You are on page 1of 28

NỘI DUNG MỞ RỘNG

Chương 1 – Những vấn đề chung của Tâm lý học


Bài 1. Tâm lý học là một khoa học

I. Đối tượng, nhiệm vụ của Tâm lý học


1. Tâm lý là gì?
Hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều
hành mọi hoạt động, hành động của con người
2. Lịch sử hình thành và phát triển
- Chưa phân ngành khoa học → TLH là 1 bộ phận của Triết học
- TK19, TLH là một khoa học độc lập
- Những năm 30 (TK20), TLH Macxit ra đời với cơ sở và phương
pháp luận là Triết học Mac - Lenin
3. Đối tượng nghiên cứu của TLH
Các hiện tượng tâm lý người:
- Có cơ sở tự nghiên là hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động biến
đổi nội tiết
- Chỉ nảy sinh và hình thành trong hoạt động – các quan hệ xã hội
4. Nhiệm vụ của TLH
Nghiên cứu:
- Yếu tố khách quan và chủ quan tạo ra TL người
- Cơ chế hình thành & biểu hiện
- Vai trò → hoạt động

II. Bản chất của tâm lý người theo quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện chứng
1. Tâm lý là sản phẩm phản ánh hiện thực khách quan qua hoạt động
của mỗi người
- “Phản ánh” là quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ
thống khác, kết quả là để lại dấu vết tác động ở cả 2 hệ thống
- Phản ánh tâm lý – hình thức cao nhất = kết quả tác động của
HTKQ vào não –> dấu vết trên vỏ não
*Mang tính tích cực
Kết quả lần phản ánh trước ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh
sau -> kinh nghiệm -> tồn tại và phát triển
*Mang tính sinh động, sáng tạo: TL mỗi người do nhiều yếu tố
chi phối.
Mỗi chủ thể phản ánh khác nhau
Mỗi thời điểm phản ánh khác nhau
* Mang tính chủ thể: đậm màu sắc cá nhân.
2. Tâm lý là chức năng của não
- Hiện thực khách quan tác động vào hệ TK + não hoạt động -> TL
- Não chỉ qui định hình thức biểu hiện của TL

3. Tâm lý là kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người biến thành cái
riêng của từng người
a. Bản chất XH của hiện tượng TL
- TL có nguồn gốc là XH
* Các mối quan hệ trong XH quyết định bản chất TL người
* Thoát ly khỏi các mối quan hệ XH -> TL người sẽ mất bản
tính người
- TL có nội dung XH
TL là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các
quan hệ XH
b. Tính lịch sử của hiện tượng TL
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 1
- TL là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm XH
- TL mỗi người được hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự
phát triển của lịch sử cá nhân, dân tộc và cộng đồng
➔ TK mỗi người vừa mang nét chung, đặc trưng lịch sử - xã hội, vừa
mang bản sắc riêng.

III. Chức năng và phân loại các hiện tượng tâm lý


1. Phân loại
- Các quá trình TL
Quá trình nhận thức
Quá trình xúc cảm
Quá trình ý chí và hành động ý chí
- Các trạng thái TL
- Các thuộc tính TL
2. Chức năng
- Đối với hoạt động của con người:
Định hướng
Động lực
Điểu khiển, kiểm soát
Điều chỉnh

IV. Các phương pháp nghiên cứu Tâm lý học


- Quan sát
- Thực nghiệm
- Đàm thoại (trò chuyện)
- Nghiên cứu tiểu sử
- Trắc nghiệm
-…

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 2


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 1 – Những vấn đề chung của Tâm lý học
Bài 2. Hoạt động thần kinh cấp cao – Cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý

I. Sơ lược về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương
1. Tế bào thần kinh
- Là đơn vị kết hợp tạo nên hệ thần kinh trung ương
- Cấu tạo
Thân bào
Nhánh ngắn
Nhánh dài
- Nhiệm vụ:
Thu thập, tách và xử lý thông tin
2. Vỏ não
* Cấu tạo
- 2200 cm2, 14-16 tỉ tế bào
- Không sản sinh, không phục hồi nhưng thay thế
- Chia làm 4 thùy và các miền chức năng ngôn ngữ
- Hệ thống những bộ máy phân tích
- Cùng với các hạch dưới não -> bán cấu đại não
* Nhiệm vụ
- Điều chỉnh các hoạt động của cơ quan nội tạng
- Đảm bảo sự cân bằng của cơ thể với môi trường
3. Tủy sống
Gồm các nơron thần kinh nằm trong cột sống
Truyền các kích thích từ cơ quan nhận cảm lên các bộ phận dưới vỏ
não hoặc vỏ não và truyền xung động thần kinh theo chiều ngược lại

II. Hoạt động thần kinh cấp cao


1. Một số khái niệm cơ bản Cs tự nhiên, tâm lý con ngừi là
a. Hoạt động thần kinh cấp thấp phản xạ ns chung và px có đk nói
- Là hoạt động bẩm sinh do thế hệ trước để lại, khó hoặc ít thay đổi riêng
- Cơ sở của hoạt động thần kinh cấp thấp: phản xạ không điều kiện
b. Hoạt động thần kinh cấp cao > HD theo hệ thống của não –
- Hoạt động tự tạo của cơ thể trong quá trình sống = tích lũy kinh thói quen | kỹ não
nghiệm của bản thân, kết quả của sự giáo dục, tự giáo dục – là sự
phản ánh kinh nghiệm của nhiều thế hệ
- Cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện > Hành vi
c. Hưng phấn
- Là quá trình thần kinh - giúp hệ thần kinh thực hiện hoặc tăng độ Hệ thần kinh:
mạnh của một px hay nhiều px +não
- Điểm hưng phấn ưu thế: là điểm hp mới xuất hiện tiếp sau một điểm +các giác quan (5)
hp ban đầu
d. Ức chế
- Là quá trình thần kinh - giúp cho hệ thần kinh kìm hãm hoặc làm
mất đi một phản xạ hay một số phản xạ
2. Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh Kích thích – con người – phản
a. Phản xạ xạ:
Là phản ứng tất yếu hợp qui luật của cơ thể đối với tác nhân bên + giống loài
ngoài – phản ứng thực hiện nhờ một phần nhất định của hệ thống + cá thể
thần kinh
b. Cung phản xạ
- Là chuỗi tế bào thần kinh thực hiện một phản xạ
- Mỗi cung px có 3 khâu
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 3
+Dẫn vào (hướng tâm)
+Trung tâm
+Dẫn ra (ly tâm)
c. Phản xạ không điều kiện
Là px bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tồn tại
mãi mãi cùng sự tồn tại của loài
d. Phản xạ có điều kiện
Là px tự tạo của cơ thể đối với tác động của ngoại giới, được hình
thành cùng với sự thành lập của đường liên hệ thần kinh tạm thời
trên vỏ não
e. Cơ chế thành lập pxcđk
- Thí nghiệm của Pavlov
- Đường liên hệ thần kinh tạm thời là đường nối hai điểm cùng hp
trên vỏ não được tạo bởi kích thích có đk và kích thích không đk
f. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
- Px không điều kiện làm cơ sở
- Kích thích có điều kiện tác động trước hoặc đồng thời với kích thích
không điều kiện
- Cường độ kích thích có điều kiện phải đạt ngưỡng giới hạn cho
phép
- Vỏ não phải ở trạng thái hoạt động khỏe mạnh và tự do
- Tuổi của não bộ phải thích hợp với tính chất của px có điều kiện

III. Các qui luật hoạt động thần kinh cấp cao
1. QL hoạt động theo hệ thống của não
- Khả năng (của não) tập hợp các kích thích hay các phản ứng riêng
lẻ thành một nhóm hay một bộ phận hoàn chỉnh
- Cơ sở: thành lập được những động hình trên não – là hoạt động px
có điều kiện kế tiếp nhau theo một thứ tự nhất định, đã lặp đi lặp lại
nhiều lần và được xảy ra do một tín hiệu phát động.
➔ Vỏ não đỡ tốn nhiều năng lượng trong hoạt động, con người phản
ứng linh hoạt, chính xác, thành lập được thói quen sinh hoạt, học tập
tốt.
2. QL lan toả và tập trung của hưng phấn và ức chế
Một điểm h.p (hoặc u.c) – không đứng nguyên một chỗ → lan tỏa rất
rộng xung quanh. Đến một giới hạn nhất định nào đó → tập trung trở
lại vị trí ban đầu
- Hưng phấn lan tỏa → có sự liên tưởng giữa các hoạt động
- Hưng phấn tập trung → phân tích sâu sắc 1 vấn đề
- Ức chế lan tỏa → nghỉ ngơi
- Ức chế tập trung → tỉnh giấc
3. QL cảm ứng qua lại
- Là quá trình h.p (u.c) tạo ra những quá trình đối lập ở xung quanh
mình hay nối tiếp mình
- 2 loại cảm ứng
+Cảm ứng đồng thời – qua lại giữa nhiều trung khu (âm tính /
dương tính)
+Cảm ứng kế tiếp – xảy ra trong một trung khu
4. QL tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ
Trong một px có điều kiện, kích thích càng mạnh thì cường độ px
càng lớn / ngược lại -> mang tính tương đối
5. QL chuyển từ hưng phấn sang ức chế
Bất cứ một kích thích nào kéo dài khi đã chạm đến một điểm nhất
định trên vỏ não thì sớm hay muộn nó sẽ chuyển thành ức chế -> dẫn
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 4
đến trạng
Bảng 1 thái buồn ngủ và đi vào giấc ngủ -> mang tính tuyệt đối

IV. Hệ thống tín hiệu hai


1. Tín hiệu
- Là một tác nhân kích thích nào đó đại diện cho một tác nhân kích
thích khác nhằm gây ra một phản ứng nào đó của cơ thể
- Có 2 loại tín hiệu:
Tín hiệu 1: Là những tín hiệu cụ thể, những sự vật, hiện tượng cụ thể
Tín hiệu 2: Là tín hiệu ngôn ngữ, phản ánh khái quát, gián tiếp các
sự vật, hiện tượng cụ thể – gồm tiếng nói và chữ viết
2. Hệ thống tín hiệu
- Các tín hiệu = những kích thích có điều kiện khi tác động vào giác
quan -> tạo trên vỏ não những đường dây liên hệ thần kinh tạm thời
- 2 loại hệ thống tín hiệu:
+Hệ thống tín hiệu 1
Là đường dây liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập bởi tín hiệu 1
và cùng với tín hiệu đó
+Hệ thống tín hiệu 2
Là đường dây liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập bởi tín hiệu 2
và cùng với tín hiệu 1 hay với chính tín hiệu đó

V. Các loại hình thần kinh cơ bản


1. Kiểu thần kinh chung cho cả người và vật
- Kiểu TK mạnh - cân bằng - linh hoạt
- Kiểu TK mạnh - cân bằn - không linh hoạt
- Kiểu TK mạnh - không cân bằng
- Kiểu TK yếu
2. Kiểu thần kinh riêng ở con người
- Kiểu hệ thống tín hiệu 1 chiếm ưu thế - “nghệ sĩ”
- Kiểu hệ thống tín hiệu 2 chiếm ưu thế - “bác học”
- Hai hệ thống tín hiệu tương đương nhau - “trung gian”

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 5


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 1. Hoạt động nhận thức – Nhận thức cảm tính
A. CẢM GIÁC
I. Khái niệm chung
1. Định nghĩa
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ,
bề ngoài của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng
đang trực tiếp tác động vào giác quan
* Phân tích
- Là một quá trình tâm lý
- Chỉ phản ánh từng thuộc tính có tính chất riêng lẻ của từng sự vật,
hiện tượng thông qua hoạt động của các giác quan
- Phản ánh một cách trực tiếp
2. Vai trò của cảm giác
- Đưa ra nguồn tài liệu phong phú về hiện thực
- Cung cấp nguyên liệu cho các quá trình nhận thức cao hơn
➔ Không cảm giác = không tri thức
- Định hướng trong hành vi, hoạt động
- Năng lực đặc biệt → nhạy cảm
II. Các qui luật cảm giác
1. QL về ngưỡng cảm giác
- Giới hạn của cường độ kích thích mà ở đó kích thích gây ra được
CG gọi là ngưỡng cảm giác
- 2 loại ngưỡng CG:
+Ngưỡng tuyệt đối:
*NTĐ phía dưới: cường độ kích thích tối thiểu có thể gây
ra CG
*NTĐ phía trên: cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây
được CG
* Vùng phản ánh tốt nhất
+Ngưỡng sai biệt:
Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất
của 2 kích thích đủ để ta phân biệt được 2 kích thích đó
- 2 ngưỡng này không giống nhau ở mỗi người, không giống nhau ở
các thời điểm của từng người. Phụ thuộc vào môi trường sống, vào
sự luyện tập.
➔ Tính nhạy cảm của cảm giác: là khả năng cảm nhận được kích
thích một cách nhạy bén, tinh tế. Tính nhạy cảm tỉ lệ nghịch với
ngưỡng tuyệt đối phía dưới và ngưỡng sai biệt.
2. QL về sự thích ứng của cảm giác
- Thích ứng = khả năng thay đổi độ nhạy cảm của CG -> phù hợp với
sự thay đổi của cường độ kích thích
➔ Qui luật: Cường độ kích thích tăng lên (mạnh quá) -> giảm tính
nhạy cảm / Cường độ kích thích giảm đi (yếu quá) -> tăng tính nhạy
cảm
- Tính thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ khác
nhau. CG nhìn, ngửi, nếm thích ứng nhanh (dễ); CG nghe, đau, thăng
bằng thích ứng chậm (khó).

3. QL về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác


- Sự tác động qua lại = sự thay đổi tính nhạy cảm của 1 CG này dưới
ảnh hưởng của 1 CG kia.
➔ QL: kích thích mạnh lên 1 giác quan này làm giảm tính nhạy cảm
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 6
của 1 giác quan khác; kích thích yếu lên 1 giác quan này làm tăng
tính nhạy cảm của 1 giác quan khác
- Nguyên nhân: Cường độ tác nhân kích thích khác nhau; tác động
của kinh nghiệm, ngôn ngữ; tâm trạng.
* Thay đổi do cảm giác khác loại tác động nhau.
4. QL tính tương phản của cảm giac
- QL: Sự thay đổi cường độ và chất lượng của CG dưới ảnh hưởng
của một kích thích cùng loại, xảy ra trước đó hay đồng thời
+Tương phản đồng thời
+Tương phản nối tiếp
* Thay đổi do kích thích trong cùng 1 cảm giác.
5. QL loạn cảm giác
Là hiện tượng xảy ra khi có 1 kích thích gây ra cảm giác này thì đồng
thời có 1 cảm giác khác xuất hiện
= 1 kích thích ➔ 2 cảm giác
III. Phân loại cảm giác
1. Cảm giác bên ngoài
Cảm giác nhìn
Cảm giác nghe
Cảm giác ngửi
Cảm giác nếm
Cảm giác da
2. Cảm giác bên trong
Cảm giác vận động
Cảm giác thăng bằng
Cảm giác cơ thể

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 7


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 1. Hoạt động nhận thức – Nhận thức cảm tính
B. TRI GIÁC
I. Khái niệm chung
1. Định nghĩa
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính bên ngoài của từng sự vật hiện tượng trong hiện thực
khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan
2. Đặc điểm của tri giác (so với cảm giác)
* Giống cảm giác:
- Phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sv, ht (thuộc về nhận
thức cảm tính)
- Trực tiếp
- Cụ thể
* Khác cảm giác:
- CG: phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
- TG: phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
3. Vai trò của tri giác
- Định hướng nhanh chóng và chính xác (nhờ phản ánh đầy đủ, hoàn
chỉnh) = nguồn cung cấp tài liệu cho các quá trình tâm lý cao hơn.
- Cùng với kinh nghiệm -> điều chỉnh hành động hợp lý, có lựa chọn,
có ý nghĩa
- Cơ sở của tính trực quan trong dạy học
II. Các qui luật cơ bản của tri giác
1. QL về tính lựa chọn của tri giác
- Tính lựa chọn của TG là sự tách bạch rõ rệt hơn một số đối tượng
này (hay thuộc tính, dấu hiệu, phẩm chất của sự vật) so với những
đối tượng khác
- Còn gọi là QL Đối tượng – Bối cảnh
= Hình – Nền
- Phụ thuộc vào: đặc điểm đặc biệt của đối tượng; kinh nghiệm của
chỉ thể; đặc điểm tâm lý của chủ thể; mối quan hệ với bối cảnh; và
ngôn ngữ
- Ứng dụng nhiều trong thực tế
2. QL về tính ý nghĩa của tri giác
- Tính ý nghĩa thực chất là sự thông hiểu về đối tượng tri giác (nhận
biết, gọi tên, tìm mối quan hệ, công dụng)
- Kinh nghiệm và ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng
3. QL về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của TG là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng
không thay đổi khi điều kiện TG thay đổi
- Thường thể hiện rõ khi TG về độ lớn, hình dáng, màu sắc của đối
tượng
- Điều kiện cần thiết cho việc định hướng
4. QL ảo ảnh của tri giác
- Là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách
quan của con người
- Nguyên nhân:
Vật lý
Sinh lý
Tâm lý
- Ứng dụng trong mỹ thuật
5. QL tổng giác
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 8
- Là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con
người, vào đặc điểm nhân cách của họ.
➔ Giúp hình thành năng lực tri giác – quan sát cho từng học sinh
dựa vào kinh nghiệm tâm lý mỗi cá nhân.
III. Phân loại tri giác
Dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của sv, ht:
1. TG không gian
2. TG thời gian
3. TG chuyển động
4. TG con người (xã hội)

(Qui luật về tính lựa chọn của tri giác)

(Qui luật ảo ảnh tri giác)

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 9


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 2. Hoạt động nhận thức – TRÍ NHỚ

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Trí nhớ là một quá trình nhận thức phản ánh những kinh nghiệm đã
trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng
2. Vai trò của trí nhớ
- Xác định được phương hướng để thích nghi
- Là giai đoạn trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính
- Là thành phần tạo nên nhân cách
3. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
- Là sự hình thành những đường liên hệ thần kinh tạm thời:
- Phản xạ có điều kiện là CSSL của sự ghi nhớ
- Sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời là CSSL của sự
giữ gìn và tái hiện

II. Các loại trí nhớ


1. Dựa vào nội dung phản ánh
- Trí nhớ vận động
- Trí nhớ cảm xúc
- Trí nhớ hình ảnh
- Trí nhớ từ ngữ - logic
2. Dựa trên tính mục đích
- Trí nhớ không chủ định
- Trí nhớ có chủ định
3. Dựa vào thời gian củng cố và gìn giữ
- Trí nhớ ngắn hạn
- Trí nhớ dài hạn

III. Các giai đoạn cơ bản của trí nhớ


1. Ghi nhớ (tạo dấu vết trên vỏ não)
Quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên
vỏ não, đồng thời hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới với tài liệu
cũ đã có, cũng như giữa các bộ phận của bản thân tài liệu với nhau
a. Ghi nhớ không chủ định
- Không: đặt mục đích, nỗ lực ý chí, căng thẳng thần kinh, phương
pháp
- Phụ thuộc vào: mức độ cảm xúc, nhu cầu, hứng thú
- Kinh nghiệm sống được mở rộng và phong phú
b. Ghi nhớ có chủ định
- Có: mục đích trước, nỗ lực, phương pháp, phương tiện
- Gồm:
* GN máy móc:
+ Dựa vào sự liên hệ bề ngoài, không để ý đến nội dung, ý
nghĩa.
+ Lặp đi lặp lại một cách đơn giản -> học vẹt
+ Tri thức mang tính hình thức, tốn thời gian
+ Hữu ích khi tài liệu không có nội dung khái quát
* GN ý nghĩa:

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 10


+ Gắn liền với tư duy
+ Chủ yếu trong học tập –> tri thức sâu sắc và bền vững
+ Ghi nhớ theo điểm tựa = Lập dàn ý
➔ Thuật nhớ
* Các biện pháp ghi nhớ
- Xác định rõ ràng nội dung ghi nhớ
- Xác định rõ trọng tâm
- Tri giác đối tượng tốt nhất
- Hiểu tài liệu
- Ôn tập thường xuyên và định kỳ
- Sử dụng các phương tiện trực quan và ngôn ngữ
2. Gìn giữ
- Quá trình củng cố vững chắc những dấu vết do ghi nhớ
- Diễn ra đồng thời và ngay sau ghi nhớ
+ GG tiêu cực: lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản
+ GG tích cực: tái hiện lại trong ký ức, không tri giác lại -> Ôn
tập
- Có tính chọn lọc
3. Nhận lại và nhớ lại (tái hiện)
Quá trình nảy sinh ở trong não những hình ảnh của sự vật, hiện
tượng đã được con người tri giác trước kia
a. Nhận lại
- Quá trình nảy sinh ở trong não những hình ảnh sv, ht đã được tri
giác trước kia, hiện tại lại được xuất hiện một lần nữa (đồng nhất
hóa)
- Không là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ
- Tính chính xác và tốc độ phụ thuộc vào độ bền vững của ghi nhớ
- Có thể sai do tri giác trước đây sai, hoặc hiểu biết quá ít
- Hiện tượng “đã thấy”
b. Nhớ lại
- Quá trình xuất hiện lại trong não những hình ảnh sv, ht đã được tri
giác trước kia, hiện tại không còn trực tiếp tác động nữa.
- Là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ
+ Có chủ định
+ Không chủ định (sực nhớ)

IV. Nhớ và quên


1. Qui luật của nhớ và cách nhớ (thường hay nhớ những gì->)
a. Qui luật trí nhớ
- Những thời điểm đầu và cuối của một quá trình
- Những biến cố quan trọng của cuộc đời; cảm xúc mạnh mẽ
- Liên quan đến cuộc sống, nhu cầu, hứng thú, nghề nghiệp
- Được tổ chức hoạt động nhớ tốt
- Vận dụng trong thực tiễn
b. Nhớ nhanh, lâu bền, chính xác
- Xác định rõ mục đích
- Phối hợp giác quan
- Chú ý cao + tình cảm
- Phương tiện, biện pháp thích hợp
- Giữ gìn tốt = ôn tập
- Phối hợp với các hoạt động tâm lý khác
- Phương pháp nhớ khoa học
2. Qui luật quên và cách chống quên
Quên là biểu hiện của sự không nhận lại và nhớ lại được hoặc nhận
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 11
lại nhớ lại sai
a. Mức độ của quên
- Quên hoàn toàn: không nhận lại và nhớ lại được
- Quên cục bộ: không nhớ lại được nhưng nhận ra được
- Quên tạm thời: một thời gian dài không nhận lại được, đột nhiên
“sực nhớ”
b. Qui luật của sự quên
Con người thường quên:
- Không hợp nhu cầu, hứng thú
- Không hoặc ít liên quan cuộc sống cá nhân
- Ít lặp đi lặp lại
- Giữa của 1 quá trình
- Kích thích mới lạ hay mạnh
c. Nguyên nhân quên
- Thiếu tập trung tư tưởng để ghi nhớ
- Khả năng quan sát chưa cao
- Tổ chức hoạt động chưa thật khoa học
- Sức khỏe không tốt
d. Trình tự quên
Nhanh lúc đầu, giảm dần về sau
Chi tiết trước, ý chính sau
Chi tiết không gây hứng thú -> quên nhanh
Nội dung kém hấp dẫn quên nhanh
Khối lượng nhiều quên nhanh
e. Chống quên thế nào->
ÔN TẬP
- Tích cực
- Ngay sau khi ghi nhớ
- Xen kẽ
- Phân phối thời gian nhiều lần

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 12


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 3. Hoạt động nhận thức – Nhận thức lý tính
A. TƯ DUY
I. Khái niệm chung
1. Định nghĩa
Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh một cách gián tiếp
những thuộc tính chung bản chất, những mối liên hệ – quan hệ có
tính qui luật mà trước đó ta chưa biết
2. Đặc điểm tư duy
a. Tính có vấn đề của tư duy
- Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp tình huống có vấn đề
- Tình huống có vấn đề: là tình huống mà bằng vốn hiểu biết cũ,
phương pháp hành động cũ, không thể giải quyết được (chứa đựng
mâu thuẫn)
b. Tính gián tiếp của tư duy
- Chỉ cần thông qua dấu vết hiện tượng, thông qua điều kiện, phương
tiện và ngôn ngữ, tư duy vẫn phản ánh được thuộc tính bản chất của
sự vật, hiện tượng.
- Dựa vào kinh nghiệm đã có trước đây và sự trực tiếp tri giác đối
tượng.
- So với nhận thức cảm tính, khả năng phản ánh của tư duy là vô hạn.
- Ý nghĩa:
+ Mở rộng khả năng nhận thức đến vô tận.
+ Phản ánh được quá khứ, hiện tại và tương lai.
+ Dự đoán được chiều hướng phát triển qua đó điều chỉnh,
điều khiển sự vật, hiện tượng.
c. Tính khái quát của tư duy
- TD vạch ra những thuộc tính chung, thuộc tính phổ biến cho hàng
loạt sự vật, hiện tượng cùng loại. Đồng thời, đó cũng là cái bản chất
đặc trưng cho sự vật, hiện tượng mà mất nó đi, thì không còn là nó
nữa.
- Ý nghĩa: giúp phân loại được sự vật, hiện tượng. biết được qui luật
phát triển chung của XH, cái tất yếu của sv, xử lý kịp thời và phù
hợp; phán đoán được sự phát triển, cải tạo
d. Tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện
- Không NN → Không TD
- TD và NN thống nhất nhau (hình thức và nội dung)
+ Thành phần chủ yếu trong khi TD là ý nghĩ – ý nghĩ tồn tại
dưới dạng NN
+ NN chứa đựng kết quả của TD = NN là hình thức của TD
(khái niệm, phán đoán, suy nghĩ)
e. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- NTCT là nguồn cung cấp tài liệu cho tư duy
➔ NTCT là nguyên nhân sâu xa, là điều kiện của TD; đồng
thời cũng là phương tiện để kiểm nghiệm tính chính xác của TD.
- TD làm cho khả năng cảm giác tinh vi, nhạy bén hơn; tri giác mang
tính ổn định và có ý nghĩa…
II. Các thao tác của tư duy
1. Phân tích và tổng hợp
- PT: dùng trí óc chia cái toàn thể ra thành từng phần hoặc là tách
biệt ra từng thuộc tính hay từng khía cạnh riêng biệt.
- TH: dùng trí óc liên hợp các bộ phận của đối tượng hay hiện tượng
/ hoặc là dùng trí óc kết hợp các dấu hiệu, các thuộc tính, quan hệ mà
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 13
ta đã tách ra do sự phân tích, thành một toàn thể.
2. So sánh
- Dùng trí óc đối chiếu các đối tượng, hoặc những thuộc tính, bộ
phận… của đối tượng mà ta cần nghiên cứu để rút ra sự giống nhau
và khác nhau giữa chúng
- So sánh có quan hệ chặt chẽ và dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp
Nhờ so sánh → định hướng đúng đắn, thích ứng với mọi sự tác động
3. Trừu tượng hóa và khái quát hóa
- TTH: quá trình dùng trí óc gạt bỏ khỏi đối tượng những bộ phận,
thuộc tính, quan hệ… không cần thiết, chỉ giữ lại những yếu tố cần
thiết để tư duy.
- KQH: quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau
trên cơ sở một số thuộc tính quan hệ và bộ phận giống nhau.
➔ 2 quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau
4. Cụ thể hóa và hệ thống hóa
- CTH: vận dụng những khái niệm, định luật, qui tắc khái quát vào
hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết những nhiệm vụ cụ thể
- HTH: dùng trí óc để phân các đối tượng hoặc hiện tượng thành các
nhóm tùy theo sự giống nhau và khác nhau giữa chúng
III. Các hình thức tư duy
1. Khái niệm
- Là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất của các đối
tượng và hiện tượng trong thực tế
- Là giai đoạn cao nhất của sự phản ánh thế giới
- Được biểu hiện bằng từ
2. Phán đoán
- Là một sự khẳng định hoặc phủ định những quan hệ nào đó giữa
các đối tượng hay hiện tượng.
- Có thể đơn giản / phức tạp; có thể đúng / chưa đúng
- Phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm
3. Suy lý
- Là phán đoán xuất phát từ nội dung của một hay một vài phán đoán
đã có.
- Suy lý diễn dịch: từ chung đến riêng (cụ thể)
- Suy lý qui nạp: từ riêng (cụ thể) đến chung
IV. Các giai đoạn của một quá trình tư duy

Nhận thức vấn đề

Xuất hiện các liên tưởng

Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết

Kiểm tra giả thuyết

Chính xác hóa Khẳng định Phủ định

Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 14


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 3. Hoạt động nhận thức – Nhận thức lý tính
B. TƯỞNG TƯỢNG

I. Khái niệm chung

1. Định nghĩa
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng
có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình
ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có
2. So sánh tư duy và tưởng tượng
- Giống nhau:
+ Phản ánh cái chưa từng có trong kinh nghiệm = cái mới -
được xây dựng dựa trên cơ sở những cái đã có.
+ Nảy sinh khi gặp tình huống có vấn đề.
+ Phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, khái
quát.
- Khác nhau: ở việc nảy sinh khi gặp tình huống có vấn đề (THCVĐ):
+ Nếu THCVĐ đưa ra mang tính bất định của hoàn cảnh không
quá lớn (dữ liệu không quá xa lạ với hiểu biết của con người) – giải
quyết bằng tư duy.
+ Nếu THCVĐ đưa ra mang tính bất định của hoàn cảnh quá
lớn (dữ liệu không rõ ràng, thiếu sáng tỏ) – sử dụng tưởng tượng =
hình dung trước kết quả cuối cùng mà bỏ qua các giai đoạn của tư
duy.
3. Vai trò của tưởng tượng
- Hình dung trước kết quả hoạt động -> định hướng.
- Nền tảng cho trí sáng tạo.
- Tưởng tượng → Tình cảm → Sáng tạo = sự thăng hoa.
➔ “Con người không biết hài hước, không biết tưởng tượng chỉ là
một phần hai con người” - Vichto Huygo
II. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng

1. Chắp ghép (các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau
thành 1 hình ảnh mới)
2. Thay đổi (thành phần, kích thước của sự vật)
3. Nhấn mạnh (chi tiết, thuộc tính của sự vật, hiện tượng) ➔ cường
điệu, thậm xưng.
4. Điển hình hóa (tập trung cao độ vào những đặc điểm nổi bật của
hàng loạt sự vật, hiện tượng, con người giống nhau) ➔ thương
được dùng trong văn hóa nghệ thuật.
5. Liên hợp (giống “chắp ghép” nhưng cao cấp hơn vì các thành
phần được cải tiến) ➔ Các sản phẩm có giá trị thực thụ.
6. Loại suy (dựa trên những thuộc tính có thật của sự vật, hiện tượng
mà tạo ra những hình ảnh, sản phẩm tương tự).
III. Các loại tưởng tượng

1. Căn cứ vào sự có chủ định hay không chủ định khi tưởng tượng
- TT không chủ định: một cách tự nhiên, không phải cố ý hay tập
trung ý thức
- TT có chủ định: khi có ý định, có nhiệm vụ phải xây dựng nên
những hình tượng nào đó
+ TT tái tạo (mới với cá nhân)
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 15
+ TT sáng tạo (mới với xã hội)

2. Căn cứ vào tính tích cực hay tiêu cực của tưởng tượng
- TT tích cực: tạo ra những hình ảnh có thể được thể hiện trong đời
sống -> thúc đẩy hành động biến tượng tượng thành hiện thực
- TT tiêu cực: tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong đời
sống -> không thúc đẩy hành động

3. Ước mơ và lý tưởng
- Ước mơ: là hình ảnh của tương lai mong muốn (có thể có lợi / có
hại)
- Lý tưởng: là mục tiêu cao đẹp thúc đẩy con người vươn tới (tích cực
và hiện thực cao hơn ước mơ)

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 16


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 4. XÚC CẢM – TÌNH CẢM

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Xúc cảm – tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con
người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và
động cơ của mình
2. Đặc điểm (so sánh với hoạt động nhận thức – HĐNT)
- Nội dung phản ánh: mối quan hệ giữa sv, ht với nhu cầu, động cơ
(HĐNT phản ánh bản thân sv, ht).
- Phạm vi phản ánh: lựa chọn đối tượng có liên quan đến sự thỏa
mãn nhu cầu hoặc động cơ -> hẹp hơn so với HĐNT.
- Phương thức phản ánh: bằng những rung cảm (trừu tượng hơn so
với HĐNT phản ánh bằng hình tượng / biểu tượng / khái niệm).
- Con đường phản ánh: lâu dài, phức tạp hơn nhận thức
➔ XCTC phản ánh thái độ chủ quan của con người.
3. So sánh xúc cảm và tình cảm
a. Giống nhau:
- Đều là thái độ của con người đối với sv, ht có liên quan đến nhu cầu
- Đều có tính lây lan
- Gắn bó chặt chẽ với hoạt động và hành vi của con người
b. Khác nhau:
* Xúc cảm
- Là một quá trình tâm lý
- Có tính nhất thời
- Xuất hiện trước
- Có cả ở người và vật
- Luôn ở trạng thái hiện thực, dễ nhận biết
- Thực hiện chức năng sinh vật, giúp con người định hướng thích
nghi với môi trường bên ngoài với tư cách là một cá thể
- Gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản năng
* Tình cảm
- Là một thuộc tính tâm lý
- Có tính ổn định bền vững
- Xuất hiện sau
- Chỉ có ở người
- Thường ở trạng thái tiềm tàng khó nhận biết
- Thực hiện chức năng xã hội, giúp con người định hướng thích nghi
với môi trường xã hội với tư cách là một nhân cách
- Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với hệ thống tín hiệu 2

4. Vai trò của xúc cảm và tình cảm


- Ảnh hưởng đến đời sống tâm – sinh lý
- Khắc phục khó khăn, trở ngại trong hoạt động
- Ý nghĩa đặc biệt đối với việc sáng tạo
- Xác định hành vi, xây dựng mục đích sống
- Giúp quá trình nhận thức khách quan, sâu sắc hơn
II. Các qui luật của đời sống tình cảm
1. Qui luật thích ứng
- Một XC-TC nào đó được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không
thay đổi -> cuối cùng bị suy yếu, lắng xuống = “chai dạn” trong tình
cảm
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 17
“Gần thường xa thương”
- Được ứng dụng trong hoạt động và đời sống
+ Tiếp xúc nhiều thành quen, dạ dĩ.
+ Khi quen quá thành nhàm chán nên phải làm mới.
2. Qui luật tương phản
- Sự xuất hiện hoặc suy yếu của một TC này có thể dẫn đến sự suy
yếu hoặc mạnh lên của một TC khác xảy ra đồng thời hoặc trước đó
➔ “càng yêu cái này càng ghét cái kia”; “cũ người mới ta”
- Dùng trong giáo dục tư tưởng, lối sống (ôn nghèo kể khổ)
3. Qui luật di chuyển
- XC-TC của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối
tượng khác
- “Giận cá chém thớt”, “Vơ đũa cả nắm”…
- Giúp cho tình cảm mang tính chọn lọc nhất định.
➔ Cần chú ý kiểm soát thái độ cảm xúc của mình
4. Qui luật pha trộn
- Tính pha trộn cho phép 2 xúc cảm, 2 tình cảm đối lập nhau có thể
cùng tồn tại ở một con người, chúng không loại trừ nhau mà qui định
lẫn nhau
- “vừa giận vừa thương; vừa yêu vừa ghét; vừa mong chờ vừa sợ
hãi”.
➔ Tính phức tạp, mzâu thuẫn của tình cảm trong thực tế
5. Qui luật lây lan
- XC-TC của người này có thể truyền lây sang người khác
- “Vui lây, buồn lây, thông cảm, đồng cảm…”
- Có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành tình cảm tập thể, tinh thần
đoàn kết.
6. Qui luật hình thành tình cảm
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm; tình cảm được hình thành từ những
xúc cảm cùng loại, qua quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khái
quát hóa.
- Tình cảm khi đã hình thành vẫn phải được nuôi dưỡng thường
xuyên bằng cách thể hiện ra thành những xúc cảm tương ứng thì mới
bền lâu.
- “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, “nhất cự ly nhì cường độ”…
III. Phân loại tình cảm
1. Tình cảm bậc thấp
Là loại tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn
những nhu cầu cơ thể (sinh học).
- Xấu hay tốt phụ thuộc vào động cơ thỏa mãn, vào nhu cầu chính
đáng hay không và cách giải quyết nhu cầu đó như thế nào.
2. Tình cảm bậc cao
Là loại tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn
những nhu cầu về văn hóa, tinh thần.
1. Tình cảm đạo đức
- Thái độ của con người đối với các yêu cầu đạo đức trong quan hệ
con người với con người, với cộng đồng, với XH – đối chiếu với
những tiêu chuẩn đạo đức mà XH đặt ra
- Biểu hiện ở phạm vi:
+ Trong XH…
+ Đối với con người…
+ Hẹp hơn…
- Mang tính xã hội - lịch sử
2. Tình cảm thẩm mỹ
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 18
- Rung động trước cái đẹp – khi người ta tiếp xúc với sv, ht có liên
quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu về các đẹp
- Tiêu chuẩn thẩm mỹ do XH qui định
- Mang tính xã hội - lịch sử
- Phụ thuộc vào năng lực cảm thụ cái đẹp, trình độ hiểu biết về mỹ
học
3. Tình cảm trí tuệ
- Là tình cảm nảy sinh có liên quan tới nhu cầu nhận thức của con
người
- Chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức của cá
nhân
- “Tính tò mò, ham hiểu biết, say mê tìm tòi…”

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 19


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 7. Các thuộc tính tâm lý – KHÍ CHẤT

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân biểu hiện cường
độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành
vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân
2. Mối quan hệ giữa tính cách và khí chất
- Khí chất có thể chi phối đến việc hình thành một số nét tính cách
nhất định
- Khí chất góp phần làm cho tính cách có màu sắc đặc biệt, độc đáo
- Tính cách góp phần hạn chế, khắc phục những nhược điểm của từng
loại khí chất
3. Phân loại khí chất
- Dựa vào hoạt động của 2 quá trình HP và UC, hình thành nên 3
thuộc tính: cường độ, sự cân bằng, linh hoạt
- 3 thuộc tính này kết hợp tạo ra các kiểu thần kinh:
Kiểu 1: Mạnh – Cân bằng – Linh hoạt ➔ Khí chất linh hoạt
Kiểu 2: Mạnh – Cân bằng – Không linh hoạt ➔ Khí chất bình thản
Kiểu 3: Mạnh (HP > UC) – Không cân bằng ➔ Khí chất nóng nảy
Kiểu 4: Yếu (UC > HP) ➔ Khí chất ưu tư
II. Đặc điểm tâm lý của các kiểu khí chất
1. Kiểu khí chất linh hoạt (hăng hái)
- Hoạt động mạnh mẽ
- Ưu điểm:
Nhận thức nhanh, phản ứng nhanh; luôn lạc quan, yêu đời, tính
tình cởi mở, dễ làm quen, dễ thân thiết với mọi người, tế nhị, vui vẻ,
dễ mến, dễ gần; giao tiếp rộng, nhiệt tình tích cực, dễ thích nghi hoàn
cảnh mới; năng suất cao
- Nhược điểm:
Nhận thức nhanh nhưng chưa sâu, tình cảm dễ thay đổi, dễ hời
hợt bên ngoài; thiếu kiên trì nhẫn nại, hay bỏ dở (bồng bột)
- Nếu biết dùng sẽ được việc nhất, đặc biệt những việc mới mẻ, đối
ngoại
- Không thích đơn điệu
- Mau giận, mau lành
- Cần rèn luyện tính kiên trì, tự kiềm chế
- Thường xuyên nhắc nhở
2. Kiểu khí chất điềm tĩnh (bình thản)
- Ít năng động, sức ỳ lớn
- Ưu điểm:
Tư duy sâu sắc, tính toán kỹ càng ít mạo hiểm; tình cảm kín
đáo; bình tĩnh chín chắn trong hoạt động; ít nói, kiên trì; làm việc
đều đặn, không tiêu phí sức lực vô ích
- Nhược điểm:
Chậm chạp, thiếu năng động, ít biểu lộ sự hăng hái; hay do dự
nên bỏ lỡ thời cơ; ít tháo vát, tính ỳ cao, thích nghi chậm
- Thích hợp với công việc cần sự thận trọng, có tính ổn định cao, bảo
mật, ít giao tiếp
- Cần động viên, khuyến khích thậm chí thúc giục
- Không nên quở trách tính chậm chạp
3. Kiểu khí chất nóng nảy (sôi nổi)
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 20
- Dễ bị kích thích, phản ứnh nhanh mạnh
- Ưu điểm:
Nhận thức tương đối nhanh, làm việc và hoạt động trên phạm vi
lớn; ý chí kiên định, tình cảm bộc lộ mãnh liệt nhưng thiếu tế nhị;
thẳng thắn, trung thực, quả quyết; dũng cảm; thật thà hay nói thẳng,
không giấu diếm
- Nhược điểm:
Tính kiềm chế kém, dễ xúc động, tính tình thất thường, dễ
“bốc” dễ “xẹp”; nóng nảy, bộp chộp, phung phí nhiều sức lực; dễ
liều mạng; dễ phát khùng
- Có thể làm nên việc lớn, nhưng tránh những việc nguy hiểm
- Trong giao tiếp cần nhẹ nhàng tế nhị, nặng khen nhẹ chê
- Nhường nhịn khi họ nóng giận
4. Kiểu khí chất ưu tư (đa sầu)
- Sức chịu đựng yếu
- Ưu điểm:
Nhận thức khá sâu sắc, suy nghĩ có sự chín chắn; năng lực
tưởng tượng phong phú, tình cảm bền vững thắm thiết; có thái độ
hiền dịu và dễ thông cảm; làm việc tốt, có trách nhiệm
- Nhước điểm:
Nhút nhát, thiếu tinh thần vươn lên; những tác động mạnh –
mới lạ từ bên ngoài dễ gây e ngại, sợ sệt; nếp sống chậm chạp, ngại
va chạm, nhẹ dạ cả tin
- Nên tế nhị, nhiệt tình và nhẹ nhàng trong đánh giá
- Cần được động viên giúp đỡ, tránh cô lập
- Lôi cuốn vào các hoạt động của tập thể

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 21


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 8. Các thuộc tính tâm lý – XU HƯỚNG

I. Khái niệm
Xu hướng là một thuộc tính tâm lý phức tạp của nhân cách, bao gồm
một hệ thống những động lực qui định tính tích cực hoạt động của
con người và qui định sự lựa chọn các thái độ của con người.

➔ Xu hướng cho biết ý muốn hoặc chiều hướng phát triển của cá
nhân, hướng vươn tới và thúc đẩy con người hoạt động theo một mục
tiêu nhất định.
II. Những mặt biểu hiện của xu hướng
1. Nhu cầu
a. Định nghĩa
Là những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần phải có để sống, tồn
tại và phát triển.
b. Đặc điểm của nhu cầu
* Nhu cầu bao giờ cũng có một đối tượng nhất định
Một khi đối tượng của nhu cầu càng được cá nhân xác định cụ thể, ý
nghĩa của nhu cầu đối với đời sống cá nhân và xã hội càng được
nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng nảy sinh, củng cố và phát triển.

* Nội dung của nhu cầu phụ thuộc vào những điều kiện và phương
thức thỏa mãn nó qui định
- Nhu cầu của con người do những điều kiện xã hội qui định.
- Nội dung cụ thể của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thỏa
mãn qui định, bao gồm phương thức sinh hoạt trong gia đình và xã
hội.

* Nhu cầu của con người thường có tính chất chu kỳ


Tính chu kỳ là do sự biến đổi có tính chất chu kỳ của hoàn cảnh xung
quanh cũng như trạng thái cơ thể → Nhu cầu được thỏa mãn thì sau
đó vẫn tiếp diễn mà không chấm dứt.

* Nhu cầu của con người vừa có tính bền vững vừa có tính cơ động
- Nhu cầu tự nhiên hoặc nhu cầu xã hội được hình thành trong quá
trình phát triển giống loài thường rất bền vững.
- Nhưng các phương tiện thỏa mãn nhu cầu thì cơ động và biến đổi
nhiều: + Nhiều phương thức để thỏa mãn 1 nhu cầu
+ Nhu cầu được phản ánh dưới hình thức những giai
đoạn nhất định

c. Các loại nhu cầu (dựa vào nguồn gốc)


* Nhu cầu tự nhiên
Là những nhu cầu tối thiểu, cần thiết cho sự tồn tại của giống loài
(cần thiết cho cả người và vật)
- Nhu cầu tự nhiên tất yếu: nếu không thỏa mãn được, con
người sẽ chết hoặc phát bệnh.
- Nhu cầu tự nhiên không tất yếu:
* Nhu cầu xã hội (nhu cầu văn hóa, chỉ có ở người)
Nhu cầu này chứng tỏ trình độ phát triển cao nhất của nhân cách,
bao gồm:
- Nhu cầu giao tiếp (nhu cầu thông tin)
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 22
- Nhu cầu thẩm mỹ
- Nhu cầu hoạt động

➔ Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động – trong giáo
dục, cần hình thành nhu cầu đúng đắn, lành mạnh phù hợp xã
hội

2. Hứng thú
a. Định nghĩa
Là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với sự vật, hiện tượng nào đó vừa
có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người đó, vừa có khả
năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động
* Điều kiện gây hứng thú:
- Về khách quan: đối tượng phải có cường độ kích thích mạnh, gây sự
chú ý
- Vế chủ quan: con người có ý thức đầy đủ, rõ ràng, hiểu được ý
nghĩa của đối tượng đối với đời sống riêng của mình.

b. Đặc điểm của hứng thú


* Hứng thú có liên quan đến các đặc điểm và trạng thái tâm lý
khác như:
- Hứng thú và nhu cầu quan hệ chặt chẽ với nhau: hứng thú có thể
xảy ra trân cơ sở một nhu cầu, ngược lại hứng thú có thể tạo ra nhu
cầu.
- Hứng thú và chú ý:
+ Chú ý có thể hướng vào đối tượng không hứng thú chỉ bởi
tầm quan trọng của nó
+ Chú ý càng tăng cao khi hướng vào những đối tượng hứng
thú
+ Hứng thú càng tăng cao khi chú ý vào đối tượng mang tính
hấp dẫn
- Hứng thú và xúc cảm – tình cảm:
+ Thái độ của xúc cảm – tình cảm là dấu hiệu không thể thiếu
đối với hứng thú
+ Lưu ý: Hứng thú không phải là xác cảm – tình cảm, vì hứng
thú gắn liền với nhận thức

* Hứng thú của cá nhân luôn chịu sự chế ước của những điều
kiện xã hội lịch sử

* Hứng thú có thể hình thành một cách tự phát và tự giác ➔ Tốt
nhất là làm cho con người vừa bị lôi cuốn bởi đối tượng (tự phát),
vừ hiểu được ý nghĩa của đối tượng (tự giác)

c. Vai trò của hứng thú


- Hứng thú tạo ra khát vọng đi tìm hiểu đối tượng → điều chỉnh hành
vi, cử chỉ, ý nghĩ, tình cảm theo một chiều hướng xác định một cách
tự giác, sáng tạo → đạt hiệu quả cao
- Hứng thú tạo sự tập trung chú ý cao độ bởi sự say mê, hấp dẫn của
đối tượng → Hứng thú là động lực thúc đẩy hoạt động đạt hiệu quả
cao
- Hứng thú là một trong các cơ sở dẫn đến tài năng

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 23


3. Lý tưởng
a. Định nghĩa
Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực tương đối
hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó
b. Đặc điểm
- Lý tưởng là biểu hiện của sự nhận thức sâu sắc

- Lý tưởng có sự biểu hiện của tình cảm mãnh liệt

- Lý tưởng vừa có tính chất hiện thực, vừa có tính chất lãng mạn
+ Hiện thực: Vì hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng
từ nhiều chất liệu trong hiện thực, có sức thúc đẩy con người hoạt
động để đạt mục đích hiện thực
+ Lãng mạn: Vì mục tiêu của lý tưởng là cái có thể đạt được ở
tương lai, đi trước cuộc sống và phản ánh xu thế phát triển của con
người – không phải đơn giản mà xây dựng được lý tưởng

- Lý tưởng luôn mang tính chất xã hội lịch sử và tính giai cấp
4. Thế giới quan

- Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân; xác định
phương châm hành động của con người

- TGQ là động cơ chủ đạo hoạt động của mỗi cá nhân – giúp con
người trả lời những câu hỏi: Tôi là ai? Xuất hiện như thế nào? Sống
vì cái gì? Làm để làm gì?...
5. Niềm tin

- Là cái kết tinh các quan điểm tri thức, tình cảm, ý chí, được con
người thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân

- Niềm tin tạo cho con người có nghị lực, ý chí để hành động phù hợp
với quan điểm đã chấp nhận

- Niềm tin có thể là một hệ thống những nhu cầu được con người
nhận thức và biến thành thế giới quan → từ đó định hướng hành vi,
cử chỉ. Nhu cầu được thỏa mãn → Niềm tin được củng cố

- Niềm tin giữ vai trò kim chỉ nam cho cuộc sống con người → lạc
quan và hy vọng ngay cả khi khó khăn

- Mất niềm tin → chán nản, bất mãn

➔ Niềm tin là tự nguyện, không thể ép buộc

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 24


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 9. Các thuộc tính tâm lý – TÍNH CÁCH

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân bao gồm
một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực thể hiện trong hệ thống
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân
2. Đặc điểm của tính cách
a. Tính ổn định và tính linh hoạt
- Tính ổn định: bền vững trong hầu hết mọi hoàn cảnh, mọi tình
huống.
- Tính linh hoạt: Không bẩm sinh - do tác động của xã hội, hoàn cảnh
sống.
 Ổn định tương đối: thay đổi theo thời gian, tuổi tác, phụ thuộc vào
giáo dục và nghị lực, ý chí tự rèn luyện của bản thân.
b. Tính điển hình và tính cá biệt
- Tính điển hình: những đặc điểm chung của xã hội, giai cấp, thời
đại, địa phương mà cá nhân là một thành viên sống và hoạt động.
 Điển hình theo nhóm người, dân tộc, giai cấp
- Tính cá biệt (tính độc đáo): mỗi người thể hiện những nét cá biệt
riêng của mình, là kiểu ứng xử, kiểu sống – do hoàn cảnh sống và
giáo dục riêng của mỗi cá nhân.
 Tính cách của mỗi người có cái chung và cái riêng – không phải 2
thành phần riêng biệt mà là một khối thống nhất.
3. Nội dung và hình thức của tính cách
a. Nội dung của tính cách
Là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực, gồm:
- Thái độ đối với xã hội
- Thái độ đối với lao động
- Thái độ đối với bản thân
- Thái độ đối với mọi người
b. Hình thức của tính cách
- Là sự biểu hiện ra bên ngoài hệ thống thái độ của cá nhân, sự cư xử
với xã hội, với hiện thực = hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng
của người đó
- Chỉ những hành vi, cử chỉ trở thành thói quen riêng -> tính cách
Đều được chi phối bởi hệ thống thái độ (nội dung)
4. Mối quan hệ giữa mội dung và hình thức
Đan xen trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp
* Kiểu 1: Nội dung tốt - Hình thức tốt
- Kiểu con người toàn diện, có thái độ tốt, hành vi, cử chỉ và lời
nói cũng tốt → cư xử với xã hội, mọi người tốt
- Có nhiều cơ hội được quần chúng tín nhiệm, đề bạt
* Kiểu 2: Nội dung xấu - Hình thức xấu
- Kiểu con người xấu toàn diện, có bản chất xấu và hành vi
cũng xấu
- Cẩn thận khi sử dụng con người này làm việc
* Kiểu 3: Nội dung xấu - Hình thức có vẻ tốt
- Kiểu người giả dối, thiếu trung thực, có nhiều thủ đoạn, nham
hiểm
- Từng trải, hiểu đời
- Thường tìm mọi cách leo cao để trục lợi cho bản thân
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 25
* Kiểu 4: Nội dung tốt - Hình thức chưa tốt
- Bản chất tốt, trung thực nhưng chưa từng trải
- Chưa được giáo dục hành vi đầy đủ, chưa biết cách biểu hiện
cái tốt trong hành vi, cư xử
- Sẽ trở thành kiểu 1 nếu được giáo dục tốt
TÓM LẠI
- Hai mặt ND và HT của tính cách thống nhất không tách rời
+ ND quyết định hình thức
+ HT ảnh hưởng và làm phong phú cho ND
- Cần chú ý cả 2 trong giáo dục tính cách
- Cần căn cứ cả 2 trong nhận định tính cách
II. Cấu trúc tâm lý của tính cách
1. Xu hướng – mặt chỉ đạo của tính cách
- Ở mỗi cá nhân, nhu cầu nào chiếm ưu thế sẽ chi phối tính cách phát
triển theo chiều hướng đó
- Hứng thú ảnh hưởng đến việc lựa chọn một thái độ
- Thế giới quan, lý tưởng và niềm tin là những thành phần xác định
mặt đạo đức của tính cách – niềm tin là thành phần chủ đạo
2. Tình cảm (TC) trong tính cách – thành phần chủ yếu của tính
cách
- TC qui định và tham gia vào việc hình thành thái độ của cá nhân
đối với xã hội, đối với mọi người
- TC chi phối sự thể hiện những hành vi, cử chỉ, cách nói năng
- TC trong đời sống ảnh hưởng đến tư cách đạo đức và tư thế tác
phong
Tình cảm ➔ Tính cách
3. Ý chí trong tính cách
- YC có khả năng làm nảy sinh hoặc kiềm chế những hành vi, cử chỉ,
cách nói năng
- Những hành vi đạo đức tốt (lòng trung thành, tính tập thể, tính tổ
chức, kỷ luật) thường có YC tham gia
- Những phẩm chất YC tốt (tính kiên trì, dũng cảm, mục đích, độc
lập) hình thành những nét tính cách tốt
- Nhờ có YC mà nội dung của tính cách chuyển thành hành vi (hình
thức)
4. Khí chất trong tính cách
- Biểu hiện sắc thái của hành vi
+ KC góp phần quan trọng tạo nên vẻ độc đáo trong tính cách
mỗi người
+ Cũng ảnh hưởng đến việc hình thành một số nét tính cách
nhất định – nhưng mờ nhạt (nóng nảy -> thô lỗ; hăng hái -> cẩu thả,
thiếu trung thành)
5. Kỹ xảo và thói quen trong tính cách
- Hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân khi đã trở thành kỹ xảo
và thói quen→ “kiểu ứng xử” của cá nhân = phong cách sống nhất
định
- Có tính cách do tập luyện mà có
- Có tính cách do bắt chước quen mà có

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 26


NỘI DUNG MỞ RỘNG
Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người
Bài 10. Các thuộc tính tâm lý – NĂNG LỰC

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Năng lực là tổ hợp các đặc điểm độc đáo của cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm bảo đảo
cho hoạt động đó có kết quả cao
2. Đặc điểm
a. Tổ hợp các đặc điểm của cá nhân:
Từng đặc điểm riêng lẻ của cá nhân không phải là năng lực; năng
lực phải là sự tổng hợp những đặc điểm độc đáo của cá nhân, trong
đó có thuộc tính chủ đạo, thuộc tính làm nền, thuộc tính làm chỗ dựa.
b. Tổ hợp đó phải phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một
hoạt động nhất định

3. Các mức độ của năng lực


a. Năng khiếu
- Là một loạt các năng lực qui định sự thành công đặc biệt ở hoạt
động nào đó, làm cho người này khác với người kia cùng hoạt động
trong những điều kiện như vậy
- Thường được biểu hiện rất sớm trong giai đoạn đầu của hoạt động
b. Năng lực
- Là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng
hoàn thành có kết quả cao một hoạt động nào đó.
c. Tài năng
- Là mức độ cao hơn, biểu thị sự đạt được thành tích cao, hoàn thành
một cách sáng tạo trong một hoạt động nào đó.
d. Thiên tài
- Là mức độ cao nhất của năng lực, là biểu hiện mức độ cao của
năng khiếu và tài năng.
- Thường gắn với sự sáng tạo vĩ đại, có tầm cỡ xã hội và ý nghĩa lịch
sử.
II. Phân loại năng lực
1. Theo mức độ phát triển
- Năng lực tái tạo: Đạt kết quả khi làm theo mẫu có sẵn; thể hiện ở
những người thông thạo trong lĩnh vực mình hoạt động.
- Năng lực sáng tạo: Tiến hành hoạt động theo một cách thức mới,
độc đáo; biểu hiện ở những người đem lại những giá trị quí giá cho
bản thân và xã hội.
2. Theo sự chuyên môn hóa
- Năng lực chung: Là thuộc tính trí tuệ cơ bản, cần thiết cho nhiều
lĩnh vực, hoạt động khác nhau.
- Năng lực riêng: Là năng lực đặc trưng cho một lĩnh vực nhất định
của hoạt động xã hội.
III. Điều kiện của sự phát triển năng lực
1. Điều kiện tự nhiên – Tư chất
- “Tư chất”: Là những đặc điểm riêng của cá nhân về mặt giải phẫu
sinh lý và những chức năng của chúng được biểu hiện trong những
hoạt động đầu tiên của con người.
- Quan trọng nhất là hệ thần kinh và các giác quan ➔ Qui định
“Kiểu thần kinh” của cá nhân

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 27


- Nhưng “tư chất” không trực tiếp làm nên thiên tài.
- “Tư chất” còn bao gồm yếu tố tự tạo, biến đổi
➔ Tư chất = tiền đề tự nhiên
2. Điều kiện xã hội
- Năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt
động của cá nhân.
- Chịu chi phối bởi trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.
- Phụ thuộc vào chết độ xã hội (giai cấp, địa vị)
- Giáo dục là yếu tố tác động tích cực nhất.
- Được quyết định bởi ý chí của cá nhân

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 28

You might also like