đó, phản xạ có điều kiện được thành lập rất
nhanh và dễ dàng, cường độ phản xạ cao nhưng không bền vững; ức chế
trong kém nên hoạt động thần kinh thường không ổn định, định hình dễ thay
6
đổi. Phản ứng thường hay bộc lộ quá mức và cũng chóng ngừng.
Con người thuộc loại này thường có phản ứng nhanh, mạnh nhưng xốc nổi,
thiếu kiên trì và chóng chán.

4. Loại thần kinh yếu.

Ở các cá thể thuộc loại này, quá trình hưng phấn và ức chế đều yếu, khả năng
hoạt động của các tế bào thần kinh rất kém. Do đó, khó thành lập phản xạ có
điều kiện và khó củng cố đến mức bền vững; phản ứng thường bấp bênh,
không bền vững, con vật tỏ ra yếu hèn và nhút nhát trong hành vi.
Con người thuộc loại này thường nhút nhát, kém bản lĩnh và tiếp thu chậm.

BẢNG TÓM TẮT


Mối Tính
Cường
tương linh Đặc điểm Biểu hiện
độ
quan hoạt
- Dễ ngủ, ngủ ngon thức dậy nhanh
Tốt, dễ - Dễ hình thành phản tỉnh táo
Mạnh,
Bằng dàng. xạ có điều kiện - Người thuộc loại này thường
cân bằng, Mạnh
nhau - Định hình nhanh, ít bị thông minh, linh hoạt, nhiệt tình
linh hoạt
rối loạn thần kinh chủ động, thích nghi tốt với điều
kiện sống.
Mạnh, -Phản ứng chậm, nhưng chắc
cân bằng, chắn.Khó ngủ nhưng ngủ sâu, thức
Phản xạ có điều kiện
không Bằng dậy chậm mệt mỏi
Mạnh Kém hình thành lâu nhưng
linh hoạt nhau - Người thuộc loại này thường
bền vững
phản ứng chậm chạp, khó thích
nghi với điều kiện sống.
- Phản ứng quá mức nhưng chóng
Hưng
Mạnh, Phản xạ có điều kiện ngừng
phấn >
không Mạnh hình thành nhanh dễ - Người thuộc loại này phản ứng
ức chế
cân bằng nhưng không bền vững nhanh, sóc nổi, thiếu kiên trì,
chống chán.
- Con vật tỏ ra yếu hèn, nhút nhát
Khó hình thành phản
trong hành vi.
Bằng xạ có điều kiện phản
Yếu Yếu - Người thuộc loại này thường nhút
nhau ứng bấp bênh không
nhát,kém bản lĩnh, tiếp thu chậm.
bền vững

7
Lưu ý: Trên thực tế, xác định loại thần kinh của một cá thể nào đó rất khó
khăn do đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh luôn là sự kết hợp của những tác
động qua lại giữa các yếu tố di truyền và điều kiện sống.

III. CÁC LOẠI HÌNH THẦN KINH RIÊNG Ở NGƯỜI.

Ở người, ngoài các thuộc tính của các quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn
và ức chế, còn có hệ thống tín hiệu, cụ thể là hệ thống tin hiệu thứ II và hệ
thống này chỉ có riêng ở người. Nghiên cứu về mối liên hệ giữa hệ thông tín
hiệu thứ I và thứ II, Pavlov đã nhận thấy được những đặc điểm mới về loại
hình thần kinh ở người khác với ở động vật. Dựa vào mối tương quan giữa hệ
thống tín hiệu trong hoạt động của vỏ não, Pavlov đã chia thành ba loại thần
kinh riêng cho người là : loại nghệ sĩ, loại bác học và loại trung gian.

1. Loại nghệ sĩ (type artiste): hệ thống tín hiệu thứ I chiếm ưu thế.

- Họ có khả năng cảm nhận các sự vật hiện tượng bên ngoài một cách sâu sắc,
rõ ràng, trọn vẹn và tái hiện chúng thành những hình ảnh, bằng biểu tượng.
- Họ nhận thức thế giới qua cảm giác, cảm xúc. Cơ sở của hoạt động và tư duy
được hình thành bởi cảm tính chứ không phải là kiến thức khoa học đã được
phân tích và khái quát hóa.
- Họ dễ thay đổi tâm tư vui buồn do ảnh hưởng trực tiếp của cảm tính.
- Họ có khả năng về nghệ thuật như nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, diễn viên...
Ví dụ: nhà soạn nhạc Bettoven, nhà văn Nguyễn Du, ca sĩ Sơn Tùng-MTP...
Dạng cực đoan của loại này là những người sống mơ mộng hoặc quá thực
dụng.

2. Loại bác học (type intellectuel): hệ thống tín hiệu thứ II chiếm ưu thế.

- Người thuộc loại này xem xét nhận thức thế giới khách quan qua hệ thống tín
hiệu thứ II, tức là ngôn ngữ, óc phán đoán, phân tích và tổng hợp của mình và
khả năng tư duy của họ phát triển mạnh
- Họ có khả năng lập luận giỏi, khái quát hóa cao.
- Họ phân tích thực tế bằng cách phân tích từng thành phần riêng biệt của hiện
thực rồi mới tổng hợp lại, sắp xếp các bộ phận để làm sống lại thực tế.
- Thuộc loại này là các chính trị gia, các nhà tư tưởng, triết gia và các nhà khoa
học lý thuyết...Ví dụ cụ thể như nhà triết học Các Mác, nhà triết học Lênin...

8
Dạng cực đoan của loại này là người theo chủ nghĩa giáo điều, hay " lý luận
suông". Họ sống thiên về thế giới trừu tượng mà họ lầm tưởng là hiện thực.

3. Loại trung gian (type intermediqire):

Ở những người thuộc loại này trong hoạt động thần kinh cấp cao không một hệ
thống tín hiệu nào chiếm ưu thế rõ rệt mà hệ thống tín hiệu được điều hòa,
thăng bằng và cân đối với nhau.
- Họ cảm thụ màu sắc, hình tượng một cách tương đối cụ thể và trung thực.
Đồng thời cũng có khả năng phân tích tổng hợp trừu tượng.
- Ở thời điểm nào đó có thể hệ thống tín hiệu này hay hệ thống tín hiệu kia hoạt
động mạnh mẽ hơn nhưng nói chung thì chúng cân bằng nhau.
Đây là loại thần kinh phổ biến ở đa số cá nhân.

Bảng tóm tắt


HTTH
chiếm ưu Đặc điểm Dạng cực đoan
thế
- Nhận thức thế giới xung quanh qua hình ảnh và
cảm xúc Người mơ mộng,
Nghệ sĩ I
- Tư duy cảm tính, dễ thay đổi tâm trạng thục dụng
- Có khả năng nghệ thuật.
- Nhận thức thế giới khách quan qua hệ thống tính
hiệu thứ II tức là ngôn ngữ, óc phán đoán và phân
Họ sống theo chủ
tích…
nghĩa giáo điều,
Bác học II - Tư duy phát triển mạnh, giỏi lập luận, khái quát
lý thuyết suông,
hóa cao.
không thực tế
- Thuộc loại này thường là nhà khoa học, triết gia,
chính trị….
- Không hệ thống tính hiệu nào chiếm ưu thế rõ rệt
mà chúng điều hòa, cân bằng nhau.
Trung
I = II - Có sự kết hợp sống động giữa tư duy cụ thể( hình
gian
ảnh) và tư duy logic.
- Đây là loại hình thần kinh phổ biến nhất.

Mặc dù chia làm 3 loại nhưng không có nghĩa mỗi người chỉ thuộc 1 loại hình
thần kinh nhất định, bất di, bất dịch. Các hệ thống tín hiệu khác không chiếm
ưu thế vẫn phát triển bình thường song song với hệ thống tính hiệu còn lại.

9
Trên thực tế có rất nhiều hình tượng tiêu biểu như vậy. Ví dụ như Hồ Chí
Minh, Bác vừa là một vị lãnh tụ đất nược vĩ đại, một nhà hoạt động chính trị
xuất sắc, nhưng cũng vừa là một nghệ sĩ chân chính với các tác phẩm nghệ
thuật văn học được đưa vào giảng dạy như tập thơ “Nhật kí trong tù”…

IV. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC LOẠI HÌNH THẦN KINH

1. Loại hình thần kinh ảnh hưởng bởi các yếu tố:

a. Loại hình thần kinh do yếu tố di truyền, bẩm sinh

Con người sinh ra do sự kết hợp của tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử.
Hợp tử là tế bào khởi đầu của mỗi con người, tất cả đặt điểm cấu trúc của cơ
thể đã được định sẵn nhờ bộ gen di truyền trong nhân hợp tử. Mỗi tính trạng
của cơ thể đã lập trình sẵn trong quá trình thụ tinh. Các loại hình thần kinh
cũng là một tính trạng nên nó mang tính chất di truyền từ bố và mẹ.

b. Loại hình thần kinh do tác động của yếu tố bên ngoài ( giáo dục, môi
trường sống…)

Một đứa trẻ có thể sẽ thay đổi những loại hình thần kinh vốn có khi sinh ra
do tác động của môi trường sống ảnh hưởng từ bên ngoài. Lấy ví dụ cụ thể
là hai đứa trẻ song sinh nhưng được nuôi dậy trong hai môi trường khác
nhau một được nuôi dậy tự nhiên và một được nuôi dậy công phu sẽ có
những loại hình thần kinh khác nhau.
• Đứa trẻ nuôi tự nhiên: sẽ kém thông minh hơn, thận trọng , mềm mỏng
hơn, lựa chọn chậm hơn, chú ý đến tổng thể,...
• Đứa trẻ nuôi dạy công phu: sẽ thông minh, nhanh nhẹn hơn,chú ý đến
chi tiết, lựa chọn nhanh hơn...

c. Loại hình thần kinh do tác động của dược phẩm

- Rượu(chất cồn trong rượu): Làm giảm quá trình ức chế và tăng hưng
phấn, làm tế bào não bị ức chế từ đó sinh ra các hành vi mất tự chủ, sau
đó dẫn là tình trạng ức chế hoàn toàn (ngủ mê mệt).
- Thuốc an thần (ở dạng muối crom): Tăng tốc độ thành lập ức chế và
tăng quá trình tập trung của ức chế nên làm cho hạn chế sự lan tỏa của
ức chế,...

10
- Cafein: Tăng quá trình hưng phấn.
- Nicotin (trong thuốc lá, thuốc an thần): với liều lượng ít làm tăng quá
trình hưng phấn, với liều lượng nhiều làm cho khoảng cách giữa các hưng
phấn và ức chế xa nhau.

2. Chứng minh các loại thần kinh chỉ mang tính chất tương đối.

- Theo Plecistyi (1958) dựa trên kết quả thực nghiệm với sự tăng tính miễn
dịch ở động vật và đã đưa ra kết luận khả năng sống của các động vật có các
loại hình thần kinh khác nhau là như nhau.
- Trên quan điểm tiến hóa, Kavetski cho rằng các động vật có quá trình thần
kinh mạnh, cân bằng linh hoạt sẽ có cơ chế thích nghi hoàn thiện hơn so với
các động vật có các quá trình thần kinh yếu hơn, song điều đó không xảy ra
tuyệt đối.

3. Kết luận.

Loại thần kinh là kết quả của quá trình luyện tập, chịu ảnh hưởng của kinh
nghiệm lịch sử và kinh nghiệm xã hội. Do đó, loại hình thần kinh có thể
thay đổi dưới tác động rèn luyện, đặc biệt là giáo dục nên ta có thể nói các
loại thần kinh mang tính chất tương đối.

V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG THẦN KINH Ở


NGƯỜI.
• Đối với công tác giáo dục: biết được đặc điểm hoạt động thần kinh của
từng người, chúng ta có thể chọn được các phương pháp, biện pháp phù
hợp nhất để nuôi dạy trẻ. Giúp cho các bậc phụ huynh có thể nuôi dạy con
em mình đúng cách để chúng phát triển toàn diện về mặt đạo đức lẫn trí lực
và thể lực.

VD:
- Người thuộc loại hình thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt, thường thông
minh, nhanh nhẹn dễ thích nghi với điều kiện sống. Đối với trẻ thuộc loại
này nên chú ý phát hiện năng khiếu, vận dụng linh hoạt các phương pháp
giáo dục để nâng cao và bồi dưỡng trẻ thành học sinh giỏi, người có tài.
Tuy nhiên nếu nuôi dạy trẻ không đúng phương pháp, trẻ có thể phát triển
theo chiều hướng cực đoan thì dễ trở thành những con người hay mắc
khuyết điểm, dễ nhiễm thói hư tật xấu và cũng khéo che đậy.
11
- Người thuộc loại hình thần kinh mạnh,cân bằng, chậm, thường thông mình
nhưng tác phong chậm chạp và khó thích nghi với điều kiện sống mới. Đối
với trẻ thuộc loại thần kinh này bên cạnh việc phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu thì nên chú trọng các phương pháp giáo dục có tính linh hoạt nhanh
nhẹn. Và ngược lại, nếu để trẻ phát triển theo chiều hướng cực đoan thì dễ
thành người chậm chạp, bảo thủ. Nuôi dạy không đúng phương pháp, ít cho
trẻ giao lưu mọi người xung quanh thì trẻ rất dễ mắc chứng tự kỉ. Vì vậy
cần nuôi dạy trẻ trong môi trường tập thể, giúp trẻ hòa đồng với bạn cùng
trang lứa và mọi người xung quanh. Đồng thời chú ý tốc độ hoạt động của
chúng.

- Người thuộc loại thần kinh mạnh không cân bằng, tính tình hay nóng nảy,
cáu gắt, dễ bị xúc động và các hành vi trở nên khó kiềm chế. Người thuộc
loại này thường nói nhanh, hay hét trong khi nói, làm việc chống chán bỏ
dở công việc và khó thích nghi với điều kiện sống mới. Đối với trẻ loại này
nên chú ý giáo dục tính kiên trì và kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên. Nếu
để trẻ phát triển theo hướng cực đoan hay nuôi dạy không đúng phương
pháp thì dễ thành người ngang bướng, lếu láo, dễ mắc chứng ăn nói ba hoa,
luyên thuyên. Vì vậy nên nuôi trẻ trong môi trường giáo dục cao và giáo
dục các em tính kỉ luật, tuân thủ nội quy.

- Người thuộc loại hình thần kinh yếu, khó hình thành phản xạ có điều kiện
và các phản xạ có điều kiện đã được thành lập lại thường không bền vững
hay sao nhãng không chú ý và nhanh chóng bị mệt mỏi nhất là khi có sự
kéo dài của kích thích mạnh. Trẻ nhận thức chậm, kém thông minh hơn. Vì
vậy, nên tạo điều kiện giáo dục tốt, đưa các em đến các hoạt động tập thể,
vui chơi cùng bạn bè tốt.

• Đối với y học: việc phân loại hoạt động thần kinh giúp cho công tác chẩn
đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả.

• Đối với tâm lý học: Hoạt động thần kinh là cơ sở sinh lí của mọi quá trình
tâm lý. Mỗi loại hình thần kinh điều có mặt tốt và xấu, tích cực và tiêu cực.
Vì vậy, khi nghiên cứu các loại hình thần kinh giúp ta thấy được các mặt
tốt, mặt xấu của con người, từ đó tìm ra được phương pháp học tập phù hợp
để phát triển các mặt tốt và hạn chế các mặt xấu.

12
VI. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

1. Theo Pavlov có bao nhiêu tiêu chí để phân loại hoại động thần kinh cấp cao
ở động vật và người ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
2. Ai là người dựa vào mối tương quan giữa hệ thống tín hiệu thứ I và hệ
thống tín hiệu thứ II để phân chia các loại thần kinh riêng cho người?
A. Krasnogorski B. Hypocrat C. Ivanov-Smolenski D. P.Pavlov

3. Đâu không phải là tiêu chí phân loại hoạt động thần kinh cấp cao ở động
vật và người?
A. cường độ quá trình hưng phấn và ức chế
B. mối tương quan giữa hưng phấn và ức chế
C. tính linh hoạt của quá trình hưng phấn và ức chế
D. mối tương quan giữa hệ thống tín hiệu thứ I và hệ thống tín hiệu
thứ II

4. Đặc điểm nào sau đây là của loại thần kinh yếu ?
A. Hưng phấn và ức chế đều yếu
B. Khó hình thành phản xạ có điều kiện , phản xạ không bền vững
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai.

5. Người có phản ứng nhanh, mạnh nhưng xốc nổi, thiếu kiên trì và chóng chán
là kiểu người thuộc loại hoạt động thần kinh nào?
A. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt.
B. Loại thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt.
C. Loại thần kinh mạnh, không cân bằng.
D. Loại thần kinh yếu.

6. Đâu không phải là loại hình thần kinh chung cho cả người và động vật bậc
cao theo Pavlov?
A.Mạnh, không cân bằng, linh hoạt C. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
B. Mạnh, cân bằng, linh hoạt D. Mạnh, không cân bằng.

13
7. Theo Pavlov, có bao nhiêu loại thần kinh cho người?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

8. Hệ thống tín hiệu thứ nhất chiếm ưu thế, dễ xúc động, cảm tính, có khả năng
nghệ thuật là những đặc trưng của loại hình thần kinh nào?
A. Loại nghệ sĩ B. Loại trung gian C. Loại bác học D. Cả 3 đều sai

9. Bin là một cậu bé 10 tuổi thông minh, thích nghiên cứu khoa học, đặc biệt là
toán học và có khả năng giải các bài toán cao cấp. Vậy theo bạn Bin thuộc
loại thần kinh nào?
A.Loại nghệ sĩ B.Loại bác học C. Loại trung gian D. Cả 3

10. Hãy chia sẽ với chúng tôi bạn nghĩ mình thuộc loại hình thần kinh nào và
căn cứ vào những đặc điểm gì để khẳng định điều đó?

11. Các loại hình thần kinh ảnh hưởng bởi các yếu tố nào ?
A. Bẩm sinh, di truyền.
B. Tác động bên ngoài ( môi trường sống, học tập,...).
C. Các chất kích thích thần kinh.
D. Tất cả có yếu tố trên.

12. Rượu (chất cồn) ảnh hưởng như thế nào đến loại hình thần kinh?
A. Giảm hưng phấn, tăng ức chế.
B. Chỉ hưng phấn, không ức chế
C. Hưng phấn tăng, ức chế giảm
D. Khoảng cách giữa hưng phấn và ức chế sẽ xa nhau.

13. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “vì lợi ích mười năm trồng cây/Vì lợi
ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác có ý gợi nhắc đến yếu tố quan
trọng nào trong quá trình hình thành và phát triển các loại hình thần kinh ở
người?
A. Dược phẩm. C. Di truyền, bẩm sinh.
B. Bên ngoài (Giáo dục) D. Lao động.

14. Điền vào chỗ trống:


A. Tốt, dễ dàng
B. Thường nhút nhát,kém bản lĩnh , tiếp thu chậm
C. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt

14
D. Hưng phấn> ức chế
E. Phản ứng chậm, nhưng chắc chắn.

Đáp án : 1.A 2.C 3.E 4.D 5.B

Mối Tính
Cường
tương linh Đặc điểm Biểu hiện
độ
quan hoạt
- Dễ ngủ ngủ ngon thức dậy nhanh
- Dễ hình thành phản xạ tỉnh táo
Mạnh,cân
Bằng …1... có điều kiện - Người thuộc loại này thường
bằng linh Mạnh
nhau - Định hình nhanh, ít bị thông minh, linh hoạt, nhiệt tình
hoạt
rối loạn thần kinh chủ động, thích nghi tốt với điều
kiện sống.
…3.. khó ngủ nhưng ngủ sâu,
Phản xạ có điều kiện thức dậy chậm mệt mỏi
....2.... Bằng
Mạnh Kém hình thành lâu nhưng - Người thuộc loại này thường
nhau
bền vững phản ứng chậm chạp, khó thích
nghi với điều kiện sống.
- Phản ứng quá mức nhưng chóng
Mạnh, Phản xạ có điều kiện ngừng
không cân Mạnh ...4… hình thành nhanh dễ - Người thuộc loại này phản ứng
bằng nhưng không bền vững nhanh sóc nổi, thiếu kiên trì,
chống chán
Khó hình thành phản xạ - Con vật tỏ ra yếu hèn, nhút nhát
Yếu Bằng có điều kiện, phản ứng trong hành vi
Yếu
nhau bấp bênh, không bền
- Người thuộc loại này …5…
vững

C. KẾT LUẬN
15
Nhìn chung có nhiều cách phân loại thần kinh ở người và động vật tùy theo các
tiêu chí cơ bản để phân loại. Loại hình thần kinh vừa mang tính chất bẩm sinh,
di truyền, vừa là kết quả của quá trình giáo dục và chịu tác động của môi
trường sống. Mặc dù có sự phân chia các loại hình thần kinh như vậy, nhưng
trong thực tế có những cá thể có dạng hoạt động thần kinh không biểu hiện rõ
rệt đặc điểm của một loại nào cả. Chúng mang tính chất trung gian giữa các
loại. Hơn thế nữa đặc điểm của hoạt động thần kinh là kết quả của sự tác động
qua lại giữ các đặc điểm di truyền, bẩm sinh và các tính tập nhiễm do ảnh
hưởng của môi trường sống cho nên các loại hình thần kinh không phải là bất
di bất dịch.
Mỗi kiểu thần kinh đều có mặt mạnh và yếu, mặt tích cực và hạn chế nhất định.
Nhờ có luyện tập, giáo dục và tự giáo dục, ta có thể khắc phục được những mặt
hạn chế và phát huy những mặt tích cực để tạo dựng nên những nhân cách tốt
cho xã hội.

D. TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. PGS.TS. Mai Văn Hưng - PGS.TS. Trần Thị Loan, Sinh lý hoạt động thần
kinh cao cấp và giác quan, NXB Đại học Sư Phạm, tr. 164-199,2013.
2. Đỗ Công Huỳnh, Giáo trình sinh lý hoạt động thần kinh cao cấp, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, tr.185-197, 2007.

16

You might also like