You are on page 1of 6

NHẬN THỨC TRUNG GIAN – TRÍ NHỚ

1. Khái niệm trí nhớ:


Là quá trình phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới
hình thức những biểu tượng, bao gồm: quá trình ghi nhớ, giữ gìn và tái
hiện những tác động trước đây.
Phản ánh những cái đã qua, những cái không còn trực tiếp tác động.
Trí nhớ là quá trình trung gian, chuyển đổi giữa nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính.
Cơ sở của trí nhớ là những liên tưởng, các mối liên hệ. Có hai loại liên
tưởng: liên tưởng đơn giản và liên tưởng phức tạp.
+ Liên tưởng đơn giản: liên tưởng kế cận, giống nhau và tương phản
+ Liên tưởng phức tạp: theo ý nghĩa, có tính logic (giữa giống và loài,
giữa nguyên nhân và kết quả,...)
 Cơ sở hình thành tri thức của con người.
Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng. Biểu tượng là những hình ảnh của sự
vật, hiện tượng nảy sinh trong óc khi không có sự tác động trực tiếp của
chúng đến ta.
Vd: Quốc huy của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, dù không nhìn thấy
nhưng chúng ta vẫn hình dung trong óc hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng khi
được nhắc đến.
Biểu tượng vừa mang tính trực quan (nhận thức cảm tính), vừa mang tính
khái quát (nhận thức lý tính).
Như vậy nét đặc trưng nhất của trí nhớ là trung thành với tất cả những gì
cá nhân đã trải qua. Trí nhớ không làm thay đổi những thông tin mà nó
thu được và giữ gìn. Đây cũng chính là sự khác biệt của trí nhớ với nhận
thức cũng như với tưởng tượng.
*Vì sao trí nhớ được coi là nhận thức trung gian?
- Trí nhớ cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho nhận thức
lí tính một cách trung thành và đầy đủ.
- Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng.
- Biểu tượng của trí nhớ vừa mang tính trực quan (nhận thức cảm tính) là kết
quả của sự gọt giũa, vừa mang tính trừu tượng (nhận thức lý tính) những dấu
hiệu chung, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
- Quá trình trí nhớ gồm:
+ Ghi nhớ (Mang tính chất của nhận thức cảm tính).
+ Giữ gìn.
+ Tái hiện (Mang tính chất của nhận thức lý tính).

2. Vai trò của trí nhớ:


Xác định phương hướng để thích nghi với ngoại giới.
Giúp con người có đời sống tâm lý bình thường, là điều kiện để phát triển
các chức năng tâm lý bậc cao.
Lưu giữ thông tin để hình thành tri thức.
Tích lũy kinh nghiệm để thực hiện hành động có hiệu quả.
Đối với quá trình nhận thức, trí nhớ có vai trò to lớn. Nó lưu giữ lại các
kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập, rèn
luyện, phát triển trí tuệ của mình.
 Như vậy, trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với toàn
bộ đời sống tâm lí con người. Không có trí nhớ thì không có kinh
nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất cứ một hành động
nào, không thể có ý thức bản ngã, do đó không thể hình thành
nhân cách.

3. Các loại trí nhớ:


3.1 Dựa vào nội dung được phản ánh (biểu tượng):
Trí nhớ hình ảnh: là trí nhớ đối với một ấn tượng mạnh thuộc về một cơ
quan cảm giác. Vd: Nhớ đến nét mặt của một cô gái đẹp, một phong cảnh
đẹp,....
 Dựa vào cơ quan tham gia quá trình ghi nhớ mà trí nhớ hình ảnh còn
được chia thành: trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn, trí nhớ ngửi.
 Vai trò của từng loại hình ảnh đối với mỗi người là khác nhau, bởi vì
các cá nhân có sự khác nhau về đặc điểm tâm lý, về hoàn cảnh sống,
về công việc, về nghề nghiệp.
 Đặc điểm của trí nhớ hình ảnh đối với con người:
+ Người bình thường: trí nhớ bằng mắt và bằng tai phát triển mạnh.
+ Người mù, điếc, có nghề nghiệp đặc biệt: trí nhớ mùi vị.
+ Đặc biệt với những người nghệ sĩ, hội họa, kiến trúc sư, họa sĩ rất
cần trí nhớ hình ảnh.

Trí nhớ xúc cảm: là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm đã diễn ra trong
hoạt động trước đây.
 Cảm xúc luôn liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu, đến việc chúng ta
thực hiện các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, trí
nhớ cảm xúc có vai trò to lớn trong cuộc sống và hoạt động của mỗi
con người.
 Trong nhiều trường hợp, trí nhớ cảm xúc còn mạnh mẽ và bền vững
hơn những loại trí nhớ khác.
 Những xúc cảm, tình cảm trở thành một loại tín hiệu đặc biệt tác động
đến hoạt động của con người: thúc đẩy hoạt động hoặc nhắc nhở họ
những cách hành vi trước đây đã gây ra những tình cảm đó.
Vd: Sự tái hay đỏ mặt khi nhớ đến một kỉ niệm cũ.
 Biểu hiện của loại trí nhớ này chính là sự cảm thông với người khác.
 Vai trò đặc biệt của nó là để cảm nhận được giá trị thẩm mỹ trong
hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật.

Trí nhớ vận động: là trí nhớ về những thao tác, cử chỉ, vận động nào đó,
những quá trình ít nhiều mang tính chất tổ hợp.
 Tùy thuộc vào lĩnh vực thường xuyên hoạt động mà loại trí nhớ này sẽ
có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn.
 Trí nhớ vận động có vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành kỹ xảo
trong lao động chân tay.
 Tiêu chí đánh giá trí nhớ vận động: tốc độ hình thành và mức độ bền
vững của kỹ xảo.

Trí nhớ từ ngữ - lôgic: là trí nhớ về những mối liên hệ, quan hệ mang
tính logic mà nội dung được tạo nên bởi tư tưởng của con người; nó có
cơ sở sinh lý là hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ). Đây
là loại trí nhớ chỉ có ở con người.
 Trí nhớ này phát triển dựa trên cơ sở các loại trí nhớ đã nêu và đồng
thời có vị trí thống trị và ảnh hưởng trở lại các loại trí nhớ đó.
 Nội dung của trí nhớ từ ngữ - logic chính là những ý nghĩ của chúng
ta. Tuy nhiên những ý nghĩ luôn tồn tại trong từ ngữ. Do vậy không
đơn thuần là nhớ logic mà là từ ngữ - logic. Khi tái hiện và truyền đạt
cho người khác, chúng ta có thể thông báo những ý chính hoặc đầy đủ
cả từ ngữ.
 Trí nhớ này rất quan trọng và được phát triển mạnh ở học sinh kể từ
khi bắt đầu bước vào lớp một.
3.2 Dựa vào mục đích của hoạt động:
Trí nhớ không chủ định: là loại trí nhớ không đặt ra mục đích từ trước để
ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu. Trí nhớ này có trước trong đời sống cá
thể. Nhiều kinh nghiệm sống có giá trị được thu thập bằng loại trí nhớ này.
Trí nhớ có chủ định: là loại trí nhớ có mục đích đặt ra từ trước để ghi nhớ,
giữ gìn và tái hiện tài liệu. Loại trí nhớ này có sau trí nhớ không chủ định ở
trong đời sống cá thể nhưng ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình
tiếp thu tri thức. Trong hoạt động, trong công việc, trong nhiệm vụ, trí nhớ
có chủ định giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
4. Các giai đoạn của quá trình trí nhớ:
4.1 Quá trình ghi nhớ: là quá trình hình thành dấu vết của đối tượng trên vỏ
não, đồng thời hình thành mối liên hệ giữa các phần của đối tượng đang được ghi
nhớ và mối liên hệ giữa đối tượng đang được ghi nhớ với những đối tượng khác đã
có sẵn kinh nghiệm.
Có nhiều hình thức ghi nhớ:
 Ghi nhớ không chủ định: Đó là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra
từ trước, không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí, đối tượng được ghi nhớ
một cách tự nhiên. Nguyên nhân hình thành trí nhớ không chủ định
thường do bản thân sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng
có tính mới, lạ hoặc gây những xúc cảm mạnh cho chủ thể.
 Ghi nhớ có chủ định: Đó là loại ghi nhớ theo mục đích đặt ra từ trước.
Trong quá trình ghi nhớ đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực của chủ
thể, phải sử dụng phương tiện, biện pháp nhất định để đạt được mục
đích. Nguyên nhân hình thành trí nhớ có chủ định thường do những
yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân chủ thể của quá trình ghi nhớ
như nhu cầu, hứng thú, thái độ, mong muốn,…
Ghi nhớ có chủ định có thể tiến hành bằng 2 cách:
 Ghi nhớ máy móc: là cách ghi nhớ dựa trên sự tri giác lặp đi
lặp lại nhiều lần đối tượng đó một cách đơn giản, tạo ra mối
liên hệ bề ngoài giữa các đối tượng mà không cần thông hiểu
nội dung bên trong của đối tượng.
 Ghi nhớ ý nghĩa: là cách ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội
dung, trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các phần
của đối tượng, tức là ghi nhớ trên cơ sở nội dung, bản chất của
đối tượng.
4.2 Quá trình giữ gìn: là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình
thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
Có 2 hình thức giữ gìn:
 Giữ gìn tiêu cực: là sự giữ gìn dựa trên sự ghi nhận lặp đi lặp lại nhiều
lần đối tượng cần nhớ thông qua các mối liên hệ bề ngoài giữa các
phần của đối tượng.
 Giữ gìn tích cực: là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong
óc đối tượng đã ghi nhớ mà không phải tri giác lại, ghi nhớ lại đối
tượng đó.
4.3 Quá trình tái hiện: là quá trình làm xuất hiện những dấu vết đã được ghi nhận
và củng cố trên vỏ não. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng hoặc khó khăn. Thông
thường những hình thức tái hiện được phân làm 3 loại:
 Nhận lại: là sự tái hiện 1 đối tượng nào đó trong điều kiện tri giác lại đối
tượng đó. Nhận lại có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống và đặc biệt trong điều
tra hình sự. Bởi vì nó giúp chúng ta định hướng trong hiện thực tốt hơn và
đúng đắn hơn các mục tiêu đã đề ra trong hoạt động.
 Nhớ lại: là quá trình tái hiện 1 đối tượng nào đó mà không cần tri giác lại
đối tượng. Nhớ lại không diễn ra tự nó, mà bao giờ cũng có nguyên nhân,
theo quy luật liên tưởng, mang tính chất logic chặt chẽ và có hệ thống.
 Hồi tưởng: là quá trình tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Đây
là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào việc cá
nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện.
5. Quá trình quên: Quên là biểu hiện của sự không tái hiện được hoặc tái hiện sai
những tác động trước đây vào một thời điểm nhất định.
Quên được biểu hiện ra ở các hình thức và các mức độ khác nhau: quên hoàn
toàn, quên cục bộ, quên tạm thời, quên vĩnh viễn,…
Nguyên nhân của sự quên:
 Nguyên nhân khách quan: Đối tượng ghi nhớ không phù hợp với nhu cầu và
hứng thú của cá nhân, không hoặc ít liên quan đến cuộc sống của cá nhân, ít
lặp đi lặp lại trong cuộc sống, diễn ra ở thời điểm giữa của quá trình,…
 Nguyên nhân chủ quan: Chủ thể thiếu tập trung tư tưởng để ghi nhớ, gặp
những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh, ít có khả năng quan sát, tổ
chức hoạt động chưa khoa học, sức khỏe không tốt,…
Quy luật của quá trình quên:
 Trình tự quên: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại thể, cái
chính yếu sau.
 Tốc độ quên: quá trình quên diễn ra không đều: ở giai đoạn đầu, tốc
độ quên diễn ra rất nhanh, sau đó giảm dần.
 Nhịp độ quên: nhịp độ quên phụ thuộc vào nội dung và khối lượng
của thông tin. Nội dung ghi nhớ càng phức tạp, khối lượng thông tin
ghi nhớ càng nhiều thì nhịp độ quên càng lớn.
Cách chống quên:
 Ôn tập một cách tích cực và thường xuyên
 Ôn tập ngay, sau khi đã ghi nhớ
 Ôn tập xen kẽ các tài liệu khác nhau
 Chia nhỏ tài liệu để ôn tập
 Vận dụng nhiều cơ quan cảm giác để ôn tập
 Kết hợp ôn tập với nghỉ ngơi
 Kết hợp ôn tập với thực hành và luyện tập.

You might also like