You are on page 1of 7

Đa ối- thiếu ối

1. Sinh lý nước ối
- Túi ối hình thành rất sớm, 8 ngày sau khi thụ thai
- Trong thời kì thai ngắn, nước ối tăng dần đến cuối tháng 7 rồi hằng
định cho đến đủ tháng
- Từ tuần 37-41 thể tích nước ối giảm 10%, tuần 42 trở đi thể tích
giảm nhanh 33% / tuần
- Thai 42 tuần lượng nức ối chỉ còn khoảng 200ml và giảm dần khi
thai quá ngày sinh
2. Vai trò của nước ối
- Bảo vệ thai khỏi các sang chấn trực tiếp lên tử cung
- Điều hoàn thân nhiệt
- Cho phép thai cử động tự do trong tử cung
- Trao đổi nước, điện giản giữa thai nhi và mẹ
- Giúp cho sự bình chỉnh của thai nhi
-Trong chuyển dạ , giúp cho sự xóa mở CTC
3. Sinh lý bệnh đa ối
- Bất thường đường tiêu hóa: teo thực quản , dò khí quản- thực quản,
teo tá tràng, tắc ruột sẽ gây tình trạng đa ối
- Vô sọ, nứt đốt sống: thường tăng tính thấm dịch từ màng não vào
khoang ối -> đa ối. Ngoài ra còn dao thai nhi đi tiểu nhiều do kích
thích trung tâm não tủy do không có màng bảo vệ
- Hội chứng truyền máu song thai: thường 1 bánh nhau 2 buồng ối- 1
thai đa ối, 1 thai thiếu ối
- Đái tháo đường: thường không rõ nguyên nhân nhưng có giả thuyết
cho rằng tăng đường máu mẹ dẫn đến tăng đường huyết máu thai làm
tăng lợi niệu thẩm thấu dẫn đến đa ối
4. Nguyên nhân
a) Do mẹ
- ĐTD thai kì
- Kháng thể kháng Rh
b) Do thai
- Bât thường NST: 13-18-21
- Nhiễm trùng bào thai TORCH
- Thiếu máu thai
- Bất thường hình thái thai
+ Bất thường hệ thần kinh TƯ: não úng tủy, vô sọ, chẻ đôi
cột sống
+ Bất thường hệ tiêu hóa: hẹp thực quản, hẹp tá tràng
+ Bất thường thận: hội hcuwnsg Bartter
+ các hội chứng đa dị tật
- Song thai: hội chứng truyền máu song tahi : 15%
c) Do phần phụ
- U mạch máu màng đệm có thể gâysuy tim thai nhi và dẫn đến
tình trạng đa ối
- Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung do giang mai làm màng ối
tăng tiết gây đa ối
- Phù nhau thai
d) Vô căn
5. Các phương phát đánh giá thể tích nước ối
a) Lâm sàng
- Khám bằng tây
- Đo BCTC/ VB
b) Đo trực tiếp thể tích nước ối : không thực tế
c) Siêu âm
- Quan sát chủ quan : phụ thuộc vào kinh nghiệm siêu âm
- Khoang ối lớn nhất: bt 2-8cm
- AFI: bình thường 5-25cm
- Đo 2 đường kính khoang ối sâu nhất: bình thường 15,1-50 cm 2 ít
dùng trên lâm sàng
Nhiều nghiên cứu đánh giá AFI có giá trị nhiều hơn, trên thực tế
LS ngày nay linh động, khoang ối lớn nhất thường có giá trị hơn
trong thiếu ối
6. Triệu chứng và chẩn đoán
- Đa ối khi lượng nước ối vượt quá trên 200ml ( LS hầu như không áp
dụng )
- Đa ối dựa vào 1 trong 3 tiêu chuẩn sau
+ AFI >= 25cm hoặc KOLN >= 8cm
+ A FI > bách phân vị thứ 95
+ 2 đường kính KOLN >= 50cm 2
- Đa ối chia làm 3 mức độ
+ Nhẹ: AFI [25-30) cm hoặc KOLN [8-11]
+ trung bình AFI [30-35) hoặc KOLN (12-15]
+ nặng AFI >= 35 hoặc KOLN > 15cm
Khi đa ối ở mức độ nặng đặc biệt đa ối mạn phải cảnh giác các dị tật
khi chưa khảo sát được trên siêu âm
7. Đa ối cấp
− Thường xảy ra từ tuần 16-20
− Bụng to nhanh và căng cứng
− Không sờ được các phần thai nhi
− Tim thai khó nghe hoặc nghe xa xăm
− Thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng, CTC hé mỏ, đầu ối
căng
− Phù 2 chân thường do chèn ép
− Đa ối cấp thường liên quan đến dị dạng thai nhi: tắc nghẽn thực
quản, tắc nghẽn đường tiêu hóa, thai vô sọ, nứt cột sống
8. Đa ối mạn
− Chiếm đa số các TH đa ối và thường xảy ra vào những tháng cuối
thai kì
− Nặng bụng, bụng căng, khó thở vừa phải
− Tử cung căng to, da bụng căng bóng
− Khó sờ thấy các phần của thai và TT nghe xa xăm
− TV: thấy đoạng dưới căng phồng, CTC hé mở
− Siêu âm: dựa vào chỉ số ối, phát hiện các bất thường thai nhi và
phần phụ
− XN nước ối: định lượng alpha Feto-protein; acetylcholinestease;
xét nghiệm nhiễm sắc thể phát hiện các khuyết tật ống thần kính
− XN: giang mai, đái tháo đường, nhiễm toxoplasma, bất thường
nhóm máu...
Chẩn đoán phân biệt : tuy nhiên ngày nay thường siêu âm nhiều nên
hầu như không có chẩn đoán phân biệt
Chửa trứng
Song thai
Cổ chướng
Khối u buồng trứng
9. Biến chứng
a) Cho mẹ: rau bong non, rối loạn cơn co tử cung
b) Cho con
− Ngôi thế bất thường
− Sa dây rốn
− Tăng tỉ lệ phải can thiệp phẫu thuật
− Tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong sơ sinh
10. Thái độ xử trí
a) Mức độ nhẹ và vừa: theo dõi ko cần điều trị
b) Mức độ nặng: nhập viện và điều trị
c) Indomethacin: điều trị có kết quả tuy nhiên khi dùng kéo dài có
thể gây tình trạng thiểu niệu của thai nhi
d) Đa ối cấp
− Chọc hút bớt dịch ối: giảm triệu chứng khó thở và đau tức
bụng, làm xét nghiệm nếu cần
− Đình chỉ thai nghén: nếu phát hiện thai dị dạng hình thai, cấu
trú hoặc bất thường NST
e) Đa ối mạn
− Điều trị ngoại trú:
 <34 tuần: tái khám mỗi 2 tuần, đo chiều dài kệnh CTC +
hỗ trợ trưởng thành phổi
 >= 34 tuần: tái khám ; siêu âm doppler màu và Non stress
test mỗi tuần
− Tiêu chuẩn nhập viện
 Xuất hiện dấu hiệu quá tải
 Dấu hiệu dọa sinh non
 Thai >= 39 tuần
 CTG nhóm II trở lên hoặc siêu âm Dopper màu bất thường
11. Điều trị nội khoa Indomethacine
 Tác dụng: giảm lượng dịch ối tiết ra, tăng sự tái hấp thu nước ối, giảm
lượng nước tiểu thai nhi ; làm tăng sự trao đổi dịch qua màng ối
 Cách dùng: khởi đầu 25mg (uống) 4l/ngày
 Nếu Vnc ối không giảm trong 2-3 ngày, tăng liều đến
3mg/kg/ngày
 Giảm hoặc ngưng liều điều trị khi thể tích nước ối giảm
 Ngưng điều trị 34w
 Biến chứng
 Đóng sớm ống động mạch nếu sử dụng kéo dài haowjc sử dụng
sau khi thai được 32w
 Nếu điều trị > 48h và thai >24w: theo dõi doppler thai mõi 2-7d,
siêu âm dấu hiệu hẹp ống động mạch
 Đóng ống ĐM sẽ cải thiện ngay sau khi ngưng điều trị
 Sơ sinh: tăng tỉ lệ viêm ruột hoại tử
=> Ở BV trường và TƯ chưa thấy sử dụng, tuy nhiên ở 1 số BV vẫn
có chỉ định sử dụng indomethacine
12. Điều trị đa ối mạn
− Hỗ trợ trưởng thành phổi cho thai nhi 24-34w
− Trong chuyển dạ có thể tia ối sớm để làm giảm áp lực của buồng
ối, cẩn thận tránh sa dây rốn
− Cơ co tử cung thưa có thể hỗ trợ bằng truyền õytocin
− Sau sinh: xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ, sử dụng
thuốc tăng co bóp tử cung và theo dõi sát
Phần lớn đa ối mạn thường là theo dõi
THIẾU ỐI
1. Định nghĩa
- Là lượng nước ối dưới đường bách phân vị thứ 5
- Nguyên nhân: màng ối bị vỡ, thai quá ngày sinh, thai kém phát triển
trong tử cung hoặc không rõ nguyên nhân
- Khi bị thiếu ối sẽ có nguy cơ chèn ép dây rốn làm suy thai, đặc biệt
khi có cơn co tử cung
2. Nguyên nhân
a) Do mẹ :
- Bệnh lý của người mẹ ảnh hưởng đến tính thấm của màng ối và
chức năng của rau thai: THA, TSG, bệnh lý về gan, thận...
b) Do thai
− Ối vỡ non, ối vỡ sớm
− Bất thường hệ tiết niệu: tắt nghẽn đường tiết niệu ( bất sản thận,
nghịch sản thận, thận đa nang)
− Thai chậm phát triển
− Nhiễm trùng thai
c) 1 số thuốc kháng prostagladin hay hóa trị liệu ung thư
d) Không rõ nguyên nhân
3. Triệu chứng và chẩn đoán
− BCTC thường nhỏ hơn so với tuổi thai
− Thai thường cử động yếu
− Khám ngoài có cảm giác sờ thấy rõ các phần thai nằm sát dưới da
bụng
− Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu ối
 AFI <5cm
 KOLN <2cm
 AFI dưới bách phân vị thứ 5
 Đo 2 đường kính KOLN < 15 cm2
Khi thấy thiếu ối đừng vội chẩn đoán=> cho BN di chuyển trong
TH khoang ối nằm ở sau lưng để thai di chuyển khảo sát lại đúng
hơn hoặc cho BN uống nước chiều đi khảo sát lại
4. Điều trị
a) Khi chưa đủ tháng
 Khuyên BN nằm nghiên trái nhằm cải thiện tuần hoàn TC- rau
 Điều trị các bệnh lý kèm theo
 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
 Cố gắng giữ thai phát triển đến khi có khả năng sống độc lập
ngoài tử cung
 Theo dõi định kì : siêu âm , CTG
 Sử dụng corticoid giúp trưởng thành phổi sớm
a) Truyền ối: mục đích
- Giúp phát hiện các dị tật của thai nhi
- Giúp cho việc ngoại xoay thai thuận lợi hơn
- Ngăn ngừa di chứung cho thai : thiểu sản phổi, bất thường các
xương
- Bù dịch cho mẹ: uống nước 2l hoặc truyền TM 2l đd nhược trương /
ngày . Theo các thực tế LS, khi trẻ không bị bất thường hệ tiết niệu, nếu
thiếu ối, uống nước nhanh có hiệu quả tăng V nước ối hơn là truyền dịch
( 15 phút/ 1 lít - sáng/chiều )
- Điều trị trưởng thành phổi cho thai kì 28-34w
- Nếu có nhiễm trùng cần chấm dứt thai kì
- Vỡ ối ở tuổi thai từ 36w trở lên: sau 6-12h không có chuyển dạ thì khởi
phát chuyển dạ- ngày nay người ta thường cho khởi phát chuyển dạ khi
vào ngay khi có đầy đủ các xét nghiệm
- CTG test: mục đích để xem thai có đủ điều kiện khởi phát chuyển dạ
( vê vú, truyền oxytocin )
+ dường tính => MLT
+ âm tính: => đnash giá chỉ số Bishop và theo dõi khởi phát chuyển
dạ
- Trong chuyển dạ: tăng nguy cơ suy thai và sinh khó vì chèn ép dâyrốn
và thai khó bình chỉnh
15. Biến chứng
a) Thiểu ối tiên lượng thai thường xấu
- Tỉ lệ tử vong thai nhi cao khi thiếu ối ở giai đoạn sớm của thai kì
- Thiếu ối kéo dài có thể gây thiểu sản phổi, dị dạng mặt và xương
b) Thiểu ối gây thiểu sản phổi vì
- Thiếu ối chèn ép vào lồng ngực làm giảm các cử động của phổi
- Giảm các cử động thở của thai nhi
- DO phổi kém phát triển

You might also like