You are on page 1of 9

Câu 1: Trí nhớ là gì?Vai trò của trí nhớ đối với đời sống cá nhân?

a.Khái niệm trí nhớ


Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại
những điều mà con người đã trải qua.
b.Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống
tâm lí con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có
kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể có ý
thức bản ngã, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được.
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu đucợ để con người có đời sống tâm
lý bình thường.Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để đạt được con
người có phát triển được các chức năng tâm lý bậc cao, để con người
tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn kinh nghiệm trong cuộc sống và
hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội.
Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn.Nó giữ lại các kết
quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thẻ học tập và phát
triển trí tuệ của mình.
Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường.
Câu 2: Trình bày các quá trình cơ bản của trí nhớ và ứng dụng của nó
trong đời sống và trong dạy học.
Trí nhớ là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều quá trình thành
phần:quá trinhd ghi nhớ, quá trình giữ gìn, quá trình tái hiện và quá trình
quên. Mỗi quá trình này có một chức năng xác định, nhưng chúng không
đối lập nhau, mà phụ thuộc vào nhau, chuyển hóa cho nhau
1.Quá trình ghi nhớ
Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên vủa một hoạt động nhớ. Đó là quá trình tạo
nên dấu vết của đối tượng trên vỏ não, đồn thời cũng là quá trình gắn đối
tượng dó với những kiến thức đã có. Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để
tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm.
Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc không chỉ vào nội dung, tính chất
của tài liệu nhớ mà còn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích,
phương thức hành động của cá nhân. Nhiều công trình nghiên cứu về
mối quan hệ giữa sự ghi nhớ và hoạt dộng đã khẳng định rằng, sự ghi
nhớ một tài liệu nào đó là kết quả của hành động với tài liệu đó, đồng
thời nó là điều kiện, phuonge tiện để thực hiện các hành động tiếp theo.
Có nhiều hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia
thành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định
- Ghi nhớ không chủ định:Đó là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ
trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật
nào để ghi nhớ, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên. Tuy nhiên
không phải mọi sư kiện, hiện tượng đều được ghi nhớ một cách không
chủ đích như nhau. Mức độ ghi nhớ phụ thuộc vào sự tập trung chú ý
cao độ hay một xúc cảm mạnh mẽ thì sự ghi nhớ sẽ đạt hiệu quả cao. Do
vậy, trong dạy học, nếu giáo viên tạo ra được ở học sinh động cơ học tập
đúng đắn, có hứng thú sâu sắc đối với môn học thì học sinh sẽ dễ dàng
ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định, việc học tập trở nên nhẹ
nhàng, hấp dẫn.
- Ghi nhớ có chủ định
Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo một mục đích đã định từ trước;
nó đòi hỏi một sự nỗ lực ý chí nhất định, cũng như những thủ thuật và
các biện pháp ghi nhớ. Hiệu quả của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc
nhiều vào động cơ, mục đích của sự ghi nhớ. Hoạt động học tập của học
sinh và giảng dạy của giáo viên chủ yếu được dựa trên loại ghi nhớ có
chủ định. Thông thường có hai cách ghi nhớ có chủ định sau: ghi nhớ
máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa.
Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều
lần một cách giản đơn. Sự học vẹt là một biểu hiện điển hình của loại
ghi nhớ này. Nói chung, học sinh nhớ máy móc trong những trường hợp
sau:
a) Không thể hiểu hoặc lười không chịu tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu
b) Các phần tài liệu rời rạc, không có quan hệ logic với nhau
c) Giáo viên thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng câu từng chữ trong
sách giáo khoa. Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức
một cách hình thức và tốn nhiều thời gian. Tuy vậy, ghi nhớ máy móc
trở nên hữu ích trong trường hợp ta phai ghi nhớ những tài liệu không có
nội dung khái quát, ví dụ như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng,
ngày tháng năm sinh, v.v...
Ghi nhớ có ý nghĩa là loại ghi nhở dựa trên sự thông hiểu nội dung của
tài liệu, trên sự nhận thức được những mối liên hệ lôgíc giữa các bộ
phận của tài liệu đó. Loại ghi nhớ này gắn liền với quá trình tư duy. Một
hình thức điển hình của loại ghi nhớ này trong hoạt động học tập là
phương pháp ghi nhớ theo điểm tựa. Ghi nhớ có ý nghĩa là loại ghi nhở
chủ yếu trong hoạt động học tập của học sinh, nó bảo đảm lĩnh hội tri
thức một cách sâu sắc, bền vững và nếu quên thì cũng dễ nhớ lại hơn.
Nó tốn ít thời gian hơn so với ghi nhớ máy móc, nhưng lại tiêu hao năng
lượng thần kinh nhiều hơn
- Học thuộc lòng và thuật nhớ
Có nhiều trường hợp ta phải học thuộc lòng một tài liệu nào đó, ví dụ
học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, các bài khoá, các từ nước
ngoài, hay giáo án, v.v... Học thuộc lòng là sự kết hợp ghi nhớ có ý
nghĩa với ghi nhớ máy móc, nghĩa là ghi nhớ máy móc trên cơ sở thông
hiểu tài liệu ghi nhớ. Nó hoàn toàn khác với học vẹt. Thuật nhớ là sự ghi
nhớ có chủ định bằng cách tự tạo ra mối liên hệ bề ngoài, giả tạo để dễ
nhớ, ví dụ ta đặt các từ cần nhớ thành một câu có vần điệu để dễ nhớ.
2. Quá trình gìn giữ
Gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành
được trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Có hai hình thức gìn giữ: tiêu
cực và tích cực. Gìn giữ tiêu cực là sự gìn giữ được dựa trên sự tri giác
đi tri giác lại nhiều lần đối với tài liệu một cách giản đơn. Còn gìn giữ
tích cực là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách nhớ lại (tái hiện) trong
óc tài liệu đã ghi nhớ, mà không phải tri giác lại tài liệu đó.
Trong hoạt động học tập của học sinh, quá trình gìn giữ được gọi là ôn
tập. Kinh nghiệm "đi truy, về trao" của học sinh chính là một cách ôn tập
tích cực.
3. Quá trình nhận lại và nhớ lại
Kết quả của quá trình ghi nhớ và gìn giữ được thực hiện trong quá trình
nhận lại và nhớ lại. Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong
điều kiện tri giác lại đối tượng đó. Nhận lại diễn ra là do cái được tri giác
trong lúc này giống với cái đã tri giác trước đây. Khi tri giác lại cái đã tri
giác trước đây, ở ta sẽ xuất hiện một cảm giác "quen thuộc" đặc biệt,
chính cảm giác này là cơ sở của sự nhận lại. Nhớ lại là biểu hiện cao của
trí nhớ tốt, là khả năng làm sống lại những hình ảnh của sự vật hiện
tượng đã được ghi nhớ trước đây mà không cần dựa vào sự tri giác lại
những đối tượng đã gây nên hình ảnh đó.
Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủ định hoặc chủ định.
Khi nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục những khó khăn
nhất định, phải có sự nỗ lực ý chí thì gọi là sự hồi tưởng. Khi nhớ lại các
hình ảnh cũ được khu trú trong không gian và thời gian thì gọi là hồi ức.
Trong hồi ức, Chúng ta không chỉ nhớ lại các đối tượng đã qua, mà còn
đặt chúng vào một thời gian và địa điểm nhất định.
Câu 3: Trình bày các loại trí nhớ và ý nghĩa của chúng trong đời sống và
trong dạy học.
Trí nhớ được chia làm nhiều loại theo tiêu chí khác nhau, trong đó có
năm cách phân loại phổ biến như sau:
- Dựa vào nguồn gốc hình thành trí nhớ ta có trí nhớ giống loài và trí
nhớ cá thể
- Dựa vào tính tích cực nổi bật nhất( giữ địa vị thống trị) trong một hoạt
đọng nào đó ta có trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và
trí nhớ từ ngữ-logic
- Dựa vào tính mục đích của hoạt đọng ta có trí nhớ không chủ đích và
trí nhớ có chủ đích
- Dựa vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt đọng ta có
trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
- Dựa vào tính ưu thế, chủ đạo của giác quan nào đó trong trí nhớ ta có
trí nhớ bằng mắt, trí nhớ bằng tai, trí nhớ bằng tay, trí nhớ bằng mũi,..
1.Trí nhớ giống loài và trí nhớ cá thể
Trí nhớ giống loài là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát
triển chủng loại, mang tính chung cho cả giống loài và được biểu hiện
dưới hình thức những bản năng, những phản xạ không điều kiện. Còn trí
nhớ cá thể là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển cá
thể, không mang tính chất giống loài, mà mang tính chất cá thể. ở động
vật loại trí nhớ này được biểu hiện ở những kĩ xảo, những phản xạ có
điều kiện. ở con người, trí nhớ cá thể được biểu hiện ở kho tàng kinh
nghiệm cá nhân phong phú của mỗi chúng ta.
2. Trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ
lôgic
- Trí nhớ vận động
Loại trí nhớ này phản ánh những cử động và những hệ thống cử động. ý
nghĩa to lớn của loại trí nhớ này là ở chỗ: nó là cơ sở để hình thành
những kĩ xảo thực hành và lao động khác nhau: đi đứng, viết lách, v.v...
sự "khéo chân khéo tay", những "bàn tay vàng" là những dấu hiệu của trí
nhớ vận động tốt.
- Trí nhớ cảm xúc
Loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người.
Những rung cảm, trải nghiệm được giữ lại trong trí nhớ bộc lộ như là
những tín hiệu hoặc kích thích hành động, hoặc kìm hãm hành động mà
trước đây đã gây nên những rung cảm dương tính hoặc âm tính. Khả
năng đồng cảm với người khác, với các nhân vật trong sách... đều được
dựa trên cơ sở của trí nhớ cảm xúc.
- Trí nhớ hình ảnh
Đó là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng thị giác, thính
giác, khứu giác, vị giác của các sự vật, hiện tượng đã tác động vào ta
trước đây. Loại trí nhớ này có thể đạt đến trình độ phát triển cao một
cách lạ thường trong điều kiện nó phải bù trừ hoặc thay thế cho những
loại trí nhớ đã bị mất, chẳng hạn như những người mù, điếc,... Nó thật
đặc biệt phát triển ở những người làm nghề "nghệ thuật". Đôi khi ta gặp
những người gọi là trí nhớ thị giác, nghĩa là loại trí nhớ mà biểu tượng
của nó nảy sinh trong óc một cách sống động, tựa như sự vật, hiện tượng
đang có trước mặt, tựa như con người "nhìn thấy" những vật không có
trước mặt, "nghe thấy" những âm thanh không có trong hiện tại - đó là
loại biểu tượng đặc biệt, rất chi tiết, đầy đủ như là hình ảnh của tri giác
vậy.
- Trí nhớ từ ngữ - lôgíc
Loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩ, tư tưởng của con người. ý nghĩ,
tư tưởng không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được vì vậy người ta gọi
loại trí nhớ này là trí nhớ từ ngữ - lôgíc. Hệ thống tín hiệu thứ hai có vai
trò chính trong loại trí nhớ này. Đây là loại trí nhớ đặc trưng cho con
người, ở con vật không có. Trên cơ sở sự phát triển của các loại trí nhớ
kể trên, trí nhớ từ ngữ - lôgíc trở thành loại trí nhớ chủ đạo ở con người,
nó giữ vai trò chính trong sự lĩnh hội tri thức của học sinh trong quá
trình dạy học.
3. Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định
Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ mà trong đó việc ghi nhớ, gìn giữ
và tái hiện một cái gì đó được thực hiện không theo mục đích định trước.
Còn trí nhớ có chủ định thì ngược lại, nghĩa là được diễn ra theo những
mục đích xác định. Hai loại trí nhớ này là hai mức độ phát triển nối tiếp
nhau của trí nhớ, chúng đều giữ vai trò quan trọng đối với đời sống và
hoạt động của mỗi người.
4. Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
Gần đây, trong việc nghiên cứu người ta chú ý nhiều đến giai đoạn đầu
tiên của việc ghi nhớ, đến việc củng cố các dấu vết của các tác động bên
ngoài và đến bản thân quá trình hình thành các dấu vết đó. Muốn cho
một tài liệu nào đó được củng cố trong trí nhớ thì nó cần được chủ thể
chế biến một cách thích hợp. Việc chế biến đó đòi hỏi một thời gian nhất
định, gọi là thời gian củng cố ("gắn chặt") các dấu vết. Nếu thời gian này
diễn ra ngắn ngủi chốc lát và do đó dấu vết được giữ lại cũng chỉ trong
một thời gian ngắn ngủi, thì đó gọi là trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn
được con người sử dụng trong trường hợp phải thực hiện những hành
động, những thao tác cấp bách, nhất thời. Sau khi hành động hay thao
tác được thực hiện thì trí nhớ trở nên không cần thiết nữa. Vì vậy người
ta còn gọi trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ tác nghiệp. Nếu thời gian củng cố
các dấu vết được kéo dài sau nhiều lần lặp lại và tái hiện nó, và do đó,
những dấu vết ấy được gìn giữ dài lâu, thì gọi đó là trí nhớ dài hạn. Tuỳ
theo nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể trong từng hoạt động của con người mà
cả hai loại trí nhớ này đều có vai trò quan trọng trong đời sống và trong
công tác của chúng ta.
5. Trí nhớ bằng mắt, bằng tai, bằng tay
Mỗi người chúng ta thường thiên về việc sử dụng một loại giác quan nào
đó là chính trong quá trình ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện (bằng mắt, bằng
tai, bằng tay...). Đó là một đặc điểm cá nhân của trí nhớ mỗi người mà
khi rèn luyện trí nhớ ta cần phải tính đến. Dĩ nhiên, tất cả các loại trí nhớ
trên đây đều liên hệ qua lại với nhau, bởi vì các tiêu chuẩn phân loại trí
nhớ trên đây đều liên quan đến các mặt khác nhau trong hoạt động của
con người, các mặt này được biểu hiện không phải một cách riêng lẻ, mà
thành một thể thống nhất. Ngoài ra, giữa các loại trí nhớ trong cùng một
tiêu chuẩn phân loại cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Câu 4: Nêu các biện pháp, cách thức để có trí nhớ tốt hơn.
Muốn có trí nhớ tốt phải rèn luyện thường xuyên để nâng cao khả năng
ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu nhớ
*Cách ghi nhớ tốt
- Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ, có hứng thú,say mê với tài liệu
ghi nhớ, ý thức đucợ tầm quan trọng của tài liệu ghi nhớ và xác định
đucợ tâm thế ghi nhớ lâu dài đới với tài liệu
- Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí nhất, phù
hợp với tính chất và nội dung của tài liệu, với nhiệm vụ và ục dích ghi
nhớ. Để ghi nhớ tốt tài liệu học tập đòi hỏi người học phải lập dàn bài
cho tài liệu học tập, tức là phát hiện những đơn vị logic cấu tạo nên tài
liệu đó.Dàn ý này đucợ xem là điểm tựa để luyện tập(củng cố) và tái
hiện khi cần thiết.
- Phải biết phối hợp nhiều giác quan đẻ ghi nhớ, phải sử dụng các thao
tác trí tuệ để ghi nhớ tài liệu, gắn tài liệu ghi nhớ với vốn kinh nghiệm
của bản thân.
*Cách gìn giữ trí nhớ tốt
- Phải ôn tập một cách tích cực, nghĩa là ôn tập bằng cách tái hiện là chủ
yếu.Việc tái hiện có thể tiến hành theo trình tự sau:
+ Cố gắng tái hiện toàn bộ tài liệu một lần
+ Tiếp đó tái hiện từng phần, đặc biệt là những phần khó
+ Sau đó lại tái hiện toàn bộ tài liệu
+ Phân chia tài liệu thành những nhóm yếu tố cơ bản của nó
+ Xác định mối quan hệ trong mỗi nhóm
+ Xây dựng cấu trúc logic của tài liệu dựa trên mối quan hệ giữa các
nhóm
- Phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi ghi nhớ tài liệu(học bài nào xào
bài đó)
- Phải ôn tập xen kẽ, không nên ôn một lúc một môn
- Ôn tập phải có nghỉ ngơi, không nên ôn tập liên tục trong một thời gian
dài.
- Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập.

You might also like