You are on page 1of 112

Nên dùng giấy bút truyền thống ghi chép trong giờ học

để có kết quả tốt hơn


NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM LÀ GÌ?
GV LÀ TRUNG TÂM CỦA QUÁ TRÌNH DH
HS LÀ TRUNG TÂM CỦA QUÁ TRÌNH DH
HỌC SINH LÀ TRUNG TÂM CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

1. Giao nhiệm vụ học tập: Tình huống thực tế (bài toán)


- Tình huống phải chứa đựng mục tiêu, nội dung học tập.
- Đơn giản, lượng thông tin vừa đủ.
2. Hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ học tập
- Các câu hỏi, chỉ dẫn để HS giải quyết nhiệm vụ học.
- Nghiên cứu SGK
3. HS lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học tập
4. Tổ chức HS báo cáo và thảo luận ( nhận xét, đánh giá, phản biện) sản
phẩm giải quyết nhiệm vụ học tập trong nhóm
5. GV cùng nhóm đánh giá và thống nhất sản phẩm học tập
6. HS vận dụng sản phẩm học tập để luyện tập, thực hành, tiếp thu tri
thức mới.
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
1. Phương pháp học tập mang tính nghiên cứu
2. Phương pháp học tập đặt câu hỏi cho mình
và người khác
3. Phương pháp học tập kiểu giảng dạy
4. Phương pháp nhớ lại nội dung học tập dưới hình
thức nói thầm và ghi chép những nội dung đã nhớ
lại được.
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NVSP CHO NGƯỜI CÓ BẰNG
CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH PHÙ HỢP CÓ NGUYỆN VỌNG
TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN THCS, THPT
(Kèm theo Thông tư số: 12/2021/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÂM LÍ HỌC GIÁO DỤC


GVC. Lê Xuân Tiến
Email: tientlgd@gmail.com
ĐT: 0912736075
MỤC TIÊU
1. Phân tích được: bản chất của tâm lí người; các quy
luật phát triển tâm lí và các đặc trưng tâm lí của HS
THCS và HS THPT, từ đó rút ra được những kết luận
sư phạm trong giáo dục HS; cơ sở Tâm lí học của hoạt
động học, hoạt động dạy và quản lí lớp học.
2. Vận dụng tri thức Tâm lí học giáo dục việc hình
thành, rèn luyện và phát triển các phẩm chất và năng
lực sư phạm THCS/THPT.
NỘI DUNG HỌC PHẦN

Chương 1. Sự phát triển tâm lí cá nhân


Chương 2. Sự phát triển tâm lí học sinh trung học cơ
sở và học sinh trung học phổ thông
Chương 3. Cơ sở tâm lí học của hoạt động học
Chương 4. Cơ sở Tâm lí học của hoạt động dạy
Chương 5. Cơ sở Tâm lí học của giáo dục đạo đức,
quản lí lớp học và hỗ trợ tâm lí cho học sinh
Chương 6. Lao động sư phạm và nhân cách người giáo
viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Diệu Hoa ( chủ biên), (2008), Giáo trình
Tâm lí học phát triển, NXB ĐHSP.
2. Lê văn Hồng (chủ biên), (1998), Tâm lí học lứa tuổi và
Tâm lí học sư phạm, NXBGD
3. Nguyễn Đức Sơn–Lê Minh Nguyệt-Nguyễn Thị Huệ-
Đỗ Thị Hạnh Phúc (2021), Giáo trình Tâm lí học giáo dục,
NXB ĐHSP.
4. Nguyễn Xuân Thức ( chủ biên, 2006), Giáo trình Tâm lí
học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.
Vấn đề 1. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ NGƯỜI

Mục tiêu:
- Phân tích được bản chất của hiện tượng tâm lí
người.
- Vận dụng hiểu biết về bản chất tâm lí người vào
dạy học môn học.
- Nhìn nhận tâm lí người, học sinh theo quan điểm
khoa học.
C. Mác : “ Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất
được đem chuyển vào trong đầu óc con người và
được cải biến đi ở trong đó”. C. Mác và Ph. Ăngghen
(1995), Toàn tập, tập 25, tr 354, NXB Chính trị Quốc gia.
Tình huống: Khi tham quan trong hang động, cùng
ngắm một hòn đá, Thanh bảo “giống cặp sừng hươu”,
còn Vân lại nói “giống chiếc bình hoa”.
1. Tại sao cùng quan sát hòn đá (đối tượng), ý kiến (tâm
lí) của họ lại có sự khác nhau? Ngôn ngữ của họ đóng vai
trò gì?
2. Xác định bản chất của hiện tượng tâm lí người là gì?
3. Vận dụng bản chất tâm lí người vào dạy học môn học
như thế nào?
Tài liệu: 1. Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lí học (tập 1), NXB
Giáo dục, Hà Nội.(Chương I). 2. Nguyễn Xuân Thức ( chủ biên,
2006), Giáo trình Tâm lí học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.
(Chương I)
BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ NGƯỜI

1. Tâm lí người là sự phản ánh HTKQ của não


2. Tâm lí người có tính chủ thể
3. Tâm lí người có nguồn gốc xã hội – lịch sử
Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách
quan của não; có tính chủ thể; có nguồn gốc xã
hội- lịch sử.
1. Tâm lí người là sự phản ánh HTKQ của não
Não người hoạt động theo cơ chế vòng phản xạ để tạo ra tâm lí.
Một vòng phản xạ có 4 khâu:
⚫ Khâu thứ nhất: Tiếp nhận kích thích
⚫ Khâu thứ hai: Xử lí thông tin
⚫ Khâu thứ ba: Trả lời kích thích
⚫ Khâu thứ tư: Liên hệ ngược
* ĐK để có tâm lí: - Não người và HTKQ; - Sự tác động qua lại
giữa hai hệ thống đó.
* HTKQ là nguồn gốc, nội dung của tâm lí và não là cơ sở vật
chất của tâm lí.
2. Tâm lí người có tính chủ thể
⚫ Một đối tượng tác động tới nhiều chủ thể cho những
hình ảnh tâm lí với những mức độ khác nhau.
⚫ Một đối tượng tác động tới một chủ thể ở những thời
điểm, hoàn cảnh khác nhau cho những hình ảnh tâm lí
có sắc thái khác nhau.
⚫ Mỗi chủ thể có thái độ và hành vi khác nhau đối với
đối tượng.
3. Tâm lí người có nguồn gốc xã hội – lịch sử
Tâm lí người có nguồn gốc từ HTKQ, bao gồm phần tự
nhiên và phần xã hội. Phần xã hội là cái quyết định.
⚫ Kinh nghiệm xã hội là những kinh nghiệm được hình
thành và tồn tại trong xã hội đương thời.
⚫ Kinh nghiệm lịch sử là sự tích lũy các kinh nghiệm xã hội
trong suốt chiều dài phát triển của xã hội.
⚫ Kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm lịch sử kết hợp với
nhau tạo tạo thành hệ thống kinh nghiệm xã hội – lịch sử
(nền văn hóa xã hội).
Hệ thống kinh nghiệm xã hội- lịch sử:
- Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, công nghệ, con
người và về các phương thức hoạt động.
- Hệ thống kinh nghiệm thực hiện các phương thức hoạt
động.
- Hệ thống những kinh nghiệm sáng tạo.
- Hệ thống những kinh nghiệm về đời sống và thái độ.
Quá trình hình thành và phát triển tâm lí cá nhân là
quá trình cá nhân tiếp thu kinh nghiệm xã hội – lịch sử,
biến chúng thành kinh nghiệm riêng.
❖ PHÂN LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ NGƯỜI
Cách phân loại phổ biến
⚫ Quá trình tâm lí
⚫ Trạng thái tâm lí
⚫ Thuộc tính tâm lí
Sơ đồ : Mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí

Tâm lí

Các quá trình Các trạng thái Các thuộc tính


tâm lí tâm lí tâm lí
❖ Phân biệt những hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào là
một quá trình tâm lí, trạng thái tâm lí, thuộc tính tâm lí?
a) Nghe và nghĩ về những điều giáo viên giảng.
b) Hình dung được học ở trường đại học trong tương lai.
c) Giải bài toán, bài tập.
d) Chăm chú ghi chép bài.
e) Hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp.
g) Trung thực trong mọi công việc, ứng xử.
h) Thường xuyên thành công trong hoạt động cụ thể.
❖ Vận dụng tâm lí người là sự phản ánh HTKQ của não
vào giáo dục
1. Xác định cơ sở sinh lí của quá trình học tập của
HS.
2. Hiện thực khách quan cơ bản đối với HS là gì?
Xác định mối quan hệ cơ bản của HS trong quá
trình dạy học.
❖ Vận dụng tâm lí người có tính chủ thể vào giáo dục

Tại sao phải đảm bảo nguyên tắc sự thống nhất


giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong
dạy học?
- Trình độ bắt buộc
- Trình độ khuyến khích
- Trình độ tùy ý
❖ Vận dụng tâm lí người có nguồn gốc xã hội – lịch
sử vào giáo dục
1. Tại sao Việt Nam không thể “nhập khẩu” Chương
trình GDPT của các nước phát triển?
2. Căn cứ để xác định mục tiêu và nội dung giáo dục
của mỗi cấp học.
3. Tại sao nội dung chương trình học phải thể hiện
trung thành trình độ đang có của nền văn minh hiện
đại và cần tăng cường tối đa tri thức sản xuất ra sự
vật?
Vấn đề 2. HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÍ CÁ NHÂN

⚫ C. Mác:“ Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào


thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”.
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập,
tập 1, tr 302, NXB Chính trị Quốc gia.
⚫ C. Mác: “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất
của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995),
Toàn tập, tập 3, tr 11, NXB Chính trị Quốc gia.
Điều kiện để có tâm lí người:
⚫ Phải có hai hệ thống vật chất (não người hoạt
động bình thường và hiện thực khách quan).
⚫ Sự tác động qua lại giữa hai hệ thống đó (hoạt
động và giao tiếp).
1. HOẠT ĐỘNG
1.1. Khái niệm hoạt động
Tình huống: Để hàng hóa cạnh tranh được trên thị trường,
người thợ mộc nảy ra ý định sản xuất một kiểu bàn mới chưa hề
có. Công việc của người thợ mộc gọi là hoạt động sản xuất bàn.
Người thợ mộc gọi là chủ thể, kiểu bàn mới gọi là đối tượng của
hoạt động.
• Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng được thiết lập khi nào?
• Chủ thể xây dựng kiểu bàn mới trong đầu bằng cách nào?
• Bằng cách nào chủ thể “chuyển” kiểu bàn mới tinh thần thành cái
bàn vật chất?
• Hoạt động là gì? Tại sao hoạt động là yếu tố quyết định trực tiếp
sự hình thành và phát triển tâm lí của chủ thể?
1.1. Khái niệm hoạt động
• Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể và đối
tượng
- Chủ thể là con người đang tiến hành hoạt động.
- Đối tượng là một thực thể nằm trong mối quan
hệ với chủ thể.
- Trong hoạt động đối tượng và chủ thể sinh thành
ra nhau và quy định lẫn nhau.
⚫ Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
- Công cụ vật chất: ở bên ngoài chủ thể, hướng vào đối
tượng để tạo ra sản phẩm vật chất.
- Công cụ tâm lí: ở bên trong chủ thể, hướng vào chủ thể
để tạo ra sản phẩm tâm lí.
Học cách sử dụng công cụ là yếu tố quyết định sự hình
thành và phát triển tâm lí cá nhân.
⚫ Tính mục đích của hoạt động
Hoạt động là quá trình diễn ra sự chuyển hóa giữa hai
cực chủ thể và đối tượng làm cho chủ thể và đối tượng
cùng phát triển.
Mô hình khái niệm hoạt động

CHỦ THỂ HÓA

CHỦ THỂ ĐỐI TƯỢNG


ĐỐI TƯỢNG HÓA

SẢN PHẨM TINH THẦN SẢN PHẨM VẬT CHẤT


Vận dụng khái niệm hoạt động vào dạy học như thế
nào?
1. Xác định chủ thể và đối tượng của hoạt động học
và hoạt động dạy.
2. Trong học tập sản phẩm vật chất và tinh thần là
gì?
3. Xác định cơ sở khoa học của nguyên lý học đi đôi
với hành…
Luật Giáo dục, 2019
4. Vận dụng khái niệm hoạt động vào quá trình dạy học
môn học
⚫ Xác định chính xác đối tượng học tập (mục tiêu, nội dung
học tập) của bài học, môn học và các hình thức vật chất của
đối tượng học tập.
⚫ Thiết kế tình huống (nhiệm vụ học tập), các chỉ dẫn, tài
liệu cần đọc để HS giải quyết nhiệm vụ học tập của bài
học.
⚫ HS lập và thực hiện kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học tập
bài học.
⚫ Tổ chức HS báo cáo, thảo luận bài học và vận dụng.
Hình thành khái niệm câu đặc biệt cho HS
(Ngữ văn 7)
Bài toán: Một đêm mùa xuân.
Nhiệm vụ học: Có người bảo câu trên sai ngữ pháp, có
người bảo đó là câu hoàn toàn đúng. Em đứng về phía nào?
Vì sao?
- Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu trên.
- Câu trên có phải là câu rút gọn không?
- Đọc câu trên, em có hiểu được người viết muốn thông
báo với chúng ta điều gì không?
- Theo em, câu đặc biệt là gì?
1.2. Cấu trúc của hoạt động
Tình huống: Hôm nay, lớp ta tổ chức liên hoan.
Mỗi tổ được phân công một việc: tổ đi chợ mua thực
phẩm, tổ chế biến và đun nấu, tổ thu dọn và rửa bát,
đũa…
Mỗi tổ thực hiện mục đích riêng nhưng đều hướng
đến động cơ – buổi liên hoan.
• Xác định chủ thể và đối tượng.
• Xác định các yếu tố trong cấu trúc của hoạt động.
Cấu trúc của hoạt động

Chủ thể Đối tượng

Hoạt động Động cơ

Hành động Mục đích

Thao tác Phương tiện


Cấu trúc của hoạt động là cấu trúc chức năng và
chuyển hóa chức năng các đơn vị của hoạt động.
1.2. Cấu trúc của hoạt động
a) Các yếu tố trong cấu trúc của hoạt động
⚫ Về phía đối tượng: Động cơ, mục đích, phương tiện.
⚫ Về phía chủ thể: Hoạt động, hành động, thao tác.
b) Mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của hoạt động
Cấu trúc của hoạt động là cấu trúc chức năng và chuyển hóa chức
năng các đơn vị của hoạt động.
⚫ Mối quan hệ giữa hoạt động và hành động ( động cơ và mục đích).
⚫ Mối quan hệ giữa hành động và thao tác ( mục đích và phương
tiện).
a) Mối quan hệ giữa hoạt động và hành động
(động cơ và mục đích)
⚫Động cơ được cụ thể hóa thành nhiều mục đích, một hoạt
động bao gồm nhiều hành động.
⚫ Một mục đích có thể thực hiện nhiều động cơ, do đó một
hành động có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau.
⚫ Một hoạt động sau khi thực hiện xong động cơ thì nó
chuyển hóa thành hành động để thực hiện hoạt động khác.
⚫ Mục đích của hành động có thể chuyển hóa thành động
cơ, hành động đó chuyển hóa thành hoạt động.
b) Mối quan hệ giữa hành động và thao tác
(mục đích và phương tiện)
⚫Hành động thì có mục đích. Thao tác không mục đích.
⚫ Thao tác là phần kĩ thuật của hành động. Phần lớn hành
động có nhiều thao tác.
⚫ Hành động thực hiện xong mục đích thì chuyển hóa thành
thao tác để thực hiện một hành động khác (mục đích thành
phương tiện).
1. Vận dụng cấu trúc của hoạt động để xác định
cấu trúc của hoạt động dạy và cấu trúc của hoạt
động học như thế nào?

2. Vận dụng khái niệm và cấu trúc của hoạt động


để tổ chức hoạt động học cho HS như thế nào? Cho
ví dụ minh họa.
Cấu trúc của hoạt động học
⚫Học để làm gì?
⚫Học cái gì?
⚫Học như thế nào?
Cấu trúc của hoạt động dạy
⚫Dạy vì cái gì?
⚫Nội dung dạy là gì?
⚫ Dạy như thế nào?
2. Vận dụng khái niệm và cấu trúc của hoạt động để tổ chức
hoạt động học cho học sinh như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

⚫ Xác định chính xác mục tiêu, nội dung học (đối tượng học)
của HS ở từng môn, từng bài học và các hình thức vật chất
của đối tượng học.
⚫ Thiết kế và hướng dẫn (quy trình) HS giải quyết các nhiệm
vụ học của bài học.
⚫ HS thực hiện các hành động, các thao tác học để giải
quyết nhiệm vụ học theo quy trình đã hướng dẫn.
⚫ HS luyện tập, thực hành các hành động học và sử dụng các
hành động đó để luyện tập, thực hành và bài học tiếp theo.
Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất
Bài toán: Một xe khách di chuyển từ Huế (gọi là địa điểm A) đến Quảng Nam (gọi
là B) với vận tốc 50 km/h. Sau khi trả khách, xe từ B quay trở về A với vận tốc 40 km/h.
Tổng thời gian cho quãng đường đi và về hết 5 giờ 24 phút. Tính quãng đường AB.
Bước 1: Lập phương trình
⚫Xác định đại lượng cần tìm, đại lượng đã cho, mối quan hệ giữa các đại lượng.
⚫Chọn ẩn phù hợp, đặt điều kiện cho ẩn số.
⚫Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
⚫Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình vừa lập
Bước 3: Kiểm tra nghiệm phương trình và kết luận
⚫Kiểm tra nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn.
⚫Trả lời câu hỏi của đề bài.
Vấn đề 3
SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1. Tại sao đặc điểm tâm lí HS hiện nay là kết quả DH và


GD?
2. Tại sao GV phải hiểu HS trong quá trình DH và GD?
Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá tâm lí HS lớp mình dạy
học?
3. Tại sao để hiểu HS, GV phải tiến hành quá trình DH
và GD?
❖ LÍ THUYẾT VÙNG PHÁT TRIỂN GẦN NHẤT CỦA L.X. VƯGOTXKI
Nhà TLH Liên Xô (1896- 1934)

Vùng phát triển Vùng phát triển


hiện tại 1 gần nhất 1

Vùng phát triển Vùng phát triển


hiện tại 2 gần nhất 2
I. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ HS THCS

1. Vị trí của lứa tuổi HS THCS


⚫ Kết thúc cấp THCS, HS có nhiều hướng để phát
triển.
⚫ Hoạt động học và giao tiếp với bạn cùng tuổi là
hoạt động chủ đạo.
⚫ Hình thành các cấu trúc mới về sinh lí và tâm lí.
⚫ Giai đoạn có nhiều mâu thuẫn đan xen vào nhau
trong quá trình phát triển.
2. Sự phát triển nhận thức của HS THCS

⚫ Tri giác: có trình tự, có kế hoạch.


⚫ Trí nhớ: ghi nhớ ý nghĩa đang chiếm ưu thế.
⚫ Tư duy: - Phát triển mạnh tư duy trừu tượng.
- Phát triển tư duy dựa trên giả định.
- Muốn được độc lập lĩnh hội tri thức.
⚫ Tưởng tượng: khả năng tưởng tượng phong phú.
Tình huống: Trong lớp có một số HS luôn hoàn
thành nhanh chóng nhiệm vụ học tập trên lớp mà GV
giao cho, nhưng sau đó các em này hay nói chuyện
làm ảnh hưởng đến các bạn bên cạnh và lớp học.
Nêu biện pháp tác động và nêu cơ sở khoa học của
biện pháp đó.
3. Sự phát triển tự ý thức của HS THCS
3.1.Tự nhận thức về bản thân
Cảm giác mình là người lớn là cấu tạo tâm lí mới và
đặc trưng trong tâm lí lứa tuổi HS THCS.
⚫Nguyên nhân: Sự phát triển cơ thể; sự mở rộng tri thức;
sự thay đổi điều kiện xã hội và hoạt động chủ đạo.
⚫Vai trò: Quan tâm vẻ bề ngoài; chống đối những hoạt
động hạn chế tính độc lập; muốn thoát khỏi sự giám sát
của người lớn; hình thành những nhu cầu mới.
3.2.Tự đánh giá và tự giáo dục của HS
4. Những khó khăn cơ bản của HS THCS
⚫ Sự phát triển nhanh về cơ thể, hệ thần kinh.
⚫ Khó khăn trong học tập: Khoảng cách giữa nội
dung môn học với nhận thức đã có trước đó.
⚫ Khó khăn trong giao tiếp với người lớn.
⚫ Khó khăn trong giao tiếp với bạn.
⚫ Nhân cách chưa ổn định, dễ có những hành vi nguy
cơ.
❖ Nêu những biện pháp khắc phục những
khó khăn của HS THCS.
II. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ HS THPT
1. Vị trí của lứa tuổi HS THPT
⚫ Hoàn thiện sự phát triển thể chất.
⚫ Sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội của HS.
⚫ Hoạt động học có định hướng nghề nghiệp là hoạt động
chủ đạo.
⚫ Nhân cách đã được định hình cơ bản.
2. Sự phát triển nhận thức của HS THPT

⚫ Tri giác: quan sát có mục đích và mang tính hệ


thống.
⚫ Trí nhớ: trí nhớ lôgic - từ ngữ chiếm ưu thế.
⚫ Tư duy: tư duy lí luận, khả năng độc lập và tính phê
phán phát triển cao.
Nhận thức đạt đến mức độ trưởng thành.
Tình huống: Trong giờ học, một học sinh đặt câu
hỏi (bài học) cho giáo viên. Giáo viên trả lời nhưng
em học sinh đó vẫn chưa được thỏa mãn. Nếu là
giáo viên đó, bạn xử lí thế nào? Tại sao bạn lại xử
lí như vậy?
3. Sự phát triển tự ý thức của HS THPT
⚫ Hình ảnh về thân thể là một trong đặc trưng tâm lí.
⚫ Tự đánh giá có chiều sâu và khái quát hơn HS THCS.
⚫ Tự đánh giá thực hiện theo hai cách:
- So sánh mức độ kì vọng với kết quả đạt được. Sự kì
vọng về bản thân và tính sẵn sàng cao để khẳng định
mình.
- So sánh các ý kiến đánh giá của những người xung
quanh về bản thân mình.
-Tự đánh giá: Tự trọng, tự cao, tự ti.
❖ Nêu những biện pháp để giúp học sinh THPT tự
đánh giá đúng mình.
4. Những khó khăn tâm lí của HS THPT

⚫ Khó khăn trong việc lựa chọn các môn học.


⚫ Sự kì vọng về bản thân và tính sẵn sàng cao với trình
độ còn hạn chế.
⚫ Khó khăn trong việc chọn nghề và trường học nghề.
⚫ Khó khăn trong tình bạn và tình yêu.
❖ Nêu những biện pháp khắc phục những khó
khăn của HS THPT
❖ Những điều kiện cần của nghề dạy học
• Thương yêu con người, bao dung, độ lượng.
• Thích giúp người khác hiểu biết, biết cách truyền đạt.
• Biết tạo không khí thoải mái dễ chịu trong giao tiếp.
• Ham học hỏi, luôn đặt mình vào vị trí của người khác.
Những điều cản trở:
- Thiếu kiên nhẫn, không ưa trẻ con, khó tha thứ.
- Có vẻ mặt cau có, khó gần, không muốn hòa đồng với người
khác.
- Thích cạnh tranh và nôn nóng thể hiện mình trước mọi người.
- Giọng nói không rõ ràng, khúc chiết.
Vấn đề 4
CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC
I. Khái niệm học và các phương thức học
- Nhận thức
Là quá trình biến
Học Định nghĩa - Thái độ
đổi bền vững
- Hành vi

Không có mục đích trước


Phương thức Ngẫu nhiên
Không có hoạt động đặc thù
học Kết hợp
Sản phẩm: Kinh nghiệm cá nhân

Chính thức
Có mục đích trước
Học tập
Có hoạt động đặc thù
Không Sản phẩm: Tri thức khoa học
Chính thức
II. HOẠT ĐỘNG HỌC
Bài toán: HS chưa hiểu biết văn bản nghị luận. Nhờ
sự hướng dẫn của GV qua các câu hỏi gợi ý, HS
nghiên cứu một văn bản nghị luận. Từ đó, HS hiểu
biết đặc điểm chung và cách viết văn bản nghị luận.
1. Xác định đối tượng và chủ thể học tập.
2. Chủ thể tiếp thu đối tượng học tập bằng cách nào?
Sản phẩm học tập là gì?
3.Tại sao học tập của HS phải có sự hướng dẫn của
GV?
1. Khái niệm hoạt động học
⚫ Đối tượng của HĐH: tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, thái
độ.
⚫ Chủ thể HĐH là người học. Người học thực hiện cơ chế lĩnh
hội đối tượng học, qua đó phát triển bản thân mình.
⚫ HĐH hướng vào tiếp thu tri thức của hoạt động này (học
cách học).
⚫ HĐH là hoạt động chủ đạo của HS, sự hướng dẫn của GV.
HĐH là hoạt động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học,
kĩ năng , kĩ xảo tương ứng và các thái độ, nhằm thỏa mãn
nhu cầu học, qua đó phát triển người học.
❖ Phân biệt đối tượng, thuât ngữ, định nghĩa trong HĐH

Mã hóa
Thuật
Đối ngữ,
tượng định
nghĩa
Giải mã
2. Cấu trúc của hoạt động học

Tình huống: Hà là HS lớp 9A. Em có nhu cầu rất


mạnh học môn Tiếng Anh. Trong tiết học, Hà tích cực
trả lời các câu hỏi của giáo viên, rất thích giải các bài
tập khó trong SGK. Khi tìm được lời giải các bài tập
khó, trong Hà xuất hiện cảm xúc vui sướng.
Xác định các yếu tố trong hoạt động học môn Tiếng
Anh của em Hà?
2. Cấu trúc của hoạt động học

Hoạt động học Động cơ học

Hành động học Mục đích học

Thao tác học Phương tiện học


3. Hình thành hoạt động học cho học sinh
3.1. Hình thành động cơ học (ĐCH)
ĐCH là cái vì nó mà HS thực hiện hoạt động học.
⚫ ĐCH có 2 loại: Động cơ bên trong và động cơ bên
ngoài.
⚫ Hình thành động cơ bên trong (nội dung học):
- Nội dung học (đối tượng học) phải đáp ứng nhu cầu
và hấp dẫn HS.
- Nội dung học được bộc lộ dần chính trong quá trình
HS học tập.
3.2. Hình thành mục đích học (MĐH)
• MĐH là hình thức cụ thể hóa ĐCH.
- Các MĐH thực hiện một chức năng nhất định.
- Hệ thống MĐH được thiết kế theo logic tuyến tính.
⚫ Nhiệm vụ học (việc làm) là hình thức cụ thể hóa nội
dung học thành MĐH và phương tiện học.
Mục đích học
Nhiệm vụ học Sản phẩm học
Phương tiện học

Sự chuyển hóa MĐH thành phương tiện học là quy luật của
HĐH
3.3. Hình thành hành động học
3.3.1. Khái niệm hành động học
Hành động học là quá trình HS giải quyết nhiệm
vụ học để tạo sản phẩm học ( hình thành MĐH và
ĐCH)
⚫ Hành động học bao gồm một hệ thống các thao tác.
⚫ Hành động học có ba hình thức: vật chất, ngôn ngữ
(nói to, nói thầm) và trí óc (lời nói bên trong).
3.3.2. Các loại hành động học cơ bản
⚫ Hành động phân tích là quá trình HS phân giải đối
tượng học thành các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng.
- Mục đích: Xác định nguồn gốc, nội dung của khái niệm.
- 3 hình thức của hành động phân tích: vật chất, ngôn ngữ,
tinh thần.
- Công cụ chủ yếu của phân tích là những tri thức đã ghi
nhớ.
- Để phát hiện khái niệm, phân tích một sự vât, hiện tượng
cụ thể.
⚫ Hành động mô hình (MH) hóa
- MH là một hình thức diễn đạt ngắn gọn đối tượng, thông
qua mô hình, con người nghiên cứu gián tiếp đối tượng.
Đặc trưng của MH: vật thay thế, trực quan, khái quát.
- Hành động MH hóa là quá trình HS xác lập mối quan hệ
giữa đối tượng và mô hình bằng phép tương ứng. Thông
qua mô hình, HS nghiên cứu gián tiếp đối tượng học.
+ MH ghi lạ kết quả của phân tích.
+ Hành động trên MH để nghiên cứu đối tượng.
⚫ Hành động cụ thể hóa là quá trình HS vận dụng tri
thức để giải các bài tập hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
- Hiểu đúng mục đích, yêu cầu của bài tập;
- Vận dụng tri thức, phương pháp giải được bài tập ;
- Trình bày các bước giải và trả lời đúng yêu cầu của
bài tập.
4. Hoạt động học của THCS
⚫ Đối tượng học là những tri thức lí luận thuộc các lĩnh vực
khoa học riêng. Hình thành nhu cầu lĩnh hội phương pháp
học.
⚫ Động cơ học là tìm hiểu tri thức khoa học và áp dụng vào
giải quyết nhiệm vụ thực tiễn, xuất hiện động cơ dự định
nghề nghiệp.
⚫ Hoạt động học vừa hướng lí thuyết vừa hướng thực hành.
⚫ Thái độ đối với học tập được cấu trúc lại.
⚫ Tính chất và hình thức hoạt động học có nhiều thay đổi.
Căn cứ để xây dựng nội dung và phương pháp
học của HS THCS
5. Hoạt động học của THPT
• Nội dung các môn học có tính lí luận cao
hơn, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với nội
dung học của cấp THCS.
• Thái độ học có tính tự giác, tính tích cực
cao hơn và có sự phân hóa cao trong học tập.
• Động cơ học có tính hiện thực, gắn liền với
nhu cầu và xu hướng nghề nghiệp.
Bài: Nghĩa của câu ( Ngữ văn 11)
Tình huống: Thấy trời âm u, người nói không tự
mình dự đoán được là sẽ có mưa hay không, bèn đưa
ra một điều hoài nghi với hi vọng người nghe sẽ gúp
mình phỏng đoán tình hình thời tiết trong tương lai
gần. Ta có câu:
Trời có mưa không nhỉ?
Em hãy phân tích nghĩa của câu trên. Thế nào là
nghĩa của câu?
Căn cứ để xây dựng nội dung và phương
pháp học của HS THPT.
Phương pháp học theo định hướng nghiên cứu
1. Phân tích vấn đề. Xác định nhiệm vụ học
A. Định hướng
2. Lựa chọ kinh nghiệm để giải quyết nhiệm vụ học
B. Lập kế hoạch 3. Nêu giả thuyết
4. Lập kế hoạch

C. Thực hiện 5. Thực hiện kế hoạch giải


6 quyết nhiệm vụ học
kế hoạch đã
xây dựng 6. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch

D. Kiểm tra, Giả thuyết được Giả thuyết bị


xác nhận bác bỏ
đánh giá và
kết luận 7. Phát biểu kết luận về vấn đề

8. Đề xuất vấn đề mới (nếu có)


Vấn đề 5. CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY
Tình huống: Cô N là GV dạy môn Lịch sử lớp 8. Cô xác định mục
đích cuối cùng của mình là: hình thành và phát triển ở HS hệ thống
kiến thức về lịch sử, hứng thú môn học… Để đạt được mục đích của
mình, cô đã tiến hành nhiều hành động phục vụ cho bài dạy của
mình như nghiên cứu các tài liệu; sưu tầm và làm các đồ dùng trực
quan; thiết kế bài dạy; giao và hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ
học; tổ chức HS trao đổi, thảo luận… Trong các hành động, cô N
đều tiến hành các thao tác cụ thể, với quy trình chặt chẽ.
1. Xác định chủ thể và đối tượng của hoạt động dạy.
2. Xác cấu trúc hoạt động dạy.
1. Khái niệm hoạt động dạy
HĐD là hoạt động do GV thực hiện nhằm tổ chức, điều
khiển HS thực hiện HĐH để đạt được mục tiêu dạy học.
• Chủ thể: GV, đối tượng: HS
• HĐD tổ chức và điều khiển HS thực hiện HĐH
- Giao nhiệm vụ học
- Hướng dẫn giải quyết nhiệm vụ học
- HS giải quyết nhiệm vụ học
- Báo cáo, thảo luận
- Kết luận, nhận định
Bài toán: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Giao nhiệm vụ học:
⚫ Nhận xét về vần, nhịp và các biện pháp nghệ thuật trong
câu tục ngữ
⚫ Câu tục ngữ trên có bắt nguồn từ một cơ sơ khoa học nào
không? Vậy ý nghĩa thực tế của nó là gì?
⚫ Ngoài ý nghĩa trên, câu tục ngữ còn mang ý nghĩa nào nữa
không?
⚫ Tục ngữ là gì?
2. Cấu trúc của hoạt động dạy

Hoạt động dạy Động cơ dạy

Hành động dạy Mục đích dạy

Thao tác dạy Phương tiện dạy


3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học của GV
Xây dựng và thực hiện KHDH là năng lực cốt lõi của GV
❖ Khái niệm KHDH
KHDH là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể việc
thực hiện hoạt động DH một môn học hay một bài học.
⚫ Xác định mục tiêu và nội dung DH
⚫ Dự kiến các nguồn lực DH
⚫Thiết kế hoạt động học và hoạt động dạy
⚫Xây dựng các bài kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện hoạt động DH
❖ Quy trình xây dựng và thực hiện KHDH của GV
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu và điều kiện
⚫ Nghiên cứu KHDH của tổ CM;
⚫ Yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, năng lực, phẩm
chất của bài học, môn học;
⚫ Nội dung bài học, môn học và các nội dung GD có
thể tích hợp;
⚫ Năng lực của GV và HS; khả năng DH phân hóa;
⚫ Thiết bị dạy học và học liệu.
Bước 2: Xây dựng KHDH
TRƯỜNG … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Họ và tên giáo viên:……….
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ……………….; LỚP……………..
(Năm học 20…… - 20….)
I. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

ST Bài học Số tiết Thời điểm Thiết bị dạy học Địa điểm dạy học
T (1) (2) (3) (4) (5)

1
Phối hợp

2. Chuyên đề lựa chọn ( đối với cấp trung học phổ thông)
STT Bài học Số tiết Thời điểm Thiết bị dạy học Địa điểm dạy học
(1) (2) (3) (4) (5)
1

II. Nhiệm vụ khác ( nếu có): ( Bồi dưỡng học sinh giỏi; Tổ chức hoạt động giáo
dục…)
…., ngày…..tháng….năm 20…

TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN


XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Giáo án)
❖ Những việc phải làm trong quá trình xây dựng
kế hoạch bài dạy
⚫ Hiểu chính xác lôgic khoa học của những tri thức sẽ
truyền đạt cho HS.
⚫ Mối liên hệ giữa tri thức mới với tri thức cũ của HS
⚫ Dự kiến lôgic sư phạm sẽ sử sử dụng trong bài dạy.
⚫ Thiết bị dạy học và học liệu.
Kĩ thuật đặt câu hỏi trong bài dạy
⚫ Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng.
⚫ Không đặt câu hỏi vào những vấn đề còn hoàn toàn xa lạ
đối với HS.
⚫ Tránh đặt những câu hỏi mà câu trả lời chỉ “có” hoặc
“không”.
⚫ Câu hỏi cần kết thúc bằng cụm từ “như thế nào”, “bằng
cách nào”.
⚫ Câu hỏi không được đa trị.
⚫ Các câu hỏi được sắp xếp theo một lôgic chặt chẽ phù hợp
với lôgic của vấn đề HS cần giải quyết.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường:………… Họ và tên giáo viên


Tổ:…………….... …………………….
TÊN BÀI DẠY:……………………………………………………..
Môn học/Hoạt động giáo dục:……………………; lớp:…………….
I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức; 2. Về năng lực; 3. Về phẩm chất
II. Thiết bị dạy học và học liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề
3. Hoạt động 3: Luyện tập
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bước 3: Thực hiện kế hoạch DH
⚫ Triển khai kế hoạch DH.
⚫ Kiểm tra và đánh giá tiến độ và hiệu quả thực hiện kế
hoạch.
⚫ Tiến hành điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Bước 4: Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm
❖ Nguyên nhân HS làm việc riêng, nói chuyện riêng
⚫ HS không có việc để làm
⚫ Năng lực nhận thức của HS hạn chế
⚫ Giáo viên chưa bao quát lớp
⚫ Nội dung học tập nhàm chán, thiếu hấp dẫn
⚫ Thói quen xấu có từ lớp dưới
⚫ HS có "đối tác" và cơ hội thuận lợi để nói chuyện
riêng
⚫ HS ngồi học bị gò bó quá mức
4. Dạy khái niệm cho học sinh
4.1. Khái niệm về khái niệm
Khái niệm có hai hình thức tồn tại: hình thức bên ngoài
(tồn tại trong hiện thực khách quan) và hình thức bên trong
(là sản phẩm của quá trình tư duy).
⚫ Nội dung khái niệm là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng.
⚫ Không đồng nhất sự vật, hiện tượng với khái niệm.
⚫ Khái niệm được xác định bởi lôgic nội tại của riêng nó gọi
là nội hàm khái niệm.
4.2. Quá trình HS lĩnh hội khái niệm
GV tổ chức và điều khiển HS thực hiện các hành động
học theo đúng quy trình phát hiện khái niệm của nhà khoa
học. Từ đó, làm bộc lộ nội dung khái niệm, GV hướng dẫn
HS sử dụng mô hình kí hiệu để chuyển nội dung khái niệm
vào trong đầu HS.
HS lĩnh hội khái niệm phải có ba điều kiện:
⚫ Thời gian (tiết học, học kì).
⚫ Quy trình hình thành khái niệm đã được tinh chế, khái
quát hóa bởi các nhà sư phạm.
⚫ Sự hướng dẫn của GV
5. Dạy kĩ năng và kĩ xảo cho học sinh
5.1. Khái niệm kĩ năng
KN là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành động
thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động đạt
được mục đích đã đề ra. Dấu hiệu của KN:
⚫ Có tri thức về hành động
⚫ Thực hiện hành động đúng với các yêu cầu của nó.
⚫ Hành động đạt được kết quả cao theo mục đích đề ra.
⚫ Có thể thực hiện hành động có kết quả trong những điều
kiện thay đổi.
5.2. Khái niệm kĩ xảo
Kĩ xảo là loại hành động được tự động hóa một cách
có ý thức nghĩa là được tự động hóa nhờ luyện tập.
⚫ Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức,
không cần có sự kiểm tra bằng thị giác.
⚫ Động tác mang tính chất khái quát, không có động tác
thừa, kết quả cao mà ít tốn năng lượng thần kinh và cơ
bắp nhất.
⚫ Kĩ xảo được hình thành trên cơ sở những kĩ năng sơ
đẳng.
5.3. Các giai đoạn hình thành kĩ năng và kĩ xảo

Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách


thức và điều kiện hành động.
Giai đoạn 2: Quan sát và làm thử theo mẫu.
Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành hành động theo
đúng yêu cầu nhằm đạt được mục đích đặt ra.
Giai đoạn 4: Tự động hóa
Vấn đề 6. QUẢN LÍ LỚP HỌC VÀ HỖ TRỢ TÂM LÍ
CHO HỌC SINH
I. QUẢN LÍ LỚP HỌC
1. Khái niệm quản lí lớp học
Quản lí lớp học là các hoạt động tổ chức và quản lí
tập thể HS trong giờ học, quản lí hành vi cá nhân của
HS
⚫ Tổ chức và quản lí sự tồn tại và phát triển của tập thể
HS (GVCN).
⚫ Tổ chức và quản lí lớp học trong giờ dạy (GVBM).
2. Nội dung quản lí lớp học
⚫ Tổ chức và quản lí tập thể HS trong học tập, rèn
luyện và các hoạt động tập thể khác
⚫ Tổ chức và quản lí môi trường học tập của HS
⚫ Tổ chức và quản lí, duy trì sự phối hợp các mối quan
hệ, các lực lượng xã hội trong việc hỗ trợ HS học tập
⚫ Tổ chức và quản lí hoạt động dạy học của GV trên
lớp
3. Các phương pháp quản lí lớp học
3.1. Phương pháp quản lí lớp học khoa học
⚫ Phân công và yêu cầu về công việc đối với HS
⚫ Giám sát công việc của HS
⚫ Phản hồi về phía HS
3.2. Phương pháp cứng rắn
⚫ Các quy định về hành vi và những hậu quả không tuân
theo các quy định đó.
⚫ Phải phổ biến đến mọi HS các quy định và hậu quả đó.
3.3. Phương pháp điều chỉnh hành vi
⚫ Những nguyên tắc cơ bản của phương pháp điều
chỉnh hành vi
⚫ Hình thức điều chỉnh và củng cố hành vi phù hợp với
các lứa tuổi
II. HỖ TRỢ TÂM LÍ CHO HỌC SINH

1. Khái niệm hỗ trợ tâm lí trong nhà trường


Hỗ trợ tâm lí (HTTL) trong nhà trường là hoạt động
hướng vào tất cả các HS, nhằm đảm bảo sức khỏe tâm lí
ổn định cho mỗi em, trên cơ sở đó tạo điều kiện tốt nhất
cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển nhân
cách.
2. Một số nguyên tắc đạo đức trong hỗ trợ tâm
lí trong nhà trường
⚫ Tôn trọng phẩm giá và quyền của HS
⚫ Năng lực và trách nhiệm hỗ trợ tâm lí học đường
⚫ Tôn trọng và trung thực trong mối quan hệ hỗ trợ
tâm lí
⚫ Có trách nhiệm với gia đình, trường học và cộng
đồng
3. Các kĩ năng hỗ trợ học sinh
3.1. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ là sự vận dụng tri thức
thức, kinh nghiệm, phẩm chất nghề nghiệp làm cho HS cảm
thấy tin tưởng, muốn hợp tác và đón nhận sự trợ giúp trong
việc giải quyết vấn đề của mình.
Mục tiêu: Tạo ra sự tin tưởng của HS đối với GV.
•Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở.
• Giải thích cho HS hiểu mục đích, nguyên tắc hỗ trợ
• Sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận HS vô điều kiện.
•Cảm thông, chia sẻ và tôn trọng HS.
3.2. Kĩ năng hỏi là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành
vi sử dụng câu hỏi hợp lí để khích lệ HS nói về vấn đề của
mình, đồng thời giúp HS tự nhận thức bản thân và hoàn cảnh để
thay đổi.
Mục tiêu: Khai thác thông tin liên quan đến vấn đề của HS,
giúp HS tự nhận thức về mình và hoàn cảnh để thay đổi.
⚫ Sử dụng các loại câu hỏi một cách hợp lí, linh hoạt.
⚫ Sử dụng nhiều câu hỏi mở, sử dụng câu hỏi đóng một cách hạn
chế.
⚫ Tránh sử dụng nhiều câu hỏi bắt đầu bằng tại sao/vì sao.
⚫ Tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa.
HS vi phạm kỉ luật, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi sau:
• Em hãy nêu vắn tắt sự việc đã xảy ra. Trong sự việc này, em có
thiếu sót gì không?
⚫ Việc em làm có tác hại như thế nào đối với bản thân và người
khác?
⚫ Em hãy cho biết những nguyên nhân nào em làm việc đó?
⚫ Sau việc làm này, em có rút ra được bài học gì cho bản thân
không?
⚫ Em có điều gì muốn mọi người thông cảm, chia sẻ cho việc
làm của mình?
⚫ Theo em có thể chấm dứt được việc xảy ra với em không?
3.3. Kĩ năng lắng nghe là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm
vào hành vi quan sát, chú ý cao độ và thể hiện thái độ tôn
trọng nhằm hiểu biết cảm xúc, suy nghĩ của HS.
Mục tiêu: Giúp GV thu thập được những thông tin cần thiết
cho quá trình TV, tạo lập mối quan hệ tích cực với HS.
• Kiên trì nghe HS nói, không ngắt lời, không phản bác,
không suy diễn.
• Đưa ra những phản hồi phù hợp với nội dung mà HS đã
trình bày; đặt câu hỏi để làm rõ hoặc gợi mở.
• Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện sự
quan tâm và khuyến khích HS.
3.4. Kĩ năng thấu hiểu là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hành
vi thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và chấp nhận cảm xúc, suy nghĩ của
HS nhằm tạo lập mối quan hệ trợ giúp có hiệu quả.
Mục tiêu: Nhằm tạo niềm tin và cảm giác an toàn cho HS, trên cơ sở
thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực trong quá trình trợ giúp HS giải
quyết vấn đề.
•Cảm nhận và hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của HS.
•Chấp nhận quan điểm, cảm xúc của HS.
• Phản hồi lại những suy nghĩ, cảm xúc của HS.
• Kiểm soát những trải nghiệm và quyền lực cá nhân.
3.5. Kĩ năng phản hồi là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm
vào việc truyền tải lại suy nghĩ, hành vi cũng như cảm xúc
của HS nhằm kiểm tra thông tin của HS.
Mục tiêu: Nhằm kiểm tra thông tin và thể hiện sự quan tâm,
đồng cảm với HS, đồng thời khích lệ HS nhận thức về cảm
xúc, suy nghĩ của bản thân để thay đổi.
• Lựa chọn và nhắc lại những suy nghĩ, cảm xúc của HS.
•Lắng nghe và quan sát để kiểm tra lại hiệu quả của việc phản
hồi.
• Trao đổi và tóm lược lại về quan điểm, cảm xúc của HS.
3.6. Kĩ năng hỗ trợ HS lựa chọn và thực hiện giải pháp để quyết
vấn đề là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm hỗ trợ HS lựa chọn và
thực hiện giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề của mình.
Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn và thực hiện được giải pháp phù
hợp để giải quyết được vấn đề của mình.
• Dẫn dắt và gợi mở để HS nhận ra những điểm mạnh và hạn chế
của bản thân, điều kiện thực tế.
• Đặt câu hỏi định hướng để HS tìm ra các giải pháp và lựa chọn
cho mình giải pháp tối ưu nhất.
• GV có thể đưa ra các giải pháp để HS lực chọn.
• Trợ giúp HS thực hiện giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn
đề.
Vấn đề 7
LAO ĐỘNG SƯ PHẠM VÀ NHÂN CÁCH
NGƯỜI GIÁO VIÊN
I. Đặc điểm lao động của giáo viên
• Đối tượng lao động là HS
• Công cụ lao động chủ yếu là nhân cách của GV
• Lao động đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo
II. Phẩm chất nhân cách của giáo viên
•Thế giới quan khoa học
•Lòng yêu nghề
•Lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ
•Lòng yêu mến thế hệ trẻ
III, Một số năng lực sư phạm của giáo viên
1. Năng lực hiểu học sinh
Là năng lực hiểu biết đặc điểm tâm lí của HS, dự đoán
được những diễn biến tâm lí và những biểu hiện tâm lí của
HS trong quá trình dạy học.
2. Năng lực khoa học
Là năng lực nắm vững nội dung, chương trình dạy học
và các tài liệu có liên quan đến các môn học mà mình
giảng dạy, có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
trình độ.
3. Năng lực tổ chức hoạt động học cho HS
Là năng lực giao cho HS các nhiệm vụ học, tổ chức và
hướng dẫn, kiểm tra HS thực hiện các hành động học để giải
quyết được nhiệm vụ học.
- Giao nhiệm vụ học, cung cấp phương tiện và điều kiện cho
HS
- Hướng dẫn HS cách thức giải quyết nhiệm vụ học (quy
trình).
- HS quyết nhiệm vụ học theo quy trình để có sản phẩm học
tập của mình.
- Đánh giá và hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả giải quyết
nhiệm vụ học.
4. Năng lực cảm hóa HS
Là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình bằng tri thức, tình
cảm và ý chí.
5. Năng lực ứng xử sư phạm
Là ứng xử vừa có tính khoa học, vừa có tính giáo dục và vừa có
tính thực tiễn.
6. Năng lực giao tiếp sư phạm
Là khả năng nhận thức nhanh những hành vi bên ngoài, những biểu
hiện tâm lí bên trong của HS và của chính bản thân mình, đồng thời
biết sử dụng thích hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ,
biết tổ chức và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằn đạt mục tiêu giáo
dục cụ thể.
Phương pháp dạy học

Định hướng
Định hướng
Lập kế hoạch
Giao NVH
giải quyết NVH

Người
Tổ chức Thực hiện Người
dạy
học

Hỗ trợ, cố vấn, Tự đánh giá, tự


đánh giá điều chỉnh

You might also like