You are on page 1of 11

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÌNH HỌC LỚP 10

Bài: PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN

Số tiết : 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực cụ thể gắn với bài học
- Viết được phương trình chính tắc của đườn tròn khi biết tâm và bán kính.
- Tính được các yếu tố của đường tròn khi biết phương trình chính tắc của đường tròn.
- Xác định được trong số những phương trình cho trước, phương trình nào là phương trình của đường tròn, từ đó xác định tâm và bán kính
(nếu có).
- Giải quyết được bài toán thực tế bằng cách viết phương trình chính tắc của đường tròn.
2. Năng lực đặc thù
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực toán học: năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học,
năng lực giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất
Rèn luyện cho HS các phẩm chất:
- Chăm chỉ, trung thực trong quá trình học tập và làm việc nhóm.
- Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, laptop.

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


- Nam châm, một vòng dây kín không đàn hồi.
- Slide thiết bị định vị toàn cầu GPS.
- Các slide trình chiếu của GV và các slide hoạt động nhóm của HS được GV giao nhiệm vụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Thời gian Vai trò của GV – Nhiệm vụ của HS Nội dung bài dạy
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Biết được định nghĩa của đường tròn
5 phút PPDH, KTDH: Dạy học qua hoạt động trải nghiệm
TBDH, học liệu:
Giới thiệu với lớp học về hệ thống định vị toàn cầu GPS
Là hệ thống xác định vị trí dựa trên các vệ tinh nhân tạo.

GV thuyết trình: Cơ chế hoạt động của GPS rất đơn giản, bạn có thể tưởng tượng như sau.
Trên bản đồ có 3 điểm cố định A, B, C. Dữ liệu GPS cho bạn biết khoảng cách lần lượt từ điểm A, B, C đến nơi bạn đứng là
1, 3km, 2km.

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


Sau đó bạn vẽ 3 vòng tròn có tâm là A, B, C với bán kính lần lượt là 1km, 3km và 2km. 

Vị trí giao nhau của ba vòng tròn chính là vị trí của bạn.

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


Như vậy, ta đã thấy một ứng dụng thực tế của đường
tròn. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về phương
trình đường tròn.
Nhiệm vụ: Các tổ thảo luận và trả lời các câu hỏi liên
quan đến đường tròn:
- Câu 1: Nhắc lại định nghĩa đường tròn tâm I, bán kính
R ( đã học ở cấp 2)
- Câu 2: Có bao nhiêu đường tròn đi qua 1 điểm.
- Câu 3: Có bao nhiêu đường tròn đi qua 2 điểm phân
biệt.
- Câu 4: Có bao nhiêu đường tròn đi qua 3 điểm phân
biệt, thẳng hàng.
- Câu 5: Có bao nhiêu đường tròn đi qua 3 điểm không
thẳng hàng.
Các nhóm ghi lại đáp án vào phiếu học tập mà GV đã
chuẩn bị sẵn các câu hỏi trên.
Thông qua hoạt động 1 HS thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận trong quá trình hoạt động nhóm từ đó
có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
10 phút HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu: - Định nghĩa đường tròn, các yếu tố xác định đường tròn.

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


- Biết được phương trình chính tắc của đường tròn.
PPDH, KTDH: Thuyết trình, dạy học qua hoạt động trãi nghiệm và giải quyết vấn đề.
TBDH, học liệu: Nam châm, vòng dây kín không đàn hồi
GV đặt câu hỏi: Vẽ đường tròn như thế nào ? 1.Phương trình đường tròn.
a. Định nghĩa.
GV hướng dẫn:
Cho điểm cố định I và một số thực dương không đổi R.
Đóng một chiếc đinh cố định tại điểm I ( GV thay chiếc
Đường tròn là tập hợp tất cả các đỉểm M trong mặt phẳng sao cho
đinh bằng 1 thỏi nam châm ). Lấy một vòng dây kín
IM = R.
không đàn hồi có độ dài cố định bằng R. Đặt một đầu
Trong đó I gọi là tâm của đường tròn.
dây tại vị trí điểm I ( nam châm) và đầu dây còn lại đặt
được gọi là bán kính của đường tròn.
đầu bút chì
(thay bằng viên phấn) tại điểm M rồi di chuyển sao cho
dây luôn căng. Đầu viên phấn sẽ vạch nên một đường
mà ta gọi là đường tròn.
GV gọi vài HS lên bảng vẽ theo hướng dẫn.

GV: Các em đã biết dạng phương trình đường thẳng. b. Phương trình đường tròn.
y
Vậy dạng phương trình đường tròn là gì ?
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
M
Cho đường tròn ( ξ ) có tâm I(1;3), bán kính bằng 3. Hãy
y
b
I
kiểm tra xem điểm nào sau đây thuộc đường tròn
a x
( ξ ): A(1;0); B(3;2) C(4;3) D(-3;5)? O x

?M(x;y) ∈ ( ξ ) khi nào? Cho đường tròn ( ξ ) tâm I(a;b) bán kính R

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


GV: Cho đường tròn (C) như định nghĩa. M(x;y) ∈ ( ξ ) ⇔ IM = R ⇔ (x-a)2 + (y-b)2 = R2 (*)
Chọn hệ trục sao cho gốc Oxy như hình vẽ. Ta gọi (*) là phương trình của đường tròn ( ξ )

GV: - Với đường tròn ( ξ ) có tâm I(a;b), bán kính R thì


M(x;y) thuộc đường tròn ( ξ ) khi nào?
- Hãy viết đẳng thức IM=R theo toạ độ của M và I?
- Phương trình (x-a)2 + (y-b)2 = R2 là phương trình của
đường tròn ( ξ )

Thông qua hoạt động trải nghiệm vẽ đường tròn bằng nam châm và vòng dây kín không đàn hồi, HS có cơ hội phát triển năng lực sử
dụng công cụ toán học ( vẽ đường tròn ), qua tìm dạng phương trình chính tắc của đường tròn, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy
và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ
Mục tiêu: - Viết được phương trình của đường tròn khi biết các yếu tố xác định của nó.
15 phút - Xác định được tâm và bán kính của đường tròn khi biết phương trình chính tắc của nó.
PPDH, KTDH: Hoạt động nhóm, thuyết trình, vấn đáp.
TBDH, học liệu: Slide trình chiếu, bảng con ( mỗi nhóm 1 bảng), giấy, bút lông.
Ví dụ 1: GV trình chiếu, cho lớp hoạt động nhóm trong Ví dụ 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương
30 giây, ghi kết quả vào bảng con. trình của đường tròn? Nếu có, hãy xác định tâm và bán kính.
HS hoạt động nhóm và nêu kết quả.
a) b) c)
GV gọi đại diện các nhóm giải thích kết quả.
Ví dụ 2: Trong hệ trục tọa độ Oxy, viết phương trình đường tròn
HS đại diện các nhóm giải thích kết quả. (C), biết đường tròn
Ví dụ 2: GV trình chiếu ví dụ 2, cho lớp hoạt động
a.Có tâm và đi qua điểm .
Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng
nhóm trong 15 phút, nêu kết quả. b.Có tâm và tiếp xúc với đường thẳng .
HS các nhóm thảo luận, viết đáp án vào bảng con và
c.Có đường kính AB với .
giải thích kết quả.
GV nhận xét kết quả.
Thông qua hoạt động này HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
5 phút HOẠT ĐỘNG 4: NHẬN DẠNG PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN
Mục tiêu: - Viết được dạng khai triển của phương trình đường tròn.
- Xác định được điều kiện cần và đủ để một phương trình là phương trình của đường tròn, tâm và bán kính.
PPDH, KTDH: Hoạt động nhóm, thuyết trình, vấn đáp.
TBDH, học liệu: Slide trình chiếu, bảng con ( mỗi nhóm 1 bảng), giấy, bút lông.
- Yêu cầu HS khai triển các bình phương tổng, hiệu 2. Nhận dạng phương trình đường tròn
được đưa ra trong từng phương trình đường tròn: Nếu gọi I(-A;-B); M(x;y) thì phương trình
a) (x-7) + (y+5) =25
2 2
x2 + y2 + 2Ax +2By + C=0
b) (x+2)2 +(y+3)2=4 với điều kiện A2+ B2-C >0 là phương trình của đường tròn tâm I(-
A;-B), bán kính R= √ A +B −C
c) (x-a)2 + (y-b)2= R2 (1) 2 2
- HS theo dõi đề bài trên màn hình, khai triển các bình
phương trong từng phương trình đường tròn
 3 HS lên bảng trình bày 3 câu Ví dụ 3: Trong hệ trục tọa độ Oxy, cho các phương trình sau.
a) x + y -14x + 10y + 49 =0
⇔ 2 2

b) ⇔ x2 + y2 +4x + 6y + 9=0
c) ⇔ x2 + y2 -2ax – 2by + a2+b2-R2=0
Ta thấy mỗi đường tròn trong mặt phẳng tọa độ đều có Hãy xác định đâu là phương trình đường tròn (C), xác định tâm và
pt dạng x2 + y2 +2Ax + 2By +C=0 (2) bán kính nếu có.
Phải chăng phương trình (2) với A,B,C tùy ý, đều là
phương trình của 1 đường tròn nào đó không?
 Hãy phân tích, biến đổi phương trình (2) về dạng

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


(x+A)2 + (y+B)2 = A2 + B2 –C
- Với các giá trị A,B,C tùy ý thì biểu thức A2+ B2-C có
thể nhận giá trị như thế nào/
- Nếu gọi I(-A;-B); M(x;y) thì đẳng thức trên là 1
phương trình đường tròn tâm I khi nào?
 Kết luận: Phương trình x2 + y2 + 2Ax +2By + C=0
với điều kiện A2+ B2-C >0 là phương trình của đường
tròn tâm I(-A;-B), bán kính R= √ A +B −C
2 2

GV trình chiếu ví dụ 3, hướng dẫn lớp trình bày bài giải

Để xác định phương trình cho trước là phương trình


của đường tròn, ta cần thực hiện những bước nào? ( GV
có thể gợi ý)
- Có đưa về dạng x2 + y2 + 2Ax +2By + C=0 không
- Dựa vào giả thiết tìm A, B, C.
- Kiểm tra điều kiện A2+ B2-C >0
- Kết luận phương trình
Hoạt động này góp phần giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học ( hoạt động nhóm, trình bày kết quả, nhận xét kết quả và bài
giải của nhóm mình và nhóm bạn), năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư
duy và lập luận toán học ( tìm cách giải và trình bày bài giải các ví dụ).
5 phút HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG – MỞ RỘNG
Mục tiêu: Biết được hình ảnh đường tròn trong thực tế và ứng dụng của nó.

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


PPDH, KTDH: Hoạt động nhóm.
TBDH, học liệu: Slide trình chiếu do nhóm 3 và nhóm 4 chuẩn bị.
- Đường tròn với toán học.

- Đường tròn và kiến trúc

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


- Đường tròn với ẩm thực

Những món đồ ăn mang hình tròn đầy đặn hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên.

3 phút Tích hợp liên môn:


Chuyển động tròn được chúng ta bắt gặp rất nhiều trong thực tế như chuyển động của kim đồng hồ, chuyển động của một chất
điểm trên bánh xe, chuyển động của đu quay...
GV cho bài toán
Bài toán: (Tích hợp với môn vật lý)
Một vật nằm trên đường xích đạo của Trái Đất. Trong chuyển động quay của Trái Đất quanh trục của nó, hãy tính: Tốc độ
góc, tốc độ dài, tần số và gia tốc hướng tâm của vật. So sánh gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2 với gia tốc hướng tâm của vật. Cho
biết bán kính trái đất là R = 6400km

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng


ĐS: ω = 7,3.10-5rad/s; v = 467m/s; f = 1,16.10-5Hz; aht = 0,034m/s2 nhỏ hơn g 288 lần
Chú ý: Toạ độ cong – toạ độ góc:
Để xác định vị trí của chất điểm chuyển động tròn đều người ta thường dùng hai loại toạ độ là toạ độ cong và toạ độ góc.
Cách xác định như sau: Trên đường tròn quỹ đạo chọn một điểm C bất kì làm gốc, chiều dương ngược chiều kim đồng hồ.
Ban đầu chất điểm ở vị trí M0 trên đường tròn có: đến thời điểm t chất điểm ở vị trí M trên đường tròn có: thì s gọi là toạ độ
cong còn φ gọi là toạ độ góc
a) Toạ độ cong: s = s0 + v.t (8)
b) Toạ độ góc: φ = φ0 + ωt (9)
c) Hệ thức liên hệ giữa φ và s: s = φ.R (10)
Hoạt động này góp phần giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học ( hoạt động nhóm, trình bày kết quả); thông qua hoạt động này,
học sinh được thực hành vận dụng kiến thức toán học vào Vật Lý, từ đó có cơ hội góp phần phát triển năng lực mô hình hóa toán học;
năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học.
2 phút HOẠT ĐỘNG 6: TỔNG KẾT
- Nhắc lại định nghĩa đường tròn, phương trình đường tròn.
- Hướng dẫn và giao bài tập về nhà.
- GV gợi ý cho HS tìm hiểu thêm về các ứng dụng của đường tròn, tìm hiểu thêm vì sao trong kiến trúc, nội thất, trang trí,
người ta thường sử dụng đường tròn. HS tìm hiểu và chia sẻ kết quả tìm được vào nhóm học tập môn toán của lớp cho cả lớp
cùng học tập, mở rộng kiến thức.

Trường PTNK-ĐHQG Tp. HCM- Vương Trung Dũng

You might also like