You are on page 1of 19

KHOA TÂM LÍ HỌC

BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG


*Lưu ý: Trí nhớ, nhân cách, vai trò hoạt động,

Câu 01: Anh/chị hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu
cơ bản của Tâm lí học. Nêu việc vận dụng 1 phương pháp cụ thể trong lĩnh vực chuyên
ngành của anh/chị?
 Đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học: Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”,
Ph.Ăngghen đã đưa ra một nhậnđịnh như sau:
“Thế giới luôn luôn vận động và mỗi một khoa học nghiên cứu một dạng vật động của
thế giới”.
=> Tâm lí học nghiên cứu về dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận
động xã hội, từ thế giới khách quan tác động vào bộ não của con người để sinh ra các
hiện tượng tâm lívới tư cách là một hiện tượng tinh thần.
=> Như vậy đối tượng nghiên cứu của Tâm lí học: chính là các hiện tượng tâm lí với
tư cách là một hiện tượng tinh thần từ thế giới khách quan tác động vào bộ não của con
người và được gọi chung là các hoạt động tâm lí và Tâm lí học nghiên cứu sự hình
thành, vận hành và phát triển của các hoạt động tâm lí.
 Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lí học:
- Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lí học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lí, cácquy luật
nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí và các quy luậtvề mối
quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể là:
+ Những yếu tố khách quan và chủ quan nào đã tạo ra tâm lí người.
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.
+ Tâm lí con người hoạt động như thế nào.
+ Chức năng và vai trò của tâm lí đối với các hoạt động của con người.

- Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của Tâm lí học như sau:
+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí về cả mặt số lượng lẫn chất lượng.
+ Phát hiện các quy luật hình thành và phát triển tâm lí.
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.
 Tâm lí học đưa ra các giải pháp cho việc hình thành, phát triển tâm lí người =>Tâm lí phải
có liên kết chặt chẽ vs các ngành khoa học khác.
 Các phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học: Có nhiều phương pháp nghiên cứu của
Tâm lí học:
1. Phương pháp quan sát.
2. Phương pháp thực nghiệm
1
3. Phương pháp trắc nghiệm (Test).
4. Phương pháp đàm thoại (Trò chuyện).
5. Phương pháp điều tra
6. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động.
7. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân.
 Ví dụ về việc vận dụng một phương pháp nghiên cứu của Tâm lí học trong một lĩnh
vực hoặc chuyên ngành của anh chị:
- Đối với sinh viên ngành KHQL, em sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học cụ
thể sau để thực hiện việc thu thập số liệu và thông tin bổ trợ cần thiết cho đề tài nghiên cứu
khoa học của mình:
-> Sử dụng phương pháp quan sát và phương pháp thực nghiệm để khảo sát thực tế.
-> Sử dụng phương pháp trắc nghiệm (test) và phương pháp điều tra mỗi khi thực hiện bảng
hỏi.
-> Sử dụng phương pháp đàm thoại (trò chuyện) để phỏng vấn các đối tượng
Câu 02: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tâm lí người. Chứng minh tâm lí người là chức
năng của não.
 Định nghĩa tâm lí người:
- Tâm lí người bao gồm các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con ngườixong tâm lí người
cũng gắn liền và điều khiển mọi hành động lẫn hoạt động của conngười. Tâm lí người đóng vai
trò quan trọng đặc biệt trong đời sống của con người và trong quan hệ giữa con người với con
người trong xã hội loài người.

 Chứng minh tâm lí người là chức năng của não:


- Các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng tâm lí là chức năng của não:
+ Bộ não nhận tác động từ thế giới bên ngoài dưới dạng xung đột thần kinh cùng vớinhững biến
đổi lí hóa ở từng nơ ron, xi náp và trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ vàvỏ não, làm cho não
bô hoạt động theo quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lí nàyhoặc hiện tượng tâm lí kia
theo cơ chế phản xạ (nội dung là tâm lí nhưng có cơ chế phản xạ sinh lí của não).
 Như vậy, tâm lí là kết quả của hệ thống chức năng những hoạt động phản xạ củanão và khi nảy
sinh trên bộ não cùng với quá trình sinh lí thì tâm lí thực hiện chức n ăngđịnh hướng, điều chỉnh,
điều khiển hành vi của con người.
+ Xung quanh vấn đề về mối quan hệ giữa não và tâm lí có nhiều vấn đề cần nghiên cứu, chẳng
hạn:
 Vấn đề định khu chức năng tâm lí trong não.
 Phản xạ có điều kiện và tâm lí.
 Quy luật hoạt động của não và tâm lí.
 Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lí.

2
 Vấn đề định khu chức năng trong não:
- Trong não có các vùng miền mỗi vùng là cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý tương ứng có
thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lý các vùng phục vụ cho một hiện tượng tâm lý tập hợp
thành hệ thống chức năng hệ thống chức năng này hoạt động một cách cơ học tùy thuộc vào yêu
cầu của chủ thể vào đặc điểm không gian thời gian và không có tính chất tính bất di bất dịch.
- Trong lão có sự phân công rất chặt chẽ giữa các vùng của vỏ lão như:
+ Vùng chẩm gọi là vùng thị giác;
+ Vùng thái dương gọi là vùng thính giác;
+ Vùng đỉnh gọi là vùng vận động;
+ Vùng trung gian giữa thái dương và đỉnh là vùng định hướng không gian và thời gian
+ Ở người còn có các vùng chuyên biệt như vùng nói (Broca), vùng nghe hiểu tiếng nói
(Vecnicke), vùng nhìn hiểu chữ viết (Đêjêrin), vùng viết ngôn ngữ.
- Nguyên tắc phân công kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc liên kết rất nhịp nhàng tạo nên hệ thống
chức năng cơ động từ chức năng tâm lý.
- Các hệ thống chức năng được thực hiện bằng nhiều tế bào não từ các vùng, các khối của toàn bộ
não tham gia:
+ Khối năng lượng đảm bảo trương lực;
+ Khối thông tin đảm bảo việc thu nhận, xử lý và giữ gìn thông tin;
+ Khối điều khiển đảm bảo việc chương trình hóa, điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra.
- Các khối này liên kết chặt chẽ với nhau cùng tham gia thực hiện hoạt động tâm lý.
 Phản xạ có điều kiện và tâm lý:
- Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của các hiện tượng tâm lý.
- Các thói quen, tập tục, hành vi, hành động, hoạt động đều có cơ sở sinh lý thần kinh là phản
xạ có điều kiện.
 Các quy luật hoạt động của não và tâm lý:
1. Quy luật hệ thống định hình:
- Khi muốn phản ánh sự vật một cách trọn vẹn hoặc phản ánh các sự vật, hiện tượng liên quan
với nhau hay một hoàn cảnh phức tạp thì các vùng trong não phải phối hợp với nhau, tập hợp
các kích thích thành nhóm, thành bộ, tập hợp các mối liên hệ thần kinh tạm thời thành hệ thống
chức năng.
- Hoạt động định hình là các hoạt động phản xạ có điều kiện kế tiếp nhau theo một thứ tự
nhất định. Một khi có một hoạt động định hình trong não thì một phản xạ này xảy ra kéo theo
các phản xạ khác cũng xảy ra.
- VD: Dậy sớm => tập thể dục => vệ sinh cá nhân => ăn sáng => đi học.
2. Quy luật lan tỏa vào tập trung:
- Khi trên vỏ não có một điểm (vùng) hưng phấn hoặc ức chế nào đó thì quá trình hưng phấn và
ức chế đó sẽ không dừng lại ở điểm ấy, nó sẽ lan tỏa ra xung quanh. Sau đó trong những điều
kiện bình thường chúng tập trung vào một nơi nhất định. Hai quá trình lan tỏa và tập trung
xảy ra kế tiếp nhau trong một trung khu thần kinh.
- VD: Khi nhận giấy báo đỗ đại học ta nhảy cẫng lên => hét to => nói cho những người khác
biết => một thời gian sau cảm thấy bình tĩnh hơn ( hưng phấn lan tỏa)
3
3. Quy luật cảm ứng qua lại:
- Hai quá trình thần kinh cơ bản ảnh hưởng tới nhau theo quy luật một quá trình thần kinh này tạo
ra một quá trình thần kinh kia hay nói cách khác một quá trình thần kinh này gây ra một ảnh
hưởng nhất định đến quá trình thần kinh kia.
- Quy luật cảm ứng qua lại có 4 dạng biểu hiện cơ bản:
+ Cảm ứng qua lại đồng thời là hưng phấn ở điểm này gây ra ức chế ở điểm kia hay ngược lại.
VD: Chăm chú đọc sách => không nghe thấy tiếng ồn xung quanh.
+ Cảm ứng qua lại tiếp diễn là trường hợp ở một điểm có hưng phấn chuyển sang ức chế ở
chính điểm đó hay ngược lại.
VD: Khi ngồi học các trung khu vận động ít nhiều giảm bớt các hoạt động.
+ Cảm ứng dương tính là hiện tượng hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn hay ngược lại ức chế
làm cho hưng phấn mạnh hơn.
VD: Muốn chụp ảnh nét => giảm rung cánh tay khi cầm máy.
+ Cảm ứng âm tính là hiện tượng ức chế làm giảm hưng phấn, hay ngược lại hưng phấn làm
giảm ức chế.
VD: Hồi hộp lo sợ => nắm chặt tay lại.
4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ kích thích:
- Trong trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh bình thường của vỏ não độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với
cường độ kích thích: kích thích mạnh thì phản ứng lớn và ngược lại.
- VD: Âm thanh lớn => giật mình.
 Hệ thống tín hiệu thứ 2:
- Hệ thống tín hiệu thứ 2 chỉ có ở người. Đó là hệ thống tín hiệu về tín hiệu thứ nhất, tín hiệu của
tín hiệu. Những tín hiệu này do tiếng nói và chữ viết ( ngôn ngữ) tạo ra.
- Hệ thống tín hiệu thứ 2 là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, tình cảm.

Câu 03: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
não người thông qua chủ thể.
* Phản ánh là quá trình tác động qua lại hệ thống này và hệ thống khác ( giữa hai hệ thống trở lên ) và kết quả để
lại dấu vết (hình ảnh).

 Phản ánh diễn ra từ cơ bản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, vật lí, hóa đến
phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lí.
 Ví dụ: Khi con gái đến kì kinh nguyệt, hiện tượng trứng rụng gây trạng thái đau đớn, mệt mỏi =>Không muốn
tiếp xúc với ai hoặc k muốn làm bất cứ việc gì => cáu gắt vì bất kì lí do gì.

*Điều kiện cần để có phản ánh tâm lí:

Hiện thực Tác động Não người


khách quan bình thường
4
 Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lí trên võ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về
chất so với các hình ảnh cơ học, vật lí, sinh lí,...
*Phản ánh tâm lí là một phản ánh đặc biệt, tạo ra hình ảnh tâm lí: hình ảnh tâm lí khác với hình ảnh của sự vật
do phản ánh vật lý mang lại
 Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo:
VD: Hình ảnh tâm lý về cuốn sách trong đầu một con người biết chữ khác xa về tính chất với hình ảnh vật
lý có tính chất “chết cứng”, hình ảnh vật chất của chính cuốn sách đó ở trong gương.
 Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể - lăng kính chủ quan:
 Mỗi chủ thể trong khi tạo hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu biết vốn hiểu biết, kinh nghiệm, cái
riêng của mình xu hướng tính khí, năng lực,.. vào trong hình ảnh đó mang đậm màu sắc chủ quan.
*Tính chủ thể trong phản ánh tâm lí:
- Cùng một hiện thực khách quan, mỗi chủ thể sẽ có những hình ảnh tâm lý khác nhau.
- Cùng một hiện thực khách quan, cùng một chủ thể, những hình ảnh tâm lý được tạo ra cũng khác nhau phụ thuộc
thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái.
- Phụ thuộc vào mức độ và sắc thái của hình ảnh tâm lý mà chủ thể có những thái độ, hành vi khác nhau đối với
hiện thực.

Câu 04: Anh/chị hãy chứng minh tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử. Nêu việc vận dụng tri
thức vào thực tiễn vào cuộc sống?
*Định nghĩa: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội
lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lí con người khác xa với tâm lý của các loài động vật cao cấp ở
chỗ: tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
*Chứng minh tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử:
 Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã
hội là cái quyết định
 Thế giới xã hội bao gồm quan hệ kinh tế xã hội, quan hệ đạo đức, pháp quyền, quan hệ người – người, quan
hệ nhóm, quan hệ cộng đồng.
+ VD: Hai cha con ông Hồ Văn Thanh bốn mươi năm trước đã ôm đứa con trai là Hồ Văn Lang vào trong rừng
sinh sống do tâm lý hoảng sợ. 40 năm trôi qua, họ chỉ sống trong rừng, trong một căn chòi giống như tổ chim ở
trên cây. Họ bện áo bằng vỏ cây để mặc tránh rét vào mùa đông và mặc độc một chiếc khố lá vào mùa hè. Họ
dùng lá thuốc để chữa bệnh. Hai cha con đều cảm thấy lạ lẫm với những vật dụng như: quần áo, giày dép, điện
thoại…Và đặc biệt là cậu con trai Hồ Văn Lang do vào rừng sống từ năm 1 tuổi, hoàn toàn không có khái niệm
về tiền bạc. Khi được đưa về sống trong cộng đồng làng, ông Hồ Văn Lang (nay đã 40 tuổi) có những biểu hiện
sợ hãi, bỡ ngỡ với thế giới xung quanh.
 Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội.
 Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con người được xã hội
hóa ở mức độ cao nhất.
 Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách là
một chủ thể xã hội, vì thế tâm lí người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.
+ VD: Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội do đó con người có
thể lĩnh hội, tiếp thu tri thức qua quá trình giao tiếp, hoạt động.
 Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa
xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội).

5
 Trong đó giáo dục giữa vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người
trong xã hội có tính chất quyết định.
+ VD: Tâm lý người nông dân Việt Nam chịu ảnh hưởng của tập quán nông nghiệp. Người nông dân Việt Nam
thường có xu hướng phụ thuộc vào tự nhiên từ đó nảy sinh tâm lý rụt rè, thụ động. Trong quan hệ người –người,
người nông dân thường ứng xử theo lối duy tình, trọng tình nghĩa để không mất lòng nhau. Ngoài ra, còn tồn tại
tâm lý sĩ diện dẫn đến tính khoa trương, trọng hình thức….
 Tâm lí của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân,
lịch sử dân tộc và cộng đồng.
 Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và của cộng đồng.
+ VD: Quan niệm về tình yêu trong xã hội phong kiến thường là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, trai năm thê bảy
thiếp gái chính chuyên chỉ có một chồng…dẫn đến tâm lý do dự trước tình cảm của cá nhân. Ngày nay, quan
niệm về tình yêu được mở rộng, phóng khoảng, tâm lý của cá nhân về tình yêu cũng thoải mái hơn rất nhiều.
*Vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống:
- Tri thức hay trí thức là tổng hợp dữ liệu, thông tin, kỹ năng... mà con người có được thông qua trải nghiệm
thực tế (thực hành) hoặc học tập (lý thuyết).
- Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung và sinh viên khoa KHQL nói riêng
đều rất tích cực trong việc tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học trong phong trào nghiên cứu khoa học
sinh viên vì phong trào này giúp cho các bạn có được nhiều thành tích cũng như có cơ hội được cọ xát để
tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao sự hiểu biết về ngành học của mình.

Câu 05: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về hoạt động, vai trò của hoạt động. Nêu việc vận dụng
tri thức vào thực tiễn vào cuộc sống?
*Định nghĩa hoạt động:
- Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:
+ Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới
+ Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cho
cả thế giới, cho cả con người (chủ thể).
*Vai trò của hoạt động:
 Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách thông qua 2 quá
trình:
 Quá trình đối tượng hoá/ khách thể hóa/ xuất tâm: Chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản
phẩm của hoạt động.
+ VD: Khi thuyết trình môn học người thuyết trình phải sử dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm
của mình về môn học đó để thuyết trình. Trong khi thuyết trình mỗi người lại có tâm lý khác nhau:
người thì tự tin nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, mất bình tĩnh, cho nên phụ thuộc vào
tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt hay không đạt yêu cầu.
 Quá trình chủ thể hóa/ nhập tâm: con người chuyển từ phía khách thể vào bản thân mình những quy
luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lý, ý thức nhân cách bằng cách lĩnh hội thế giới trong khi
hoạt động.
+ VD: Sau khi thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và biết làm
thể nào để có một bài thuyết trình tốt, lần sau có cơ hội sẽ chuẩn bị tâm lý tốt hơn lần đầu.
 Hoạt động là phương thức tồn tại của con người là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển
nhân cách.
 Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng được thực hiện bằng
những thao tác nhất định với những công cụ nhất định.

6
 Nhân cách được bộc lộ thông qua quá trình đối tượng hoá và hình thành thông qua quá trình chủ thể hóa.
 Hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đến nhân cách.
*Vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống:

Câu 06: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp, vai trò của giao tiếp. Nêu việc vận dụng tri
thức vào thực tiễn vào cuộc sống?
*Định nghĩa giao tiếp:
- Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người/ thông
qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn
nhau.
- Giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này
với chủ thể khác.
*Vai trò của giao tiếp:
 Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội: Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người
không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn. Nếu không có giao tiếp thì không có sự
tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
+ VD: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng
4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của
chó sói.
 Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi: Từ khi con người mới sinh ra
đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở
đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con
người.
+ VD: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi người để được thỏa mãn
nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,…
 Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo
đức, chuẩn mực xã hội: Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu
cực, từ đó góp phần vào sự phát triển của xã hội.
+VD: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất
cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.
 Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
+ VD: Khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cười đùa.
Bên cạnh đó phải tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất và gia đình họ.
* Vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống:
 Trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác tác động qua lại giúp con người thêm kiến thức, tiếp nhận tâm lý hay năng
lượng mới, thấu hiểu đối tượng giao tiếp và thay đổi bản thân.
 Xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể
khác nhằm đưa con người thực hiện được mục đích đối với đối tượng giao tiếp.
 Nhờ có giao tiếp, mỗi cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng; đồng thời;
phản ánh được các mối quan hệ xã hội và kinh nghiệm để chuyển chúng thành tài sản cho riêng mình.
 Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức. Con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ
sở đánh giá người khác thông qua giao tiếp. Từ đó nâng cao khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình, nỗ
lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.

7
VD: Giao tiếp chủ yếu của sinh viên là trong việc trò chuyện, trao đổi, chia sẻ thông tin, cảm xúc trong học tập
cũng như đời sống sinh viên.

Câu 07: Anh/chị hãy phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và
phát triển tâm lí con người. Nêu việc vận dụng tri thức thực tiễn vào cuộc sống?
*Vai trò của hoạt động:
 Thông thường, người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng từ cơ bắp và hệ thần kinh của con người
trong các công việc hằng ngày để thỏa mãn nhu cầu của mình.
 Theo phương diện triết học, hoạt động biểu hiện cho sự tồn tại của con người trên thế giới.
 Hoạt động là mối quan hệ có sự tác động qua lại giữa con người và thế giới trong vai trò khách thể và chủ
thể và cả hai đều tạo ra sản phẩm cho nhau qua một quá trình có sự bổ sung và thống nhất:
- Quá trình đối tượng hóa => nhập tâm
- Quá trình chủ thể hóa => nhập tâm
 Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về thế giới, vừa tạo ra được tâm lí của mình, nói
cách khác đi, tâm lí, ý thức và nhân cách được bộc lộ và hình thành trong quá trình hoạt động.

*Vai trò của giao tiếp:


 Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội: Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người
không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn. Nếu không có giao tiếp thì không có sự
tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
+ VD: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đi bằng 4
chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó
sói.
 Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi: Từ khi con người mới sinh ra
đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở
đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con
người.
+ VD: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ và mọi người để được thỏa mãn nhu
cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,…
 Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo
đức, chuẩn mực xã hội: Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho
phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu
cực, từ đó góp phần vào sự phát triển của xã hội.
+VD: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả
mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.
 Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
+ VD: Khi tham dự một đám tang thì mọi người ý thức được rằng phải ăn mặc lịch sự, không nên cười đùa. Bên
cạnh đó phải tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất và gia đình họ.

* Mối quan hệ giữa giao tiếp với hoạt động:


 Giao tiếp là điều kiện của một hoạt động:
VD: trong quá trình làm việc nhóm thì giao tiếp là điều kiện để sinh viên phối hợp và tạo nên mối quan hệ
mới để cùng tạo ra sản phẩm chung là điểm số cao

8
 Hoạt động là điều kiện của giao tiếp:
VD: trong khi một sinh viên thuyết trình thì các hành động chân tay, điệu bộ, cử chỉ là điều kiện để thực
hiện một mối quan hệ giao tiếp giữa anh ta với thầy cô.
 Vì thế có thể nói, cả giao tiếp và hoạt động đều là hai mặt không thể thiểu của lối sống và trong mối
quan hệ người với người hoặc người với xã hội trong thực tiễn.
*Vận dụng : câu trên:

Câu 08: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa cảm giác và các qui luật cơ bản của cảm giác. Cho ví dụ
minh họa với từng quy luật.
*Định nghĩa: Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện
tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
*Các quy luật cơ bản của cảm giác:
 Quy luật ngưỡng cảm giác:
- Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt
tới một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là
ngưỡng cảm giác.
- Cảm giác có 2 ngưỡng:
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới: cường độ tối thiểu để gây được cảm giác
+ Ngưỡng cảm giác phía trên: cường độ tối đa
- Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác nêu trên là vùng cảm giác được, trong đó phải có một
vùng phản ánh tốt nhất.
- Mỗi giác quan thích ứng với từng kích thích nhất định và có ngưỡng xác định.
VD: Người ta nói một người nào đó có đôi tai rất thính có nghĩa là với âm thanh khá nhỏ,
trong khi người khác chưa nghe thấy thì người đó đã nghe thấy. Như vậy độ nhạy cảm càng
cao thì có nghĩa là ngưỡng cảm giác càng thấp.
 Quy luật thích ứng cảm giác: Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác sao
cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy
cảm và ngược lại. Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng khác
nhau.
VD: Khi đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích mạnh), đi vào chỗ tối (cường đô kích thích yếu)
thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau đó dần dần mới nhìn rõ mọi vật %. Điều này là do độ nhạy
cảm tăng dần.

 Quy luật tác động lẫn nhau của các cảm giác:
- Cảm giác không tồn tại độc lập mà tác động lẫn nhau.
- Sự kích thích yếu lên 1 cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm cảu cơ quan
phân tích kia và ngược lại.

9
- Sự tác động lẫn nhau cso thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp tren những cảm giác cùng
hoặc khác loại. Có hai loại tương phản: tương phản nối tiếp và đồng thời.
VD: Khi nghe nhạc, có ánh sáng màu kèm theo thì các bản nhạc cũng được cảm nhận rõ nét
hơn.
Câu 09: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tri giác và các qui luật cơ bản của tri giác. Cho ví dụ
minh họa với từng quy luật.
*Định nghĩa tri giác: Khác với cảm giác, tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính. Nó không
phải là tổng thể các thuộc tính riêng lẻ mà là một sự phản ánh sự vật hiện tượng nói chung trong tổng hòa
các thuộc tính của nó.
*Các quy luật cơ bản của tri giác:
 Quy luật về tính đối tượng:
- Hình ảnh trực quan mà tri giác mang lại bao giờ cũng thuộc về sự hiện tượng nhất định
của thế giới bên ngoài
- Tính đối tượng cảu tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan, chân thực cảu tri
giác và đưucoj hình thành do sự tác động cảu sự vật hiện tượng xung quanh vào các tri
giác của con người trong hoạt động và những nhiệm vụ thực tiễn
- Có vai trò là cơ sở cảu chức năng định hướnbg co hành vi và hoạt động của con người
VD: Các chú bộ đội có thể tri giác được chiếc xe tăng dựa vào tiếng xích xe, tiếng động cơ.
 Quy luật về tính lựa chọn:
- Không đồng thời phản ánh tất cả sự vật hiện tượng đang tác động mà tách đối tượng ra
khỏi bối cảnh => tính tích cực của tri giác
- Sự lựa chọn không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi
cho nhau tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh tri giác
- Ứng dụng đa dạng trong thực tế như kiến trúc, trang trí, ngụy trang hay trong giảng dạy.
- Tính lựa chọn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách và chủ quan: Khách: đặc điểm của kích
thích, đặc điểm của điều kiện bên ngoài, sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác.
Chủ: tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp...
VD: Trong sách có nhiều chữ in nghiêng để nhấn mạnh, giáo viên dùng mực đỏ đánh dấu
chỗ sai của học sinh…

 Quy luật về tính có ý nghĩa:


- Tri giác gắn chặt vơi tư duy, bản chất sự vật hiện tượng
- Diễn ra có ý thức => gọi tên được sự vật hiện tượng đang tri giác ở trong não, sắp xếp,
phân loại được chúng, khía quát vào những từ xác định
- Việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh gắn liền với việc hiểu ý nghĩa và tên gọi của nó
- Đảm bảo tri giác những tài liệu cảm tính và dùng ngôn ngữ truyền đạt đầy đủ, chính xác
trong dạy học
VD: Nhắc đến Tết âm lịch, người ta tri giác đây là ngày lễ đón năm mới, là dịp gia đình sum
vầy,...
 Quy luật về tính ổn định của tri giác:

10
- Các sự vật hiện tượng được tri giác luôn ở trong nhiều vị trí khác nhau và chúng luôn có sự thay
đổi.
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri
giác không thay đổi.
- Tính ổn định của tri giác được hình thành trong hoạt động và đối tượng là một điều kiện cần thiết
để định hướng trong đời sống lẫn hoạt động của con người giữa một thế giới luôn đa dạng và
biến đổi.
- VD: Một đứa trẻ đứng gần ta và một người lớn cách ta cả chục mét. Trên võng mạc, ảnh của đứa
trẻ lớn hơn ảnh của người lớn nhưng ta vẫn biết được đâu là đứa trẻ đâu là người lớn nhờ tri
giác.

 Quy luật tổng giác:


- Tri giác bị quy định bởi 1 loạt nhân tố cảu chủ thể: thái độ, nhu cầu, hứng thú, sở thích,
tình cảm, mục đích, động cơ...
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí con người, đặc điểm nhân cách
của họ được gọi là hiện tượng tổng giác => cso thể điều khiên tri giác
- Trong dạy học và giáo dục phải tính đến kinh nghiệm và sự hiểu biết của học sinh, xu
hướng, hứng thú, tâm thế của họ, đồng thời việc cugn capas tri thức, kihn nghiệm, giáo
dục niềm tin, nhu cầu.. cho học sinh sẽ làm cho tri giác của hs tinh tế, súc tích hơn.
- Ví dụ: Khi đói ta sẽ thấy chiếc bánh ngon hơn lúc bình thường nhiều lần.

 Ảo giác:
- Trong 1 số TH có điều kiện xác định tri giác không cho cho ta hình ảnh đung về sự vật
=> ảo ảnh thị giác hay ảo giác
- Ảo ảnh là tri giác không đúng, sai sự thật, hiện trượng tri giác không nhiều nhưng có
tính chất quy luật
- Tính sai lầm của ảo giác cũng như tính chân thực của tri giác đưucoj kiểm tra bằng thực
tế, dùng cách đo đạc để xác định tính đúng đắn của những TH ảo ảnh
- Ảo ảnh được lợi dụng trong kiến túc, hội họa, trang trí,... để phục vụ cho cuộc sống con
người
- Ví dụ: hiện tượng ảo ảnh sa mạc –“ốc đảo trên sa mạc”.

Câu 10: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy. Phân tích vai
trò của tư duy đối với hoạt động nhận thức và đời sống con người.
*Định nghĩa: Tư duy là một quá trình tâm lí/ phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khác quan mà trước đó ta chưa
biết.
*Đặc điểm cơ bản của tư duy:
 Tính có vấn đề:
- Kích thích tư duy cần có 2 điều kiện:
(1): Hoàn cảnh có vấn đề => muốn giải quyết vấn đề, đạt được mục đích => tìm cách
thức giải quyết => tư duy.
(2): Hoàn cảnh đó phai được cá nhân nhận thức đầy đủ, đưuocj chuyển thành nhiệm vụ
cá nhân => xác định cái đã biết, đã cho và cái chưa biết, đồng thời phải có nhu cầu tìm
kiếm nó. Những dữ liệu ngoài tầm hiểu biết của cá nhân thì không thể xuất hiện tư duy

11
- Ví dụ: Giả sử để giải một bài toán, trước hết học sinh phải nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ
của bài toán, sau đó nhớ lại các quy tắc, công thức, định lý có liên quan về mối quan hệ giữa cái
đã cho và cái cần tìm, phải chứng minh để giải được bài toán —> Khi đó tư duy xuất hiện.

 Tính gián tiếp của tư duy:


- Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng và quy luật giữa chúng thông qua
việc sử dụng phương tiện, công cụ và kết quả nhận thức của loài người và kinh nghiệm
cá nhân
- Tính gián tiếp của tư duy được biểu hiện qua ngôn ngữ => dùng ngôn ngữ để tư duy =>
tư duy mở rộng khả năng nhận thức của con người
 Tính trừu tượng và khái niệm
- Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hợp thành một nhóm, một
loại, một phạm trù khái quát, đồng thời trừ xuất khỏi sự vật đó những cái cụ thể, khác
biệt
- Tư duy mang tính chất trừu tượng và khái quát => giải quyết được nhiệm vụ hiện tại và
cả tương lai
- Nhờ có tính khái quát, tư duy khi giải quyết một nhiệm vụ cụ thể hiện tại vẫn được xếp
vào một phạm trù, một nhóm, vấn nêu thành quy tắc, phương pháp cần sử dụng trong
những trường hợp tương tự
 Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy trừu tượng, gián tiếp, khái quát không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, nó dùng
ngôn ngữ làm phương tiện cho mình => không có ngôn ngữ => tư duy không diễn ra,
sản phẩm tư duy không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lại kết
quả cảu tư duy và nhờ đố làm khách quan hóa chúng cho người khác và cho chính bản
thân chủ thể
- Ngôn ngữ không phải tư duy, chỉ là phương tiện của tư duy
- Ví dụ: Nếu không có ngôn ngữ thì những công thức toán học sẽ không có và không thể
hiện được những hiểu biết về tự nhiên.
 Quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
- Tư duy dựa trên những tài liệu cảm tính, kinh nghiệm và cơ sở trực quan sinh động
- Nhận thức cảm tính là 1 khâu cẩu mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện thực, là cơ sở
khái quát kinh nghiệm dưới các dạng khái niệm quy luật
- Tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến quá trình nhận thức cảm tính
*Vai trò của tư duy đối với đời sống và nhận thức của con người:
 Là cơ sở, nền tảng của hoạt động nhận thức => có tư duy, tức là có nhận thức lý tính thì con
người mới có thể nhận biết đầy đủ và khách quan về thế giới đó
 Mở rộng giới hạn của nhận thức, đưa nhận thức lên một mức độ cao hơn do nắm bắt được quy
luật vận động của tự nhiên, xã hội và con người => dựa trên dữ kiện đã biết, chủ thể huy động
vốn trí thức phong phú đã cso thêm vào đó là những tri thức được tích lũy trong quá trình học
tập, tìm hiểu => nhận thức mở rộng, phong phú hơn so với kinh nghiệm ban đầu
 Tư duy sâu về 1 sự vật hiện tượng sẽ gợi mở ra nhiều nhu cầu về tích lũy tri thức ở nhiều lĩnh
vực khác nhau
12
 Tư duy tiết kiện thời gian và công sức của con người
 Hoạt động tư duy giúp tạo ra những hoạt động nhận thức mới
 Tư duy giúp giải quyết nhiệm vụ ở hiện tại và tương lai

Câu 11: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng.
Phân tích vai trò của tưởng tượng đối với hoạt động nhận thức và đời sống con người.
*Định nghĩa tưởng tượng:
- Tưởng tượng là một quá trình tâm lí/ phản ánh những cái chưa từng có/ trong kinh nghiêm của cá nhân/
bằng cách xây dựng những hình ảnh mới/ trên cơ sở những biểu tượng đã có.
*Đặc điểm cơ bản của tưởng tượng:
 Nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, tức là tưởng tượng nảy sinh khi tính bất định của
hoàn cảnh quá lớn giúp giải quyết những vấn đề mà tư duy không giải quyết được.
VD: Khi đọc tác phẩm “sống như anh”, chúng ta chưa đến nơi anh Trỗi ở, chưa được tiếp xúc
với anh, không được chứng kiến 9 phút cuối cùng bất tử của anh nhưng ta vẫn hình dung được
hình dáng, tâm trạng, khí phách, cùng với những tình tiết trong câu chuyện.
 Tưởng tượng là quá trình nhận thức đưucoj bắt đầu và thực hiệnc hủ yếu băng hình ảnh nhưung
vãn mang tính gián tiêos và khái quát cao hơn so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng tượng là
nhưunxg hình ảnh mới được xây dựng từ trí nhớ, là biểu tượng của biểu tượng.
VD: Họa sĩ Nga Xuricop nhìn thấy một con quạ đen trên nền tuyết trắng tưởng tượng ngay đến
hình tượng của phu nhân Morodova (nhân vật thối tha của chế độ Nga hoàng).
 Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, sử dụng biểu tượng của trí nhớ, do nhận
thức cảm tính thu lượm cung cấp.
VD: Khi học lịch sử cổ đại, học sinh phải tưởng tượng ra cuộc sống của người nguyên thủy thì
mới có thể hình dung hiểu tường tận.
* Vai trò của tưởng tượng:
 Tưởng tượng liên quan mật thiết đến hành động của con người. Nhờ có tưởng tượng con người
mới hình dung được kết quả của lao động, giúp định hướng hoạt động, thúc đẩy hoạt động..,
 Tuỏng tượng cần thiết cho hoạt động nhận thức của con người, trong úa trình nhận thức đều cso
sự tham gia của tưởng tượng
 Tưởng tượng có vai trò trong học tập, ảnh hưởng tới sự sáng tạo của nhà văn, họa sĩ,....
 Tưởng tượng có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của con người, những biểu hiện của tưởng
tượng có liên quan đến xúc cảm và có thể trở thành một trong những nguồn gốc làm xuất hiện và
phát triển các tình cảm sâu sắc bền vững. Tưởng tượng còn quan trọng trong việc phản ánh thế
giới khách quan. Nhà văn Vichtohuygo: con người không biết hài hước, không biết tưởng tưởng
chỉ là ½ con người.

Câu 12: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ? Làm thế
nào để ghi nhớ và giữ gìn tài liệu một cách hiệu quả.
*Định nghĩa trí nhớ:
13
- Trí nhớ được biểu hiện là sự ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại (tái hiện) những gì cá nhân thu được
trong hoạt động sống của mình.
*Các quá trình cơ bản của trí nhớ: Trí nhớ là một hoạt động bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có
quan hệ với nhau: ghi nhớ, giữ gìn, tái hiện và quên
 Sự ghi nhớ: là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ. Là quá trình tạo nên ấn tượng cho vỏ của
đối tượng trên vỏ não, đồng thời là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có. Có 2
loại ghi nhớ:
- Ghi nhớ không chủ định: ghi nhớ khong có mục đích từ trước, không đòi hòi nỗ lực ý
chí hoặc khong cần dùng thủ thuật nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ 1 cách tự nhiên.
VD : Khi ấn tượng trước một clip quảng cáo trên tivi, tự nhiên bạn sẽ nhớ đến clip đó
khi vô tình thấy sản phẩm đc quảng cáo trong clip.
- Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ theo một mục đích đặt ra từ trước, đòi hỏi sự nỗ lực
ý chí nhất định và cần có những thủ thuật, phương pháp nhất định để đạt được mục đích
ghi nhớ. Ghi nhớ có chủ định gồm 2 loại: Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.
VD: Học sinh nhớ bài bằng cách học vẹt/ dựa trên cơ sở hiểu bản chất của vấn đề.
 Sự giữ gìn: cùng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Có
2 hình thức giữ gìn: tiêu cực và tích cực
- Giữ gìn tiêu cực: dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại 1 cách đơn gainr tài liệu cần nhớ
thông qua mỗi liên hệ bên ngoài giữa các phần tài liệu nhớ đó
- Giữ gìn tích cực: thực hiện bằng cách tái hiện trong óc các tài liệu đã ghi nhớ mà không
cần phải tri giác tài liệu đó
 Sự tái hiện: làm sống dậy lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ gìn, diễn ra dễ dàng hoặc rất
khó khăn. Tài liệu được tái hiện dưới 3 hình thức:
- Nhận lại: tái hiện sự tri giác đối tượng được lặp lại, có thể khong đầy đủ hoặc xác định.
VD: Ta vô tình thấy một bóng hình thân quen và nhận ra đó là người bạn cũ lâu năm
- Nhớ lại: tái hiện khong diễn ra sự tri giác đối tượng, khả năng làm sống dậy những hình
ảnh sự vật hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây, không tự diễn ra mà thường có nguyên
nhân, thoe quy luật liên tưởng, mang tính logic, chặt chẽ và có chủ định. 2 dạng nhớ lại
là chủ định và khong chủ định.
VD: Nhớ lại các thao tác của quá trình lập luận văn học để xây dựng dàn ý.
- Hồi tưởng: hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng nhiều của trí tuệ.
VD: hồi tưởng lại những hoạt động trong ngày để viết nhật kí,..
 Sự quên: không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đó vào thời điểm nhất định. Có nhiều
mức độ quên: quên hoàn toàn, quên cục bộ
- Nguyên nhân: do quá trình ghi nhớ, do sức khỏe, do không ghi nhớ thừng xuyên, không
có nhu cầu, hứng thú hoặc không có ý nghĩa thự tiễn với cá nhân
- Quy luật sự quên: quên tiểu tiết trước cái chính sau, quên những điều khong diễn ra
trong cuộc sống, quên khi gặp kích thích lạ, mạnh, sự quên diễn ra không đồng đều, giai
đoạn đầy quên nhanh nhất sau đó chậm dần...
*Cách để ghi nhớ tài liệu:
 Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú, say mê, và ý thức được tầm quan trọng của tài
liệu ghi nhớ, xác định được tâm thế ghi nhớ tài liệu lâu dài đối với tài liệu.
14
 Phải lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với tính chất, nội dung của tài
liệu với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ.
 Phải lập dàn bài cho tài liệu học, tức là tìm ra những đơn vị logic cấu tạo nên tài liệu đó.
 Phối hợp nhiều giác quan khi ghi nhớ, sử dụng các thao tác trí tuệ để ghi nhớ tài liệu, gắn tài liệu
ghi nhớ với vốn kinh nghiệm bản thân
 Cần ôn tập lại để ghi nhớ được lâu dài và vững chắc.
Câu 13: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm. Phân tích các quy luật cơ bản
của tình cảm. Nêu việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn cuộc sống.
*Định nghĩa tình cảm:
- Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng có liên
quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
- Tình cảm phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của con người và mang tính chất chủ thể sâu sắc
bởi nó được sinh ra dựa trên sự tác động của nhận thức vào tâm lý người.
VD: Khi thầy cho em điểm 10 môn này, tự nhiên em sẽ có cảm giác vui sướng hạnh phúc. Cảm giác này
sẽ chỉ có ở em, hoặc ở những bạn có điểm cao tương ứng.
*Đặc điểm cơ bản của tình cảm:
 Tính nhận thức:
- Khi có tình cảm, con người phải nhận thức được đối tượng và nguyên nhân gây nên tâm
lí, tình cảm
- Ba yếu tố: nhận thức, rung động, thể hiện cảm xúc => tình cảm.
VD: khi tôi bắt gặp một người ăn xin tới xin tiền thì tôi sẽ cho người đó trong mức có thể
của mình, nhưng nếu người đó còn đủ sức lao động thì tôi sẽ cân nhắc lại.
Trong cuộc sống, ta cần nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là đúng cũng như
trường hợp trên, mình là sinh viên mà đi cho người còn đủ sức lao động tiền thì thật vô
nghĩa, càng làm cho họ lười biếng hơn.
→ Ta cần nhận thức rõ điều mà mình nên làm, mình cho là đúng, cần làm và làm chủ tình
cảm của bản thân mình.
 Tính xã hội:
- Thực hiện chức năng thái độ cảu con người
- Mang tính xã hội, không phải phản ứng sinh lí đơn thuần
- Tính xã hội hình thành trong môi trường xã hội nên gia đình bạn bè người thân chính là
những người tác động trực tiếp tới tình cảm của mỗi người => hình thành nên tình cảm
mang tính xã hội. Môi trường sống, hoàn cảnh sống => tình cảm
VD: Hai đứa bé sống và chơi thân từ nhỏ, nhưng khi bước vào tuổi trưởng thành hoàn cảnh
gia đình mỗi khác, tình cảm mà nó nhận được cũng khác. Một người nhận được sự quan tâm
của gia đình, bạn bè, mọi người mặc dù họ nghèo thì tình cảm của nó cũng rất cởi mở, hòa
đồng, và luôn luôn muốn trở thành có ích. Ngược lại, người kia có gia đình khá giả nhưng lại
không nhận được sự quan tâm của mọi người nên nó muốn khẳng định mình vì vậy sa vào
các tệ nạn xã hội.
 Tính khái quát:

15
- Tình cảm có được do tônge hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng
loại
VD: người con mới sinh chưa có tình cảm với người cha nhưng qua sự nuôi nấng dạy
bảo...=> hình thành nên tình cảm cha con
 Tính ổn định:
- Tình cảm thuộc tâm lí, là những kết cấu tâm lí ổn định, tiềm tàng của nhân cách, khó
hình thành, khó mất đi.
VD: Tình bạn giữa 2 người mới quen sau một thời gian họ chơi với nhau cùng chia niềm
vui, nỗi buồn, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn... thông cảm cho nhau. Thì dù có xa nhau
nhưng 2 người bạn đó vẫn luôn nhớ về nhau,luôn tìm cách liên lạc với nhau,tình cảm đó khó
mất đi và rất bền vững, nó dựa trên tiềm tàng của nhân cách.
 Tính chân thực:
- Phản ánh chân thực nội tâm và thái độ, ngay cả khi cố che đậy bằng những động tác giả
ngụy trang.
VD: F là sinh viên, đi học có điểm thi thấp và bị thi lại trong khi bạn bè mình điểm rất cao
thì dù trước mặt bạn có thể cười ngượng nhưng vẫn không thể che dấu nỗi buồn trong hành
động, trong lời nói của F.
 Tính hai mặt:
- Gắn liền với sự thỏa mãn hay khong thỏa mãn nhu cầu, tình cảm mang tính đối cực: yêu
ghét, vui buồn...
VD: Khi trong gia đình có người con gái đi lấy chồng thì trong tình cảm của người làm cha
làm mẹ chứa tính đối cực với nhau: vui vì con đã có nơi có chốn, tìm được hạnh phúc riêng.
Buồn vì phải xa con, không được chăm sóc con, không được thấy con thường xuyên nữa.
→Tất cả mọi thứ, mọi điều đều có tính hai mặt của nó.
*Quy luật cơ bản của tình cảm:
 Quy luật thích ứng:
- Tình cảm lặp đi lặp lại quá nhiều 1 cách đơn điệu => xuất hiện hiện tượng thích ứng,
mang tính chai sạn của tình cảm.
VD: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời,làm cho ta và gia đình đau khổ, vất vả,
nhớ nhung, những năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ vãng, ta cũng phải nguôi dần
để sống.
 Quy luật cảm ứng/tương phản:
- Sự xuất hiện hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình
cảm khác, xảy ra 1 cách đồng thời hoặc nối tiếp.
VD: Khi chấm bài, sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, giáo viên thấy hài lòng. Bình
thường bài khá này chỉ đạt điểm 7 nhưng trong hoàn cảnh này giáo viên sẽ cho điểm 9.
 Quy luật pha trộn:
- Hai tình cảm đối cực có thể xay ra cùng lúc, nhưng không loại trừ mà pha trộn vào nhau.
VD: Bố mẹ thường dạy dỗ con gái dựa trên câu tục ngữ “yêu cho roi cho vọt/ ghét cho
ngọt cho bùi”
 Quy luật di chuyển:

16
- Di chuyển tình cảm từ đối tượng này sang đối tượng khác có liên quan tới đối tượng tình
cảm trước đó. Biểu hiện: giận cá chém thớt.
VD: Hương đang tập trung làm một bài tập rất khó, áp lực tâm lí đang đè lên người cô. Lúc
này cô cần sự yên tĩnh nhưng Hạnh vô tình đã hỏi cô liên tục một câu hỏi. Hương cảm thấy
khó chịu và cáu gắt với Hạnh cho dù Hạnh không thực sự có lỗi.
 Quy luật lây lan:
- Là hiện tượng vui lây, buồn lây, đồng cảm, cảm thông giữa người này và người khác,
tuy nhiên đây không phải con đường hình thành tình cảm.
VD: An vừa nhận được giấy báo nhập học. An vô cùng sung sướng, vui mừng. An thông báo
cho bố mẹ và bạn bè của mình. Sự vui vẻ của An đã tạo nên không khí thoải mái, vui mừng
cho mọi người xung quanh.
 Quy luật về sự hình thành tình cảm
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm.
- Hình thành trong quá trình tônge hợp hóa, đônhj hình hóa và khái quát hóa những xúc
cảm cùng loại.
- Xây dựng dựa trên xúc cảm, nhưng khi đã hình thanh thì tình cảm được thể hiện thông
qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm.
VD: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình, mái nhà, làng xóm.

Câu 14: Anh/chị hãy trình bày định nghĩa ý chí. Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí. Cho ví
dụ minh họa với từng phẩm chất.
*Định nghĩa ý chí:
- Ý chí là một phẩm chất của nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiện những hành động có mục đích
đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
- Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, ở đó con
người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn biện pháp vượt qua mọi trở
ngại để đạt mục đích đề ra.
- Ý chí bao gồm cả mặt năng động của trí tuệ, mặt năng động của tình cảm đạo đức, là hình thức điều
khiển hành vi tích cực nhất của con người.
*Những phẩm chất cơ bản của ý chí:
 Tính mục đích:
- Phẩm chất quan trọng của ý chí.
- Điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác.
- Phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và tính giai cấp của nhân cách mang ý
chí.
VD: Mục đích của em khi vào trường là giành được tấm bằng cử nhân. Ngược lại, nếu
không có mục đích này em sẽ lười biếng, không cần học chăm chỉ, thậm chí không cần đến
trường để thi.
 Tính độc lập:
- Quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình, không
phụ thuộc, không trông chờ, không ý vào người khác.
17
- Tính độc lập không loại trừ cá nhân tiếp nhận ý kiến đúng, hợp lí của người khác.
VD: Trong khi kiểm tra, chúng ta tự mình làm bài không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của
người khác
 Tính quyết đoán:
- Khả năng đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát dựa trên cơ sở tính toán cân nhắc kĩ
càng.
VD: Hội nghị Diên Hồng diễn ra trong lịch sử, câu hô đồng loạt “đánh” của các bô lão cho
thấy tính quyết đoán trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
 Tính kiên cường:
- Là cường độ của ý chí, cho phép con người có những quyết định đúng đắn, kịp thời
trong hoàn cảnh khó khắn và kiên trì thực hiện đến cùng với mục đích xác định.
VD: Truyện “Rùa và Thỏ”. Rùa chiến thắng Thỏ đã cho thấy sự cố gắng, ý chí kiên trì của
Rùa.
 Tính dũng cảm:
- Khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục đích bất chấp khó khăn nguy hiểm cho
tính mạng hay lợi ích của bản thân.
VD: Những tấm gương dũng cảm không sợ hy sinh cứu giúp người trong cơn hoạn nạn,
giống như Thạch Sanh bắn đại bàng cứu Công chúa.
 Tính tự kiềm chế, tự chủ:
- Có khả năng kìm hãm hành động của bản thân trong những việc được cho là không cần
thiết hoặc có hại trương trường hợp cụ thể.
VD: Kiềm chế tranh cãi với trọng tài khi đã nhận một thẻ vàng dù tình huống đó không đáng
bàn luận.
Câu 15: Anh/chị hãy trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển nhân cách.
*Khái niệm nhân cách:
- Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và
giá trị xã hội của loài người.
*Đặc điểm:
1.Tính thống nhất: Nhân cách là một chính thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực hay các thuộc
tính của con người.
 Sự thống nhất của nhân cách được tạo thành nhờ sự kết hợp chặt chẽ của các thuộc tính không
phải do phép cộng đơn giản các thuộc tính đơn lẻ
 Nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa các cấp độ.
+ Cấp độ bên trong cá nhân
+ Cấp độ liên cá nhân
+ Cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và các sản phẩm của nó
 Từng thuộc tính tạo nên nhân cách có thể biến đổi, được chuyển hoá nhưng trong tổng thể thì tạo
thành cấu trúc trọn vẹn. Cấu trúc tương đối ổn định, nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội của cá nhân
ấy trong một khoảng thời gian nào đó của cuộc đời con người

18
 Nhờ tính tương đối ổn định mà đánh giá giá trị xã hội của một nhân cách nào đó ở thời điểm hiện
tại và có thể dự đoán trước được hành vi của nó trong một tình huống nhất định

2.Tính tích cực:


 Nhân cách là sản phẩm của xã hội, bị các mối quan hệ tác động và đồng thời tác động lên các
mối quan hệ xã hội. Quá trình đó sinh ra tính tích cực của nhân cách với mục đích cải tạo thế
giới, đồng thời cải tạo chính mình
3.Tính giao lưu:
 Nhân cách chỉ hình thành phát triển tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ
giao lưu với những cá nhân khác. Thông qua giao lưu cá nhân lĩnh hội chuẩn mực đạo đức và hệ
thống giá trị xã hội.
 Nhờ đó, mỗi cá nhân được nhìn nhận đánh giá theo quan niệm về giá trị đạo đức của thời đại cá
nhân đó đang sống.
*Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách:
1. Giáo dục và nhân cách:
 Giáo dục là hiện tượng xã hội, quá trình tác động có mục đích kế hoạch ảnh hưởng tự giác chủ
động đến con người, đưa đến sự phát triển hình thành nhân cách
 Giáo dục vạch ra phương hướng hình thành phát triển nhân cách (Cha mẹ định hướng khi con
sinh ra)
 Qua giáo dục, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau nền văn hoá- xã hội (kinh nghiệm về sản xuất,
ứng xử, nấu ăn; giáo dục trong nhà trường,…)
 Giáo dục đưa con người vào “vùng phát triển gần”, vươn tới những cái mà con người chưa có
 Như vậy, giáo dục vừa phải thúc đẩy sự phát triển, vừa kéo theo sự phát triển.
 Giáo dục có thể phát huy tối đa mặt mặt các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách ; bù
đắp những thiếu hụt hạn chế (giáo dục năng khiếu, giáo dục cho các bạn khuyết tật,…)
 Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch so với chuẩn mực xã hội, làm cho nó có thể phát triển
theo hướng mong muốn của xã hội (giáo dưỡng).
2. Tâm lý và hoạt động:
 Hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân cách.
 Thông qua quá trình đối tượng hoá, chủ thể hoá mà nhân cách bộc lộ và hình thành.

==========HẾT=========

19

You might also like