You are on page 1of 3

NỘI DUNG MỞ RỘNG

Chương 2 – Các hiện tượng tâm lý người


Bài 2. Hoạt động nhận thức – TRÍ NHỚ

I. Khái niệm chung


1. Định nghĩa
Trí nhớ là một quá trình nhận thức phản ánh những kinh nghiệm đã
trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng
2. Vai trò của trí nhớ
- Xác định được phương hướng để thích nghi
- Là giai đoạn trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính
- Là thành phần tạo nên nhân cách
3. Cơ sở sinh lý của trí nhớ
- Là sự hình thành những đường liên hệ thần kinh tạm thời:
- Phản xạ có điều kiện là CSSL của sự ghi nhớ
- Sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời là CSSL của
sự giữ gìn và tái hiện

II. Các loại trí nhớ


1. Dựa vào nội dung phản ánh
- Trí nhớ vận động
- Trí nhớ cảm xúc
- Trí nhớ hình ảnh
- Trí nhớ từ ngữ - logic
2. Dựa trên tính mục đích
- Trí nhớ không chủ định
- Trí nhớ có chủ định
3. Dựa vào thời gian củng cố và gìn giữ
- Trí nhớ ngắn hạn
- Trí nhớ dài hạn

III. Các giai đoạn cơ bản của trí nhớ


1. Ghi nhớ (tạo dấu vết trên vỏ não)
Quá trình hình thành dấu vết của đối tượng mà ta đang tri giác trên
vỏ não, đồng thời hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới với tài
liệu cũ đã có, cũng như giữa các bộ phận của bản thân tài liệu với
nhau
a. Ghi nhớ không chủ định
- Không: đặt mục đích, nỗ lực ý chí, căng thẳng thần kinh, phương
pháp
- Phụ thuộc vào: mức độ cảm xúc, nhu cầu, hứng thú
- Kinh nghiệm sống được mở rộng và phong phú
b. Ghi nhớ có chủ định
- Có: mục đích trước, nỗ lực, phương pháp, phương tiện
- Gồm:
* GN máy móc:
+ Dựa vào sự liên hệ bề ngoài, không để ý đến nội dung, ý
nghĩa.
+ Lặp đi lặp lại một cách đơn giản -> học vẹt
+ Tri thức mang tính hình thức, tốn thời gian
+ Hữu ích khi tài liệu không có nội dung khái quát

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 10


* GN ý nghĩa:
+ Gắn liền với tư duy
+ Chủ yếu trong học tập –> tri thức sâu sắc và bền vững
+ Ghi nhớ theo điểm tựa = Lập dàn ý
 Thuật nhớ
* Các biện pháp ghi nhớ
- Xác định rõ ràng nội dung ghi nhớ
- Xác định rõ trọng tâm
- Tri giác đối tượng tốt nhất
- Hiểu tài liệu
- Ôn tập thường xuyên và định kỳ
- Sử dụng các phương tiện trực quan và ngôn ngữ
2. Gìn giữ
- Quá trình củng cố vững chắc những dấu vết do ghi nhớ
- Diễn ra đồng thời và ngay sau ghi nhớ
+ GG tiêu cực: lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản
+ GG tích cực: tái hiện lại trong ký ức, không tri giác lại ->
Ôn tập
- Có tính chọn lọc
3. Nhận lại và nhớ lại (tái hiện)
Quá trình nảy sinh ở trong não những hình ảnh của sự vật, hiện
tượng đã được con người tri giác trước kia
a. Nhận lại
- Quá trình nảy sinh ở trong não những hình ảnh sv, ht đã được tri
giác trước kia, hiện tại lại được xuất hiện một lần nữa (đồng nhất
hóa)
- Không là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ
- Tính chính xác và tốc độ phụ thuộc vào độ bền vững của ghi nhớ
- Có thể sai do tri giác trước đây sai, hoặc hiểu biết quá ít
- Hiện tượng “đã thấy”
b. Nhớ lại
- Quá trình xuất hiện lại trong não những hình ảnh sv, ht đã được
tri giác trước kia, hiện tại không còn trực tiếp tác động nữa.
- Là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ
+ Có chủ định
+ Không chủ định (sực nhớ)

IV. Nhớ và quên


1. Qui luật của nhớ và cách nhớ (thường hay nhớ những gì->)
a. Qui luật trí nhớ
- Những thời điểm đầu và cuối của một quá trình
- Những biến cố quan trọng của cuộc đời; cảm xúc mạnh mẽ
- Liên quan đến cuộc sống, nhu cầu, hứng thú, nghề nghiệp
- Được tổ chức hoạt động nhớ tốt
- Vận dụng trong thực tiễn
b. Nhớ nhanh, lâu bền, chính xác
- Xác định rõ mục đích
- Phối hợp giác quan
- Chú ý cao + tình cảm
- Phương tiện, biện pháp thích hợp
- Giữ gìn tốt = ôn tập
- Phối hợp với các hoạt động tâm lý khác
- Phương pháp nhớ khoa học
2. Qui luật quên và cách chống quên
Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 11
Quên là biểu hiện của sự không nhận lại và nhớ lại được hoặc nhận
lại nhớ lại sai
a. Mức độ của quên
- Quên hoàn toàn: không nhận lại và nhớ lại được
- Quên cục bộ: không nhớ lại được nhưng nhận ra được
- Quên tạm thời: một thời gian dài không nhận lại được, đột nhiên
“sực nhớ”
b. Qui luật của sự quên
Con người thường quên:
- Không hợp nhu cầu, hứng thú
- Không hoặc ít liên quan cuộc sống cá nhân
- Ít lặp đi lặp lại
- Giữa của 1 quá trình
- Kích thích mới lạ hay mạnh
c. Nguyên nhân quên
- Thiếu tập trung tư tưởng để ghi nhớ
- Khả năng quan sát chưa cao
- Tổ chức hoạt động chưa thật khoa học
- Sức khỏe không tốt
d. Trình tự quên
Nhanh lúc đầu, giảm dần về sau
Chi tiết trước, ý chính sau
Chi tiết không gây hứng thú -> quên nhanh
Nội dung kém hấp dẫn quên nhanh
Khối lượng nhiều quên nhanh
e. Chống quên thế nào->
ÔN TẬP
- Tích cực
- Ngay sau khi ghi nhớ
- Xen kẽ
- Phân phối thời gian nhiều lần

Biên soạn: HOÀNG ANH (Viện SPKT – ĐHSPKT TP.HCM) 12

You might also like