You are on page 1of 22

CHUYÊN ĐỀ 1

ỨNG DỤNG MỘT SỐ KIẾN THỨC TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC

VÀO HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM

BÀI 1. NÃO BỘ VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Sơ lược về não bộ

- Trung tâm xử lí thông tin của hệ thần kinh

- Giải mã tín hiệu từ các tế bào thần kinh

- Điều khiển cách chúng ta suy nghĩ cảm nhận...

Sơ lược về não bộ: Đại não (Cerebrum, sensing, think, imagine), Tiểu não (Cerebellum,
Motion, balance, learning new things), Cuống não (Brainstem, automatic actions in the
body, breathing, digestion, etc)

a. Cấu tạo của tế bào thần kinh

b. Chức năng của nơron

Tiếp nhận, chọn lọc để lưu giữ thông tin, xử lí

2. Cấu trúc ba não (Paul Donald MacLean)

Não mới (não người), não thú, não bò sát (não cổ)

Reptilian: não bò sát

Limbic: não thú

Neo-cortes: vỏ não mới

a. Não bò sát (não nguyên thủy)

Là trung khu của các chức năng cơ bản, dựa trên bản năng và phạn xạ và thể hiện ở một
số tập tính thường gặp
(Cái nào là an toàn, khi nào cần tự vệ)

b. Não thú

Vị trí não giữa, gắn với cảm xúc và xúc cảm, có vai trò quan trọng đối với quá trình nhận
thức.

c. Đại não

Tổ chức vật chất phức tạp và tinh xảo. Có nhiều vùng khác nhau. Mỗi cùng có một chức
năng nhất định. Tuy nhiên vẫn luôn hoạt động rất chặt chẽ nhịp nhàng.

Não bò sát: tạo sự an toàn

Não thú: tạo sự thoải mái, vui vẻ, hứng thú

Đại não: bước vào bài học

Bài học sư phạm:

• Tạo môi trường an toàn cho trẻ

• Thiết kế các hoạt động phong phú, phù hợp với đặc thù lứa tuổi

• Tôn trọng, tin tưởng

3. Hệ viền limbic

Limbic liên quan đến quy trình cảm xúc, hệ viền được tham khảo như hệ thống cảm xúc.

Hệ thống hệ viền limbic thừa kế từ Mclean. Hệ thống viền không còn liên quan và chính
xác về giải phẫu (nó bị bỏ qua) thay thế hệ thống não cảm xúc. (brain emotion system)

Cấu tạo chính: hồi hải mã (Hippocampus), tuyến yên (Pituitary gland), hạnh nhân
(Amygdaloid), và vùng dưới đồi (Hypothalamus).

 Liên quan chặt chẽ không chỉ với cảm xúc mà với quá trình học tập.

Chăm sóc cho Hồi hải mã và hệ limbic:


Vùng làm việc suốt ngày, ban đêm cũng là bộ phận năng động nhất, lợi dụng thời gian để
lấy sức và tiếp tục xử lí củng cố dữ liệu và thành lập kí ức.

Ngủ ngon, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn

4. Nhịp sinh học và các chất dẫn truyền thần kinh

Nhịp sinh học là một quá trình bên trong và là quá trình tự nhiên, điều chỉnh chu kì ngủ -
thức của cơ thể và lặp lại khoảng 24 giờ.

Ba yếu tố giúp đo và ảnh hưởng nhịp sinh học: sự sản sinh ra Melatonin ở tuyến yên,
nhiệt độ cơ thể tối thiểu, nồng độ Cortisol trong huyết tương.

Một số lưu ý về cortisol:

Là một hormone nội tiết thiết yếu cho sự cân bằng của cơ thể (homeostasis).

Giúp cho cơ thể đáp ứng lại với sự căng thẳng trong đời sống.

Có nhịp thay đổi trong 24 giờ: tiết ra nhiều trong 8 giờ sáng và thấp nhất lúc 4 giờ chiều.

Sau khi căng thẳng các chức năng của cơ thể và mức Cortisol cần trở về mức bình
thường.

Người ta sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe nếu có quá nhiều hay quá ít.
BÀI 2. TIẾN TRÌNH HỌC TẬP DƯỚI GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC

1. Tâm lý và tâm lý học

Tâm lý - những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền với HĐ và
điều hành HĐ của con người.

Tâm lý học - khoa học về các hiện tượng tâm lý của con người.

Tâm lí là sự phản ánh hiện thức khách quan vào não và mang tính chủ thể. Bản chất xã
hội – lịch sử.

2. Tiến trình xử lí thông tin của não bộ

3. Trí nhớ và hoạt động học tập

 Trí nhớ: là sự ghi lại gìn giữ và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu được trong
hd sống của mình.

Các loại trí nhớ:


 Bốn quá trình ghi nhớ: Ghi nhớ - Gìn giữ - Tái hiện – Quên

Ghi nhớ: là quá trình tiếp nhận thông tin và ghi lại trong trí nhớ (ghi nhớ có chủ đích và
không có chủ đích)

Gìn giữ: là quá trình trí nhớ có nhiệm vụ củng cố lại những ấn tượng dấu vết hình ảnh đã
được hình thành trong quá trình ghi nhớ.

Tái hiện: là quá trình làm sống lại những nội dung đã ghi lại trước đây (nhận lại – nhớ lại
– hồi tưởng)

Quên: là quá trình không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào lúc cần thiết.

 Vai trò của trí nhớ:

Cung cấp tài liệu cho toàn bộ quá trình nhận thức

Quan hệ với tất cả các phẩm chất nhân cách, thuộc tính nhân cách

Là một chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá năng lực con người

 Quá trình hình thành trí nhớ: Lưu giữ tt ở TKTW gồm 3 tiến trình (ghi nhận – lưu
trữ - tìm kiếm và truy xuất)

Cụ thể:

▪ Bước đầu tiên của tiến trình, T.tin được ghi nhận qua các cơ quan phân tích như tai,
mắt.
▪ Sau đó, T.tin được mã hóa và lưu trữ trong não.

▪ Khi chúng ta cần T.tin nào đó, não sẽ truy xuất ra từ kho dữ liệu đã lưu trữ.

 Quá trình hình thành trí nhớ đòi hỏi sự tham gia của nhiều vùng trên vỏ não: thùy
trán, thùy thái dương, đồi thị, đồi hải mã.

Những nguyên nhân làm giảm trí nhớ

Ứng dụng vào học tập:

➢ Để ghi nhớ tốt cần giúp người học lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp
lý nhất, phù hợp với tài liệu và với nhiệm vụ, mục đích ghi nhớ.

➢ Để gìn giữ tốt, phải tích cực ôn tập ngay sau khi ghi nhớ tài liệu, ôn xen kẽ các môn
học, không nên ôn liên tục trong thời gian dài và phải có thời gian nghỉ ngơi.

➢ Để hồi tưởng được, phải kiên trì và có niềm tin, khi đã hồi tưởng sai thì phải bắt đầu
hồi tưởng lại từ đầu theo một cách mới, cần đối chiếu với những hồi ức khác có quan hệ
trực tiếp với nội dung của hồi ức mà ta đang cần nhớ lại, phát huy tính tích cực của tư
duy, sử dụng liên tưởng để hồi tưởng một vấn đề gì đó.

4. Sự phát triển trí nhớ theo lứa tuổi

 Học sinh tiểu học (L1-L5) lứa tuổi đi học:

Trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển hơn trí nhớ từ ngữ - lo gic. Giữ vai trò quan
trọng trong HĐHT

Ghi nhớ, gìn giữ và nhớ lại các tài liệu trực quan tốt hơn tài liệu bằng lời. Ghi nhớ máy
móc phát triển (ghi nhớ từng câu, từng chữ).

Tính không chủ định vẫn chiếm ưu thế trong ghi nhớ và tái hiện. Đặc biệt là các lớp đầu
bậc tiểu học.
 Học sinh trung học (L6-L9) tuổi khó bảo, khủng hoảng (giai đoạn quá độ)

1. Trí nhớ của học sinh THCS thay đổi về chất, tính chủ định trong trí nhớ tăng lên, trí
nhớ dần mang tính chất của một quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức.

2. Khả năng ghi nhớ và nhớ lại có chủ định đạt tới trình độ khá cao, ghi nhớ máy móc
giảm, ghi nhớ có ý nghĩa tăng.

3. Biết chọn lọc nội dung ghi nhớ, có nhiều tiến bộ trong ghi nhớ tài liệu trừu tượng.

4. Có ý thức chọn lọc cách ghi nhớ và phương thức ghi nhớ

Đặc điểm trí nhớ học sinh THCS

Dạy cho HS phương pháp ghi nhớ logic (biết phân đoạn theo ý nghĩa, tìm điểm tựa, ôn
tập, lập dàn bài để nhớ)

Giải thích cho hs hiểu sự cần thiết phải ghi nhớ chính xác các định nghĩa, quy luật

Khi tổ chức QT ghi nhớ, phải kiểm tra bằng sự tái hiện -> biết hiệu quả của ghi nhớ

Rèn cho học sinh kinh nghiệm trình bày nội dung đã ghi nhớ theo cách diễn đạt riêng

 Học sinh PT (L10-L12)

Đặc điểm trí nhớ:

TN có chủ định phát triển

Ghi nhớ từ ngữ, logic chiếm ưu thế


Biết xác định TL cần nhớ, lựa chọn cách nhớ

Một số em còn ghi nhớ đại khái, học vẹt

Ứng dụng sư phạm

Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm

Ôn tập kiến thức thường xuyên

Sử dụng kết hợp phương pháp ghi nhớ

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn

 Sinh viên (17t – 25t)

Đặc điểm trí nhớ

Trí nhớ diễn ra trong suốt quá trình học tập, quá trình ghi nhớ và KN ghi nhớ phát triển ở
mức độ cao giúp SV tích lũy tri thức, KN, KX nghề nghiệp.

Chủ yếu là ghi nhớ ý nghĩa nội dung các môn học, ghi nhớ máy móc trong học ngoại
ngữ.

Trí nhớ ngắn hạn được SV sử dụng nhiều.

Ứng dụng sư phạm

Sinh viên phải ghi nhớ tài liệu lâu dài để kiểm tra, thi, sử dụng cho nghề nghiệp sau này.

SV phải ghi nhớ và tích lũy tri thức, thông tin, kinh nghiệm cần thiết để sử dụng cho nghề
nghiệp sau này.

5. Một số phương pháp rèn luyện trí nhớ cho người học

Phương pháp Loci

▪ PP loci là PP nhớ bằng cách kết hợp không gian và thời gian.
▪ PP này giúp bạn ghi nhớ bằng cách liên kết vật mà bạn muốn ghi nhớ với nơi thân quen,
thường xuyên tiếp xúc và bạn biết rất rõ bạn có thể dễ dàng nhớ ra xâu chuỗi và bật ra thứ
bạn muốn ghi nhớ.

Cách thức hoạt động

▪ PP loci sử dụng không gian và thời gian hằng ngày để lưu trữ những điều cần nhớ.

▪ Nhờ vào những không gian quen thuộc hằng ngày, chúng ta lặp đi lặp lại và thay thế
những hình ảnh đó bằng những thứ ta muốn ghi nhớ những vật dụng chúng ta cần nhớ trở
nên nổi bật và khó quên trong kí ức.

6. Cảm xúc và động lực học tập của người học

Cảm xúc: Cảm xúc là sự phản ứng, sự rung động của con người trước tác động của ngoại
cảnh. Cảm xúc là yếu tố bên trong và chỉ xuất hiện khi có tác động của các yếu tố bên
ngoài.

Các loại cảm xúc

Xúc động: là một dạng cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian ngắn
và khi có xúc động thì con người không làm chủ được mình.

Tâm trạng: là một dạng cảm xúc có cường độ yếu và kéo dài, con người không ý thức
được nguyên nhân gây ra nó
Cảm xúc tiêu cực: là những cảm xúc thụ động, tránh đấu tranh, gồm: Chán; Ghét, hận;
Tức giận, kích động, quá khích; Sợ hãi, nhút nhát

Cảm xúc tích cực: là những cảm xúc khẳng định, dấn thân, gồm: Thích; Yêu; Hưng phấn,
phấn khích; Tự tin

 Cảm xúc và hoạt động học tập


 Ảnh hưởng của cảm xúc đến hoạt động học tập

Ảnh hưởng tiêu cực (CX tiêu cực): Khiến người học hoàn toàn không chịu học. Cư xử
không đúng mực. Cản trở hành động của thầy cô và bạn bè.

Ảnh hưởng tích cực (CX tích cực): Giúp người học học tập tốt hơn. Tạo ra động lực học
tập.

 Động lực của học tập

Động lực (động cơ) học tập là yếu tố định hướng, thúc đẩy HĐ học tập, nó phản ánh đối

tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người học.

Hai loại động cơ học tập: Động cơ bên trong (Động cơ hoàn thiện tri thức), Động cơ bên
ngoài (Động cơ quan hệ xã hội)

Ứng dụng sư phạm

➢ Phải thiết lập môi trường học tập thuận lợi, môi trường yên tĩnh nhưng phải có các tác
nhân kích thích thị giác và xúc giác (vì tác nhân này sẽ kích thích các bộ phận khác nhau
của não bộ hoạt động, giúp người học kết nối với thông tin chính xác hơn).

➢ GV phải tổ chức HĐ học tập sao cho nó trở nên có ý nghĩa (các n/c đã chỉ ra nếu HS
không …)

➢ Không nên học liên tục, người học cần những khoảng thời gian nghỉ giữa giờ để
không cảm thấy bị quá tải.
➢ Cần quan tâm đến những yếu tố về mặt sinh học như nhiệt độ, tư thế ngồi học vì nó
góp phần đáng kể để tạo ra môi trường học tập lý tưởng.

7. Tiến trình tư duy và hoạt động học tập

Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong có tính qui luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà
trước đó ta chưa biết.

Đặc điểm của tư duy: tính khái quát, tính có vấn đề, có mối liên hệ mật thiết với ngôn
ngữ, có mối liên hệ mật thiết với cảm tính, tính gián tiếp, mang bản chất xã hội, lịch sử.

Các giai đoạn tư duy

Nhận thức vấn đề > Xuất hiện các liên tưởng > Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết
> Kiểm tra lại giả thuyết > Khẳng định, giải quyết vấn đề

Các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa, so sánh, trừu tượng
hóa

❖ Phân tích và tổng hợp:

▪ Phân tích: là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các bộ phận,
các thành phần khác nhau.

▪ Tổng hợp: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự
phân tích thành 1 chỉnh thể.

▪ Mối quan hệ: Phân tích và tổng hợp gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó: phân tích là cơ
sở của tổng hợp và phụ thuộc vào kiểu tổng hợp, tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích.

❖ Trừu tượng hóa và khái quát hóa:

▪ Trừu tượng hóa: là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những
mối quan hệ thứ yếu, không cần thiết và giữ lại những yếu tố cần thiết cho TD.
▪ Khái quát hóa: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại theo những thuộc tính, quan hệ chung nhất định.

▪ Mối quan hệ: Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ chặt chẽ, trong đó: TTH là cơ
sở của KQH, nhằm phục vụ cho KQH; KQH dựa trên cơ sở của TTH.

❖ So sánh:
So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất
hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các SV- HT. So sánh liên
quan chặt chẽ với phân tích và tổng hợp.

❖ Cụ thể hóa:
Cụ thể hóa là quá trình dùng trí óc để vận dụng các phương pháp chung đã được hình
thành nhằm giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn cụ thể.
6 chiếc mũ tư duy (phương pháp hỗ trợ tư duy)
Tổng kết
1. THCVĐ có tác dụng thúc đẩy, là động lực cho TD => để nâng cao khả năng học tập
cho người học, GV phải đưa ra các câu hỏi phù hợp với bài học hoặc chính người học có
thể tự đặt ra câu hỏi cho nhau rồi trả lời nhằm kích thích khả năng TD giúp nhớ bài và
hiểu bài sâu sắc hơn.
2. Phát triển tư duy cho người học phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực
quan sát và trí nhớ trong quá trình học tập. Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư
duy không thể diễn ra được.
3. Phát triển tư duy cho người học phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ trong hoạt động
học tập. Không nắm được ngôn ngữ thì người học không có phương tiện để tư duy tốt.
Đây là nhiệm vụ của giáo viên tất cả các môn học.
4. Phát triển tư duy cho người học phải tiến hành song song và thông qua việc tiếp thu tri
thức trong quá trình học tập. Mọi tri thức đều mang tính khái quát, không tư duy thì
không thể tiếp thu và vận dụng tri thức.
5. Trong quá trình học tập, để có thể hiểu bài sâu sắc thì một phương pháp hiệu quả, đó
chính là so sánh, phân biệt và tìm ra mối quan hệ giữa các phần kiến thức. Ở đây, chỉ có
tư duy mới có khả năng giải quyết vấn đề này.
Trong dạy học ngoại ngữ, người ta đã làm các thực nghiệm sau:

BÀI 3. CÁC THUYẾT HỌC TẬP


1. Thuyết hành vi – B.F.Skinner
Nội dung của thuyết hành vi
Đối tượng n/c, hình thành, kiểm soát & điều chỉnh: các hành vi (phản ứng quan sát được
từ bên ngoài )
Cơ thế sinh lý: phản xạ có ĐK (P.L.Pavlov)

n/c & hình thành hành vi: bắt đầu từ n/c & hình thành các kích thích
Trong DH: học tập là biểu hiện của PP hành vi (ứng xử) nhất định trong đ/k tác động của
các kích thích cụ thể.
Ví dụ: hành vi học từ mới, nói ra từ ‘hello’ là thành quả của thuyết hành vi
Học tập là quá trình đơn giản, trong đó những mối liên hệ phức tạp sẽ được làm cho dễ
hiểu và rõ ràng thông qua các bước HT nhỏ được sắp xếp một cách hợp lý:
Ví dụ: Luyện nói trước đám đông bằng các cách thực hành từng hành động nhỏ: nói lưu
loát, luyện nói thường xuyên,...

QT học tập: quá trình thay đổi hành vi (hiệu quả nhận rõ: luyện tập, học tập các quá trình
vận động or nhận thức đơn giản)

Các mô hình dạy học dựa trên thuyết hành vi

Điều kiện hóa cổ điển


Học tập: tác động qua lại giữa S → R nhằm thay đổi hành vi
 DH được qui về: phân tích và hình thành các kích thích theo logic: S1 → Sn, kỳ
vọng có các phản ứng R1 → Rn
Hình thành, củng cố hành vi: điều khiển trực tiếp bởi các kích thích
(củng cố các hành vi thông qua việc ôn tập thường xuyên các hành vi đó)

Mô hình DH này không tính đến yếu tố chủ thể của người học (kinh nghiệm); yếu tố bẩm
sinh (tư chất của H)
 mô hình DH này hữu hiệu: giúp H học các phản xạ đơn giản → thích ứng trong
cuộc sống
 hạn chế: nhấn mạnh tác động của G (người điều khiển); bỏ qua yếu tố chủ thể cua
H (cá thể thụ động đối với các tác động). (Chủ yếu là người dạy chứ ko phải người
học)
Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc  Học sinh phải phản ứng lại  Học sinh đúng
 khen thường  HS sai  nhắc lại đến khi đúng

Dạy học tạo tác


Hành vi tạo tác: HV được hình thành từ một hành vi trước đó của chủ thể, do tác động
vào môi trường & được củng cố, đóng vai trò là tác nhân kích thích S -> r-> s -> R
Ví dụ: Thí nghiệm con chuột
Cho con chuột vào lồng, góc lồng có cửa và đồ ăn. Ban đầu chuột cứ chạy đến khi tìm
được đồ ăn. Liên tục lặp lại đến khi cho con chuột vào lồng nó sẽ đến đồ ăn ngay.
Giai đoạn 2 sau khi nó đã quen chỗ ăn, đóng của chỗ có đồ ăn, chuột ko thể đến chỗ ăn,
nên nó phải tìm cách vào được.
HV tạo tác khác HV cổ điển:
 đáp ứng nhu cầu của chủ thể & thể hiện tính tích cực,chủ động của HV → kích thích
 tác động đến môi trường bao quanh
 yếu tố nhu cầu quyết định việc nảy sinh phản ứng
Đặc trưng của DH hành vi tạo tác:
 H tự tạo ra hành động học → thỏa mãn nhu cầu
 PPDH: thử - sai
 củng cố và trách phạt trong học tập: quyết định sự thành công của mô hình DH tạo tác
 công thức *** kết hợp PP thử - sai → công nghệ DH chương trình hóa:

2. Thuyết nhận thức xã hội – A.Bandura


Nội dung của thuyết nhận thức xã hội
- tiếp nối thuyết hành vi
- tập trung → thí nghiệm; yếu tố quan sát, đo đạc & điều khiển được
- quan hệ nhân quả:
Mô hình học tập của thuyết nhận thức XH

Cơ sở:
 hành vi có thể được hình thành từ quan sát, bắt chước
 trẻ ko làm điều người lớn nói; làm cái chúng thấy họ làm
→ việc hình thành hành vi: nhờ củng cố trực tiếp các phản ứng có kết quả + học qua kinh
nghiệm của người khác = củng cố gián tiếp khi quan sát hành vi và hậu quả của những
hành vi đó
Đặc điểm:
 hành vi cá nhân được hình thành do sự tương tác giữa: hành vi; các đặc điểm nhận
thức, nhân cách và sự kiện môi trường
 nhận thức xã hội bao gồm: quá trình tiếp thu kiến thức (học qua hành động của bản
thân) và thực hiện quan sát hành động của người khác hai loại học tập: HT qua hành
động, trải nghiệm và HT bằng quan sát hành động của người khác
Tiến trình học qua quan sát và bắt chước
Hành vi mẫu  Chú ý  Ghi nhớ  Lặp lại, tán diễn  Động cơ  Hành vi tương ứng

Vai trò của nhận thức trong học tập quan sát:
Tự kiểm soát hành vi:
Tự quan sát mình  Đánh giá, cân nhắc  Tự phản hồi
Hình thức củng cố học tập quan sát:
 người quan sát tái tạo lại hành vi của người làm mẫu
 hình thức dạy học làm gương
 tự củng cố hay tự điều khiển tác nhân củng cố của bản thân (dạng củng cố này có ý
nghĩa trong DH)
Yếu tố ảnh hưởng tới học tập quan sát:
 mức độ phát triển của người quan sát
 địa vị của người làm mẫu
 hành vi của người làm mẫu tương tự với hành vi quan sát của người quan sát
 yếu tố chủ quan của người quan sát đối với hành vi của người làm mẫu
Lưu ý khi thực hiện mô hình học tập quan sát:
 GV làm mẫu hành vi, thái độ mà họ muốn có ở người học
 người làm mẫu là người có uy tín đối với người học
 làm cho người học nhận thấy những hành vi tích cực của mình dẫn đến củng cố cho
người khác

3. Thuyết phát triển nhận thức – J.Piaget


Nội dung của thuyết phát triển nhận thức
 Jean Piaget (1896 - 1980) sáng lập môn TLH phát triển, & chuyên NC về TLH tư duy
và TLH trẻ em
 Xây dựng học thuyết về sự hình thành và phát triển trí tuệ:
• Coi trí tuệ là sự phối hợp các hành động bên trong của chủ thể, đó là những thao tác
• Trí tuệ (ko bất biến) phát triển theo từng cấp độ
 Mỗi lứa tuổi được coi là 1 giai đoạn phát triển trí tuệ và có đặc trưng riêng
Sự xuất hiện và phát triển của trí tuệ là kết quả của hai cơ J. Piaget chế cơ bản: đồng hoá
(assimilation) và điều ứng (accommodation).

Ví dụ: cấu trúc nhận thức có chức năng tạo ra sự thích ứng của cá thể với các kích thích
của môi trường
Một đứa trẻ đã nhìn thấy con mèo, có sơ đồ về con mèo, nếu gặp con mèo khác, nó sẽ
đưa hình ảnh con mèo đó vào trong sơ đồ đã có. Nhưng khi nhìn thấy con chó lần đầu
(chưa có sơ đồ về con chó) nó đưa hình ảnh con chó vào sơ đồ con mèo và nói ngay là
con mèo, dẫn đến sự không thích ứng, nó phải cải tổ lại sơ dồ con mèo (nhừ sự tham gia
của hình ảnh con chó) để tạo ra sơ đồ mới – sơ đồ con chó.
Quá trình nhận thức phụ thuộc:
 sự hình thành, chín muồi các chức năng sinh lý thần kinh
 sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông qua hành động với đối tượng
 sự tương tác của các yếu tố XH
 tính chủ thể và sự phối hợp chung của hành động
Học tập: quá trình cá nhân hình thành tri thức cho mình
 tri thức về thuộc tính vật lý: thu được bằng hành động trực tiếp với các sự vật
 tri thức về tư duy, logic: thu được qua tương tác với người khác trong các quan hệ XH
 quá trình cá nhân tổ chức các hành động tìm tòi, khám phá thế giới bên ngoài và cấu
tạo lại chúng dưới dạng các sơ đồ nhận thức
 cấu trúc thao tác nhận thức nằm trong mối tác động qua lại giữa chủ thể với đối tượng,
thông qua hành động
Mô hình học tập khám phá
Jerome Bruner vận dụng lý thuyết của J. Piaget → xây dựng mô hình DH dựa vào sự học
tập khám phá của H, với 04 yếu tố:
 hành động tìm tòi, khám phá của H
 cấu trúc tối ưu của nhận thức
 cấu trúc của chương trình DH
 bản chất của sự thưởng phạt
 người học làm trung tâm, thông qua học chủ động khám phá
 MĐ học tập: là kiến tạo kiến thức của bản thân
 GV tạo điều kiện cho việc học hơn là trực tiếp giảng bài:
+ tập chú vào tiến trình học hơn là kết quả học
+ sử dụng những phương pháp DH tích cực đòi hỏi người học khám phá lại/ kiến tạo lại
“những chân lý”
+ tổ chức học tập hợp tác cũng như cá nhân → người học tự điều chỉnh HĐ học
+ XD nhiệm vụ HT phù hợp với trình độ phát triển & hứng thú của người học
+ kiểm tra những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức
hợp

4. Thuyết nhận thức văn hóa xã hội – L.S.Vygotsky


Nội dung của thuyết nhận thức VHXH
Tầm quan trọng của VH xã hội
Vùng phát triển gần Zone of Proximal Development (ZPD)
"Khoảng cách giữa mức độ phát triển thực tế được xác định bởi khả năng giải quyết vấn
đề một cách độc lập và mức độ phát triển tiềm năng được xác định thông qua việc giải
quyết vấn đề theo hướng dẫn của người lớn hoặc phối hợp với đối tác khác, có khả năng
hơn".
Tăng khả năng và giới hạn học tập của học sinh = GV, cha mẹ, người lớn hỗ trợ, hướng
dẫn, thiết kế môi trường phù hợp. Tăng cường hỗ trợ, tương tác từ bạn học. Tăng cường
hỗ trợ, tương tác từ công nghệ.
Vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển nhận thức
 Từ 0-3 tuổi: tư duy và ngôn ngữ là các hệ thống riêng biệt, trộn với nhau vào khoảng 3
tuổi, tạo ra suy nghĩ bằng ngôn từ (thoại nội tâm)
Ở điểm này diễn ngôn và tư tưởng trở nên liên lập: tư tưởng trở thành ngôn ngữ, diễn
ngôn trở thành biểu trưng. Khi điều này xảy ra, những độc thoại của trẻ được chuyển vào
nội tâm để trở thành diễn ngôn bên trong.
 Sự PTNT là kết quả của việc chuyển ngôn ngữ vào nội tâm
ba hình thức ngôn ngữ:
diễn ngôn xã hội là truyền thông hướng ngoại dùng để trò chuyện với người khác (điển
hình là từ 2 tuổi);
diễn ngôn riêng tư (điển hình là từ 3 tuổi) trực tiếp với cái bản ngã và dùng như một chức
năng trí tuệ;
diễn ngôn nội tâm: diễn ngôn riêng tư đi xuống tầng ngầm, dường như không nghe thấy
khi nó thực hiện chức năng tự điều chỉnh và biến thành diễn ngôn nội tâm thầm lặng
(điển hình từ 7 tuổi)
 Sự PTNT là kết quả của việc chuyển ngôn ngữ vào nội tâm
diễn ngôn riêng tư là việc sử dụng ngôn ngữ để tự điều chỉnh hành vi
diễn ngôn riêng tư không chỉ đi kèm hoạt động của trẻ mà còn như một công cụ sử dụng
bởi đứa trẻ đang phát triển nhằm tạo thuận lợi cho các tiến trình nhận thức, tăng thêm óc
tưởng tượng, sự suy nghĩ và nhận biết có ý thức.
 Ngôn ngữ phát triển qua các tương tác xã hội, vì mục đích giao tiếp, truyền thông
Một số luận điểm dạy học chủ yếu
 học tập: quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm XH-LS
 cơ chế học và ND học:
quá trình hình thành các khái niệm KH ở trẻ: quá trình trẻ lĩnh hội kinh nghiệm XH-LS
được kết tinh trong các công cụ ký hiệu do loài người sáng tạo, là quá trình trẻ học cách
sử dụng các công cụ kí hiệu đó.
 dạy học là hoạt động hợp tác giữa người dạy và người học
 dạy học phát triển
DH đi trước quá trình phát triển (ko đi trước quá xa, ko được đi sau), tạo ra vùng phát
triển gần nhất → kéo theo sự phát triển, định hướng và thúc đẩy nó

You might also like