You are on page 1of 96

HOẠT ĐỘNG

NHẬN THỨC

ThS. Trần Thị Tâm Nhàn


Bộ môn: Tâm lý Y học
Email: nhanttt@pnt.edu.vn
 Trình bày khái niệm và nguyên tắc
vận hành hoạt động nhận thức
Mục tiêu
 Trình bày được các thành phần của
hoạt động nhận thức

 Trình bày được tiến trình của hoạt


động nhận thức

 Trình bày sự tương tác giữa nhận


thức và các hoạt động tâm lý
I. Khái niệm và nguyên tắc vận hành

Các thành phần của hoạt động


Dàn bài II.
nhận thức

III. Tiến trình của hoạt động nhận thức

IV. Mối quan hệ giữa nhận thức với


các hoạt động tâm lý

V. Kết luận
I. CÁC KHÁI NIỆM
NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH
Khái niệm

 Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách
quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động,
sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn (Quan điểm Triết học Mác-Lenin)

 Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan và
bản thân con người thông qua các giác quan và trải ngiệm của
bản thân.

 Nhận thức tất cả những hình thức của hiểu biết và ý thức như
nhận thức, hình dung, ghi nhớ, lý luận, phán đoán, tưởng tượng
và giải quyết vấn đề. (APA)
Khái niệm

 Hoạt động nhận thức là một phần của hoạt


động tâm lý con người, biểu hiện bởi các hoạt
động như: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy,
tưởng tượng, ngôn ngữ,… và năng lực sáng
tạo thông qua quá trình trải nghiệm bên ngoài
và bên trong cơ thể trên cơ sở hoạt động sinh
lý thần kinh cấp cao.
II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
1. Cảm giác

Khái niệm:
 Là quá trình sinh học của chức năng các cơ quan
cảm thụ giúp nhận ra các thuộc tính bên ngoài
của sự vật hiện tượng.
Ví dụ: màu áo xanh-đỏ, bút chì dài-ngắn, nước
nóng-lạnh-ấm…

 Các cơ quan cảm thụ: thính giác, thị giác, khứu


giác, vị giác, xúc giác.
1. Cảm giác
Các quy luật:
 Quy luật ngưỡng cảm giác: giới hạn mà ở đó kích thích
gây ra được cảm giác
 Ví dụ: trên ngưỡng: siêu âm -> dơi, linh trưởng…
dưới ngưỡng : hạ âm: cá voi, voi, hà mã…
 Quy luật thích ứng cảm giác: Khả năng thay đổi độ nhạy
của giác quan cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ
kích thích. Vd: trong tối ra sáng -> chói mắt
 Quy luật tác động qua lại: sự kích thích yếu ở cơ quan
phân tích này sẽ tăng độ nhạy cảm ở cơ quan phân tích
kia, sự kích thích mạnh lên ở cơ quan phân tích này sẽgiảm
độ nhạy cảm ở cơ quan phân tích kia.
 Ví dụ: buồn ngủ -> rửa mặt -> tỉnh táo
2. Chú ý
Khái niệm
 Là tiến trình kiểm soát luồn thông tin đến với
não bộ.
 Ba thành phần cơ bản của quá trình chú ý
được mô tả là sự giới hạn của nó liên quan
đến các bệnh lý thần kinh, tâm thần. Đó là:
 Sự chọn lọc thông tin
 Khối lượng thông tin
 Sự duy trì chú ý
2. Chú ý
 Sự chọn lọc thông tin
(theo D. Broadbent)

Sự gạn lọc
Tiêu điểm hóa thành phần tham dự
(filtering)

Nhóm hóa
Xếp loại nhóm cùng kích thích
(grouping)

Hộc tủ
Thu gọn thông tin
(pigeonholding)
2. Chú ý
Phân loại chú ý

 Không chủ định: không có mục đích và không


cần nỗ lực.
 Vd: nghe tiếng động -> hướng mắt tới đó
 Có chủ định: có mục đích, có sự nỗ lực.
 Vd: học tập
 Sau chủ định: có chủ định nhưng không cần nỗ
lực, không căng thẳng.
 Vd: đọc sách hay -> bị cuốn hút
2. Chú ý
khả năng chú ý tập trung
Các thuộc tính vào cơmộtbản của
phạm chúchỉý
vi hẹp,
chú ý đến một hay một số
đối tượng cần thiết cho
hoạt động nhằm
Sức tập phản ánh
đối tượng
trungđược
khả năng duy trì chú ý
chú ý tốt nhất
trong một thời gian dài đối
khả năng chuyển chú ý từ với một hay một số đối
đối tượng này sang đối tượng nhất định không
tượng khác theo yêu cầu chuyển sang đối tượng
Sự di Tính bền
khác
của hoạt động.
chuyển vững

khả năng cùng một lúc chú


ý đến nhiều đối tượng hay
nhiều
Sự phânhoạt động khác
nhauphối
một cách có chủ định
3. Tri giác
Khái niệm

 Sự tổ chức, nhận dạng, diễn dịch thông tin


của cơ quan cảm thụ trong sự tái hiện và hiểu
ý nghĩa nhận được từ kích thích bên trong và
bên ngoài cơ thể.

 Ví dụ: nhìn cái bóng biết là cái cây, nhìn dáng


ngừi có thể biết đó là ai. Nghe tiếng gầm có
thể đoán được con thú lớn hay nhỏ…
3. Tri giác
Sự tái hiện hình ảnh/ ý nghĩa

 Tri giác có chức năng


tổ chức các thông tin
riêng lẻ (6 ông mù
xem voi) thành thông
tin tổng thể toàn diện,
có ý nghĩa, mang tính
biểu tượng và khái
quát hóa.

Sự tái hiện hình ảnh có thể trong vô thức hoặc ý thức


3. Tri giác
Các quy luật

 Quy luật hình / nền


 Quy luật gộp nhóm
 Quy luật về tính đối tượng
 Quy luật về tính ổn định
 Quy luật về tính có ý nghĩa
3. Tri giác
Biểu tượng;
là quá trình tâm lý nhằm phục hồi các hiện tượng của sự vật
hiện tượng mà con người đã cảm giác và tri giác được, là
những tài liệu cụ thể và sinh động của các quá trình ký ức,
tưởng tượng.
Ví dụ:
 chim bồ câu được sử dụng để biểu thị hòa bình.
 con chó có thể tượng trưng cho lòng trung thành.
Tưởng tượng
 là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng
những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có
(những hình ảnh cũ trong trí nhớ).
3. Tri giác
Sự trải nghiệm:
 Là quá trình tri giác lặp đi lặp lại nhiều lần bởi sự tái hiện-
phân tích-diễn dịch => sản phẩm là kinh nghiệm.
 nguyên tắc là sự thích ứng và điều chỉnh cá nhân để thích
nghi.
Tiến trình tri giác:
 Quá trình từ dưới lên (bottom up):bắt đầu bằng kích thích, đi
qua các giác quan và hướng lên não nơi nó được phân tích.
Ví dụ: mùi và phê -> não bắt đầu phân tích
 Quá trình từ trên xuống (top down): mang tính tổng thể và
bắt nguồn từ bức tranh tổng thể. Nó sử dụng các manh mối
bối cảnh, kinh nghiệm trong quá khứ, kỳ vọng và kiến ​thức
trước đó để đưa ra phân tích. Ví dụ: bài văn sai chính tả
nhiều -> vẫn đọc ra
4. Trí nhớ
Khái niệm
 Là thành phần của nhận thức có ý nghĩa giữ lại, lưu
trữ và tái hiện thông tin từ quá trinh tri giác và cảm
xúc.
Phân loại
Theo ý thức và tiềm thức
 Trí nhớ tiềm ẩn: không có sự tham gia của ý thức
 Ví dụ: người sợ nước, không hiểu vì sao mình sợ
 Trí nhớ rõ rệt: có sự tham gia của ý thức
 Ví dụ: nhớ bài học
4. Trí nhớ
Phân loại
Theo khả năng
 Trí nhớ ngắn hạn: khả năng lưu giữ thông tin trong
đầu và xử lý trong một thời gian ngắn (30s - vài phút).
 Ví dụ: nhớ sdt, nhớ bài và ghi ra giấy, nhớ biển số xe…
 Trí nhớ dài hạn: khả năng lưu giữ thông tin trong thời
gian dài.
Có 2 dạng: trí nhớ tường thuật và trí nhớ tiềm ẩn
 Ví dụ: nhớ kiến thức, nhớ bài hát, các lái xe…
4. Trí nhớ
Quá trình hoạt động

Mã hóa

Lưu trữ

Phục hồi
Rối loạn trí nhớ

a. Quên (Amnesia): Khả năng lưu trữ và phục hồi của bộ


nhớ bị giảm hoặc mất, nguyên nhân do tổn thương não (chấn
thương) hoặc do thoái hóa tế bào não (bệnh lý hoặc bẫm
sinh).

VD: 1960, Nike KTV không lưu

b. Loạn nhớ (Paramnesia):


Còn được gọi là hồi tưởng sai lầm, bao gồm các triệu
chứng sau:
- Nhớ bịa (Confabulation)
- Nhớ giả (Pseudo-remind)
5. Sự suy nghĩ nguyên bản
(Original thinking)
 Tư duy nguyên bản là sử dụng trí óc, cảm giác,
giác quan, quan sát để hình thành ý tưởng thay vì
dựa vào sự kiện, ý kiến ​của người khác hoặc đơn
giản là nguồn lực nhân tạo.
 Có so sánh, phán xét, nhận ra yếu tố kích thích
nào thỏa mãn nhu cầu cá nhân
 Ví dụ: đói -> được cho bú -> tốt / yêu
 bị đánh đau -> sợ / xấu
6. Tư duy
Khái niệm
 Hành vi nhận thức trong đó các ý tưởng, hình ảnh, sự
biểu hiện tinh thần hoặc các yếu tố giả thuyết khác của
suy nghĩ được trải nghiệm hoặc thao tác.
 Theo nghĩa này, tư duy bao gồm việc tưởng tượng, ghi
nhớ, giải quyết vấn đề, mơ mộng, liên tưởng tự do, hình
thành khái niệm và nhiều quá trình khác. Suy nghĩ có
thể được cho là có hai đặc điểm xác định: (a) Nó mang
tính bí mật - nghĩa là nó không thể quan sát được một
cách trực tiếp mà phải được suy ra từ hành động hoặc
sự tự bộc lộ; và (b) nó mang tính biểu tượng - nghĩa là,
nó dường như liên quan đến các hoạt động trên các
biểu tượng hoặc biểu tượng tinh thần, bản chất của
chúng vẫn còn mơ hồ và gây tranh cãi. (APA)
6. Tư duy
Tư duy loại suy
 Tư duy biện chứng
 Tư duy sáng tạo
 Tư duy logic
6. Tư duy
Đặc điểm
 Tính có ý nghĩa
 Tính gián tiếp
 Tính trừu tượng và khái quát
 Liên hệ với ngôn ngữ
 Liên hệ với các thành phần khác : cảm xúc, hành vi
7. Trí tuệ
Khái niệm

“Trí thông minh là khả năng bao gồm lý luận,


lên kế hoạch, giải quyết vấn đề, khả năng
trừu tượng, tiếp thu kiến thức mới nhanh
chóng, hiểu các vấn đề phức tạp, và khả
năng suy luận, tích hợp kinh nghiệm”
(Gottfredson, 1997)

 ..
Các thành phần của trí
Sự tự ý
thông minh cảm xúc thức

Động cơ
bản thân

Chấp
nhận sự
khác biệt

giám sát
được
cảm xúc
kỹ năng
trong những
mối quan hệ Đánh giá trí thông minh
(xem tài liệu)
9. Ngôn ngữ
Khái niệm

 Ngôn ngữ là một hệ thống thể hiện hoặc truyền


đạt suy nghĩ và cảm xúc thông qua âm thanh lời
nói hoặc ký hiệu bằng văn bản.

 Là hệ thống giao tiếp cụ thể được sử dụng bởi


một nhóm người nói cụ thể, với hệ thống từ vựng,
ngữ pháp và âm vị học đặc biệt
(APA)
9. Ngôn ngữ
Phân
loại:
Ngôn
ngữ nói
Ngôn
ngữ viết
III. TIẾN TRÌNH CỦA
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
1. Giai
đoạn tiền
nhận thức

 Kích thích -
> cơ quan
thụ cảm ->
cảm giác

 Ví dụ: nước
sôi -> nóng/
nước đá ->
lạnh
2. Giai đoạn trung gian

 Hình thành suy nghĩ ban sơ


 Cảm giác + sự tập trung chú ý ->
thông tin lưu trong bô nhớ. Qua quá
trình tái hiện, nhận diện, sự phân tíc
sự diễn dịch -> tri giác thông tin
 Kích thích tiếp tục diễn ra -. Tri giác
tiếp tục được củng cố, hoàn thiệ về
thông tin đó
Giai đoạn nhận thức

 Hình thành suy nghĩ ban sơ / ý niệm/ niềm


tin cốt lõi
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA
NHẬN THỨC VỚI CÁC
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Nhận
thức –
cảm xúc
Mối quan hệ giữa nhận
thức và cảm xúc là hai
chiều - một sự tương
tác năng động. Cảm
xúc được trải nghiệm
dưới dạng cảm giác
tích cực, cảm giác tiêu
cực, phản ứng không
mong muốn trước bất
kỳ tình huống căng
thẳng nào, những cảm
xúc này thường tác
động đến việc ra quyết
định, tức là nhận thức
Nhận thức – Hành vi

- Nhận thức quyết định cảm xúc và hành


vi
- Hành vi là hệ quả của sự tự ý thức với ý
ngĩa thiết lập ý định
-
Nhận thức – Cảm xúc – Hành vi
V. KẾT LUẬN
 Lý thuyết nhận thức dựa trên:
 cấu trúc cơ bản là não và tư duy (Brain and
Mind)
 nguồn thông tin là sự vật, hiện tượng, giá trị
tinh thần
 cảm nhận thông tin nội tại

 Để nhận thức phải có:


 những kinh nghiệm (experiences) và
 bộ não lành lặn với chức năng tế bào hoặc
từng vùng tế bào hoạt động bình thường
 Phân tích hoạt động tâm lý, tâm thần:
 Quá trình nhận thức
 Cảm xúc
 Trí thông minh
=> Đó là bước phát triển của khoa học tâm lý
trong xu thế hướng đến xã hội nhân loại văn
minh đại đồng mà nội dung chính của các khái
niệm nhằm chuyển dịch sự tập trung vào cái
tôi cá thể sang sự thích hợp giữa “cái tôi”
(Ego) và siêu ngã (super ego)
Tài liệu tham khảo:
1. Kaplan &Sadock’s Comprehensive Textbook of Psychiatry-
Ediction 7th
2. Tâm lý học & Đời sống Richard J. Gerrig ; Phillip G.
Zimbardo NXB Lao Động 2013;
3. BENJAMIN COHEN, M.D.N Engl J Med 1933; 209:389-392August
24, 1933DOI:10.1056/NEJM193308242090807
4. APA Psych Net AMERICAN JOURNAL OF PSYCHOLOGY - VOL
21
5. The American Psychiatric Publishing - Text book of
PsychoPharmacology – Alan F.Schatzberg, M.D & Charles
B. Nemeroff, M.D, PhD – Chapter 1 & Chapter 7
6. en.wikipedia.org/wiki/imagination
7. Tâm thần học Trần đình Xiêm – Nhà xuất bản Y học 1995
HOẠT ĐỘNG
CẢM XÚC
TH.S. TRẦN THỊ TÂM NHÀN
Bộ môn Tâm lý Y học
email: nhanttt@pnt.edu.vn
MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Trình bày khái niệm về hoạt động cảm xúc
II. Trình bày được một số học thuyết về hoạt động
cảm xúc
III. Trình bày được thành phần và cách phân loại
cảm xúc
IV. Trình bày mối liên hệ của hoạt động cảm xúc với
các hoạt động tâm lý khác, cũng như các rối loạn
liên quan đến cảm xúc thường gặp
V. Vai trò của hoạt động cảm xúc trong đời sống
I. KHÁI NIỆM
KHÁI NIỆM THEO TÂM LÝ HỌC
Cảm xúc là hiện tượng tâm lý tự
nhiên, phản ánh sự rung cảm trước
những sự vật, hiện tượng, con người;
có liên quan đến nhu cầu, động cơ của
họ. (Wkipedia)

Cảm xúc là kiểu phản ứng phức tạp,


liên quan đến các yếu tố trải nghiệm,
hành vi và sinh lý. (APA)

Nhu cầu của con người đa dạng ->


cảm xúc rất phong phú và phức tạp.
KHÁI NIỆM THEO THẦN KINH HỌC
Cảm xúc là trạng thái tâm lý dựa trên
cơ sở sinh học do những hoạt động sinh
lý thần kinh mang lại.

Cảm xúc dễ chịu hay khó chịu liên quan


tới sự tổ chức hệ thống limbic trong
não của động vật có vú bao gồm các
chất dẫn truyền thần kinh khác nhau
TỔNG QUAN
CẢM XÚC LÀ “TRẢI NGHIỆM TÍCH CỰC
HOẶC TIÊU CỰC GẮN LIỀN VỚI MỘT MÔ
HÌNH HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỤ THỂ,
TƯƠNG TÁC VỚI CÁC YẾU TỐ KÍCH THÍCH
BÊN NGOÀI VÀ BÊN TRONG CƠ THỂ”
II. CÁC HỌC THUYẾT
1. Theo Sinh lý học thần kinh (Neurobiology)

1.1. Não trung gian (Diencephalon):

Bao gồm:
• Đồi thị (Thalamus)
• Vùng dưới đồi (Hypothalamus)
1. Theo Sinh lý học thần kinh (Neurobiology)
Chức năng:
• Chuyển tiếp các thông tin cảm giác
giữa các vùng trong não bộ
• Kiểm soát nhiều chức năng của hệ
thần kinh ngoại biên
• Kết nối hệ thống nội tiết với hệ thần
kinh trung ương và hệ viền (limbic
system) để tạo ra và kiềm chế cảm
xúc, tư duy, trí nhớ và các phản xạ
1. Theo Sinh lý học thần kinh (Neurobiology)

1.2. Hệ viền (Limbic system):


• “Não xúc cảm”, bao gồm: Hạch hạnh nhân
(Amygdala), Hồi hải mã (Hippocampus)
• Chức năng:
+ Hành vi ăn
+ Phản ứng với kích thích nguy hiểm: đánh,
lánh hay đóng băng (fight, flight or freeze)
+ Thôi thúc tấn công
+ biểu lộ cảm xúc hung hãn
1. Theo Sinh lý học thần kinh (Neurobiology)

+ Gây khoái cảm và hành vi tính dục (liên


quan đến các hormone sinh dục)
+ Kết nối vùng dưới đồi thông qua các
chất dẫn truyền thần kinh và hormone ->
điều tiết cảm xúc
1. Theo Sinh lý học thần kinh (Neurobiology)
1.3. Cơ chế dẫn truyền thần
kinh: (theo trục thần kinh (axon)

+ Synapse: các khớp kết nối các


tế bào thần kinh với nhau thành
1 mạng lưới.
+ Thông tin xuất hiện được mã
hóa dưới dạng chuyển động
điện từ theo chiều dài của các
sợi trục tế bào thần kinh (axon)
1. Theo Sinh lý học thần kinh (Neurobiology)

+ Tại khớp nối màng sau synapse,


điện thế ở màng tế bào thay đổi,
dẫn tới sự mở kênh ion ở màng.
+ Ion Ca 2+ từ ngoài màng tế bào
tràn vào nút cuối cùng của khớp
tiếp hợp tế bào thần kinh làm
phóng thích hoặc ức chế các chất
dẫn truyền thần kinh trung gian
(neurotransmitters) như:
ENDOR
PHINS
2. Theo Tâm lý học (Psychological)
2.1. Lý thuyết cảm xúc của James – Lange
(The James-Lange Theory of Emotion - 1880)
• William James (1842 – 1910) và Carl Lange (1834 – 1900)
• Phản ứng sinh học của cơ thể là trung tâm của cảm xúc
• Trạng thái pha trộn phản ứng sinh lý và nhận thức về phản ứng
sinh lý đó, tất cả được lưu trữ vào bộ nhớ
• Mỗi người có kinh nghiệm khác nha -> mang tính khác biệt giữa
mỗi cá nhân

Sơ đồ:
Kích thích -> thay đổi thể chất -> phản hồi -> cảm xúc
VÍ DỤ VỀ LÝ THUYẾT JAMES-LANGE

2. Kích thích này


dẫn tới 1 phản ứng
sinh lý (rơi lệ)

3. Phản ứng cảm xúc của bạn phụ


1. Bạn chứng kiến 1 kích thích thuộc vào việc bạn lý giải về phản ứng
bên ngoài (vd 1 bộ phim Hàn Quốc) sinh lý của mình ra sao (có người khóc
ngất, có người thấy bình thường)
2. Theo Tâm lý học (Psychological)
2.2. Lý thuyết Cảm giác xúc của Cannon – Bard (The
Cannon-Bard Theory of Emotion)
• Walter. B. Cannon (1871 – 1945) và Philip Bard (1898 -
1977)
• Phản ứng sinh lý và cảm xúc xảy ra đồng thời
• Tâm trí và cơ thể trải nghiệm độc lập trong cảm xúc
Đồi thi (kiểm soát trải nghiệm cảm xúc
• Thông tin
Vỏ não kiểm soát biểu hiện cảm xúc
2. Theo Tâm lý học (Psychological)

2.3. Lý thuyết tiền nhận thức (Cognitive Meditational


Theory):
• Richard Lazarus (1991)
• Hoạt động nhận thức dưới dạng phán đoán, đánh giá và
suy nghĩ rất cần thiết để cảm xúc xảy ra
• Cảm xúc là 1 sự xáo trộn xảy ra theo thứ tự sau:
1. Đánh giá nhận thức
2. Thay đổi sinh lý
3. Hành động
• Chất lượng và cường độ cảm xúc được kiểm soát thông
quá các quá trình nhận thức
VD: KHI BỊ GẤU DÍ
Nếu bị tấn công,
1 hãy giả chớt

(tập dượt trước để lát có


tèo thiệt thì đỡ bỡ ngỡ)
2. Theo Tâm lý học (Psychological)

2.4. Lý thuyết hai yếu tố của cảm xúc (Two factor theory of
emotion - 1962)
• Stanley Schachter (1922 - 1997) và Jerome Singer
(1934 - 2010)
• Các phản ứng sinh lý góp phần vào trải nghiệm cảm xúc
bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các đánh giá nhận
thức về một sự kiện, sự vật, con người nào đó và việc
đánh giá này sẽ xác định trải nghiệm cảm xúc của mỗi
cá nhân.
=> Cảm xúc là kết quả của quá trình gồm 2 giai đoạn:
kích thích sinh lý và trải nghiệm cảm xúc
VD: KHI BỊ GẤU DÍ

1 kích thích (con Ta trải qua cảm xúc ấy


Nhận thức của ta sẽ
(nỗi sợ)
gấu) gây nên gọi tên phản ứng sinh lý đó và
gắn liền nó với 1 cảm xúc (tim
phản ứng
đập nhanh, căng cơ, run rẩy,
sinh lý đổ mồ hôi, buồn tiểu ngang ->
sợ hãi)
3. Các học thuyết về nhân cách (Theories of Personality)
3.1. Phân tâm học (Psychoanalysis):
• Sigmund Freud
• Cấu trúc nhân cách: Vô thức (unconscious),
tiềm thức (subconscious) và ý thức
(conscious)
• Chứa đựng các xung năng (pulsion). Cảm
xúc tới từ các xung năng vô thức.
• Cảm xúc cũng có thể do cơ chế phòng vệ
(defense mechanism).
3. Các học thuyết về nhân cách (Theories of Personality)
3.2. Tâm lý học phân tích (Analytical psychology):

Cho rằng Cổ mẫu (Archetypes)


là căn nguyên vận hành của cảm xúc
3. Các học thuyết về nhân cách (Theories of Personality)
3.3. Tâm lý học cá nhân (Individual psychology):
• Alfred Adler
• Phức cảm tự ti (inferiority complex)
và cảm thức cộng đồng (community
feeling) là một trong những yếu tố
hình thành lối sống cá nhân (style of
life) và là những dạng biểu hiện của
cảm xúc
4. Xã hội học:
4.1. Lý thuyết Tầm ảnh hưởng của sự kiện (Affective events theory)
• H. M. Weiss và Russell Cropanzano (1996)
• Dựa trên lý thuyết giao tiếp, nghiên cứu trong bối cảnh công việc
• Cảm xúc được gây ra và bị ảnh hưởng bởi các sự kiện, từ đó dẫn tới
thái độ và hành vi
Sự kiện Ảnh hưởng
tích cực tích cực
Sự hài lòng Chất lượng
với công việc dịch vụ

Sự kiện Ảnh hưởng


tiêu cực tiêu cực

Sự kiện trong Phản ứng


công việc cảm xúc
4. Xã hội học:
4.2. Quan điểm về Định vị cảm xúc (Situated perspective on emotion)
• P. E. Griffiths và A. Scarantino
• Cảm xúc là sản phẩm của sự khám phá môi trường thông qua việc định
vị và quan sát phản ứng của sinh vật khác
• Biểu hiện của cảm xúc là một động thái chiến lược trong giao tiếp
5. Di truyền (Genetics theory):
• Cảm xúc là hệ quả của mối quan hệ giữa các phản ứng sinh học của cơ
thể và các yếu tố môi trường - xã hội
• Chỉ mới có nghiên cứu cho thấy có tồn tại một số phản ứng sinh lý (ví dụ:
phản ứng khi gặp gấu) mang tính giống loài hoặc liên quan tới hành
vi/ngôn ngữ
6. Học thuyết nội môi (Homeostatic emotion):
Cảm xúc phát ra tín hiệu bởi các trạng thái trong cơ thể, thúc đẩy các hành vi
duy trì sự cân bằng bên trong cơ thể ở trạng thái lý tưởng (sự cân bằng nội
môi)
Động cơ thỏa
Nội môi Thôi thúc
mãn nhu cầu
III. QUY LUẬT, THÀNH PHẦN,
CÁCH PHÂN LOẠI
1. CÁC QUY LUẬT
Quy luật thích ứng (chai dạn)
Quy luật cảm ứng
• Sự thích ứng với môi
Sự thể nghiệm 1 cảm xúc, tình
trường và các mối quan
cảm có thể làm cho một thể
hệ mới
nghiệm cảm xúc khác đối cực
• Cảm xúc có thể bị chai
Quy luật lây lan với nó xảy ra đồng thời hoặc
dạn nếu đã lâu không có
• Cảm xúc có thể lan nối tiếp mạnh hơn hoặc yếu đi
gì thay đổi hoặc mới mẻ
truyền từ chủ thể này
sang chủ thể khác
• Cơ sở xây dựng sự đồng
Quy luật di chuyển
cảm và đoàn kết Quy luật pha trộn
• Cảm xúc có thể di
VD: Một con ngựa đau cả tàu
chuyển từ đối tượng này Hai hay nhiều cảm xúc có thể cùng
bỏ cỏ
sang đối tượng khác tồn tại trong cùng một người, cùng
• 1 cơ chế phòng vệ một lúc
VD: Giận cá chém thớt
2. CÁC THÀNH PHẦN
2.1. Nhận thức (Consciousness):
Đánh giá
mối liên hệ
Mô hình tiến trình nhiều
thành phần (Component
Process Model - CPM)
Đánh giá Những mức
của K.R.Scherer (2001) Đánh giá
những xu độ cảm xúc
cho thấy nhận thức là
hướng bình hường khác nhau tình huống
một thành phần của cảm
xúc

Đánh giá
khả năng
đương đầu
2. CÁC THÀNH PHẦN
2.2. Cảm giác - Tri giác (Perception):
Quay lại Lý thuyết James - Lange:
• Cảm xúc có gốc rễ từ các xung năng của cơ quan cảm giác và được dự đoán bởi tri
giác
• Quá trình dự đoán ấy hình thành nên kiểu trải nghiệm cảm xúc khi có yếu tố kích hoạt
Yếu tố kích hoạt -> phản ứng sinh lý của cơ thể -> Sự nhận thức và trải nghiệm phản ứng
sinh lý đó (Cảm xúc)
Hoạt động cảm xúc không tách rời với các hoạt động tâm lý khác
2. CÁC THÀNH PHẦN
2.3. Hành vi (Behaviors):
• Haoqi Li et al (2020)
• Sự năng động của cảm xúc (dynamic changes of emotion) sẽ là cơ sở quan trọng
dẫn tới những quyết định hành vi
• Ngược lại, những tương tác hành vi (behavioral interaction) có thể dẫn tới cảm
xúc đáp lại
3. PHÂN LOẠI
3.1. Theo Tâm thần học:
• Cảm xúc (Emotion): Biểu hiện của trạng thái nội tâm, có một vài biểu hiện quan sát
được, không kéo dài, đáp ứng linh hoạt với sự thay đổi của tư duy và tình huống
• Khí sắc (Mood): Trạng thái nội tâm có tính chất kéo dài, lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều
mặt trong cuộc sống
3. PHÂN LOẠI
3.1. Theo Tâm thần học:
• Trầm cảm (Depression): Tình trạng suy giảm năng lượng, khí sắc rối loạn - có thể có
biểu hiện buồn rầu, lo lắng, cáu gắt hoặc thậm chí vui vẻ hơn thường lệ; mất hứng thú
với nhiều việc trước đây rất thích; ảnh hưởng đến giấc ngủ, khẩu vị, hô hấp, hệ tiêu
hóa, v.v.
• Hưng cảm (Mania): Tình trạng năng lượng tăng cao quá mức, có thể giảm mạnh các
hoạt động sinh hoạt thường ngày (không cần ngủ hay ăn), cực kỳ cáu gắt hoặc hưng
phấn, có khả năng dẫn đến nhiều hành vi liều lĩnh, mức độ năng xảy ra cả hoang tưởng
3. PHÂN LOẠI
3.2. Theo Tâm lý học:
3.2.1. Sáu cảm xúc cơ bản (Ekman) (1970)

Hạnh phúc Buồn bã Sợ hãi

Ghê tởm Nổi giận Ngạc nhiên


3. PHÂN LOẠI
3.2. Theo Tâm lý học:
3.2.2. Mô hình hai chiều của cảm xúc (Two Dimensional Model for Emotions) (James Russell)

• Mức độ giá trị (Valence): mức


độ tích cực (positive) và tiêu
cực (negative) của trải nghiệm
Tức Hân hoan
• Mức độ khuấy động (Arousal):
giận
trải nghiệm khiến năng lượng Trung dung

cơ thể và nội tâm được đẩy tới


Chán nản Thư giãn
đâu
3. PHÂN LOẠI
3.3. Bản năng cảm xúc ở người và động vật:
Bao gồm 2 cảm xúc chính:
• Sự sợ hãi (Fear): chạy trốn, thu rút, quay đầu sang hai bên, “đứng hình”, đồng tử giãn, toát mồ
hôi, tay chân run rẩy, v.v.
• Sự gây hấn (Aggression): đánh nhau, tấn công, co đồng tử (vd mèo gầm gừ, cào cấu, cắn, dựng
lông, khè, v.v.)
2 cảm xúc này có thể cùng xuất hiện hoặc thay đổi qua lại khi gặp kích thích
IV. MỐI LIÊN HỆ CỦA HOẠT ĐỘNG CẢM
XÚC VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ KHÁC.
CÁC RỐI LOẠN
LIÊN QUAN ĐẾN CẢM XÚC THƯỜNG GẶP.
1.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM XÚC
1.1.Trên phương diện biểu hiện cơ thể (Physiological response):
Phản ứng của hệ thần kinh giao cảm điều khiển hoạt động của các tuyến nội
tiết, cơ, máu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ bài tiết.
Ví dụ khi ta hồi hộp, lo sợ thì:
• Tim đập nhanh
• Hơi thở gấp
• Đồng tử giãn nở, giúp tiếp thu nhiều ánh sáng hơn, mức
nhạy của thị lực tăng, nhìn rõ môi trường và các mối nguy
hiểm hơn
• Tuyến mồ hôi tăng hoạt động, khô miệng
• Tăng trương lực cơ bắp tay, cơ chân, lông tóc dựng lên do
bắp thịt dưới da co thắt
1.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM XÚC
1.2.Trên phương diện hành vi (Behaviors):
Điệu bộ, cử chỉ, lời nói, v.v. Cảm xúc có thể là động lực thúc đẩy
hành vi.
Ví dụ khi ta buồn rầu, chán nản thì:
• Có khuynh hướng ăn nhiều hơn hoặc ăn ít đi để nạp thêm năng
lượng và thay đổi tâm trạng
• Có khả năng dẫn tới những hành vi mâu thuẫn
• Có thể nói ra nhiều lời khi tổn thương mình và người khác
• Sinh hoạt hằng ngày sẽ bị xáo trộn
1.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM XÚC
1.3.Trên phương diện nhận thức (Consciousness):
Con người trải nghiệm một cảm xúc thông qua việc
nhận thức được nó và mô tả trải nghiệm đó bằng
ngôn ngữ
Ví dụ:
• Cảm xúc hối hận, tội lỗi khi nhớ lại một lỗi lầm
trong quá khứ
• Cảm xúc mệt mỏi thúc đẩy rời khỏi lớp học
nhưng nhận thức về trách nhiệm nói rằng
không nên làm vậy
1.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM XÚC
1.4.Mối liên hệ với trí nhớ (Memory):
• Broca, Papez và Maclean
• Xem lại phần về hệ viền (Limbic system)
• Cảm xúc ảnh hưởng đến cách mã hóa và truy xuất của ký ức
tự truyện. Ký ức cảm xúc sẽ được lưu trữ tốt hơn và kích
hoạt lại nhiều hơn
• Cảm xúc tác động lên các ký ức phát triển trí tuệ thông qua
việc đánh giá những ký ức mãn nguyện (pleasure) hoặc nỗi
đau (distress)
1.NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM XÚC
1.5. Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EI) :
• Khả năng cảm nhận, sử dụng, hiểu và
điều chỉnh cảm xúc hướng tới sự hòa hợp
và thích ứng với người khác và môi
trường, “Điều chỉnh các cảm xúc cho việc
xúc tiến sự phát triển cá nhân” (Salovey
& Mayer)
• Đo lường trí tuệ cảm xúc (Emotional
Intelligence Scale):
xem lại bài Hoạt động nhận thức
2.CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN CẢM XÚC:
2.1. Rối loạn khí sắc: (Theo DSM-5)
a. Rối loạn trầm cảm chủ yếu (Major depressive disorder):
Thỏa 5 (hoặc hơn) triệu chứng sau đây, kéo dài ít nhất 2 tuần và có sự thay đổi về
những chức năng so với trước đây; trong đó phải có ít nhất 1 triệu chứng (1) khí
sắc trầm hoặc (2) mất hứng thú hoặc sự hài lòng.
• Khí sắc trầm gần như suốt cả ngày, hầu như mọi ngày, được chỉ ra bằng cả lời
kể chủ quan của họ
• Giảm hứng thú hoặc sự hài lòng đáng kể trong tất cả, hoặc hầu hết các hoạt
động, trong gần như suốt ngày và hầu như mọi ngày.
• Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng; hoặc tăng cân
• Mất ngủ hoặc ngủ nhiều gần như mỗi ngày.
• Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động gần như mỗi ngày (được trông
thấy bởi người khác; không đơn thuần là cảm nhận chủ quan của sự bồn chồn
không yên, hoặc chậm chạp).
2.CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN CẢM XÚC:
2.1. Rối loạn khí sắc: (Theo DSM-5)
a. Rối loạn trầm cảm chủ yếu (Major depressive disorder):
• Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
• Cảm thấy vô dụng, cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không phù hợp (có thể
tới mức hoang tưởng)
• Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý
• Ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại (không chỉ là sợ cái chết), ý tưởng tự sát
(suicide ideation) lặp lại không kèm một kế hoạch cụ thể, hoặc nỗ lực tự
sát (suicide attempt), hoặc một kế hoạch chi tiết để thực hiện tự sát.
• Những triệu chứng này gây ra sự suy giảm và đau khổ đáng kể về chức
năng xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọng khác.
• Giai đoạn này không thuộc về những ảnh hưởng sinh lý của một chất, hoặc
của một tình trạng y khoa khác.
2.CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN CẢM XÚC:
2.1. Rối loạn khí sắc: (Theo DSM-5)
b. Rối loạn lưỡng cực loại I (Bipolar disorders type I):
Giai đoạn hưng cảm có thể được dẫn trước và có thể theo sau bởi giai đoạn
hưng cảm nhẹ hoặc trầm cảm chủ yếu.
• Một khoảng thời gian rõ ràng bất thường và dai dẳng của khí sắc gia tăng,
chan hoà, hoặc khí sắc cáu gắt và tăng năng lượng hoặc các hoạt động một
cách dai dẳng và bất thường, kéo dài ít nhất 1 tuần.
• Trong suốt khoảng thời gian rối nhiễu khí sắc và tăng năng lượng hoặc
hành vi, cần có ≥ 3 triệu chứng sau đây (≥4 triệu chứng nếu khí sắc chỉ là
cáu gắt):
• Đánh giá cao bản thân hoặc ý tưởng tự cao.
• Giảm nhu cầu ngủ (ví dụ: cảm thấy khoẻ dù chỉ ngủ 3 tiếng).
• Nói nhiều hơn thường ngày hoặc thôi thúc phải nói.
2.CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN CẢM XÚC:
2.1. Rối loạn khí sắc: (Theo DSM-5)
b. Rối loạn lưỡng cực loại I (Bipolar disorders type I):
• Tư duy phi tán hoặc cảm nhận chủ quan suy nghĩ dồn dập trong đầu.
• Xao lãng
• Tăng các hoạt động có mục đích hoặc bứt rứt tâm thần vận động.
• Tham gia quá mức các hoạt động có nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm
trọng
• Rối nhiễu khí sắc đủ nặng để gây ra sự suy giảm đáng kể về mặt chức năng
xã hội hoặc nghề nghiệp, hoặc cần phải nhập viện để ngăn ngừa làm hại
bản thân và người khác hoặc có nét loạn thần.
• Giai đoạn này không do tác dụng sinh lý của một chất (lạm dụng chất,
thuốc, hoặc các điều trị khác) hoặc các tình trạng y khoa khác.
2.CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN CẢM XÚC:
2.2. Các biểu hiện rối loạn cảm xúc :

• Cảm xúc thiếu hòa hợp


• Cảm xúc không ổn định
• Cảm xúc hai chiều
• Cảm xúc trái ngược
• Cảm xúc cùn mòn
• Cảm xúc bị thu hẹp
• Cảm xúc phẳng lặng
• Lo âu lan tỏa
V. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CẢM XÚC
TRONG ĐỜI SỐNG
1.LÀ HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG VÀ
PHÁT TRIỂN CAO NHẤT CỦA CHỦNG LOÀI
• Con người có hệ thống cảm xúc và biểu cảm đa dạng và có sự hòa lẫn giữa trí tuệ, nhận
thức và cảm xúc. Vì tính liên kết với nhận thức, con người thậm chí có thể diễn xuất
những cảm xúc
• Cảm xúc giúp con người nhận ra nhu cầu của mình một cách rõ ràng hơn, xúc tiến việc
tìm hiểu các thông tin nhằm giúp chúng ta có sự điều chỉnh thái độ và hành vi phù hợp
2.ỨNG DỤNG TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG TÂM LÝ
• Cảm xúc tích cực là động lực thúc đẩy hành vi tích cực
• Cảm xúc là cánh tay nối liền giữa nhận thức và hành vi
VD: Liệu pháp trị liệu nhận thức - hành vi (Cognitive behavioral therapy - CBT), Liệu pháp
trị liệu thông qua tái hiện trải nghiệm Gestalt, Liệu pháp giải mẫn cảm thông qua chuyển
động mắt Eye Movement Desensitization and Reprocessing (EMDR)
TỔNG KẾT: 3 TỪ KHÓA CHÍNH CỦA CẢM XÚC
Nhận thức và trải nghiệm Phản ứng sinh lý Phản ứng hành vi
chủ quan
• Trình bày định nghĩa tổng quan về cảm xúc
• Những vùng nào của não liên quan tới hoạt động cảm xúc?
• Tóm tắt mối quan hệ của cảm xúc và tri giác thông qua học thuyết James-
Lange
• 5 quy luật của cảm xúc là gì?
• Một số biểu hiện của rối loạn cảm xúc?
• 2 vai trò của cảm xúc với đời sống?

CÂU HỎI ÔN TẬP


CẢM ƠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like