You are on page 1of 33

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ

Câu 1: Bản chất tâm lý người


* Định nghĩa
- Tâm lý người là sự phản ánh HTKQ vào não người thông qua chủ thể
• Quan niệm duy tâm: Tâm lý người do thượng đế, do trời sinh ra.
• Quan niệm duy vật tầm thường: Tâm lý, tinh thần cũng như mọi sự vật hiện tượng
đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất sinh ra giống như gan tiết ra mật ....
• CNDVBC khẳng định: Tâm lý người là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào
não người thông qua chủ thể, tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử.
a. Phản ánh tâm lý là một phản ánh đặc biệt
+ Đó là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào con người, vào hệ thần kinh, não
bộ - tổ chức vật chất cao nhất.
+ Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” (bản “sao chép”) về thế giới.
+ Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo.
b. Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể
 Cùng nhận sự tác động của thế giới, về cùng một hiện thực khách quan, nhưng ở
những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với mức độ sắc thái khác nhau. VD
 Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất
nhưng vào những thời điểm khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể,
trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lí khác
nhau ở chủ thể ấy.
 Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện rõ
nhất. Cuối cùng thông qua các mức độ và sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái
độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.

Do đâu mà tâm lí người này khác tâm lí người kia về thế giới?
• Mỗi người có một đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ
• Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục khác nhau
• Mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong
cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác tâm lí của người kia.
Ví dụ:
• Dự án của nhà bác học Kenlloggs (1923): Chú khỉ 10 tháng tuổi được nuôi cùng con
trai của nhà khoa học (8 tháng tuổi), và chú khỉ được dạy những kí năng giống hệt tâm lý
người nhưng dù thế nào khỉ cũng không thể có được tâm lý người.
• Dự định ban đầu của Kellogg thí nghiệm này sẽ được thực hiện trong 5 năm, nhưng
thực tế nó đã buộc phải chấm dứt vào tháng thứ 9 vì chú tinh tinh nhỏ quả thật có những
hành vi, biểu hiện tốt và giống với con người hơn, nhưng con trai ruột của ông Donald thì
hoàn toàn ngược lại, cậu bé giống như một con tinh tinh trong cơ thể của con người và nó có
học được cách cầm thìa bằng tay và hiểu một chút ngôn ngữ của con người. Tuy nhiên, con
vật này không có nhiều sự tiến bộ như kì vọng của thí nghiệm.
*Bản chất xã hội của tâm lý người
-Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh
nghiệm lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lý người khác xa với tâm lý của một
số loài động vật cao cấp là ở chỗ: tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
- Tâm lý người mang bản chất xã hội – lịch sử
• Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan
• Tâm lí người là sản phẩm từ hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội
• Tâm lí mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm xã hội, văn
hóa thông qua hoạt động và giao tiếp
• Tâm lí người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá
nhân, dân tộc và cộng đồng.
VD: Cậu bé Shamdeo được phát hiện trong một khu rừng ở Ấn Độ vào năm 1972, khi
đó em khoảng 4 tuổi. Cậu bé đã sống chung với sói, chơi với sói con, được chúng cho ăn và
ru ngủ.
=>Không sống trong xã hội của con người sẽ không thể có tâm lý bình thường.
Tóm lại, tâm lý người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội,
nên văn hóa xã hội và cac quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ
chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai
đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành phát triển tâm lý người…
* Cơ sở tự nhiên
Trong lịch sử tiến hóa, sự nảy sinh và phát triển tâm lý, trí tuệ, ý thức… gắn liền với
sự nảy sinh và phát triển của hệ thần kinh mà đỉnh cao cuối cùng là não bộ. Không có não thì
không có tâm lý. Não là cơ sở vật chất, là cơ sở tự nhiên của tâm lý. Hoạt động của não là cơ
sở tâm lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý.
Mối liên hệ giữa não và tâm lý là một trong những vấn đề cơ bản trong việc lý giải cơ
sở tự nhiên, cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý người.
Song xung quanh mối quan giữa tâm lý và não cũng có nhiều quan điểm khác nhau
• Quan điểm tâm lý vật lý song song mà đại biểu là R. Đêcac cho rằng: các quá trình
sinh lý và tâm lý thường song song diễn ra trong não người không phụ thuộc vào nhau, trong
đó tâm lý được coi là hiện tượng phụ.
• Quan điểm đồng nhất tâm lý với sinh lý, đại biểu của trường phái duy vật tầm
thường Đức cho rằng: tư tưởng do não tiết ra cũng giống như mật do gan tiết ra.
• Quan điểm duy vật coi tâm lý và não có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ
sở vật chất là hoạt động của bộ não, nhưng tâm lý không song song hay đồng nhất với não.
=> TÂM LÍ LÀ KẾT QUẢ CỦA HỆ THỐNG CHỨC NĂNG NHỮNG HOẠT
ĐỘNG PHẢN XẠ CỦA NÃO
Cấu tạo của não bao gồm
– Hành tủy ( nối liền tủy sống phình ra thành hình củ hành)
– Cầu não (ở giữa não tủy và hành tủy)
– Não giữa : Gồm hai cuống đại não và bốn củ não sinh tư)
– Não trung gian gồm mấu não, hai đồi thị
– Tiểu não: ( nằm phía sau trụ não, dưới các bán cầu đại não)
– Bán cầu đại não (vỏ não và các hạch dưới vỏ)
Chức năng chung phần dưới vỏ não ( hành tủy, tiểu não, não giữa, não trung gian ) dẫn
truyền hưng phấn từ dưới lên, từ bộ phận này sang  bộ phận kia từ trên xuống dưới, điều
khiển các vận động thăng bàng khi vận động, họat động các tuyến  nội tiết, các cơ quan nội
tạng và một phần họat động định hướng vùng não trung gian, đảm bảo sự thực hiện các phản
xạ không điều kiện phức tạp.
- Vấn đề định khu chức năng trong não
Đây là vấn đề hết sức phức tạp , từ trước đến nay có nhiều quan điểm khác nhau
Tâm lý học theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định: Trên vỏ não có nhiều
miền ( vùng, thùy ) mỗi miền này là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý tương ứng. Tuy
nhiên mỗi quá trình tâm lý xảy ra là dosự phối hợp của nhiều miền trên vỏ não. Một hiện
tượng tâm lý xẩy ra, nhất là các hiện tượng tâm lý phức tạp, bao giờ cũng có nhiếu trung
khu, nhiều miền tham gia tạo thành hiện tượng đó. Tùy theo hiện tượng tâm lý khác nhau mà
các trung khu tần kinh cũng được taio thành khác nhau – nghĩa là hệ thống trung khu thần
kinh luôn luôn thay đổi. Sự họat động dựa trên nguyên tắc  “phân công” kết hợp với nguyên
tắc nhịp nhàng như vật tạo nên một hệ thống.
Một số vùng chức năng của võ não
1. Vùng thị giác, 2. Vùng thính giác; 3. Vùng vị giác; 4. Vùng cảm giác cơ thể; 5.
Vùng vận động;  6. vùng viết  ngôn ngữ; 6. Vùng nói ngôn ngữ, 8. Vùng nghe hiểu tiếng nói;
9. Vùng nhìn hiểu chữ viết
a. Phản xạ có điều kiện và tâm lý:
Toàn bộ hoạt động của não là hoạt động phản xạ. Đêcác là người đầu tiên tìm ra khái
niệm phản xạ và dùng khái niệm phản xạ để giải thích hiện tượng tâm lý nhưng Đêcác mới
nói hoạt động vô thức với phản xạ.
– IM. Xêtrênốv nhà sinh lý học người Nga đã mở rộng nguyên tắc phản xạ đến toàn bộ
hoạt động của não. Tất cả các hoạt động tâm lý có ý thức lẫn không có ý thức đều bắt nguồn
từ phản xạ.
Có hai lọai phản xạ: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
Phản xạ không điều kiện:
Là cơ sở sinh lý của bản năng ở động vật  và con người, mỗi bản năng họat động đều
dựa vào sự phối hợp họat động của một phản xạ không điều kiện như: bản năng dinh dưỡng,
bản năng tự vệ, bản năng sinh dục. Tuy nhiên ở người  phản xạ không điều kiện cũng chịu sự
chi phối của sự phát triển lịch sử xã hội. Do đó ở con người bản năng cũng chịu sự chi phối
của sự phát triển llịch sử xã hội. Phản xạ không điều kiện có trung khu thần kinh ở các phần
dưới vỏ não và đại diện trên võ não
Phản xạ có điều kiện:
Là phản xạ tự tạo của từng người đối với ngọai giới. Nó được hình thành trên cơ sở
hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời trên võ não.
Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:
– Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo;
Phản xạ có điều kiện được hình  thành trong quá trình sống và họat động cụ thể
– Quá trình diễn biến của phản xạ có điều kiện là quá trình thành lập đường liên hệ
thần kinh tạm thời giữa trung khu nhận kích thích có điều kiện và đại diện trên võ não của
trung khu trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện
– Cơ sở giải phẫu của phản xạ có điều kiện nằm trong võ não
– Phản xạ có điều kiện báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào
cơ thể
– Phản xạ có điều kiện được thành lập với kích thích bất kỳ.Vì vậy phản xạ có điều
kiện chuẩn bị cho họat động sắp xẩy ra, không phải lúc nào phản xạ có điều kiện cũng xuất
hiện.
Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở là phản xạ có điều kiện. Hoạt động phản xạ
có điều kiện giúp cơ thể thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
Phản xạ có 3 khâu :
+ Khâu đầu tiên là quá trình nhận kích thích từ bên ngoài vào, biến thành hưng phấn
theo đường thần kinh hướng tâm đi về não.
+ Khâu giữa là qúa trình  thần kinh trên não và tạo ra hoạt động tâm lý.
+ Khâu kết thúc dẫn truyền thần kinh từ trung ương theo đường li tâm gây nên phản
ứng của cơ thể.
– IP Pávlov kế tục sự nghiệp của Xêtrênốp  đã thành lập ra học thuyết phản xạ có điều
kiện- cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý.
- Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lý.
a)    Qui luật họat động theo hệ thống
Trong điều kiện tự nhiên của đời sống, các kích thích không tác động một cách riêng
lẻ, chúng thường tạo thành một tổ hợp các kích thích đồng thời hoặc nối tiếp. Mặt khác cơ
thể cũng không phản ứng riêng lẻ  mà phản ứng một cách tổ hợp các kích thích đó. Hoạt
động của cho phép hợp nhất những kích thích riêng lẻ  hay không riêng lẻ thành một hệ
thống. Đó là quy luật hoạt động theo hệ thống của võ não.
Động hình là  một chuỗi phản xạ có điều kiện  kế tiếp nhau theo một thứ tự nhất định
đã được lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi có một phản xạ có điều kiện trong chỗi đó xẩy ra thì
phản xạ này kéo theo phản xạ khác  trong chup64i cùng xẩy ra . Động hình là cơ sở sinh lý
của cảm xúc, tình cảm, thói quen.
b) Quy luật lan toả và tập trung .
Hưng phấn
Ức chế
Hưng phấn và ức chế là hai trạng thái cơ bản của hệ thần kinh. Khi vỏ não có một
điểm (vùng ) hưng phấn hoặc ức chế nào đó, thì quá trình hưng phấn, ức chế đó không dừng
lại ở điểm đó, nó sẽ lan toả ra chung quanh, sau đó trong những điều kiện bình thường chúng
lại tập trung  vào một nơi nhất định. Hai quá trình lan toả và tập trung xảy ra kế tiếp nhau
trong một trung khu thần kinh. Nhờ đó mà hình thành một hệ thống  chức năng các phản xạ
có điều kiện- cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý.
c) Quy luật cảm ứng qua lại
Khi qúa trình thần kinh cơ bản có ảnh hưởng qua lại với nhau,tạo nên qui luật cảm ứng
qua lại. Có bốn dạng cảm ứng qua lại cơ bản: đồng thời ,tiếp diễn, dương tính và âm tính.
– Cảm ứng qua lại đồng thời xảy ra giữa nhiều trung khu :hưng phấn ở điểm này gây
nên ức chế ở phần kia hoặc ngược lại.
– Cảm ứng qua lại tiếp diễn : Ở một trung khu ( Hay trong một điểm) vừ hưng phấn
sau đó chuyển sang ức chế ở  chính trung khu ấy.
– Cảm ứng dương tính : Đó là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn và ngược
lại ức chế làm cho hưng phấn mạnh hơn.
– Ngược lại , hưng phấn gây nên ức chế, hoặc ức chế làm giảm hưng phấn, thì đó là
cảm ứng âm tính.
d) Qui luật phụ thuộc vào cường độ kích thích:
Trong trạng thái tỉnh táo, khoẻ mạnh, bình thường của vỏ não nói chung thì độ lớn của
phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ kích thích . Ở người sự phụ thuộc này mang tính chất
tương đối, vì phản ứng của con người không chỉ phụ thuộc vào kích thích mà còn phụ thuộc
vào chủ thể của mỗi người.
Tóm lại: các quy luật cơ bản trên có quan hệ mật thiết với nhau, cùng chi phối sự hình
thành , diễn biến và biểu hiện hoạt động tâm lý  của con người.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý:
a. Hệ thống tín hiệu thứ nhất:
Tất  cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan và các thuộc tính của chúng
là những tín hiệu được phản ánh trực tiếp vào não và để lại dấu vết tromg vỏ não gọi là hệ
thống tín hiệuthứ nhất . Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lý của họat động nhận  thức
cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và các cảm xúc cơ thể của người và động vật.
b. Hệ thống tín hiệu thứ hai
Toàn bộ những ký hiệu tượng trưng ( tiếng nói, chữ viết, biểu tượng …) về sự vật hiện
tượng khách quan được phản ánh vào đầu óc con người là những tín hiệu thứ hai.
Hệ thống tín hiệu thứ hai chỉ có ở người Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lý của
tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ý thức và tình cảm.
Câu 2: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lý học?
TÂM LÝ HỌC LÀ GÌ?
Trong tiếng Latinh:
- “Psyche” là “linh hồn” , “tinh thần”
-Logos là “học thuyết” , là “khoa học”
Tâm lý học (Psychologie) là khoa học về tâm hồn.
Hay: TLH là một khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng tâm lý người, nghiên
cứu sự nảy sinh, hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý.
* Đối tượng của tâm lý học
Là các hiện tượng tâm lý, do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra,
gọi chung là các hoạt động tâm lý. Các hiện tượng tâm lý đóng vai trò quan trọng đặc biệt
trong đời sống con người, trong quan hệ giữa con người với con người và con người với cả
xã hội loài người.
Như vậy, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện
tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các
hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt
động tâm lý.
Tóm lại, có thể nêu một cách khái quát và chung nhất đối tượng của tâm lí học là:
- Các sự kiện, hiện tượng tâm lí.
- Các quy luật nảy sinh, hình thành, phát triển, biểu hiện tâm lí.
- Cơ chế hình thành tâm lí
*Nhiệm vụ của tâm lý
Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản chất hoạt động tâm lí, các quy luật
nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, quy luật về mối quan hệ
giữa các hiện tượng tâm lí
+ Những yếu tố khách quan, những yếu tố chủ quan nào đã tạo nên tâm lí người.
- Bản chất của hiện tượng tâm lí.
- Cấu trúc, nội dung của hiện tượng tâm lí.
- Quy luật nảy sinh, hình thành và phát triển tâm lí.
- Cơ chế nảy sinh, biểu hiện của hiện tượng tâm lí. Tâm lí con người hoạt động như
thế nào? - Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí.
- Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của con người
3.1. Các nguyên tắc phương pháp luận của TLH khoa học
a. Nguyên tắc quyết định luật duy vật biện chứng
b. Nguyên tắc thống nhất TL, ý thức, nhân cách với hoạt động
c. Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng TL trong mối quan hệ với các hiện tượng TL
khác
d. NC tâm lý con người cụ thể, của một nhóm cụ thể chứ không nghiên cứu tâm lý
chung chung
*Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học
1.Phương pháp quan sát
Quá trình tri giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua những
biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng…
+ Các bước thực hiện quan sát:
- Xác định khách thể quan sát
- Xác định thời gian, địa điểm quan sát
- Lựa chọn cách thứ quan sát
- Tiến hành quan sát
- Kiểm tra, đánh giá kết quả quan sát
2.Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những
điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả,
tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp laị nhiều lần và đo đạc, định lượng,
định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.
Các loại thực nghiệm:
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
- Thực nghiệm tự nhiên
- Thực nghiệm nhận định
- Thực nghiệm hiện hành
3. Test (Trắc nghiệm)
- Test là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hóa trên một số lượng
người đủ tiêu biểu.
Ưu điểm của Test:
-Hiện tượng tâm lý cần đo được bộc lộ
-Tiến hành nhanh chóng, đơn giản
-Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lý cần đo.
Hạn chế của Test:
-Khó soạn thảo một bộ test tiêu chuẩn
-Test cho biết kết quả, không cho biết quá trình tạo ra kết quả
4. Phương pháp đàm thoại
Đó là cách đặt ra các câu hỏi cho đối tượng và dựa vào trả lời của họ để trao đổi, hỏi
thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
Muốn đàm thoại thu được tài liệu tốt, nên:
- Xác định rõ mục đích yêu cầu.
- Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng đàm thoại với một đặc điểm về họ.
- Có một kế hoạch trước để “lái hướng” câu chuyện.
- Rất nên linh hoạt trong việc “lái hướng” này để câu chuyện vẫn giữ được logic của
nó, vừa đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu.
5. Phương pháp điều tra
Là phương pháp dùng 1 số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên
cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó.
Dùng phương pháp này có thể trong một thời gian ngắn thu thập được một số ý kiến
của rất nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan. Để có tài liệu tương đối chính xác, cần soạn
kỹ bản hướng dẫn điều tra viên.
6. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
Đó là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vật chất, tinh thần) của hoạt động
do con người làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con người đó. Bởi vì trong sản
phẩm do con người làm ra có chứa đựng “dấu vết” tâm lý, ý thức, nhân cách của con người.
7. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
- Phương pháp này xuất phát từ chỗ có thể nhận ra các đặc điểm tâm lý cá nhân thông
qua việc phân tích tiểu sử cuộc sống của cá nhân đó, góp phần cung cấp một số tài liệu cho
việc chuẩn đoán tâm lý.
Muốn nghiên cứu một chức năng tâm lý một cách khoa học, khách quan, chính xác
cần phải:
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khách
quan toàn diện.
*Điều tra bằng bảng hái Anket
a.Định nghĩa
ĐTBBH là PP thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi được thiết kế
từ trước (có các câu hỏi đóng và câu hỏi mở). Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng
cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó hoặc tự viết ý kiến trả lời của
mình vào các câu hỏi đã được đặt ra trước đó.
Ưu điểm:
-Thu được số lượng lớn ý kiến trong một thời gian ngắn
-Các kết quả nghiên cứu với số lượng lớn, mang tính đại diện cao, khách quan.
-Tính cá nhân trong NC không lớn, tạo đ/k cho khách thể bộc lộ thuận lợi.
-Dễ tổ chức, ít tốn kém, nhà NC không cần có mặt vì một lý do nào đó vẫn có thể tiến
hành.
*Nhược điểm
- Thu hồi lại số phiếu khó khăn, nhiều phiếu số câu không trả lời lớn.
- Nếu tiến hành chọn mẫu không cẩn thận có thể bị ảnh hưởng bởi tính đại diện của
mẫu chọn.
- Kết quả NC không thể hiện được màu sắc tâm lý của khách thể NC.
Câu 3: Hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành phát triển tâm lý người?
*Hoạt động và tâm lý
1. Định nghĩa
• Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và khách thể để tạo ra sản
phẩm cho cả khách thể và chủ thể.
• Quá trình đối tượng hóa (Xuất tâm): tâm lý của con người (của chủ thể) được bộc lộ,
được khách quan hóa trong trình tạo ra sản phẩm. Nhờ vậy, chúng ta mới có thể tìm ra hiểu
được tâm lý con người thông qua hoạt động của họ.
• Quá trình chủ thể hóa (Nhập tâm): trong đó con người chuyển nội dung khách thể
(những quy luật, bản chất, đặc điểm…của khách thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý
thức, nhân cách của bản thân.
*Đặc điểm của Hoạt động
- HĐ bao giờ cũng là HĐ có đối tượng
- HĐ bao giờ cũng mang tính MỤC ĐÍCH
- HĐ bao giờ cũng có chủ thể
- HĐ vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
* Phân loại Hoạt động
-Xét về phương diện cá thể:
+ HĐ vui chơi
+ HĐ học tập
+ HĐ lao động
+ HĐ xã hội
- Xét về phương diện sản phẩm của HĐ
+ HĐ thực tiễn
+ HĐ lý luận
- Xét về đối tượng của hoạt động
+ HĐ biến đổi đối tượng;
+ HĐ nhận thức;
+ HĐ định hướng giá trị;
+ HĐ giao lưu
2. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành, phát triển tâm lý người
1. Khái niệm.
Theo tâm lý học: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hoạt
động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế giới khách quan và với
chính bản thân mình, qua đó tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới (khách thể), cả về phía con
người (chủ thể).
2. Vai trò của hoạt động.Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát
triển tâm lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình:
2.1. Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của mình
tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình tạo ra
sản phẩm, hay còn được gọi là quá trình xuất tâm.
Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng kiến
thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi thuyết
trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin, nói to, mạch lạc, rõ ràng,
logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi
người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu.
2.2. Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri
thức, đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn được gọi là
quá trình nhập tâm.
Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt hiệu quả tốt. Nếu
lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tư tin, nói
to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình trước mọi người,…
3. Kết luận- Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá
nhân.- Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động chủ
đạo của từng thời kỳ.
Ví dụ:• Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ
bắt trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh.
Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập.•
- Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác.
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
3. Sơ đồ hoạt động
*Giao tiếp và tâm lý
-Định nghĩa
Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lý
giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri
giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
* Chức năng của giao tiếp
- Chức năng thông tin
- Chức năng cảm xúc
-Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau
- Chức năng điều chỉnh hành vi
- Chức năng phối hợp hoạt động.
* Các loại giao tiếp
a. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ
- Giao tiếp vật chất
b.Căn cứ vào khoảng cách
- Giao tiếp trực tiếp
- Giao tiếp gián tiếp
c. Căn cứ vào các quy trình giao tiếp
- Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
* Vai trò của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách người.
1. Khái niệm.
Theo tâm lý học:
Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữangười với người nhằm
thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
2. Vai trò của giao tiếp.
2.1. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác
thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.
- Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng
đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
- Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm,
vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp
thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
- Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với
nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông,
không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những
hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói.
Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.
- Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thõa mãn những nhu cầu
của bản thân.
- Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con
người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người
- Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có
một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
- Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy
định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể,
khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng
nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới
thành đạt trong cuộc sống.
- Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau.
Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người là
tiếng nói và ngôn ngữ.
- Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng
giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn
những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
- Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng
nhau.
Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi
người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ,chăm sóc và được vui chơi,…
Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền
văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực.
- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến
những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển
trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.
- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì
một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.
- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội
tiến bộ, con người tiến bộ.
- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những
gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về
tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng , tình
cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng
xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng
mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện
mình là người có văn hóa, đạo đức.
Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
- Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở
nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để
xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh,
điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.
- Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự
giác.- Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.
- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những
diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.
- Khi một cá nhân đã tự ý thức được thì khi ra xã hội họ thường nhìn nhận và so sánh
mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nổ lực
và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.
- Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội
chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không.
- Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và
hành động của nuôi bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật mà
đã nuôi bản thân con người đó.
Ví dụ:• Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm
những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó
khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham gia các tệ nạn xã hội, chỉ
được phép tuyên truyền mọi người về tác hại của chúng đối với bản thân, gia đình và xã hội.
• Hoặc khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự,
không nên cười đùa. Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiết đối với người đã khuất và gia đình
họ.
3. Kết luận
- Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách
cá nhân.
- Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.“ Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc
vào sự phát triển của các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”.
* Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: tâm lý con người có nguồn gốc từ bên
ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào não người
Bằng hoạt động và giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể tiếp thu các kinh nghiệm
xã hội lịch sử, biến nó thành tâm lý, nhân cách. Nói cách khác, tâm lý là sản phẩm của hoạt
động và giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp, mối quan hệ giữa chúng là quy luật hình thành và
biểu lộ tâm lý người.
*Quan hệ xã hội , văn hóa
.Quan hệ xã hội
a.Định nghĩa
Quan hệ xã hội là hệ thống các quan hệ rất đa dạng và phức tạp,bao gồm những mối
quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân và nhóm , giữa cá nhân và cộng đồng, giữa
nhóm này, cộng đồng này với nhóm khác, cộng đồng khác.
b.Các loại quan hệ xã hội
Quan hệ giữa người và người bao gồm nhiều loại : quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế,
quan hệ chính trị , quan hệ pháp luật, quan hệ đạo đứ, quan hệ gia đình và họ hang, quan hệ
giáo dục…
c. Vai trò đối với tâm lí người
-Quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lí người, quan hệ xã hội là phương tiện, công
cụ để con người lĩnh hội nền văn hóa xã hội.
-C Mác đã khẳng định “ bản chất con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của
cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội “. Do đó nếu con người thoát li khỏi các mối quan hệ xã hội, thoát li khỏi quan hệ
người- người sẽ làm cho tâm lí mất bản tính người.
-Bài học rút ra
+Chúng ta cần phải sống đẹp trong các mối quan hệ xã hội đa dạng như quan hệ cha
con, con cái, cộng đồng, quan hệ trong kinh doanh, quản trị. Cách sống đó biểu hiện nhân
cách con người như C Mác nói “ con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội “
+Nhà tâm lý học Mỹ viết nhân cách là những điểm tâm lý quy định và phản ánh cách
thức mà một con người đáp ứng với môi trường xung quanh vì vậy phải xây dựng
những mối quan hệ xã hội tốt đẹp
Tóm lại tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếp thu vốn kinh
nghiệm xã hội nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp hoạt động vui chơi
học tập lao động trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo hoạt động của con người và
mối quan hệ giao tiếp của con người giữ vai trò quyết định
Quan hệ văn hóa
a.Định nghĩa
Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình
lịch sử của mình nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung tính chất của văn hóa
được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử

b.Phân loại
Nền văn hóa nền văn hóa tinh thần hay còn gọi là nền văn hóa phi vật chất là những ý
niệm tín ngưỡng phong tục tập quán giá trị chuẩn mực tạo nên một hệ thống
Nền văn hóa vật chất ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị tiêu chuẩn nền văn hóa
còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người như những con đường tòa
cao óc đền đài phương tiện giao thông máy móc thiết bị
VD : Áo dài là trang phục văn hóa truyền thống của người Việt Nam, công chiên Tây
Nguyên di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội chọi trâu, lễ hội bia Đức
c.Vai trò của nền văn hóa đối với tâm lý người thực hiện chức năng tổ chức xã hội làm
tăng ổn định của xã hội cung cấp cho xã hội phương tiện để ứng phó với môi trường tự
nhiên và xã hội điều chỉnh xã hội giúp xã hội được duy trì trạng thái cân bằng định
hướng các chuẩn mực xã hội là động lực cho sự phát triển xã hội là công cụ trong giao
tiếp
d.Kết luận mỗi cộng đồng mỗi dân tộc có nền văn hóa của riêng nó và các nền văn hóa
khác nhau của các cộng đồng và các dân tộc khác nhau có ảnh hưởng qua lại với nhau
thâm nhập vào nhau trong một chừng mực nào đó và chuyển hóa lẫn nhau nền văn hóa
càng đa dạng càng làm cho tâm lý con người đa dạng và phong phú

Sơ đồ tổng quát về sự hình thành và phát triển tâm lý người


Câu 4: Các quá trình nhận thức của con người
ĐỜI SỐNG TÂM LÝ CON NGƯỜI

NHẬN THỨC
• Là một quá trình
• Phản ánh hiện thức khách quan
• Gắn với một mục đích nhất định nên nhận thức con người là một hoạt động
• Bao gồm nhiều quá trình, thể hiện mức độ phản ánh khác nhau và mang lại những
sản phẩm khác nhau
HOẠT ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC
1. Cảm giác
a. ĐN chung
*Định nghĩa
- Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật,
hiện tượng đang trực tiếp tác động đến các giác quan của chúng ta.
* Đặc điểm
- Là một quá trình tâm lý
- Phản ánh các thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng.
- Phản ánh chỉ khi trực tiếp vào các giác quan
* Bản chất xã hội của cảm giác
• ĐỐI TƯỢNG PHẢN ÁNH
• CƠ CHẾ SINH LÝ THẦN KINH
• MỨC ĐỘ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TIÊN
• PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ VÀ PHONG PHÚ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT
ĐỘNG – GIÁO DỤC
b.PHÂN LOẠI CẢM GIÁC
*Cảm giác bên ngoài
Cảm giác nhìn (thị giác)
Cảm giác nghe (thính giác)
Cảm giác ngửi (khứu giác)
Cảm giác nếm (vị giác)
Cảm giác da (mạc giác)
*Cảm giác bên trong
Cảm giác vận động và sờ mó
Cảm giác thăng bằng
Cảm giác rung Cảm giác cơ thể
c. VAI TRÒ CỦA CẢM GIÁC
• LÀ HÌNH THỨC ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TIÊN CỦA CON NGƯỜI, HÌNH THỨC
ĐƠN GIẢN NHẤT
• CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU CHO CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CAO
HƠN
• ĐẢM BẢO TRẠNG THÁI HOẠT ĐỘNG CỦA VỎ NÃO
• LÀ CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC HIỆN THỰC KHÁCH QUAN ĐẶC BIỆT
QUAN TRỌNG VỚI NGƯỜI BỊ KHUYẾT TẬT
D. CÁC QUY LUẬT CỦA CẢM GIÁC
* Quy luật ngưỡng cảm giác
- Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải
đạt tới một giới hạn nhất định.
- Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
- Cảm giác có hai ngưỡng:
Ngưỡng cảm giác phía dưới: là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác và
ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được
cảm giác
VD: ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn là 390mu, ngưỡng phía trên là 780mu.
-Ngưỡng sai biệt đó là mức chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai
kích thích đủ để cho ta phân biệt hai kích thích đó. Ngưỡng sai biệt của cảm giác là một hằng
số.
VD: Ngưỡng sai biệt của thị giác là 1/100 còn của thính giác là 1/10.
*Quy luật thích ứng của cảm giác
-THÍCH ỨNG LÀ KHẢ NĂNG THAY ĐỔI ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CẢM GIÁC
SAO CHO PHÙ HỢP VỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA CƯỜNG ĐỘ KÍCH THÍCH
- khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì
tăng độ nhảy cảm. VD: Khi nghe nhạc âm lượng to thì độ nhạy cảm của cơ quan thính giác
sẽ giảm xuống
-KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CẢM GIÁC CỦA CON NGƯỜI ĐƯỢC PHÁT TRIỂN
MẠNH MẼ VÀ PHONG PHÚ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ RÈN
LUYỆN. VÍ DỤ: CÔNG NHÂN LUYỆN KIM CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC NHIỆT ĐỘ
CAO TỚI 50-60.
* Quy luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác
-Các cảm giác không tồn tại độc lập, mà luôn tác động qua lại lẫn nhau
Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng lên độ nhạy cảm của một
cơ quan phân tích kia
Sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một
cơ quan phân tích kia
Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp.
VD: Tương phản nối tiếp: Sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm sẽ có vẻ nóng
hơn
Tương phản đồng thời: Thấy tờ giấy trắng trên nền đen trắng hơn khi thấy nó trên nền
xám.
2. Tri giác
*Khái niệm chung về tri giác
- Định nghĩa: Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc
tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
*Đặc điểm
• Quá trình tâm lý.
• Phản ánh thuộc tính bề ngoài của svht
• Trực tiếp tác động
• Phản ánh svht một cách trọn vẹn
• Phản ánh theo những cấu trúc nhất định
• Là một quá trình tích cực
VD: Khi tri giác bông hoa hồng, ta không chỉ thu được cảm giác nhìn, ngửi riêng biệt
mà còn là sự kết hợp phức tạp tạo nên hình ảnh bông hồng với màu sắc và hương thơm của

PHÂN LOẠI TRI GIÁC
*Theo đối tượng được phản ánh
- Tri giác không gian
- Tri giác thời gian
- Tri giác vận động
- Tri giác con người
*Theo cơ quan phân tích:
- Tri giác nhìn
- Tri giác nghe
- Tri giác sờ mó
CÁC QUY LUẬT CỦA TRI GIÁC
*Tính tương đối của tri giác

* Tính chọn lọc của tri giác


• Sự tri giác không thể đồng thời phản ánh tất cả các đối tượng đang tác động, mà chỉ
tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Điều này nói lên tính tích cực
• Sự lựa chọn tri giác không cố định mà phụ thuộc vào mục đích cá nhân, điều kiện
xung quanh.
Quy luật về tính lựa chọn có nhiều ứng dụng trong thực tế như kiến trúc, trang trí,
ngụy trang và trong dạy học như:
• Trình bày chữ viết lên bảng, thay đổi mực, gạch dưới chữ quan trọng
* Tính có ý nghĩa của tri giác
Tri giác ở người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật, hiện tượng => Tách đối
tượng ra khỏi bối cảnh gắn liền với việc hiểu ý nghĩa và tên gọi của nó.
• Ví dụ: Gọi tên “ Thuốc” Gắn với ý nghĩa: -Tác dụng chữa bệnh -Thường có vị đắng -
Có nhiều hình dạng, nhiều màu sắc
*Tính ổn định của tri giác
• Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không đổi khi điều
kiện tri giác thay đổi
VD: Trước mắt ta là một cậu bé, sau đó là một ông già. Hình ảnh em bé trên võng mặc
lớn hơn ông già, nhưng ta vẫn tri giác được ông già lớn hơn em bé. Đó là do tính ổn định của
tri giác
*Quy luật tổng giác
• Ngoài vật kích thích bên ngoài, tri giác còn bị quy định bởi một loạt nhân tố nằm
trong bản thân chủ thể như: thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích, tình cảm, mục đích, động
cơ,…
• Hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con
người => Chứng tỏ: Có thể điều khiển được tri giác
•Trong giáo dục cần chú ý đến đặc điểm cá nhân của học sinh giúp học sinh tri giác
tinh tế, súc tích hơn
* Ảo giác
•Là hiện tượng trong một số trường hợp, tri giác không cho hình ảnh đúng về sự vật.
Tên đầy đủ là Ảo ảnh thị giác
- Ảo ảnh là tri giác không đúng, bị sai lệch. Tuy nhiên chúng có tính quy luật
Trong thực thế người ta đã sử dụng ảo ảnh vào trong kiến trúc, hội họa, trang trí... VD:
Tranh 3D đường phố,…
* Vai trò của tri giác:
• Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, đặc biệt là ở người trưởng
thành. Nó là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con
người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giác giúp con người điều chỉnh hành
động cho phù hợp với sự vật hiện tượng khách quan. Tri giác định hướng cho hoạt động của
con người. Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất: Quan sát, do những điều kiện xã hội chủ yếu
là lao động xã hội trở thành một mặt tương hỗ trợ độc lập của hoạt động và trở thành một
phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học, cũng như của nhận thức thực tiễn.
3. Tư duy
a. Định nghĩa tư duy
Là một quá trình nhân thức
Phản ánh những thuộc tính bản chất
Phản ánh những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật
*Cơ sở sinh lý của tư duy
Định khu chức năng vỏ não
• Vỏ não vận động:
 Vỏ não vận động nguyên phát: chi phối vận động nửa người đối bên.
 Vùng vận động phụ: thực hiện các vận động đơn giản thay thế vùng vận động
nguyên phát
Vùng tiền vận động.
-Chức năng vận động tự ý đối với các kích thích cảm giác
-Gây cử động: xoay đầu, mắt về thân đối bên, nâng tay, gập khuỷu.
• Vỏ não cảm giác: nhận các sợi dẫn truyền cảm giác thân thể từ đồi thị.
• Vỏ não thính giác: nhận các sợi dẫn truyền thính giác từ thể gối trong của đồi thị.
• Vỏ não thị giác: nhận đường thị giác từ thể gối ngoài của đồi thị.
• Vỏ não liên hợp: liên hợp các thông tin, phân tích và đáp ứng vận động
• Vỏ não khứu giác: nhận biết mùi, có liên quan với trí nhớ và cảm xúc.
• Vỏ não ngôn ngữ.
 Vùng Wernicke: chức năng hiểu ngôn ngữ.
 Vùng Broca: chức năng lập trình phối hợp cho phát âm
 Bó cung: bó sợi nối vùng Wernicke và Broca.
b. Các đặc điểm của tư duy
Tính có vấn đề của tư duy
- Hoàn cảnh có vấn đề
- Chủ thể có ý thức giải quyết
VD: Một tình huống có vấn đề
+ Cái mới chưa biết tới nhưng quen thuộc
+ Nhận thức được và có nhu cầu giải quyết
+ Phói hợp khả năng nhận thức của cá nhân
Tư duy gắn với ngôn ngữ
Phương tiện của quá trình tư duy (ngôn ngữ thầm)
Làm cho ngô ngữ của con người phong phú và sâu sắc hơn.
Tư duy phản ánh khái quát
Phản ánh bằng khái niệm, quy luật, dùng NN
Phát hiện ra các quy luật, và mối liên hệ bản chất của SV, HT
Tư duy phản ánh gián tiếp
- Sự vật có tác động gián tiếp
- SVHT không chỉ diễn ra ở hiện tượng mà còn trong quá khứ và tương lai
- Tư duy đưa ra các lập luận về bản chất, cái khái quát, phản ánh cái quy luật và dùng
ngôn ngữ làm phương tiện.
Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Tham gia, cung câp nguyên liệu cho tư duy
- làm cho nhận thức cảm tính phong phú hơn và mang một chất lượng mới
c. Bản chất xã hội của tư duy
• TD dựa vào kinh nghiệm XH – LS của loài người.
• TD phải sử dụng ngôn ngữ do thế hệ trước sáng tạo ra.
• Tư duy giải quyết các nhu cầu của cá nhân và xã hội
d.Các giai đoạn của quá trình tư duy
- Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
- Huy động các tri thức, kinh nghiệm
- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
- Kiểm tra giả thuyết
- Giải quyết nhiệm vụ
e. Các thao tác tư duy
- Phân tích - tổng hợp
- So sánh
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa
- Quy nạp và diễn dịch
g. Các loại tư duy
*Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy
+ Tư duy trực quan hành động
+ Tư duy trực quan hình ảnh
+ Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic)
*Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ tư duy
+ Tư duy thực hành
+ Tư duy hình ảnh cụ thể
+ Tư duy lí luận

HÌNH THỨC TƯ DUY


Tư duy như quá trình lĩnh hội khái niệm
Tư duy như quá trình lập luận
Tư duy như quá trình giải quyết vấn đề
*Ứng dụng tư duy trong học tập
VD: Sơ đồ tư duy, chiếc muc tư duy,…
* Vai trò của tư duy:
Tư duy có vai trò rất to lớn đối với đời sống và đối với hoạt động nhận thức của
con người. Cụ thể:
+ Tư duy mở rộng giới hạn của nhận thức, tạo ra khả năng để vượt ra ngoài
những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại, để đi sâu
vào bản chất của sự vật, hiện tượng và tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa
chúng với nhau.
+ Tư duy không chỉ giải quyết những nhiệm vụ trước mắt, trong hiện tại, mà
còn có khả năng giải quyết trước cả những nhiệm vụ trong tương lai do nắm bắt được
bản chất và quy luật vận động của tự nhiên xã hội và con người.
+ Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa
hơn cho hoạt động của con người. Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra giải
pháp giải quyết những cái tương tự, nhưng chưa biết, do đó tiết kiệm công sức của con
người. Nhờ tư duy mà con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc hơn về thực tiễn và
nhờ đó hành động của con người có kết quả cao hơn.
4. Tưởng tượng
a. Định nghĩa
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã

b.Đặc điểm của tưởng tượng
-Tính có vấn đề
-Biểu tượng
-Mối quan hệ với NTCT
CÁC LOẠI TƯỞNG TƯỢNG
-Tưởng tượng tích cực và tiêu cực
-Ước mơ và lý tưởng
+ Lý tưởng là một hình ảnh chói lọi sáng rực, cụ thể, hấp dẫn của tương lai mong
muốn.
+ Ước mơ
*Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
-Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật
-Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật, hiện tượng
-Chắp ghép (kết dính): ghép các bộ phận của nhiều sự vật. hiện tượng khác nhau lại để
tạo hình ảnh mới
-Liên hợp
-Điển hình hóa
* Vai trò của tưởng tượng:
Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động lao động và trong đời sống con
người. Cụ thể là:
+ Tưởng tượng cần thiết cho bất kì hoạt động nào của con người. Sự khác nhau
cơ bản giữa lao động của con người và hoạt động bản năng của con vật chính là ở biểu
tượng và kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. Ý nghĩa quan trọng nhất của
tưởng tượng là cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng
của lao động.
+ Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà
con người mong đợi và vươn tới (lí tưởng); nó nâng con người lên trên hiện thực, làm
nhẹ bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, hướng con người về phía tương lai;
kích thích con người hành động để đạt được những kết quả lớn lao.
+ Tưởng tượng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp
thu và thể hiện các tri thức mới, đặc biệt là đến việc giáo dục đạo đức cũng như đến
việc phát triển nhân cách nói chung cho họ.
Câu 5: Trí nhớ, vấn đề trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ?
1. Khái niệm
– Trí nhớ được hiểu là quá trình ghi lại, giữ lại và tái hiện lại những gì cá nhân thu
được trong hoạt động sống của mình
– Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình
thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái tạo ở trong óc cái mà con người đã
trải nghiệm trước đây
*Phân loại trí nhớ
-Theo tính chất, mục đích của hoạt động
+Trí nhớ không chủ định
• Không có mục đích chuyên biệt để ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện tài liệu
• Có trước trong đời sống (tự ghi nhớ các hđ của người lớn và làm theo vô thức)
+Trí nhớ có chủ định
• Có mục đích để ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện tài liệu
• Có sau trí nhớ k chủ định (dung các biện pháp kỹ thuật để ghi nhớ)
-Tính tích cực tâm lý nổi bất nhất
• TRÍ NHỚ VẬN ĐỘNG: nhớ quá trình vận động, hình thành nhanh và bền vững
• TRÍ NHỚ HÌNH ẢNH: ấn tượng mạnh thuộc về 1 cơ quan cảm giác (nhớ giai điệu –
thính giác, phong cảnh đẹp – tri giác,…)
• TRÍ NHỚ TỪ NGỮ- LOGIC: nhớ những mối liên hệ giữa từ ngữ, chỉ có ở người,
phát triển mạnh ở học sinh khi mới bắt đầu quá trình học tập (lớp 1)
• TRÍ NHỚ XÚC CẢM: nhớ xúc cảm, tình cảm trong một hoạt động trước đây (cảm
nhận giá trị, thẩm mỹ trong hành vi, lời nói,…)
- Mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu
TRÍ NHỚ NGẮN HẠN Ở ngay sau ghi nhớ, trong khoảng thời gian ngắn
TRÍ NHỚ DÀI HẠN Kéo dài mãi mãi, quan trọng để suy nghĩ, kiến thức, là quá trình
con người học tập, tiếp thu, rèn luyện
TRÍ NHỚ THAO TÁC Quá trình sau ngắn hạn và trước dài hạn, trí nhớ làm việc được
huy động từ dài hạn
2. Các quá trình của trí nhớ
+Sự ghi nhớ: Đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn tài liệu đó với kiến thức hiện có
+Sự tái hiện: Tái hiện lại những tài liệu cá nhân đã ghi nhớ được
+Quên và sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ
SỰ GHI NHỚ: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình trí nhớ, là giai đoạn tạo vết để hình
thành những ấn tượng về sự vật trên vỏ não. Quá trình ghi nhớ chính là quá trình
chuyển thông tin từ ngoài vào trong.
Phân loại dựa trên mục đích ghi nhớ
+Không chủ định
- nhớ tài liệu nhưng không hiểu bản chất
- dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách đơn giản
+Có chủ định
-nhận thức được những mối liên hệ logic giữa các bộ phận phải
-gắn liền với tư duy
SỰ TÁI HIỆN
Các hình thức tái hiện
Nhận lại • Tái hiện lại những thuộc tính của svht khi sự tri giác đối tượng được lặp lại
Nhớ lại • Tái hiện lại những thuộc tính của svht khi không có sự tri giác lại đối tượng
Hồi tưởng • Quá trình tái hiện cần sự cố gắng của trí tuệ
Quên và sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ
Sự quên: Không tái hiện được nội dung tri thức đã nhớ trước đây vào thời điểm thích
hợp
Nguyên nhân: Hoàn cảnh sống, động cơ ghi nhớ tài liệu, cách thức nghi nhớ
Qui luật: Ngay khi tiếp xúc với tài liệu sự quên xảy ra nhanh chóng sau đó giảm dần
Sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ: Là giai đoạn củng cố vững chắc các dấu hiệu đã được
hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Việc gìn giữ thông tin này phụ thuộc
vào tính chất, ý nghĩa của đối tượng cần giữ lại. Phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, sức
khỏe của con người.
Có 2 loại giữ gìn tri thức trong trí nhớ:

Gìn giữ tiêu cực •sự gìn giữ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản
Gìn giữ tích cực •sự gìn giữ dựa trên việc nhớ lại nội dung, ý nghĩa của tài liệu.
Các yếu tố để bồi dưỡng năng lực ghi nhớ, phòng chống sự quên
- Dinh dưỡng
- Thể chất
- Rèn luyện
- Định vị
- Đa dạng hóa và lồng ghép các ví dụ cụ thể
- "Biết" những gì mình không biết
Câu 6: Vấn đề nhân cách và các yếu tố ảnh hưởng chi phối đến sự hình thành và
phát triển nhân cách?
1. Hình thành nhân cách là gì ?
Nhân cách không phải có sẵn. Con người ngay từ khi sinh ra, bản thân chung ta không
được trang bị thứ gọi là nhân cách. Như A.N Leontiv - một trong những người sáng tạo ra
trường phái tâm lý học Xô Viết dựa trên khái niệm trừu tượng về tính cách - đã nói nhân
cách của con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành. Vậy "hình thành nhân
cách" được hiểu như thể nào? Hình thành là một động từ thể hiện sự nảy sinh, sự xuất hiện
của một cái mới là kết quả của quá trình vận động như học tập, thích nghi, giao tiếp,... Vậy,
hình thành nhân cách được hiểu là cách mà nhân cách con người xuất hiện và là kết quả của
quá trình vận động không ngừng. Nhân cách sinh ra từ hoạt động và thông qua hoạt động
chúng ta có thể đánh giá được nhân cách của một cá nhân là như thế nào.
 
2. Phát triển nhân cách là gì ?
Theo chủ nghĩa Marx - Lenin, phát triển là quá trình vận động đi lên của một sự vật từ
thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ kém hoàn thiện tới hoàn thiện hơn. Tương tự như
vậy, Phát triển nhân cách được hiểu là quá trình thay đổi của nhân cách từ thấp tới cao, từ
chưa hoàn hiện tới hoàn thiện. Theo nhiều nghiên cứu, quá trình phát triển nhân cách được
xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách (con người).
Tuy nhiên thực tế, định nghĩa về tuổi trưởng thành ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại có những
cách hiểu khác nhau. Luật hình sự, Luật dân sự và nhiều ngành luật khác có khái niệm về
thành niên và chưa thành niên với cột mốc là 18 tuổi nhằm xác định độ tuổi trưởng thành -
gọi là mốc trưởng thành về mặt sinh lý. Còn trưởng thành về tâm lý? Trưởng thành về tâm lý
là thứ khó đạt hơn, thậm chí có khi còn không xác định được chính xác độ tuổi trưởng thành
về mặt tâm lý. Có người 18, đôi mưới tuổi đã dày dạn kinh nghiệm, sóng gió cuộc đời cái gì
cũng kinh qua. Nhưng có người 30, 40 tuổi hay nhiều tuổi hơn vẫn va chạm, vấp ngã. Cho
nên để mà nói theo khía cạnh tâm lý, quá trình phát triển nhân cách gần như không có điểm
dừng cố định. Cứ mỗi kinh nghiệm được rút ra, nhân cách chúng ta lại đi lên một tầm mới.
Cuộc sống là sự chảy trôi, vận động không ngừng nên nhân cách con người cũng nằm trong
sự chảy trôi phát triển không ngừng đó.
 
3. Các yếu tố chi phối nhân cách con người ?
Thông thường, phát triển luôn có xu hướng đi lên, mang tính tích cực. Nhưng theo
một chiều hướng khác, việc phát triển, đôi khi không chỉ là đi lên mà còn có thể là đi xuống,
mang tích tiêu cực. Các nhân tố chi phối tới sự hình thành và phát triển nhân cách cũng vì
thế mà xuất hiện. Sự đa dạng trong cuộc sống mỗi con người kéo theo sự xuất hiện của nhiều
nhân tố ảnh hưởng tới nhân cách, để mà kể tên thì đôi ba dòng chưa chắc kể hết. Do vậy,
trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số yếu tố được coi là cốt lõi, quan trọng
nhất, ảnh hưởng và chi phối nhiều nhất tới việc hình thành và phát triển nhân cách gồm có 5
nhân tố:
- Nhân tố di truyền;
- Hoàn cảnh sống;
- Nhân tố giáo dục;
- Nhân tố hoạt động;
- Nhân tố giao tiếp.
 
3.1. Nhân tố bẩm sinh - di truyền
Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo
sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo
năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
Bẩm sinh là những biểu hiện sinh học ngay từ khi sinh ra con người đã có. Di truyền
là những thuộc tính sinh học của cha, mẹ hoặc các thể hệ trước ghi nhận trong Gen truyền lại
con cái. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng
của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền trong đó có các giác quan và não. Bất
cứ một chức năng tâm lý nào cũng mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được
phát triển trong hoạt động của bản thân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Thực tế
mọi cá thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Hơn nữa,
hoạt động tâm sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ. Ngoài ra, sự tác động của yếu tố
di truyền đối với từng lứa tuổi và từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Khi sinh ra, mỗi người
đã có 1 bộ gen riêng cho mình và nó rất hiếm khi trùng với người khác. Do vậy, mỗi người
có khí chất, thiên hướng, khả năng tư duy… cũng khác nhau.
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, bẩm sinh – di truyền mặc dù đóng vai trò quan
trọng trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách nhưng không phải là yếu tố quyết
định chiều hướng và giới hạn phát triển nhân cách. Nói đúng hơn thì Bẩm sinh và Di truyền
sẽ tham gia vào quá trình hình thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Trong giai
đoạn đầu, chúng thể hiện vai trò tiền đề cho sự hình thành, phát triển nhân cách.
Nói vui một chút, bạn không thừa hưởng bộ Gen ưu tú của cha, mẹ cũng không khiến
cho nhân cách của bạn xấu đi. Nhân cách tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Quan
trọng là định hướng phát triển của bạn như thế nào mà thôi.
 
3.2. Hoàn cảnh sống
Bàn về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống, C.Mác đã viết: "Hoàn cảnh
sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh". Hoàn cảnh
là tập hợp tất cả những yếu tố khách quan tác động tới con người. Nhân cách nằm trong con
người nên cũng chịu ảnh hưởng tác động của hoàn cảnh mà con người đó đang sống. Hoàn
cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh tự nhiên, ví dụ như lãnh thổ sống của từng dân tộc, sông ngòi, đất, khoáng
sản, mưa, gió… Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất,
đặc tính của những phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên và một có nét riêng
trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một
mức độ nhất định. Nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ điều kiện và hoàn cảnh
sống tự nhiên. Nhân cách như một thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán, những cái vốn
có trong bản thân mỗi người đã liên hệ với những điều kiện tự nhiên ấy, kết hợp với phương
thức sống của chính bản thân nó.
Hoàn cảnh xã hội là môi trường chính trị, kinh tế - xã hội, giáo dục,... Cá nhân là một
tồn tại có ý thức, nó còn có thể lựa chọn phương thức sống và các cách phản ứng khác nhau
trước tác động của hoàn cảnh xã hội. Và trong tất cả các mối quan hệ xã hội, nhân cách
không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể. Trước những biểu hiện thông qua hành động, ứng
xử của nhân cách. Dư luận và tâm trạng chung, có thể được coi là phản ánh về sự đánh giá
của mọi người về hoạt động tập thể của các hành vi cá nhân. Dư luận được hình thành thầm
lặng và có ý thức. Nó có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực trong đời sống được bắt
nguồn từ sự kiện thực hay bịa đặt. Nó nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và có ảnh
hưởng trở lại tâm trạng đó.
 
3.3. Nhân tố giáo dục
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân
cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và
có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia
đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Giáo dục mang lại những thứ mà yếu tố bẩm
sinh, di truyền hoặc môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Giáo dục vạch ra chiều
hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, bù đắp những thiếu hụt, uốn nắn những
phẩm chất, tâm lý do phát triển tự phát của môi trường, xã hội.
 
3.4. Nhân tố hoạt động
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự
hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý
thức mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định. Nó được
hình thành và phát triển cùng sự hình thành và phát triển của ý thức, là nguồn gốc và nội
dung của ý thứcThông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà
nhân cách được bộc lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng
hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con
người đóng góp “bản sắc” của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.
 
3.5. Nhân tố giao tiếp
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là
một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự phát triển của
một cá nhân dược quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực
tiếp hay gián tiếp.
Nhờ giao tiếp, nhân cách của con người được thể hiện phần nào đó. Con người không
chỉ nhận thức được các mối quan hệ xã hội, nhận thức được những con người khác mà còn
nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn
mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách.
Tóm lại, mỗi nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân đều
có một vai trò riêng và đều quan trọng trong việc phối hợp hình thành nhân cách cá nhân. Để
xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, lành mạnh, tích cực, tiến bộ. Mỗi con người cần hiện
thiện, trau đồi nhân cách cao đẹp của chính mình. Để hoàn thiện nhân cách, con người trước
tiên cần phải tự mình ý thức được vai trò của mình trong xã hội, vận dụng tổng hòa các ảnh
hưởng trong giáo dục nhân cách, rèn luyện bản thân, bài trừ thói hư tật xấu, góp phần làm
trong sạch xã hội.

Câu 7: Các thuộc tính và phẩm chất của nhân cách


*Tình cảm và ý chí:
I. Ý CHÍ
1. Khái niệm : Ý chí là một phẩm chất của nhân cách , thể hiện năng lực thực hiện
những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn .
2. Các phẩm chất của ý chí
a.Tính mực đích
 Là phẩm chất đặc biệt quan trọng của YC.
 Đề ra cho HĐ những mục đích gần và xa
 Điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích đã đề ra
 Tính mục đích mang tính đạo đức rõ nét
b.Tính độc lập
 Quyết định và thực hiện theo quan điểm và niềm tin.
 Tính độc lập/tiếp thu quan điểm người khác.
c.Tính quyết đoán
- Đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở cân nhắc, tính toán kỹ càng chắc
chắn.
"Không sùng bái quá khứ, không đau khổ về tương lai, không đam mê các suy nghĩ
mông lung! Khi thời điểm thích hợp tới, cần phải hành động " - Tuân Tử
d.Tính bền bỉ (kiên trì)
Tính bền bỉ (kiên trì) là khả năng duy trì một sự nỗ lực đòi hỏi phải huy động sức
mạnh cơ bắp và tinh thần trong một thời gian dài, là cường độ của ý chí được huy động một
cách thường xuyên để đạt được mục đích đề ra
Vd: Học, học nữa, học mãi – Lênin
e.Tính dũng cảm
Là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn, nguy
hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân
Dũng cảm >< bạc nhược ,nhút nhát
Dũng cảm ≠ liều lĩnh một cách ngu xuẩn
• Tính dũng cảm là điều kiện để vươn tới mục đích đòi hỏi phải vượt qua những khó
khăn lớn lao.
“Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, Mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
(Nguyễn Bá Học)
g.Tính tự kiềm chế, tự chủ
Là khả năng và thói quen kiểm tra hành vi làm chủ của bản thân mình .
Kìm hãm những hành động cho là không cần thiết hoặc có hại trong truờng hợp cụ thể
• “Ý chí không phải chỉ là muốn và thoả mãn ý muốn, mà còn là muốn và ghìm ý
muốn lại, còn là muốn và từ bỏ ý muốn nữa” (A.X.Macarenco)

4.Chức năng của ý chí


Chức năng kích thích: Đem lại tính tích cực cho chủ thể
Chức năng ức chế: Kìm hãm những thèm muốn, dục vọng,thói quen
II. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
1. Định nghĩa và đặc điểm:
a, Định nghĩa: Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực
khắc phục khó khăn,thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

b.Đặc điểm của hành động ý chí


2 .Các giai đoạn của 1 hành động ý chí

*Giai đoạn chuẩn bị


• Xác định mục đích, hình thành động cơ
• Lập kế hoạch hành động
• Chọn phương tiện và biện pháp HĐ
• Quyết định hành động
*Giai đoạn thực hiện
Hình thức hành động bên ngoài ( hành động ý chí bên ngoài )
Hinh thức kìm hãm hành động bên ngoài ( hành động ý chí bên trong)
*Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động
Trong quá trình, con người luôn luôn đối chiếu đánh giá kết quả với mục đích đề ra.
Khi kết quả phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc, con người cảm thấy thỏa mãn, hài
lòng hoặc chưa thỏa mãn, chưa hài lòng.
3.Phân loại hành động ý chí
•Hành động ý chí đơn giản
•Hành động ý chí cấp bách
•Hành động ý chí phức tạp

*HĐ tự động hóa: Kỹ xảo và thói quen


1. Hành động tự hóa hóa
- Là hành động vốn lúc đầu là hành động có ý thức, có ý chí, nhưng do lặp lại nhiều
lần hoặc do luyện tập mà về sau trở thành tự động, nghĩa là không cần có sự kiểm soát trực
tiếp của ý thức mà vẫn được thực hiện có kết quả.
Ví dụ: Khi mới tập đánh máy thì việc đánh máy là một hành động có ý thức, thị giác
của ta vừa tập trung vào bàn phím, vừa tập trung vào màn hình. Khi đã thành thạo rồi, ta
không cần phải nhìn vào bàn phím, màn hình nữa mà mọi thao tác vẫn diễn ra một cách
chính xác, nghĩa là hành động đã trở nên tự động hóa.
-Có 2 loại hành động tự động hóa: Kỹ xảo và thói quen
+ Kỹ xảo: là hành động tự động hóa được hình thành một cách có ý thức thức, nghĩa là
hành động tự động hóa nhờ luyện tập.
+ Thói quen là loại hành động tự động hóa ổn định, trở thành nhu cầu của con người.
• Quy luật hình thành kĩ xảo:
+ QL tiến bộ không đồng đều
+ QL “đỉnh” của PP luyện tập
+ QL về sự tác động qua lại giữa KX cũ và mới
+ QL dập tắt kĩ xảo

You might also like