You are on page 1of 32

PHẦN 1

TÂM LÝ ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Phân tích bản chất của hiện tượng tâm lý theo quan điểm
chủ nghĩa duy vật hiện chứng
Câu 2: Phân tích cấu trúc của ý thức ví dụ minh họa
Câu 3: Phân tích chức năng của tâm lý cho ví dụ minh họa
Câu 4: Chứng minh câu nói Lê Nin cảm giác là nguồn khởi đầu của
nhận thức
Câu 5: Chứng minh câu nói của Lê.Nin : “Từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng từ tư duy trừu tượng đến từ thực tiễn đó là con
đường nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”
Câu 6: So sánh nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính và phân
tích mối quan hệ giữa chứng
Câu 7: So sánh cảm giác với tri giác cho ví dụ minh họa
Câu 8: So sánh cảm giác với tư duy cho ví dụ minh họa
Câu 9: So sánh tri giác với tư duy cho ví dụ minh họa
Câu 10: So sánh tư duy với tưởng tượng

Phần II. ứng dụng trong kỹ thuật:


1/+ LĐKT: chủ thể ßàKhách thể (đối tượng)
2, + Giao tiếp nghề nghiệp KT: ngườißà người
- SP: Trình độ tâm lý mới
- Tri giác
- Trao đổi thông tin
- Biến đổi lẫn nhau
3./Nhận thức ( sự học ) : tri thức / kỹ năng, kỹ xảo, thới quen
 Cảm giác à hình ảnh
 Tri giácà hình tương.
 Tư duy-> khái niệm/phán đoán…
 Tưởng tượng : biểu tương mới( cấp 2)/biểu tượng trí nhớ (
cấp 1)
Chú ý
Ngôn ngữ
Tri nhớ

Gợi ý trả lời:

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP


Câu 1: phân tích biện chứng
*Hiện tương tâm lý và hiện tượng tinh thần có cơ sở tự nhiên là
hoạt động tinh thần kinh và hoạt động nội tiết được nảy sinh bằng hoạt
động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội
Ví dụ: Hình ảnh về người mẹ trong đầu óc cá nhân
*Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não. Nó mang
tích chủ thể có bản chất xã hội lịch sử.
+ Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não
Tâm lý là sự phản ánh của vật chất, là sản phẩm của vật chất . Ở
vật chất có nhiều mức độ phản ánh như:
-Phản ánh như vật lý
-Phản ánh hóa học
-Phản ánh sinh học
Nhưng chỉ khi vật chất phát triển tới mức cao nhất là bộ não
người thì mới có phản ánh tâm lý
-Muốn có tâm lý phải có tồn tại khách quan tác động vào bộ não
và bộ não phải nhận được những tác động ấy.
+ Tâm lý mang tính chất chủ thể tức là mang dấu vết riêng của
chủ thể phản ánh
Phản ánh tâm lý không khải là sự phản chiếu thụ động của chiếc
gương soi đối với sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Phản ánh
tâm lý là sự phản ánh của tác động bên ngoài của con người khúc xạ
qua những đặc điểm bên trong của người đó (thông qua kinh nghiệm tri
thức, nhu cầu khát vọng, chí hướng..)
Ví dụ: Hai người cùng xem một sự vật, họ đều giữ lại hình ảnh
sự vật trong não, có những nét khác nhau. Cùng nhìn nhận một người.
VD: Chủ thể - người chiến sĩ công an thấy lỗi, hành vi tội phạm,
bác sỹ thì lại thấy dấu hiệu về bệnh tật…
+ Tâm lý có bản chất xã hội lịch sử, hình ảnh tâm lý mang dấu
ấn của dân tộc thời đại, chế độ chính tri xã hội …Vì trong tâm lý của
con người luôn có sự tiếp thu phản ánh kinh nghiệm xã hội biến nó
thành cái riêng của mình.
Câu 2: Phân tích cấu trúc ý thức
+ Khái niệm: ý thức là năng lực hiểu được các tri thức về thế
giới khách quan con người tiếp thu hiểu được và năng lực hiển được
thế giới chủ quan trong chính bản thân mình, nhờ đó con người có thể
cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình.
Ví dụ: con người ý thức về pháp luật, có nghĩa là họ có tri thức
pháp luật, tôn trọng chấp hành pháp luật
*Cấu trúc ý thức bao gồm 3 cấp bậc
a) Bậc 1: Bậc nhận thức cảm tính mang những tư liệu đầu tiên
cho ý thức.
VD: Cảm giác. Cho ta hình ảnh về một thuộc thính riêng lẻ bên
ngoài của sự vật hiện tượng .
Ví dụ: Nếu muốn thấy hình ảnh quả cảm phải trực tiếp qua các
giác quan để có các hình ảnh về từng thuộc tính riêng lẻ đó là cảm giác
– tri giác mang lại cho ý thức những hình ảnh tương đối trọn vẹn về sự
hiện tượng.
*Những hình ảnh đó giúp con người nhận được thế giới bên
ngoài về sự tồn tại, làm ranh giới giữa người có ý thức và người ở trạng
thái vô thức (say mê ngủ…vv)
Những hình ảnh này là nội dung ban đầu của ý thức. Ở mức độ này
còn mang tính chất sơ khai, bề ngoài, có tính chất cá lẻ đây là bậc thang
của ý thức.
b) Bậc 2: Bậc nhận thức lý tính (bao gồm các quá trình tư duy và
tưởng tượng)
Mang lại cho ta hình ảnh khái quát, bản chất về thực tại khách
quan và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng .Trong tư duy bao
gồm các thao tác so sánh, phân tích , tổng hợp khái quát hóa, trừu
tượng hóa. Kết quả tư duy là những khái niệm, phán đoán, nhận xét và
hoạch định kế hoạch…
Ý thức - nhận thức trong tư duy bằng cách phân tích, so sánh, đánh
giá nhận xét các hoạch định.
c) Bậc 3 bậc hoạt động
Ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt
động quy định cấu trúc của ý thức. Qúa trình xác lập mục đích và điều
khiển có ý thức ở mọi tầng bậc nhận thức.
ví dụ: Trong hoạt động lao động sản xuất muốn tiến hành hoạt
động phải thấy trước được mục đích. Thấy trước được kết quả. Việc thấy
trước mục đích, hình dung kết quả tức là ý thức được mục đính, kế hoạch
…Các tầng bậc ý thức đều liên kết chặt chẽ với nhau. Ý thức phát triển
hoạt động
Câu 3: Chức năng của tâm lý
Mọi hành động và hoạt động dù nhỏ, dù lớn của con người đề do
cái tâm lý điều khiển. Hiện tượng tâm lý hoạt động là chức năng của
não, theo cơ chế phản xạ. Theo nhà tâm lý học Nga Pap-lốp hoạt động
tâm lý là hoạt động có phản xạ có điều kiện bao gồm 4 khâu:
-Khâu dẫn vào
-Hoạt động của trung tâm thầm kinh
-Khâu dẫn ra
- Kênh liên hệ ngược.
Nhờ có kênh liên hệ ngược, phản ánh tâm lý ngày càng hoàn
thiện hơn tinh vi hơn và con người trở nên thích nghi với môi trường
hơn. Các chức năng của tâm lý bao gồm:
a) Chức năng định hướng, khi bắt đầu hoạt động muốn có kế
hoach trước hết phải có động cơ phải đặt mục đích
Ví dụ: như các quá trình nhận thức như cảm giác, trị giác, tư duy
phản ánh bản thân hiện thực khách quan từ thuộc tính bên ngoài cho đến
bản chất bên trong…từ đó có động cơ thúc đẩy hoạt động dựa trên cơ sở
đó chủ thể nhận thức và đặt mục đích
b)Chức năng điều khiển: thúc đẩy các hiện tượng tâm lý kiểm tra
thúc đẩy cá nhân hành động theo muc đích. Thông thường thì động lực
hoạt động là những tình cảm nhất định (say mê, tình yêu) lòng căm
thù….) nhưng nhiều khi có thể là những hiện tượng tâm lý khác có kèm
theo cảm xúc như biểu tượng của tưởng tượng sự ám thị, sự hẫng hụt.
một định kiến…vv. Từ đó tâm lý có chức năng điều khiển, kiểm soát quá
trình hoạt động bằng một chương trình, kế hoạch, phương thức hành động
hay điều khiển các thao tác…
Ví dụ: Để thực hiện mục đích trở thành kỹ sư .Ssinh viên phải
tuân theo kế hoạch, chương trình học tập; Kiểm tra; Thi; làm các bài
thảo luận…vv
c)Chức năng điều chỉnh: Nhờ hoạt động tâm lý con người nhận
thức được cái chuẩn mực, mục tiêu, từ đó có sự uốn nắn. điều chỉnh
hành vi, hành động cho phù hợp để đạt kết quả tốt.
Chẳng hạn trong quan hệ con người phải tuân theo chuẩn mực về
đạo đức pháp luật…Nó đã có ảnh hưởng tới lối sống. Nếp sống của con
người
Câu 4: Cảm giác là nguồn khởi đầu của nhận thức.
Khái niệm: Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh: từng
thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của vật, hiện tượng khi chúng đang trực
tiếp tác động vào giác quan của ta.
Ví dụ
Cắn một quả ớt ta thấy cay nhờ vị giác.
Đặc điểm: Cảm giác là quá trình nhận thức đơn giản nhất. Nó
mới chỉ là phản ánh được những thuộc tính riêng lẻ rời rạc của sự vật
hiện tượng (hoặc mầu sắc) hoặc âm thanh hoặc mùi vị, hoặc hình thù
…) mà chưa biết được hiện tượng và sự vật một cách trọn vẹn. Phản
ánh những tác động bên ngoài cơ thể hoặc bên trong cơ thể đang còn
trực tiếp tác động lên các giác quan của ta. Cảm giác con người có bản
chất xã hội( khác biệt với cảm giác của máy móc và động vật)
*Cảm giác đối với tri giác:
Nhờ có sự tổng hợp các cảm giác riêng lẻ về từng thuộc tính của
sự vật, hiện tượng thì mới có hình ảnh trọn vẹn của tri giác.
Ví dụ tri giác một viên phấn dựa vào các cảm giác. Cảm giác về
hình dáng. Độ lớn mầu sắc…
*Cảm giác đối với trí nhớ. Thông qua phản ánh trực tiếp cụ thể
trực quan về sự vật. hiện tượng từ đó cung cấp ng uyên liệu làm cơ sở
cho trí nhớ
Ví dụ: Người bị mù bẩm sinh không có biểu tượng về mầu sắc
*Cảm giác là cơ sở đầu tiên. Cung cấp những tư liệu cho các
thao tác của tư duy như so sánh. Phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa và
khái quát hóa .. Nhờ nó mà có sự nhận thức sâu sắc hơn ( nhận thức
bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng)
Ví dụ Qua so sánh cảm giác nhiệt độ mà rút ra những quy luật về
sự thay đổi nhiệt độ của các mùa trong năm.
Kết luận: Cảm giác là nguồn gốc của một sự hiểu biết của chúng
ta về thế giới khách quan
Câu 5: Chứng minh: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn, ..đó là con đường biện
chứng của nhận thức chân lý, của nhận thức hiện thực khách quan
Nhận thức là gì? Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
qua đó cho ta những hiểu biết nhất định về thế giới, thông qua các
phương tiện là các giác quan, ngôn ngữ và vốn kinh nghiệm bản thân
Trong quá trình nhận thức thì có thể đạt hai mức độ
-Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) - là sự phản ánh những cái bên
ngoài, khi chúng ta đang trực tiếp tác động vào các giác quan (trực quan sinh
động ) bao gồm hai quá trình:
+ Cảm giác Là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bên
ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan.
Ví dụ: Sờ tay vào nước đá thấy lạnh
+ Tri giác: Là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan ta. Ví
dụ: Quan sát một viên phấn thấy nó mầu trắng, hình thù bề mặt, kích thước
của nó…
-Nhận thức lý tính (tư duy, tưởng tượng ) là sự phản ánh những thuộc tính
bản chất bên trong những nơi liên hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng
Nhân thức lý tính bao gồm hai quá trình tư duy và tưởng tượng
+ Tư duy: là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất những
mối mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó là chưa biết
Ví dụ: Nhận thức được quy luật ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh
+ Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã có. Ví dụ: Nhà bác học Xi ôn Côpsxiki đã tưởng tượng
ra hình ảnh đầu tiên của con tầu vũ trụ
Chứng minh:
*Vai trò của cảm giác đối với quá trình nhận thức khác:
Cảm giác chính là cơ sở của các quá trình tâm lý phức tạp như tri
giác, tưởng tượng, tư duy, trí nhớ, ….-Cảm giác là nguồn gốc của mọi
sự hiểu biết của chúng ta về thế giới khách quan.
*Vai trò của cảm giác đối với các hình thức nhận thức khác
Tri giác cung cấp tài liệu cho trí nhớ, Tư duy, Ngôn ngữ…Tri
giác là nguồn gốc của kinh nghiệm, của hiểu biết trong nhận thức (sự
học). Lênin viết Tất cả các hiểu biết bắt nguần từ kinh nghiệm, từ cảm
giác tri giác.
*Ngược lại nhận thức lý tính và kết quả của nó cùng ảnh hưởng
mạnh mẽ chi phối trở lại khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính
cảm tính. Nhận thức lý tính làm cho tri giác con người mang tính tổng
quát và tính có ý nghĩa.
Kết luận: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai mức độ
trong hoạt động nhận thức ty nhiên có quan hệ chặt chẽ mật thiết bổ
sung cho nhau. Cả hai mức độ nhận thức được nảy sinh từ thực tiễn và
lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng đắn của nhận thức
Câu 6: So sánh nhận thức cảm tính nhận thức lý tính
Phân tích:
- Nhận thức cảm tính: Là phản ánh những thuộc tính bên ngoài
của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan bao gồm cảm giác, tri giác.
Nhận thức lý tính: Là sự phản ánh thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng
bao gồm: Tư duy và tưởng tượng.
* Những đặc điểm giống nhau:
- Đều hướng vào việc phản ánh hiện thực khách quan.
- Đều mang tính chủ thể
- Đều có bản chất xã hội lịch sử
* Những đặc điểm khác nhau:

Nội dung phản ánh Nhận thức cảm tính: Nhận thức lý tính: Phản
-Phản ánh những thuộc ánh những thuộc tính
tính bề ngoài, cá lẻ của bản chất, mối liên hệ có
sự vật , hiện tượng tính quy luật của sự vật,
Phương thức phản ánh -Trực tiếp hiện tượng.
Sản phẩm -Hình ảnh cụ thể trực - Gián tiếp
quan về sự vật, hiện - Hình ảnh khái quát
tượng trừu tượng về sự vật
Mức độ thể hiện tính -Thấp hơn - Cao hơn đậm nét hơn
chủ thể
* Mối liên hệ: Có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, chi phối
lẫn nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhật của con người
Cụ thể:
- Nhận thức cảm tính là nguồn cung cấp nguyên liệu để con
người tiến hành những hình thức nhận thức cao hơn
+ Cảm giác mang lại cho ta hình ảnh về một thuộc tính riêng lẻ
của sự vật hiện tượng ví dụ về màu sắc hoặc độ lớn….
+ Tri giác mang lại cho ta hình ảnh tương đối hoàn chỉnh, trọn
vẹn ( tính kết cấu) về sự vật, hiện tượng.
-Trong nhận thức cảm tính, quá trình tri giác ( quan sát) ở một
trình độ nhất định còn tham gia vào hoạt động tư duy trực quan hình
ảnh. Là một bộ phận quan trọng trong các thao tác hành động tư duy
trực quan
-Nhận thức cảm tính là thành phần không thể thiếu được của
nhận thức lý tính.
-Ngược lại nhận thức lý tính và kết quả của nó cũng ảnh hưởng
mạnh mẽ và chi phối trở lại khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính.
Nhận thức lý tính làm cho tri giác mang tính tổng giác và tính có ý
nghĩa.
Câu 7 : So sánh cảm giác và tri giác cho ví dụ minh họa.
- Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng
lẻ bề ngoài, của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể
khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
Ví dụ: Chạm tay vào bàn là nóng có cảm giác đau
- Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các
giác quan
Ví dụ: Khi nhìn lên bảng, tay sờ vào bảng ta tri giác được hình
dáng bề mặt, màu sắc (đen), mặt nhẵn làm bằng gỗ…vv
* Những đặc điểm giống nhau:
- Đều phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật. hiện tượng.
- Đều phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp khi
chúng đang tác động đến các giác quan , mang bản chất xã hội lịch sử
và có tính chủ thể.
* Sự khác nhau
Cảm giác Tri giác
- Phản ánh từng thuộc - Phản ánh một cách
tính riêng lẻ của sự vật hiện trọn vẹn các thuộc tính của sự
tượng (hình dáng màu sắc âm vật hiện tượng
thanh….) - Mức độ thể hiện tính
- Mức độ thể hiện tính chủ thể cao hơn: Kinh nghiệm
chủ thể thấp hơn cùng tham gia và đóng vai trò
rất quan trọng

Mối quan hệ:


- Tri giác là quá trình tâm lý phức tạp hơn cảm giác được
xây dựng trên cơ sở cảm giác.
- Không có cảm giác thì cũng không có tri giác
Cảm giác và tri giác ở người hầu như diễn ra đồng thời, chúng có
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 8: So sánh cảm giác với tư duy cho ví dụ minh họa
- Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh từng thuộc tính riêng
lẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể khi
chúng đang chịu tác động vào các giác quan.
Ví dụ: Nếm vị của hạt muối cho cảm giác mặn
Tư duy: Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản
chất những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật
và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Ví dụ: Đọc một đề thi để tìm ra cách giải quyết vấn đề tìm lời
giải (đáp án)
* Những đặc điểm giống nhau.
- Đều hướng vào việc phản ánh hiện thực khách quan.
- Đều mang tính chủ thể
- Đều có bản chất xã hội lịch sử.
* những đặc điểm khác nhau
Cảm giác Tư duy
Nội dung phản ánh Những thuộc tính về Những thuộc tính bản
ngoài của sự vật, hiện chất những mối liên hệ
tượng bản chất, bên trong
- Phương thức phá Trực tiếp (Khi đang tác Gián tiếp
động)
- Sản phẩm Hình ảnh cụ thể trực - Hình ảnh khái quát
quan về từng thuộc tính trừu tượng về sự vật
của sự vật hiện tượng hiện tượng

- Mức độ thể hiện tính Thấp hơn Cao hơn đậm nét hơn
chủ thể
Mối liên hệ: Chúng có mối liên hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau:

- Cảm giác là cơ sở của quá trình tâm lý phức tạp (tư duy)
- Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, cung cấp tư liêụ
cho các thao tác tư duy.
- Tư duy chi phối khả năng phản ánh của cảm giác, làm thay đổi
ngưỡng của cảm giác.
Câu 9: So sánh tri giác với tư duy cho ví dụ minh họa.
Tri giác: Là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác
quan.
Ví dụ: Khi ta nhìn, cầm, nắm một vật (quả chanh tri giác được nó
màu xanh, vỏ nhẵn nhẹ…)
- Tư duy: Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản
chất những mối liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Ví dụ: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh
* Những đặc điểm giống nhau:
- Đều hướng vào việc phản ánh hiện thực khách quan.
- Đều mang tính chủ thể
- Đều mang bản chất xã hội – lịch sử.
* Những đặc điểm khác nhau.
Tri giác Tư
Nội dung phản ánh - Thuộc tính bề ngoài - thuộc tính bản chất
cá lẻ của sự vật những mối liên hệ có
tính quy luật
Phương thức phản ánh - Trực tiếp khi có sự tác - Gián tiếp
động vào giác quan
Sản phẩm - Hình ảnh cụ thể trực - Hình ảnh khái quát về
quan về sự vật sự vật hiện tượng
Mức độ thể hiện tính - Thấp hơn - Cao hơn
chủ thể
* Mối liên hệ: Giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ tác động lẫn
nhau
- Tri giác cung cấp tài liệu cho tư duy, ngôn ngữ.
- Tư duy chi phối trở lại khả năng phản ứng của tri giác làm cho tri
giác mang tính tổng giác và tính có ý nghĩa.
Câu 10: So sánh tư duy với tưởng tượng
- Tư duy: là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất
những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng
trong hiện thức khách quan mà trước đó ra chưa biết.
Ví dụ: Đứng trước một người chúng ta hiểu được tính tình, năng lực
của họ.
- Tưởng tượng: Là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng
có trong kinh nghiệm của cá nhân: bằng cách xây dựng những hình ảnh mới
trên cơ sở những biểu tưởng đã có.
Ví dụ: Đứng trước một người tuy chưa hiểu biết gì về họ ta tưởng
tượng hình dung họ có đức tính này, phong cách kia, vị trí xã hội, giá trị bản
thân.….vv.
* Những đặc điểm giống nhau.
- Đều phản ánh thế giới khách quan một cách gián tiếp.
- Đều hướng vào việc giải quyết hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề
- Đều mang tính khái quát cao
- Đều có tính chủ thể, có bản chất xã hội lịch sử
* Khác nhau
Đứng trước hoàn cảnh có vấn đề tùy thuộc vào tính bất định (không xác
định, ít rõ ràng) của hoàn cảnh có vấn đề mà ta nghiêng về tư duy hay tưởng
tượng.
- Khi gặp hoàn cảnh có vấn đề mà tính bất định quá lớn thì sẽ giải
quyết vấn đề theo cơ chế tưởng tượng ( các cách tạo ra biểu tượng mới : thay
đổi kích thước SVHT, nhấn mạnh đặc điếmSVHT, chắp ghép, liên hợp, điển
hình hóa, loại suy)
Ví dụ: Khi đọc một đề tài mà ta không có chuẩn bị về nó thì ta phải
tưởng tượng ra cách thức giải quyết ( nhảy cóc qua một số chi tiết, dữ kiện )
trong quá trình giải quyết vấn đề .
Câu 11: Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức với cảm xúc – tình
cảm.
- Nhận thức: Là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua phương
tiện là các giác quan bằng ngôn ngữ và kinh nghiệm bản thân.
Ví dụ: Đọc sách để biết về tư tưởng của tác giả.
- Xúc cảm – tình cảm làhiện tượng tâm lý phản ánh thái độ của cá
nhân đối với hiện thực khách quan có liên quan đến sự thỏa mãn hay không
thỏa mãn nhu cầu của cá nhân.
Ví dụ: Khi thất bại con người thấy buồn tẻ, lo lắng.
* Những đặc điểm giống nhau.
- Đều phản ánh hiện thực khách quan.
- Đều mang tính chủ thế.
- Đều mang bản chất xã hội – lịch sử.
* Đặc điểm khác nhau
Nhận thức Xúc cảm. tình cảm
- Đối tượng phản ánh - Bản chất sự vật hiện - Mối liên hệ của sự vật
tượng hiện tượng với nhu cầu
động cơ của con người
- Phạm vi phản ánh - Rộng hơn - Hẹp hơn
- Phương thức phản ánh - Phản ánh bằng hình - Phản ánh thế giới
thưc hình ảnh (cảm giác khách quan bằng sự
tri giác bằng hiện tượng rung động và bằng
trí nhớ, tưởng tượng) những trải nghiệm
bằng khái niệm (tư duy)
- Mức độ thể hiện tính - Thấp hơn - Cao hơn
chủ thể
- Quá trình hình thành - Dễ dàng hơn - Lâu dài hơn, phức tạp
hơn
Mối liên hệ: Có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau:
- Nhận thức là cơ sở làn nảy sinh tình cảm:
- Xúc cảm – tình cảm là động lực thúc đẩy mạnh mẽ chi phối nhận thức
kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của con người.
Câu 12: So sánh xúc cảm với tình cảm?
- Xúc cảm: Là những rung động của con người trước những tình huống
cụ thể, không mang tính ổn định.
Ví dụ: Cơn giận, cơn ghen.
- Tình cảm: Là những thái độ cảm xúc ổn định của con người với
những sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của
chúng trong mối quan hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản
phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình cảm xúc, rung cảm trong những
điều kiện xã hội ( chỉ có ở người).
* Giống nhau:
- Đều là biểu thị thái độ của chủ thể với các sự vật hiện tượng có liên
quan đến nhu cầu của chủ thể đó.
- Đều có cơ sở vật chất trên vỏ não.
- Đều có khuynh hướng truyền cảm.
* khác nhau:
Xúc cảm: Tình cảm:
- Là một quá trình tâm lý - Là một thuộc tính tâm lý
- Có tính nhất thời, phụ thuộc - Có tính xác định, ổn định
vào tình huống
- Luôn luôn ở trạng thái hiện Thường ở trạng thái tiềm tàng
thực - Xuất hiện sau
- Xuất hiện trước - Thực hiện chức năng xã hội
- Thực hiện chức năng sinh - Gắn liền với phản xạ có điều
vật kiện với hệ thống tín hiệu thứ 2
- Gắn liền với phản xạ không
điều kiện với bản năng. - Chỉ có ở người
- Có cả ở người và động vật

Mối quan hệ: chặt chẽ tác động lẫn nhau:


- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm vì xúc cảm được tổng hợp hóa, động
hình hóa, khái quát hóa thành tình cảm.
- Xúc cảm là biểu hiện của tình cảm. Tình cảm thường ẩn náu bên trong
khi gặp hoàn cảnh cụ thể dưới tác động của nhận thức, tình cảm được bộc lộ
qua xúc cảm.
- Tình cảm chi phối xúc cảm về cường độ và nội dung
- Xúc cảm, tình cảm không tách rời nhau mà luôn luôn xen kẽ nhau
trong đời sống tâm lý con người.
Câu 13: Phân tích cấu trúc của hành động ý chí.
Khái niệm: Hành động ý chí là hành động hướng vào những mục đích
mà việc đạt tới chúng đòi hỏi phải có sự khắc phục khó khăn, trở ngại do đó
phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và những nỗ lực ý chí ( phẩm chất ý
chí).
Ví dụ: Hành động học và ôn thi cuối kỳ
- Có mục đích
- Có kế hoạch có chương trình
- Có sự nỗ lực khó khăn.
Cấu trúc bao gồm 3 giai đoạn
a. Giai đoạn chuẩn bị: gồm 3 bước
- Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích hành động
- Lập kế hoạch và lựa chọn phương tiện, phương pháp hành động
- Quyết định hành động:
Trong quá trình đề ra mục đích cho hành động có thể diễn ra sự đấu
tranh của bản thân (hay còn gọi là đấu tranh động cơ) để chọ lấy một mục
đích nào đó trong số nhiều mục đích cùng được đề ra.
- Phẩm chất ý chí bao gồm: Tính có mục đích, tính độc lập, tính
quyết đoán, tính kiên trì, bền bỉ, tính dũng cảm( khác với tính bướng bỉnh, lì
lợm).
- Phẩm chất ý chí: Tính có mục đích sau khi đã xác định được mục đích
thì khau tiếp theo là lập kế hoạch hành động để thực hiện mục đích với những
phương tiện, phương pháo cụ thể ở đâu lại có sự đấu tranh bản thân để lựa
chọn lấy phương pháp và phương tiện hợp lý nhất. Mặt khác khi lập kế hoạch
hành động có thể này sinh những khó khăn khách quan và chủ quan nhất định.
Và lại diễn ra sự đấu tranh của bản thân. Kết quả của những sự đấu tranh bản
thân này đưa đến một quyết định thực hiện hành động.
b. Giai đoạn thực hiện: Có thể có hai hình thức.
- Hành động bên ngoài.
- Kìm hãm các hành động bên ngoài (hay hành động ý chí bên trong).
Khi mục đích đã đạt được, những khó khăn được khắc phục, con người cảm
thấy thỏa mãn lớn lao về mặt đạo đức và sẽ cố gắng tiến hành những hành
động mới. Phẩm chất ý chí thể hiện: Tính kiên trì.
c. Giai đoạn đánh giá kết quả: sự đánh giá này được biểu hiện trong
những phán đoán đặc biệt, tán thành biện hộ hoặc lên án sự quyết định đã lựa
chọn và hành động đã thực hiện.
- Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa
chữa hành động thực tại.
- Sự đánh giá tốt sẽ kích thích việc tiếp tục tăng cường cải tiến hành
động đang thực hiện.
Phẩm chất ý chí thể hiện: Tính tự chủ.
Câu 14: Chứng minh bản chất xã hội của nhu cầu con người.
- Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân đối với những đối tượng mà họ cần
thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Nhu cầu về thức ăn, nhà ở.
- Bản chất xã hội của nhu cầu:
Khác với động vật, nhu cầu con người có những điểm mới về chất do
những điều kiện sinh hoạt xã hội quy định.
+ Đối tượng nhu cầu con người phong phú đa dạng và khác về chất so
với nhu cầu động vật.
Cụ thể: Động vật cùng có nhu cầu nhờ vào những đối tượng dưới dạng
có sẵn trong thế giới tự nhiên.
- Con người thì khác hẳn, trong hoạt động con người có khả năng tạo ra
những đối tượng có thể làm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Mác nói: “Cái đói là cái đói, nhưng cái đói được thỏa mãn bằng thịt nấu
chin và ăn bằng dao, dĩa lại khác với cái đói dùng bàn tay, móng và răng để
nuốt chửng thịt sống”
+ Tính nhận thức: Nhu cầu của con người khác nhu cầu động vật ở chỗ
con người có khả năng nhận thức được đầy đủ nhu cầu của mình nên không
thỏa mãn nhu cầu một cách tùy tiện.
+ Bản chất xã hội của nhu cầu con người được thể hiện ở chỗ con
ngừoi có nhu cầu tinh thần như: Nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ. Ngoài
ra con người còn có nhu cầu xã hội như: nhu cầu giao tiếp, nhu cầu lao động,
nhu cầu hoạt động xã hội.
+ Các loại nhu cầu của con người có mối quan hệ qua lại nhất định với
nhau và với những biểu hiện khác nhau trong xu hướng nhân cách: nhu cầu
với hứng thú, nhu cầu với thế giới quan…..vv
Câu 15: So sánh nhu cầu với hứng thú:
- Nhu cầu: Là sự đòi hỏi khách quan của cá nhân đối với
những đối tượng mà họ vần phải có để tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Nhu cầu thức ăn, nướcg uống.
- Hứng thú: Là thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối
tượng nhờ đó mà đối tượng đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa hấp
dẫn về mặt tình cảm đối với cá nhân đó.
Ví dụ: Hứng thú với bóng đá.
* Nhu cầu và hứng thú khác nhau ở những điển cơ bản sau đây:
- Tính nhận thức: Đối với nhu cầu thì đối tượng gây ra nhu cầu không
nhất thiết phải được cá nhân ý thức còn đối tượng hứng thú đối tượng gây ra
hứng thú phải được cá nhân ý thức. hiểu rõ ý nghĩa của nó đối với đời sống
riêng của mình.
+ Tính xúc cảm: Đối tượng gây ra hứng thú phải gây ra ở cá nhân một
xúc cả, tình cảm đặc biệt. Còn nhu cầu có thể không cần yếu tố hấp dẫn.
Ví dụ: Chẳng hạn có nhu cầu học toán nhưng môn toán khó quá không
làm cho người ta hứng thu (không có yếu tố hấp dẫn).
+ Tính ý nghĩa: Hứng thú chỉ có ý nghĩa đối với một mặt nào đó của
cuộc sống con người. Còn nhu cầu thì có ý nghĩa cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của con người.
Ví dụ: nhu cầu có ăn thì mới sống được nhưng hứng thú với nghệ thuật-
khoa - văn học thì chủ thể cần tìm thấy ý nghĩa nghệ thuật- khoa - văn học
đối với cuộc sống.
Câu 16: Phân tích mối quan hệ giữa năng lực và tư chất.
- Năng lực: Là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp
với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo
việc hoàn thành có kết quả trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Ví dụ: Năng lực bóng đá của Huỳnh Đức.
- Tư chất: Là những đặc điểm giải phẫu sinh lý và chức năng của
chúng được biểu hiện trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của con người.
Chẳng hạn người có tính nhạy cảm cao đối với âm thanh đó là chức năng đặc
biệt của đôi tai có bộ máy phân tích thính giác tốt.
* Mối liên hệ:
- Tư chất chỉ là tiền đề phát triển năng lực, nó không quyết định sự
phát triển năng lực. Tư chất không phải là năng lực quyết định mức độ phát
triển của năng lực từ tư chất đến năng lực còn một quãng cách rất xa,
- Hoàn cảnh sống, hoạt động cá nhân có vai trò nhất định trong việc
hình thành năng lực. Có tư chất tốt nhưng không được giáo dục không gặp
hoàn cảnh thuận lợi và không có hoạt động tương ứng thì có thể tư chất ấy
cũng bị mai một và thui chột mà thôi.
- Tư chất là tiền đề vật chất có ảnh hưởng đến sự khác biệt về năng lực
giữa các cá nhân, ngoài ra nó còn ảnnh hưởng đến tốc độ và chiều hướng của
sự hình thành và phát triển năng lực.
Câu 17: Mối liên hệ giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp
với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định. Nhằm đảm bảo
việc hoàn thành có kết quả tốt trong hoạt động ấy.
- Tri thức là kết quả của hoạt động nhận thức, giúp con người có sự
hiểu biết trong lĩnh vực hoạt động nào đó.
- Kỹ năng: Là việc con người bước đầu áp dụng tri thức vào hoạt động
thực tiễn.
Ví dụ: Kỹ năng soạn thảo văn bản.
- Kỹ xảo: kỹ năng nào đó khi được rèn luyện thuần thục trở thành hành
động tự động hóa, không cần sự điều tra giám sát của ý thức,
Ví dụ: Kỹ xảo xếp chữ trong nghề in.
* Mối liên hệ: Năng lực có quan hệ chặt chẽ với tri thức kỹ năng, kỹ
xảo. Để phát triển một năng lực nào đó thì con người cần có những cần có
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tạo điều
kiện thuận lợi và thúc đẩy năng lực phái triển.
Ví dụ: Một người có năng khiếu về xây dựng nhưng thiếu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo trong lĩnh vực xây dựng thì khó có thể trở thành một người thật
sự có năng lực về xây dựng.
- Mặt khác năng lực lại làm cho con người nhanh chóng nắm vững tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực mà người đó có năng lực.
Ví dụ: Một học sinh có năng lực về toán, chắc chắn học sinh đó tiếp thu
nhanh chóng những kiến thức toán học và kỹ năng tính toán hơn những học
sinh không có năng lực toán.
- Năng lực và tri thức kỹ năng, kỹ xảo có quan hệ chặt chẽ với nhau
nhưng lại khác nhau. Có người tuy chưa nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở
mức độ đầy đủ trong một lĩnh vực nào đấy nhưng lại có những biểu hiện của
năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Ví dụ: Một em bé 7 tuổi chơi đàn rất hay, mặc dù chưa được học nhiều.
Ngược lại có người có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một hoạt động
nào đấy nhưng lại không có năng lực trong hoạt động ấy.
Chẳng hạn: Một người được học các lớp về quản lý có tri thức kỹ năng
về quản lý nhưng chưa chắc đã có năng lực quản lý.
Kết luận: Năng lực, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan chặt chẽ với
nhau, cái này tạo điều kiện cho cái kia phát triển. Tuy nhiên chúng không
phải là một chúng không đối lập nhau, cũng như không loại trừ nhau.
Câu 18: Phân tích mối quan hệ giữa tính cách và khí chất.
- Khí chất: Là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt động thần
kinh tương đối bền vững của cá nhân khí chất là đặc trưng chung nhất về
cường độ, tốc độ, nhịp độ của hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái riêng của
hành vi và cử chỉ của người đó, ví dụ: Một người có khí chất nóng thường dễ
nổi nóng, dễ tự ái hoặc dễ phát khùng…
+ Mối quan hệ: Khí chất và tính cách có mỗi quan hệ chặt chẽ với
nhau.
- Khí chất ảnh hưởng đến hình thức biểu hiện của tính cách, khí chất
quyết định mặt động thái của tính cách.
Ví dụ: Cùng một nét tính cách là có tinh thần trách nhiệm. Nhưng ở
người có khí chất nóng: họ vội vàng hấp tấp thực hiện công việc được giao.
Còn ở người có khí chất bình thản thì họ từ từ thực hiện công việc được giao
một cách máy móc.
- Tính cách có thể làm biến đổi khí chất
Ví dụ: Tính can đảm có thể làm biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp cho
khí chất ưu tư
- Con đường và phương thức hình thành tính cách cũng tùy thuộc vào
đặc điểm khí chất.
- Khí chất là sắc thái biểu hiện của tính cách. Nhưng lại chịu sự chi
phối của tính cách.
Câu 19: Bản chất xã hội của khí chất, cho ví dụ minh họa.
Khái niệm: Khí chất là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt
động thần kinh tương đối bền vững của cá nhân. Khí chất là đặc trưng chung
nhất về cường độ, tốc độ, nhịp độ của hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái riêng
về hành vi và cử chỉ của người đó. Ví dụ: Người có khí chất linh hoạt dễ vui
vẻ chan hòa, dễ thích nghi với mọi sự thay đổi của hoàn cảnh.
Có 4 kiểu khí chất.
- Khí chất linh hoạt
- Khí chất nóng
- Khí chất bình thản
- Khí chất ưu tú
Bản chất xã hội của khí chất được biểu hiện ở các mặt sau đây.
- Khí chất có thể bị biến đổi dưới ảnh hưởng của hoàn cảnh sống, ví
dụ: Con người sống trong hoàn cảnh điều kiện tập nập buôn bán như sống ở thành
phố lớn….. thì khí chất có nhiều hướng biến đổi linh hoạt, nóng nảy.
- Khí chất có thể bị biến đổi dưới ảnh hưởng của giáo dục và tự giáo
dục.
Ví dụ: Đối với người có khí chất nóng được giáo dục tính tự chủ, tính
tự kiềm chế sẽ có thay đổi tốt.
- Khí chất có thể bị thay đổi dưới ảnh hưởng của biến cố xã hội, ví dụ:
Người dân sống trước cách mạng thì thờ ơ, thụ động, cách mạng xảy ra sau
cách mạng vẫn con người đó tích cực hơn, năng động hơn.
- Khí chất có thể thay đổi dưới ảnh hưởng của biến cố cá nhân, ví dụ:
Một người đang sống vui vẻ giao thiệp rộng linh hoạt sau ly hôn sẽ trầm
xuống, lạnh lùng hơn.
Câu 20: Phân tích mối liên hệ giữa xu hướng với năng lực.
- Xu hướng cá nhân là một hệ thống động cơ và mục đích định hướng
và thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu hay
hứng thú, hoặc vươn tới lý tưởng của mình.
Ví dụ: Anh A có xu hướng hôi họa.
- Năng lực: Là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp
với nhưng yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm bảo đảm việc
hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Ví dụ: Anh B có năng lực tạo hình.
Mối quan hệ xu hướng và năng lực hòa quyện chặt lấy nhau cùng phát
triển trong mỗi quan hệ không thể chia cắt được cụ thể.
- Quá trình thực hiện mục tiêu của xu hướng chính là quá trình hình
thành và phát triển năng lực.
Ví dụ: Một người có xu hướng muốn trở thành kiến trúc sư thì quá trình
học vẽ, học tập kiến thức về xây dựng kiến trúc… chính là quá trình tạo điều
kiện cho sự hình thành phát triển năng lực kiến trúc.
Xu hướng có ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực. Vì sự lôi kéo hấp
dẫn đối với con người càng cao thì con người càng thường xuyên hướng sức
lực của mình vào hoạt động.
Lịch sử phát triển khoa học đã cho thất sự say mê. Hứng thú đối với
công việc là điều kiện bất di, bất dịch của sự thể hiện các năng lực, là điều
kiện để hình thành tài năng.
Ví dụ: Nhạc sĩ Mô – za khi chưa viết thạo các nốt nhạc, nhưng ông đã
rất say sưa tập sáng tạo và luyện đủ các loại đàn. Về sau ông đã trở thành
thiên tài về âm nhạc.
- Trong mối quan hệ biện chứng này phải thấy rõ năng lực là phương
tiện để con người thực hiện mục tiêu của xu hướng.
Ví dụ: Một người mơ ước trở thành họa sĩ nhưng phải có năng lực về
hội họa thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đó.
Câu 21: Phân tích mối liên hệ giữa khí chất và năng lực
Khí chất: Là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt động thần
kinh tương đối bền vững của cá nhân. Khí chất là đặc trưng chung nhất về
cường độ, tốc độ, nhịp độ của hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái riêng về
hành vi và cử chỉ của người đó.
Ví dụ: Người có khí chất ưu tư thì chậm chạp, khó thích nghi với sự
thay đổi của hoàn cảnh.
Năng lực: Là tổng hợp những thuộc tính độc đáo cá nhân phù hợp với
những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm bảo đảm việc
hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.
Ví dụ: Người có năng lực quản lý thì làm tốt công việc quản lý.
+ Mối liên hệ: có quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau.
- Một năng lực nào đó ảnh hưởng tới phẩm chất của khí chất.
Ví dụ: Năng lực tư duy linh hoạt ảnh hưởng tốt tới tính bảo thủ của
người có khí chất bình thản.
Khí chất có ảnh hưởng tới sự thể hiện của năng lực làm cho năng lực
thể hiện rõ nét hay mờ nhạt.
Ví dụ: Người có khí chất linh hoạt thì năng lực dễ thể hiện rõ nét hơn,
người có khí chất ưu tư thì năng lực thể hiện mờ nhạt hơn do đó khó phát
triển hơn.
Câu 22: Khí chất là thuộc tính tâm lý của cá nhân gắn liền với kiểu
hoạt động thần kinh tương đối bên vững của cá nhân. Khí chất là đặc trưng
chung nhất về cường độ, tốc độ, nhịp độ của hoạt động tâm lý thể hiện sắc
thái riêng về hành vi và cử chỉ của người đó. Có 4 kiểu khí chất.
- Khí chất linh hoạt.
- Kkhí chất nóng.
- Khí chất bình thản
- Khí chất ưu tư.
* Khí chất nóng có những nhược điểm sau đây.
- Dễ nổi nóng khi bị kích động
- Thường nóng vội dễ mất bình tĩnh khi cần, dễ quá sa đà.
Biện pháp khắc phục. Thông qua việc giáo dục tính cách dế khắc phục
nhược điểm của khí chất.
- Giáo dục cho họ tính tự chủ và tính tự kiềm chế.
* Khí chất bình thản. Nhược điểm: Chậm Chạp thụ động, bảo thủ, máy móc.
Biện pháp khắc phục: Giáo dục cho họ tính tổ chức tính tư duy, linh
hoạt, tính tích cực và tính khoa học.

PHẦN II. BÀI TẬP THỰC HÀNH


Bài 1: Hãy xác định xem mỗi hiện tượng được mô tả dưới đây
thuộc nhóm các hiện tượng tâm lý nào (quá trình tâm lý, Trạng thái TL
hay thuộc tính tâm lý).
1. Thầy giáo dạy toán đã nhiều lần để ý rằng, có một số học sinh rất
khó tiếp thu bài giảng ở giờ học tiếp ngay sau các giờ thể dục và các em sẽ
tiếp thu tốt hơn một cách rõ rệt nếu như giờ toán diễn ra trước các giờ khác
(TRTTL).
2. Em học sinh B luôn cảm thấy thỏa mãn nếu như bạn e trình bày
được các kiến thức diệu kỳ trong bài học (TRTTL)
3. Em C luôn luôn thẳng thắn và công khai lên án các bạn mình về
thái độ không trung thực trong học tập (Thuộc tính TL)
4. Em học sinh D đi sinh hoạt nhóm ngoại khóa vẫn học bài một cách
đều đặn (Thuộc tính TL)
Bài 2: Những hiện tượng nào dưới đây là những hiện tượng vô thức, hoặc
có ý thức? Những dấu hiệu nào biểu hiện điều đó.
1. Một học sinh làm tính nhân một cách nhanh chóng và chính xác
không hề nhớ các quy tắc phép nhâm (Vô thức)
2. Một học sinh quyết định thi vào trường đại học Sư phạm và giải
thích rằng đó là vì em rất yêu trẻ và thích trình bày một cách dễ hiểu các
chứng minh toán học. (ý thức)
3. Một đứa trẻ khỏe mạnh thì ngay say khi sinh ra đã nắm chặt được
ngón tay của người lớn hoặc cái bút chì nếu những vật đó chạm vào lòng bàn
tay nó (Vô thức )
Bài 3: Quy luật nào của cảm giác được thể hiện trong mỗi ví dụ
dưới đây?
1. Một mùi khó chịu tác động lâu sẽ không gây cảm giác nữa (QL
thích ứng của cảm giác)
2. Sau khi nhúng tay vào nước lạnh, một vật nóng 30 0 được cảm nhận
như một vật ấm. mặc dù nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ bình thường của da
tay (QLTương phản nối tiếp)
3. Dưới ảnh hưởng vị ngọt của đường, độ nhạy cảm của màu sắc đối
với màu da cam bị giảm xuống (Tác động lẫn nhau giữa các cảm giác –
(chuyển cảm giác).
4. Dưới ảnh hưởng của sự kích thích mắt bằng ánh sáng của màu đỏ
trước đó thì độ nhạy cảm của mắt trong bóng tối tăng lên (Tác động lẫn nhau
giữa các cảm giác - tăng cảm giác)
5. Dưới ảnh hưởng của một số mùi, người ta thấy độ nhạy cảm của
thính giác tăng lên rõ rệt (chuyển cảm giác).
6. Sau khi đã đứng trên xe buýt một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi
mồ hôi nồng năc mất đi còn mọi người vừa lên xe thì lại thất rất khó chịu về
mùi đó (Thích ứng)
7. Khi dấp nước lạnh lên mặt thì độ tính của mắt người phi công tăng
lên (Tác động lẫn nhau)
8. Khi tăng độ chiếu sáng của phòng hòa nhạc thì các âm thanh không
đáng kể ở sân khấu trở nên to hơn đối với các khán giả (Tác động lẫn nhau
giữa các cảm giác – tăng cảm giác)
Bài 4: Mỗi sự kiện dưới đây thuộc về quá trình nhận thức cảm tính
nào?
1. Khi đưa sự vật ra cho xem với thời gian 0,005 giây thì người ta nói
có cái gì đó lướt qua trước mắt cảm giác
2. Nếu đưa sự vật ra trng 0,05 giây thì người ta nhật xét “nhìn thấy
một cái gì sang sáng” (cảm giác)
3. Nếu cho xem sự vật trong 0,5 giây thì người ta có nhận xét hình
dạng của sự vật (tri giác)
Bài 5: Quy luật của tri giác được thể hiện trong ví dụ dưới đây.
Con người có thể thoáng nhìn đã nhận ra bất kỳ cứ một hình nào, ví dụ
hình vuông mà không phụ thuộc vào chỗ nó to hay nhỏ, dẹt, thẳng, đứng hay
nghiêng được vẽ bằng màu trắng trên giấy đen hay bằng màu đen trên giấy
trắng hoặc được kẻ bằng đường viền một cách đơn giản hơn nữa, con người
còn nhận ra hình vuông cả trong trường hợp nếu tờ giấy trên đó vẽ hình
vuông được đặt nghiêng sao cho ảnh của hình vuông trên võng mạc trông như
một hình bình hành. (QL tính ổn định)
Bài 6: Trong một thực nghiệm người ta đã đọc cùng một mẩu
chuyện như nhau cho hai nhóm học sinh:
Nhóm thứ nhất được giao nhiệm vụ hãy kể lại mẩu chuyện càng đầy đủ
bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. (Ghi nhớ có chủ định) nhớ tốt hơn nhóm thứ 2
không được giao một nhiệm vụ đặc biệt nào cả. (Ghi nhớ không có chủ định).
Nhóm nào kể lại đầy đủ hơn? Tại sao?
Bài 7: Người ta yêu cầu học sinh học thuộc lòng lần lượt sau vài tuần
hai mẩu chuyện có độ khó ngang nhau. Với câu chuyện thứ nhất, người ta dặn
học sinh là sẽ phải kể lại vào ngày hôm sau; còn với câu chuyện thứ hai người
ta dặn cần phải luôn luôn ghi nhớ nó. Sau 4 tuần lễ, khi học sinh đã học thuộc
lòng người ta đã tiến hành kiểm tra lại học sinh ghi nhớ và kể lại mẩu chuyện
nào tốt hơn? Yếu tốt tâm lý nào giữ vai trò quyết định ở đây (yếu tố mục đích
ghi chú nhớ ở tính có chủ định); (câu chuyện thứ hai ghi nhớ tốt hơn) .
Bài 8: Hãy tìm trong số những đặc điểm của các quá trình phản
ánh được nêu ra dưới đây những đặc điểu nào đặc trưng cho tư duy của
con người.
1. Phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật và hiện tượng của
thế giới vật chất ( không phải vì là đặc điểm của cảm giác)
2. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các tình cảm, ý nghĩ và
hình tượng về các sự vật và hiẹn tượng đã tri giác trước đây ( không phải vì là
đặc điểm của trí nhớ )
3. Phản ánh các sự vật và hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ
phận của chúng ( không phải )
4. Phản ánh các dấu hiệu chung và bản chất những mỗi liên hệ và
quan hệ của các sự vật và hiện tương - Là đặc điểm đặc trưng cho tư
duy của con người.
5. Phản ánh hiện thực bằng con đường gián tiếp với sự tham gia tất
yếu của ngôn ngữ - Là đặc điểm đặc trưng cho tư duy con người
Bài 9: Những đặc điểm nào của tư duy là một trong các quá trình
nhận thức được thể hiện trong các ví dụ sau đây.
1. Khi đến bến xe buýt không phải giờ “cao điểm” mà thấy quá đông
người đợi, bạn nghĩ ngay rằng xe đã bỏ chuyến
(Tính gián tiếp, liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính)
2. Có lần khi về nhà người mẹ đã nhậ ra rằng cậu con nhỏ lặng lẽ và
âm thầm một cách khác thường, bà liền nghĩ rằng nó bị ốm hay trở trò gì đây
( Tính có vấn đề tư duy)
Bài 10: Những giờ học dưới đây có tác dụng giáo dục những năng
lực nào (Trí nhớ, tư duy, tưởng tượng)
1. Người ta đọc bài khóa hai lần cho học sinh nghe sau đó yêu cầu học
sinh viết lại nội dung của nó theo khả năng của mình ( NL trí nhớ)
2. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của khí hậy Châu Âu và Châu Á
ở cùng những độ cao như nhau (NL tư duy)
3. Lập dàn ý của bài khóa được nghe và trình bày lại khóa đó bằng
ngôn ngữ viết (NL trí nhớ và NL tư duy)
4. Căn cứ vào sợ đồ mô tả mà hình dung bức tranh của thiên nhiên
(NL tưởng tượng)
Bài 11: Những đặc điểm nào dưới đây đâu của hành vi là do khí
chất quy định.
1. Một cháu bé thường hay bắt chuyện trước dễ dàng làm quen với
người lạ (Khí chất linh hoạt)
2. Một học sinh chỉ nghe giảng chăm chú khi thầy giáo thông báo một
điều gì lý thú - Xu hướng (hứng thú)
3. Ngay cả khi hiểu bài, học sinh vẫn luôn luôn cảm thấy không tin
tưởng hoài nghi ( Khí chất ưu tư)
4. Một thiếu niên nổi nóng ngay sau khi bị người khác phê phán, đặc
biệt nếu điều đó chạm vào lòng tự ái của nó ( Khí chất nóng)
5. Một học sinh say mê lắp ráp đài bán dẫn, mọi lúc rỗi em đó đều
giành việc lắp ráp và hoàn thiện chiếc đài đó. Xu hướng (hứng thú)
Bài 12: Hãy xác định loại khí chất của mỗi người trong câu chuyện
dưới đây:
Có bốn người bạn trai đến rạp hát muộn
1. Anh A cãi nhau với người soát vé, trong khí cố lẫn vào chỗ ngồi
của mình ở khu vực trước khán đài. Anh ta cam kết rằng đồng hồ trong nhà
hát chạy nhanh, rằng anh la không làm phiền ai cả, anh đã gạt người soát vé ra
và chạy xổ vào chỗ của mình. (Khí chất nóng)
2. Anh B nhận ra ngay là trong khi vực trướ sân khấu đã không còn
chỗ nhưng ở cán tầng gác phía trên còn nhiều chỗ bỏ trống hơn và anh ta đã
chạy theo bậc thang để lên gác - Khí chất linh hoạt
3. Anh C khi thấy trong phòng không còn chỗ ngồi đã nghĩ ngay rằng
“cảnh đầu bao giờ cũng không hay, Bây giờ mình xuống căng tin và ngồi chờ
đến giờ giải lao vậy! - Khí chất Bình Thản
4. Anh D thì lại nói “Tôi không bao giờ gặp may cả rất ít lần được lọt
vào rạp hát và điều đó thật là đen đủi” và anh ta bỏ ra về - Khí chất ưu tư

HẾT

You might also like