You are on page 1of 6

Đánh giá

Thang đo RỐI LOẠN GIẤC NGỦ - Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI)

1, Lịch sử:

Chất lượng giấc ngủ là một cấu trúc lâm sàng quan trọng, những than phiền về chất lượng
giấc ngủ khá phổ biến; điều tra dịch tễ học cho thấy 15-35% dân số trưởng thành phàn nàn
về rối loạn chất lượng giấc ngủ thường xuyên, ví dụ như khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ
(Karacan et al., 1976, 1983; Bixler et al., 1979; Lugaresi et al., 1983; Welstein và cộng sự,
1983; Mellinger và cộng sự, 1985); đồng thời, chất lượng giấc ngủ kém có thể là một triệu
chứng quan trọng của rối loạn giấc ngủ và rối loạn y khoa (Kripke et al., 1979). Do vậy,
thang đo Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) đã được phát triển vào năm 1989.

2, Đối tượng:

PSQI đã được sử dụng ở những người khỏe mạnh ở nhiều độ tuổi khác nhau, những người
mắc bệnh Parkinson, những người sống sót sau chấn thương, những người có vợ hoặc
chồng đã mất và những bệnh nhân mắc bệnh hoặc hoảng loạn, rối loạn, trầm cảm hoặc ám
ảnh xã hội

3, Mục đích của thang đo:

Đánh giá chủ quan về chất lượng và rối loạn giấc ngủ rất quan trọng đối với nhiều nhà
nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng vì chất lượng giấc ngủ giảm và có thể ảnh hưởng sâu sắc đến
chất lượng cuộc sống và có thể liên quan đến bệnh về thể chất hoặc cảm xúc (Buysse DJ,
Reynolds CF, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ ; 1989) (Hoch CC, Dew MA, Reynolds
CF, et al ; 1994). Ngoài ra nó còn cung cấp một chỉ số dễ dàng sử dụng cho các bác sĩ lâm
sàng và các nhà nghiên cứu để giải thích và cung cấp một đánh giá lâm sàng ngắn gọn và
hữu về một loạt các rối loạn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

4, Mô tả thang đo:

Thang đo PSQI được hoàn tại nhà và trả lại qua thư bưu chính; bao gồm 19 mục tạo ra
điểm chất lượng giấc ngủ toàn cầu và 7 điểm thành phần sau:
● Chất lượng giấc ngủ chủ quan

● Độ trễ của giấc ngủ

● Thời gian ngủ

● Hiệu quả giấc ngủ

● Rối loạn giấc ngủ

● Sử dụng thuốc ngủ

● Rối loạn chức năng ban ngày trong tháng trước.

Các mục PSQI yêu cầu nhiều câu trả lời khác nhau bao gồm ghi lại thời gian ngủ thông
thường, thời gian thức bình thường, số giờ ngủ thực tế và số phút để ngủ; cũng như các
câu hỏi kiểu Likert bắt buộc, bao gồm các lý do khiến bạn khó ngủ như không thể ngủ
trong vòng 30 phút, cảm thấy quá nóng và đau,... các trả lời cho các mục này bao gồm:
(a) không trong tháng vừa qua; (b) ít hơn một lần một tuần; (c) một hoặc hai lần một
tuần; và (d) ba lần trở lên mỗi tuần. Bảng câu hỏi được thay đổi tùy theo nhóm người
tham gia. Tất cả những người tham gia hoàn thành PSQI sẽ thực hiện Báo cáo kinh
nghiệm về triệu chứng (SER) và Hồ sơ về trạng thái tâm trạng (POMS). SER là thang đo
20 mục đánh giá các triệu chứng thực thể. Người thực hiện được hỏi đánh giá mức độ
nghiêm trọng của các triệu chứng xuất hiện trong tuần trước bằng cách sử dụng thang
điểm từ 1 (rất nhẹ) đến 7 (rất nghiêm trọng). Các triệu chứng trên SER liên quan đến giấc
ngủ bao gồm cảm giác mệt mỏi, các vấn đề về giấc ngủ, sự yếu kém về giấc ngủ.
( JANET S. CARPENTER and MICHAEL A. ANDRYKOWSKI, 1997)

POMS là thước đo 65 mục của trạng thái tâm trạng gần đây ( McNair PM, Lorr M,
Droppelman LF. POMS manual, 2nd ed. San Diego, California, 1981). Tổng điểm rối
loạn tâm trạng được tính toán với sáu thành phần: sự lo lắng căng thẳng; quán tính mỏi
mệt; trầm cảm thất vọng; nhầm lẫn hoang mang; hoạt động mạnh mẽ; và giận dữ thù
địch. Điểm cao hơn là biểu hiện của rối loạn tâm trạng lớn hơn và căng thẳng cao hơn.
5, Độ tin cậy và tính hợp lệ:

Về thang đo rối loạn giấc ngủ PSQI được Cronbach's alpha đánh giá có độ tin cậy là 0.83
với bảy thành phần của thang đo. Thang đo PSQI có trung bình độ nhạy là 89.6% và độ
đặc hiệu là 86.5%. Trong một nghiên cứu kiểm tra lại độ đặc hiệu và độ tin cậy của thang
đo PSQI đối với người có chứng mất ngủ nguyên phát, kết quả cho thấy PSQI tương quan
cao hơn với dữ liệu nhật ký giấc ngủ và tương quan thấp hơn với dữ liệu
polysomnography (một loại nghiên cứu về giấc ngủ). Và điểm toàn cầu >5 dẫn đến độ
nhạy 98.7% và độ đặc hiệu là 84.4% là điểm đánh dấu rối loạn giấc ngủ so với nhóm
chứng.
Một nghiên cứu khác kiểm tra độ tin cậy và độ đặc hiệu hiệu của thang đo PSQI phiên
bản Hàn Quốc, kết quả cho thấy rằng độ nhạy và độ đặc hiệu để phân biệt người có giấc
ngủ kém và người có giấc ngủ tốt là 94.3% và 84.4% bằng cách sử dụng tốt nhất điểm cắt
là 8,5. Bài kiểm tra được thử lại với hệ số tương quan là 0,65 cho tổng số điểm (p
<0,001). Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai giá trị đã được kiểm tra với t-test.
Tóm lại, từ các nghiên cứu trên cho thấy thang đo PSQI có độ tin cậy, hiệu lực cao và
được sử dụng rộng.

6, Ưu điểm:

1. Dễ thực hiện: Là bảng câu hỏi với từng câu hỏi rõ ràng, trực diện dễ tiếp cận với người
sử dụng, có thể sử dụng hình thức hỏi trực tiếp (tại cơ sở có thẩm quyền). Ngoài ra có thể
tự làm tại nhà, gửi qua đường bưu điện ( JANET S. CARPENTER and MICHAEL A.
ANDRYKOWSKI, 1997) và cả trả lời Online.

2. Thang đo đáp ứng nhu cầu sử dụng của đa dạng đối tượng: từ khác biệt độ tuổi, giới
tính, dân tộc, cho đến sức khỏe của người sử dụng test. PSQI hiện được sử dụng bởi các
nhà nghiên cứu làm việc với những người từ tuổi thiếu niên đến cuối đời. Ngoài ra được
sử dụng để đánh giá chất lượng giấc ngủ cho từ người khỏe mạnh đến có vấn đề về sức
khỏe.

3. Mang lại hiệu quả thật sự nhờ độ tin cậy cao: PSQI được chứng minh là một công cụ
bổ trợ có giá trị cho công việc lâm sàng đối với chứng mất ngủ là một phương pháp hữu
ích đầu tiên, dễ xử lý và tiết kiệm thời gian để đánh giá rối loạn giấc, từ đó cung cấp
những thông tin hữu ích nhằm giúp kết nối sự hợp tác giữa bác sĩ lâm sàng và nhà nghiên
cứu. Từ việc sử dụng số liệu thu thập từ lâm sàng cho công việc nghiên cứu sâu về
nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề về các bệnh lý giấc ngủ và tính phổ biến lâu
dài của nó, một biện pháp mới có thể được phát triển và hoạt động như một sàng lọc lâm
sàng và phỏng vấn ban đầu bằng một thước đo trong tương lai.

7, Nhược điểm:

Mặc dù đã được chuẩn hóa nhưng bộ câu hỏi của thang đo rối loạn giấc ngủ PSQI vẫn có
phần chủ quan. Bài báo cáo được thực hiện ở nhà có thể phản ánh thông tin không chính
xác và thiếu sự khách quan nếu giả sử người thực hiện gặp khó khăn trong việc hiểu ý
đúng của câu hỏi, không biết nên trả lời hoặc câu trả lời có thể thiếu tính chân thật hay
không đủ thông tin. Bài kiểm tra còn thiếu câu hỏi về vấn đề mệt mỏi, thông tin về mức
độ đau, thời gian sử dụng chất gây nghiện hay là các câu hỏi về so sánh cũng như các yếu
tố về văn hóa chưa được chuẩn hóa đầy đủ và hạn chế không xác định được biến nhân
quả.

8, Tài liệu tham khảo:

1. Buysse DJ, Reynolds CF, Monk TH, Berman SR, Kupfer DJ. The Pittsburgh Sleep
Quality Index: a new instrument for psychiatric practice and research. Psychiatry Res
1989;28:193–213.
2. Hoch CC, Dew MA, Reynolds CF, et al. A longitudinal study of laboratory- and diary-
based sleep measures in healthy ‘‘old old’’ and ‘‘young old’’ volunteers. Sleep
1994;17:489–496.
3.Mellman TA, David D, Kulick-Bell R, Hebding J, Nolan B. Sleep disturbance and its
relationship to psychiatric morbidity after Hurricane Andrew. Am J Psychiatry
1995;152:1659–1663.
4.. Menza MA, Rosen RC. Sleep in Parkinson’s disease: the role of depression and
anxiety. Psychosomatics 1995;36:262–266.
5.Nierenberg AA, Adler LA, Peselow E, Zornberg G, Rosenthal M. Trazodone for
antidepressantassociated insomnia. Am J Psychiatry 1994;151:1069–1072.
6. Reynolds CF, Hoch CC, Buysse DJ, et al. Sleep after spousal bereavement: a study of
recovery from stress. Biol Psychiatry 1993;34:791–797.
7. Stein MB, Kroft CD, Walker JR. Sleep impairment in patients with social phobia.
Psychiatry Res 1993;49:251–256.
8. Andrykowski MA, Altmaier EM, Barnett RL, Otis ML, Gingrich R, Henslee-Downey
PJ. Quality of life of adult survivors of allogeneic bone marrow transplantation:
correlates and comparison with matched renal transplant recipients. Transplantation
1990;50:399–406.
9. Andrykowski MA, Greiner CB, Altmaier EM, et al. Quality of life following bone
marrow transplantation: findings from a multicentre study. Br J Cancer 1995;71:1322–
1329.
10.Tatyana M, Pravheen T, Kristeen B, Shirin M, Colin M.S, Agenla C; The
Pittsburgh sleep quality index as a screening tool for sleep dysfunction in clinical
and non-clinical samples: A systematic review and meta-analysis (2016).

You might also like