You are on page 1of 10

A, Khái niệm về hoạt động nhận thức :

- Theo triết học : nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở tư
duy của con người , được quyết định bởi quy luật phát triển của xã
hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn , nó
phải là mục địch của thực tiễn , phải hướng tới chân lý khách quan
- Theo từ điển Giáo dục học : nhận thức là quá trình hay kết quả
phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người .
Như vậy , ta có thể hiểu , nhận thức được hiểu là một quá trình , là
kết quả phản ánh. Nhận thức là quá trình nhận biết về thế giới , hay là
kết qảu của quá trình nhận thức đó.
Hoạt động nhận thức của con người tuân theo quy luật chung : “ Từ trực
quan đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là
con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện
thực khách quan ”( V.I.Lenin) .
I, Nhận thức cảm tính :
a, Quá trình cảm giác
 K/n :
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng
thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động
vào giác quan của chúng ta .
 Đặc điểm :
- Là một quá trình tâm lý
- Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
- Phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể
- Mang bản chất xã hội
 Vai trò :
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong
hiện thực khách quan tạo mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể với môi
trường xung quanh .
- Cảm giác cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho hình thức nhận
thức cao hơn.
- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động
của vỏ não , nhờ đó mà hoạt động thần kinh của con người được
bình thường .
- Cảm giác là con đường nhân thức hiện thực khách quan đặc biệt
quan trọng đối với những người bị khuyết tật .
 Các loại cảm giác :
- Cảm giác ngoài : Do kích thích nằm ngoài cơ thể gây nên , gồm có
: cảm giác nhìn , nghe , ngửi , nếm , da.
- Cảm giác trong : DO kích thích nằm bên trong cơ thể gây nên ,
gồm có : cảm giác vận động , sờ mó, rung, thăng bằng , cơ thể.
b, Quá trình tri giác
 K/n:
- Tri giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các
thuộc tính của sự vật , hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác
động vào các giác quan .
 Đặc điểm :
- Là một quá trình tâm lý
- Phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của SV, HT.
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
- Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo những cấu trúc nhất định .
- Là một hành động tích cự của con người .
 Vai trò :
- Là điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động
của con người trong thế giới khách quan.
- Là thành phần chính của nhận thức cảm tính
- Quan sát - hình thức cao nhất của tri giác đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu của hoạt động và là một phương pháp nghiên cứu
khoa học.
 Vai trò của tri giác :
- Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính
- Tri giác là điều kiện quan trọng để định hướng hành vi và hoạt
động của con người với môi trường xung quanh
- Quan sát là hình thức tri giác cao nhật , tích cực , chủ động và có
mục đích của con người
 Phân loại :
- Tri giác không gian : LÀ sự phản ánh khoảng không gian tồn tại
khách quan ( hình dạng , độ lớn, phương hướng ,..)
- Tri giác thời gian : LÀ sự phản ánh độ lâu , độ nhanh , nhịp điệu ,
tính liên tục hoặc gián đoạn của sự diễn biến trong thời gian
- Tri giác vận động : LÀ sự phản ánh những biến đổi về vị trí của
các sự vật trong không gian , ở đây các cảm giác nhìn và vận động
giữ vai trò rất cơ bản
II, Nhận thức lí tính
a, Tư duy
 K/n :
- Tư duy là qua trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất ,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật
, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết .
 Đặc điểm :
- Tính có vấn đề của tư duy
- Tính gián tiếp của tư duy
- Tính trừu tượng và tính khái quát của tư duy
- Mối liên hệ giữa Tư duy – ngôn ngữ
- Mối liên hệ giữa tư duy – nhận thức cảm tính
 Vai trò của tư duy :
-Mở rộng phạm vi nhận thức của con người
Có khả năng giải quyết trước những vấn đề của tương lai
Cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính , làm cho chúng ý nghĩa
hơn đối với đời sống con người .
 Các giai đoạn của tư duy :
- Xác định vấn đềvà biểu đạt vấn đề
- Huy động các tri thức kinh nghiệm
- Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thiết
- Kiểm tra giả thiết
- Giải quyết vấn đề
 Phân loại tư duy :
- Tư duy trực quan hành động
- Tư duy trực quan hình ảnh
- Tưu duy trừu tượng
- Tư duy thực hành
- Tư duy lí luận
b, Tưởng tượng :
 K/n :
-Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh
mới trên cơ sở những biểu tượng đã có .
 Đặc điểm :
- Tưởng tượng này sinh trước tình huống có vấn đề
- Tưởng tượng mang tính khái quát
- Tượng tượng mang tính gián tiếp
- Tưởng tượng quan hệ maatjthieets với ngôn ngữ
- Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
 Vai trò của tưởng tượng :
- Giúp con người định hướng hành động của mình bằng cách hình
dung ra sản phẩm của hoạt động và cách thức đến sản phẩm đó
- Tưởng tượng thúc đẩy hoạt động của con người đạt kết quả cao
- Tưởng tượng có ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức và hình
thành, phát triển nhân cách của học sinh .
 Phân loại :
- Tưởng tượng không chủ định
- Tưởng tưởng có chủ định
- Tưởng tượng tái tạo
- Tưởng tượng sáng tạo
- Ước mơ và lí tưởng
c, Trí nhớ
 K/n :
-Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của cá
nhân dưới hình thức biểu tưởng , bao gồm sự ghi nhớ , giữ gìn và tái
tạo sau đó ở trong óc những cái mà con người đã cảm giác , tri giác ,
rung động , hành động hay suy nghĩ trước đây .
 Đặc điểm :
- Trí nhớ phản ánh những đặc điểm đã từng tác động vào giác quan
của cá nhân .
- Trí nhớ phản ánh vốn kinh nghiệm sống mang tính chủ thể đồng
thời có sự cải biến do chi phối bởi nhu cầu , động cơ , hứng thú ,…
của chủ thể.
- Trí nhớ là quá trình phức tạp gồm quá trình ghi nhớ , gìn giữ , nhận
lại và nhớ lại .
 Vai trò của trí nhớ :
- Trí nhớ là điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý , nhân cách .
- Trí nhớ giúp con người tích lũy , bảo tồn và làm sống vốn kinh
nghiệm dã có .
- Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nhận thức
vì trí nhớ là công cụ để lưu giữ kết quả của quá trình nhận thức cảm tính
và là điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lí tính ..
 Phân loại:
- Trí nhớ vận động
- Trí nhớ cảm xúc
- Trí nhớ hình ảnh
- Trí nhớ từ ngữ - logic
- Trí nhớ ngắn hạn
- Trí nhớ dài hạn .
Bảng so sánh các loại nhận thức :
Nhận thức cảm tính Nhận thức lí tính

Giống - Cả hai quá trình nhận


nhau : thức đều phản ánh hiện
thực khách quan để có
những hình ảnh về chúng.
- Nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính đều là
quá trình tâm lý có mở
đầu, có diễn biến và kết
thúc
Khác Phản ánh trực tiếp đối - Là quá trình nhận thức gián
nhau : tượng bằng các giác quan tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
của chủ thể nhận thức.
- Phản ánh bề ngoài, phản - Là quá trình đi sâu vào bản
ánh cả cái tất nhiên và chất của sự vật, hiện tượng.
ngẫu nhiên, cả cái bản chất
và không bản chất. - Nhận thức cảm tính và lý tính
- Giai đoạn này có thể có không tách bạch nhau mà luôn
trong tâm lý động vật. có mối quan hệ chặt chẽ với
- Hạn chế của nó là chưa nhau. Không có nhận thức cảm
khẳng định được những tính thì không có nhận thức lý
mặt, những mối liên hệ bản tính. Không có nhận thức lý
chất, tất yếu bên trong của tính thì không nhận thức được
sự vật. Để khắc phục, nhận bản chất thật sự của sự vật.
thức phải vươn lên giai
đoạn cao hơn, giai đoạn lý
tính.

Cảm giác Tri giác Tư duy Tưởng tượng Trí nhớ


-Cảm giác là -Tri giác là Phản ánh giải Phản ánh ít - Trí nhớ phản ánh
một quá trình một quá trình quyết vấn đề chặt chẽ hơn tư những đặc điểm đã
tâm lý phản nhận thức, chặt chẽ hơn duy vì xây dựng từng tác động vào
ánh từng thuộc phản ánh một bằng các khái hình ảnh mới từ giác quan của cá nhân
tính riêng lẻ cách trọn vẹn niệm. các biểu tượng. .
của sự vật, hiện dưới hình thức - Trí nhớ phản ánh
tượng khi hình tượng vốn kinh nghiệm sống
chúng đang những sự vật mang tính chủ thể
trực tiếp tác hiện tượng của Tư duy và tưởng tượng đều là đồng thời có sự cải
động vào giác hiện thực quá trình nhận thức lí tính . biến do chi phối bởi
quan của chúng khách quan - Cả hai đều phản ánh một nhu cầu , động cơ ,
ta. khi chúng trực hứng thú ,… của chủ
cách lí tính .
- Cảm giác tiếp tác động thể.
- Chúng đều xuất hiện khi gặp
phản ánh riêng vào giác quan -Trí nhớ là quá trình
hoàn cảnh có vấn đề .
lẻ từng thuộc của chúng ta. phức tạp gồm quá
- Đều liên quan chặt chẽ với
tính bề ngoài . - Tri giác trình ghi nhớ , gìn giữ
ngôn ngữ và nhận thức cảm
- Là mức độ phán ánh trong , nhận lại và nhớ lại
tính .
đầu tiên của một cấu trúc - Trí nhớ có vai trò
nhận thức cảm chọn vẹn của đặc biệt quan trọng
tính . sự vật hiện đối với hoạt động
tượng . nhận thức vì trí nhớ
- Là mức độ là công cụ để lưu giữ
cao nhất của kết quả của quá trình
nhận thức cảm nhận thức cảm tính và
tính . là điều kiện quan
trọng để diễn ra quá
trình nhận thức lí tính
..

B, Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động nhận thức :
Trước hết ta phải khẳng định rằng , ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối
với toàn bộ hoạt động của con người. Nhờ sự tham gia của ngôn ngữ vào
việc tổ chức, điều chỉnh các hoạt động tâm lý mà tâm lý của con người
mang tính mục đích, tính xã hội và tính khái quát cao.
⇒ Do vậy, ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất về nôi dung và
cấu trúc của tâm lí con người , là thành phần hữu cơ của hoạt động nhận
thức từ thấp đến cao của con người.
I, Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức cảm tính :
 Đối với cảm giác
- Bằng tác động của ngôn ngữ có thể gây nên những cảm giác
trực tiếp.
- Ngôn ngữ có thể thay đổi ngưỡng cảm giác và tính nhạy cảm
của cảm giác .
Vd: Khi cảm nhận các thuộc tính của sự vật , hiện tượng xung
quanh ( màu sắc , mùi vị , âm thanh , ..) ta thường gọi thầm tên các
thuộc tính đó rõ rangf, chính xác hơn.
 Đối với tri giác
- Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra dễ dàng hơn , nhanh
chóng hơn và làm cho những cái tri giác được trở thành khách
quan , đầy đủ , rõ rang hơn.
- Vai trò của ngôn ngữ đối với quá trình quan sát càng cần thiết
hơn vì quan sát là tri giác tích cực có chủ định có mục đích ( có
ý thức ) . Tính ý thức được biểu hiện , điều khiển và ddieuf
chỉnh nhờ ngôn ngữ.
- Tính có ý nghĩa của tri giác của con người là một chất lượng
mới làm tri giác của con người khác xa tri giác con vật. Chất
lượng mới này chỉ được biểu đạt thông qua ngôn ngữ.

- Vd: Khi ta đang xem xét mô(t vấn đề gì đó, nếu có một sự chỉ
dẫn hay gợi ý sẽ giúp tri giác vấn đề nhanh hơn.

II, Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lý tính
 Đối với tưởng tượng
- Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt trong việc biểu đạt và hình thành
các hình ảnh mới
- Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình ý nghĩa
, được điều khiển tích cực , có kết quả và chất lượng cao.
 Đối với tư duy
- Nhờ có sự tham gia của ngôn ngữ mà chủ đề tư duy nhận thức
được hoàn cảnh vấn đề .
- Việc tiến hành các thao tác tư duy diễn ra trong đầu óc con
người và cuối cùng kết quả của quá trình tư duy được biểu đạt
thành từ ngữ , thành câu .
- Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giải quyết vấn đề mà còn
là công cụ quan trong để con người lĩnh hội, tiếp thu nền văn
hóa xã hội để hình thành nhân cách con người .
III, Vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ
- Ngôn ngữ tham gia tích cực vào quá trình trí nhớ và gắn chặt
với các quá trình đó .
- Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ , là một hình thức để
lưu trữ những kết quả cần nhớ.

You might also like