You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN TÂM LÝ - GIÁO DỤC


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI TẬP NHÓM CUỐI KỲ

MÔN TÂM LÝ HỌC

Chủ đề

TRÍ NHỚ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG


Nhóm số: 8

Thành viên: STT Họ và tên MSSV


1 Tô Quỳnh Anh 20040151
2 Lại Thị Ánh 20040190
3 Phùng Thúy Hiền 20041697
4 Trần Thị Ngọc Thảo 20041154
5 Lê Thanh Thúy 20041195

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC

PHẦN 1 LÝ THUYẾT 3

I. Trí nhớ 3

II. Sự quên và cách chống quên 6

PHẦN 2 TÌNH HUỐNG 9

PHẦN 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHẦN 4 PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ 23

2
PHẦN 1: LÝ THUYẾT

I. Trí nhớ

1. Khái niệm

Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức
biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã
trải qua.

2. Đặc điểm

- Trí nhớ phản ánh những đặc điểm đã từng tác động vào giác quan của cá nhân.

- Trí nhớ phản ánh vốn kinh nghiệm sống mang tính chủ thể; đồng thời có sự cải
biến do chi phối bởi nhu cầu, động cơ, hứng thú,… của chủ thể.

- Trí nhớ là quá trình phức tạp, gồm quá trình ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại.

3. Phân biệt trí nhớ với cảm giác, tri giác:

TRÍ NHỚ CẢM GIÁC, TRI GIÁC

Phản ánh sự vật, hiện tượng đã tác động Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực tiếp
vào giác quan trước đây. tác động vào giác quan.

Sản phẩm là biểu tượng - hình ảnh của sự Sản phẩm là hình ảnh - phản ánh sự vật
vật, hiện tượng nảy sinh trong óc con hiện tượng một cách khái quát hơn.
người khi không có sự tác động trực tiếp
của chúng vào giác quan ta.

➔ Biểu tượng mang tính khái quát và


trừu tượng.

4. Vai trò

Trí nhớ là điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách.

Trí nhớ giúp con người tích lũy, bảo tồn và làm sống lại vốn kinh nghiệm đã có.

3
Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động nhận thức vì trí nhớ là công
cụ để lưu giữ kết quả của quá trình nhận thức cảm tính và là điều kiện quan trọng để
diễn ra quá trình nhận thức lý tính.

I.M.Xêtrenốp cho rằng trí nhớ là "điều kiện cơ bản của cuộc sống tâm lý", là "cơ sở
của sự phát triển tâm lí", "nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của
một đứa trẻ sơ sinh".

5. Cơ sở sinh lý của trí nhớ

Là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và
diễn biến của các quá trình lý, hóa trong vỏ não và phần dưới vỏ.

Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ
có sự lặp đi lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố. Khi chúng ta nhớ lại,
nhận lại một hiện tượng, sự vật nào đó cũng có nghĩa là đã phục hồi những đường liên
hệ thần kinh tạm thời đã thành lập trước đây. Sự hình thành và giữ gìn các đường liên
hệ thần kinh tạm thời,sự dập tắt và làm sống lại chúng chính là cơ sở sinh lí của trí nhớ.

6. Phân loại

CĂN CỨ PHÂN LOẠI

- Trí nhớ hình tượng


- Trí nhớ vận động
Nội dung phản ánh của trí nhớ
- Trí nhớ từ ngữ logic
- Trí nhớ cảm xúc

- Trí nhớ dài hạn


Thời gian tồn tại của trí nhớ trong não
- Trí nhớ ngắn hạn

- Trí nhớ giống loài


Nguồn gốc hình thành trí nhớ
- Trí nhớ cá thể

- Trí nhớ có chủ định


Tính mục đích của trí nhớ
- Trí nhớ không chủ định

- Trí nhớ bằng mắt


Theo giác quan chủ đạo trong trí nhớ
- Trí nhớ bằng tay

4
7. Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Gồm 3 quá trình:

Ghi nhớ → Gìn giữ → Nhận lại và nhớ lại

7.1. Quá trình ghi nhớ:

Khái niệm: Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết "ấn tượng" của đối tượng mà ta
đang tri giác (tức là tài liệu phải ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình
thành mối liên hệ giữa tài liệu mới với tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các
bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau.

Đặc điểm: Có nhiều hình thức ghi nhớ khác nhau.

Phân loại:

- Căn cứ vào mục đích của việc ghi nhớ có thể chia thành 2 loại: ghi nhớ không
chủ định và ghi nhớ có chủ định.
- Học thuộc lòng và thuật nhớ.

7.2. Quá trình gìn giữ

Khái niệm: Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên
vỏ não trong quá trình ghi nhớ. Nếu không có sự gìn giữ thì không thể nhớ bền, nhớ
chính xác được.
Phân loại:

- Có 2 hình thức giữ gìn: Tiêu cực và tích cực

7.3. Quá trình nhận lại và nhớ lại

Kết quả của quá trình ghi nhớ và gìn giữ được thực hiện trong quá trình nhận lại và
nhớ lại.

Khái niệm:

- Nhận lại là sự nhớ lại một đối tượng nào đó trong điều kiện tri- giác lại đối tượng
đó. Nhận lại diễn ra là do cái được tri giác trong lúc này giống với cái đã tri giác
trước đây. Khi tri giác lại cái đã tri giác trước đây, ở ta sẽ xuất hiện một cảm giác
"quen thuộc" đặc biệt, chính cảm giác này là cơ sở của sự nhận lại.

5
- Nhớ lại là biểu hiện cao của trí nhớ tốt, là khả năng làm sống lại những hình ảnh
của sự vật hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây mà không cần dựa vào sự tri
giác lại những đối tượng đã gây nên hình ảnh đó.

Đặc điểm: Nhận lại và nhớ lại đều có thể không chủ định hoặc chủ định.

II. Sự quên và cách chống quên

1. Quên và quy luật của sự quên

1.1. Định nghĩa:

Quên là biểu hiện của sự không nhận lại hay nhớ lại được hoặc là nhận lại nhớ lại
sai.

1.2. Quy luật:

Người ta thường quên những cái không liên quan hoặc ít liên quan đến đời sống của
mình, những cái không phù hợp với hứng thú, nhu cầu, sở thích của cá nhân.

Nói chung những cái ít được củng cố hoặc không được sử dụng thường xuyên trong
hoạt động hàng ngày của cá nhân thì cũng dễ bị quên.

Người ta cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hoặc những kích thích
mạnh.

Sự quên diễn ra theo một trình tự xác định: chi tiết quên trước ý chính quên sau.
Trong chi tiết thì chi tiết nào phù hợp với hứng thú cá nhân, gây được ấn tượng cảm xúc
sâu sắc thì lâu quên hơn (Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời).

Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: Ở giai đoạn đầu mới ghi nhớ, tốc độ
quên khá nhanh và tốc độ quên giảm dần về sau

2. Cách chống quên

- Phải tiến hành ôn tập ngay sau khi nhớ tài liệu.

- Phải ôn xen kẽ, không nên chỉ ôn liên tục một loại tài liệu, một môn học.

- Cần tiến hành ôn tập thường xuyên, ôn rải rác, phân tán ra nhiều đợt, không nên
ôn tập trung liên tục trong một thời gian dài.

6
- Phải ôn tập một cách tích cực, cụ thể là tích cực nhớ lại và tư duy khi ôn tập; vận
dụng nhiều giác quan vào việc ôn tập (mắt xem tài liệu, miệng đọc, tay viết); tích
cực vận dụng, luyện tập thực hành khi ôn tập.

- Ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.

- Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tập để có thể đạt hiệu quả cao.

3. Các cách để phát triển khả năng ghi nhớ

Hiểu vấn đề: Trước khi muốn nhớ một điều gì đó phải hiểu được vấn đề đó là gì.
Việc hiểu vấn đề sẽ giúp cho bản thân định hình được trong đầu của mình nó như thế
nào. Đừng cố nhồi nhét một cách máy móc, cách đó chỉ giúp nhớ tạm thời,đối phó và sẽ
quên nhanh nếu một thời gian không sử dụng đến.

Sự liên tưởng: Không phải ai cũng có thể nhớ nhanh và lâu được nhiều việc khác
nhau. Tuy nhiên, một phương pháp rất hữu ích có thể giúp rèn luyện trí nhớ đó là sự liên
tưởng. Khi gặp một vấn đề việc đầu tiên là hiểu vấn đề sau đó hãy liên tưởng đến những
vấn đề đã biết rõ có liên quan đến nó. Việc liên tưởng không chỉ giúp rèn luyện trí nhớ
mà còn góp phần làm cho sự liên tưởng sự việc trở nên phong phú hơn rất nhiều.

Lặp đi lặp lại: Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để
ghi nhớ. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não
ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là phải
hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng
câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến
cho não bộ trở nên lười biếng mà thôi.

Học những điều mới: Không phải chỉ khi ngồi trên ghế nhà trường mới cho rằng
việc học quan trọng. Điều đó hoàn toàn sai lầm, nếu ngưng việc học đồng nghĩa với việc
trí nhớ cũng sẽ ngưng lại với những kiến thức đã tích lũy được trước đó và mất dần theo
thời gian. Vì vậy, dù làm gì bạn cũng cần liên tục học những cái mới như: ngoại ngữ,
nhạc hoặc một môn phụ đạo yêu thích. Việc học những thứ mới sẽ kích thích vào não
bộ, làm cho não không quên nhiệm vụ ghi nhớ của mình.

Đặt câu hỏi: Rèn luyện trí nhớ không phải chỉ là lắng nghe, làm theo và ghi nhớ mà
cũng cần có sự sáng tạo cho riêng mình, hãy đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và
tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc giải quyết vấn đề bắt buộc phải suy nghĩ, lục lại kiến
thức, trí nhớ của mình xem câu trả lời nằm ở đâu. Đó vừa là cách giúp ôn lại những kiến
thức cũ vừa là cách giúp rèn luyện trí nhớ của mình hiệu quả.
7
Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái: Sẽ không thể nhớ nỗi được điều gì nếu cứ
suốt ngày lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái
nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi thứ bị đảo
lộn, kết quả là những thông tin đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.

Tích cực tham gia các hoạt động thực tế: Hoạt động thực tế không phải chỉ là hoạt
động chân tay mà đó cũng là lúc bộ não đang hoạt động để điều khiển những hành động.
Những thông tin sẽ được thu hồi về não, phân tích, xử lý và ghi nhớ lại. Ngoài ra hoạt
động thực tế còn giúp giảm căng thẳng, có thời gian cho đầu óc nghỉ ngơi sau thời gian
làm việc.

8
PHẦN 2: TÌNH HUỐNG

Tình huống 1

Sang chấn và những tổn thương không thể xóa nhòa

1. Nội dung tình huống

Emma đã trải nghiệm những sang chấn tâm lý cực kỳ tồi tệ trong cuộc đời dù chỉ
mới 12 tuổi. Mẹ của Emma thường bạo hành em bằng những câu nói em vô dụng và xấu
xí. Ba em thì thường đánh mắng em mỗi khi em làm gì khiến ông không hài lòng, dù đó
có thể chỉ là một hành động rất nhỏ (như rửa bát sai cách).

Emma cảm thấy xung quanh bố mẹ, em lúc nào cũng như đi trên dây, luôn phải cố
gắng để trở nên hoàn hảo và không để họ cảm thấy khó chịu. Sau khi chú em lạm dụng
em, em bắt đầu cảm thấy bản thân mình không còn được trong sạch, cảm thấy tội lỗi
cho những gì đã trải qua. Em nghĩ rằng nhân cách của em bị khiếm khuyết, rằng em
không cuốn hút, ngu ngốc, khó chịu và đáng ghét. Nói một cách khác, hình ảnh về bản
thân của em hoàn toàn bị hủy hoại do kí ức sang chấn em đã trải qua.

Về sau, Emma gặp biểu hiện như hoảng sợ, lên cơn khó thở và run rẩy, khi em bị
giáo viên và ban giám hiệu nhà trường kỷ luật. Hay khi cố vấn học đường gặp Emma,
em không mở lời mà thay vào đó ngồi im lặng, từ chối nói. Hay khi gặp khó khăn trong
lớp học, em sợ hãi giơ tay đặt câu hỏi. Em không muốn trở nên ngớ ngẩn trước các bạn
cùng lớp, sợ rằng những câu hỏi của mình là ngu ngốc. Lòng tự trọng thấp và sự thiếu
niềm tin vào người khác của Emma khiến em không thể bắt đầu các mối quan hệ bạn
bè.

(Nguồn: https://study.com/academy/lesson/effects-of-trauma-on-behavior-self-
image.html)

2. Câu hỏi

Câu 1: Trong tình huống trên, dựa trên căn cứ nội dung phản ánh chúng ta có thể
phân trí nhớ của Emma vào loại nào? (Trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ từ
ngữ logic, trí nhớ cảm xúc). Vì sao?

9
Câu 2: Trong tình huống trên, trí nhớ (kí ức sang chấn) trên ảnh hưởng tới quá trình
phát triển tâm lý, nhân cách cũng như hoạt động nhận thức của Emma như thế nào?

3. Phân tích tình huống:

Câu 1:

Trong tình huống trên, dựa trên căn cứ nội dung phản ánh chúng ta có thể phân trí
nhớ của Emma vào loại trí nhớ cảm xúc. Vì câu chuyện cho ta thấy rất nhiều trải nghiệm
(tiêu cực) của Emma. Em đã bị mẹ luôn nói những lời tồi tệ với em, bị cha mắng nhiếc
và đánh đập, bị người chú hãm hiếp.

Trí nhớ cảm xúc là loại trí nhớ phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người
do đó những ký ức trên của em thuộc vào loại trí nhớ cảm xúc. Những trải nghiệm, trí
nhớ này được giữ lại trong ký ức của Emma, gây ảnh hưởng tới hành vi của Emma.

Câu 2:

Trong tình huống trên, ký ức sang chấn đã ảnh hưởng tới quá trình phát triển của em.
Ký ức khiến em cảm thấy căng thẳng (hoảng sợ, lên cơn khó thở và run rẩy, khi em bị
giáo viên và ban giám hiệu nhà trường kỷ luật), muốn tránh né người khác (khi cố vấn
học đường gặp Emma.

Thậm chí em còn không mở lời, thay vào đó em ngồi im lặng, từ chối nói), kháng cự
và tuân thủ quá mức những người ở vị thế cao hơn em, sợ hãi khi cất lên tiếng nói cho
bản thân mình (khi gặp khó khăn trong lớp học, em sợ hãi giơ tay đặt câu hỏi. Em không
muốn trở nên ngớ ngẩn trước các bạn cùng lớp, sợ rằng những câu hỏi của mình là ngu
ngốc) và gặp khó khăn với các mối quan hệ (lòng tự trọng thấp và sự thiếu niềm tin vào
người khác của Emma khiến em không thể bắt đầu các mối quan hệ bạn bè).

4. Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống

Những ký ức đau buồn, sang chấn không chỉ gây nên cảm xúc tiêu cực nhất thời tại
một thời điểm. Chúng ta thường nghĩ ký ức đau buồn sẽ phai nhạt dần theo thời gian
nhưng có những ký ức sang chấn quá mạnh mẽ sẽ để lại những hậu quả nặng nề, có thể
tới mãi về sau, ảnh hưởng sai lệch tới quá trình nhận thức cũng như về hành vi con
người.

10
Khả năng hồi phục sau sang chấn là có nhưng phải trải qua trị liệu tốn kém, cũng
như một thời gian rất dài, và không phải sang chấn nào cũng có thể được chữa lành. Vì
vậy trong cuộc sống, chúng ta cần tạo nên những ký ức trải nghiệm tích cực cho người
xung quanh.

Ví dụ ba mẹ, thầy cô nên sử dụng ngôn từ khích lệ, động viên con cái cũng như thể
hiện tình yêu thương để con mình, học trò tạo những nhận thức tích cực về bản thân
cũng như xây dựng hành vi mang tính ổn định, chủ động và tự tin trong môi trường học
tập, xã hội,…

Tình huống 2

Học vẹt

1. Nội dung tình huống

Có câu chuyện kể rằng một anh thợ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan.
Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát mới hỏi:

“Trước kia anh có học hành được chữ gì không?”

Anh ta trả lời: “Bẩm, có ạ!”

Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quý của mình đang đứng ăn ở góc sân bảo:

“Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng.”

Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:

“Bạch mã mao như tuyết (Ngựa trắng lông như tuyết)

Tứ túc cương như thiết (Bốn chân cứng như sắt)

Tướng công kỵ bạch mã (Tướng công cưỡi ngựa trắng)

Bạch mã tẩu như phi (Ngựa trắng phi như bay)”

Quan gật gù khen hay rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.

11
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm dốt đặc
cán mai nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham liền bảo anh thợ mộc
dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ.

Học thuộc rồi anh ra cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh
quan xin việc. Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò.
Quan nhìn ra sân thấy bà cụ quét sân liền bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi
lúng túng vì thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà cụ như thế nào.

Nhưng đã trót nên anh ta cũng ứng khẩu đọc:

“Bà cụ mao như tuyết (Bà cụ lông như tuyết)”.

Quan gật đầu: “Ừ, được đấy.”

Nghe quan khen anh ta đọc tiếp:

“Tứ túc cương như thiết (Bốn chân cứng như sắt)

Tướng công kỵ bà cụ (Tướng công cưỡi bà cụ)

Bà cụ tẩu như phi (Bà cụ phi như bay)”

Quan nghe xong giận quá sai người nhà đánh đuổi anh về.

(Nguồn: HỌC VẸT)

2. Câu hỏi

2. Câu hỏi:

Câu 1: Theo bạn, cách ghi nhớ của anh hàng xóm trong câu chuyện trên là gì?
(Ghi nhớ theo ý nghĩa hay ghi nhớ máy móc? )

Câu 2: Học vẹt - trí nhớ hay trí thông minh?

Theo bạn, học vẹt là tốt hay xấu?

Tình trạng học vẹt hiện nay ở nước ta như thế nào?

12
3. Phân tích tình huống:

Câu 1:

Từ câu chuyện trên, ta có thể thấy rằng anh hàng xóm không chỉ tham lam, thực
dụng mà còn ngờ nghệch, ngốc nghếch, chỉ biết học thuộc lại bài thơ của anh thợ mộc
mà không hiểu ý nghĩa của nó. Chính vì vậy, đến khi gặp phải trường hợp khác thì lại
áp dụng một cách máy móc, không phù hợp với nội dung cũng như hoàn cảnh thực tế.
Đó chính là cách ghi nhớ máy móc hay học vẹt.

Câu 2:

Trước hết, đề tìm hiểu về học vẹt có quan hệ thế nào đến trí nhớ và trí thông
thông minh, ta cùng khám phá sự khác biệt giữa trí nhớ và trí thông minh:

Khả năng ghi nhớ của trí óc thường được sử dụng như một chỉ số của trí thông
minh. Không nghi ngờ gì nữa, cả hai có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng trí nhớ
không phải lúc nào cũng là một chỉ số đáng tin cậy để đánh giá trí thông minh. Trí nhớ
làm việc không ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thông minh của con người. Từ đó, người
có tư duy máy móc giỏi có thể coi là người có trí nhớ tốt nhưng chưa chắc đã là người
thông minh. Thay vào đó, yếu tố thông minh phụ thuộc vào sự tương tác của các yếu tố
môi trường và đào tạo.

Luôn tồn tại 2 mặt trong 1 vấn đề và ghi nhớ máy móc cũng vậy. Ghi nhớ máy
móc không hoàn toàn xấu nhưng cũng không phải là phương pháp học đúng đắn.

- Ưu điểm: Ghi nhớ máy móc được coi là 1 khối nền tảng cho việc học. Sẽ ra sao
nếu ta không học thuộc bảng chữ cái, bảng cửu chương hay lớn hơn là bảng tuần
hoàn hóa học, bảng động từ bất quy tắc,... Đối với việc sử dụng hàng ngày, ghi
nhớ một địa chỉ hoặc số điện thoại cũng chính là ví dụ của ghi nhớ máy móc. Nói
chung, học vẹt là cơ sở nền tảng của giáo dục.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, trong giáo dục hiện đại, chỉ dựa vào nền tảng ghi nhớ
máy móc là không đủ bởi nó kìm hãm khả năng tư duy logic, sáng tạo, phản
biện,… Ghi nhớ máy móc mà không hiểu bản chất vấn đề thì chỉ nhớ được 1 thời
gian ngắn, rất không hiệu quả. Học vẹt xây dựng thói quen ỷ lại vào bài mẫu,
lười biếng, lười suy nghĩ.

Ngày nay chúng ta có thể thấy được tình trạng ghi nhớ máy móc ở học sinh sinh
viên diễn ra rất phổ biến. Chính vì ghi nhớ máy móc mà các bạn học sinh chỉ giỏi được
lý thuyết suông mà không biết áp dụng những kiến thức vào trong thực tế.
13
Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ngày nay ghi nhớ máy móc.

Nguyên nhân khách quan:

- Các giờ học trên lớp chuyên về việc truyền tải kiến thức và không chú
trọng đến việc bồi dưỡng kỹ năng, tư duy độc lập, học tập sáng tạo cho
học sinh.

Nguyên nhân chủ quan:

- Học sinh lười biếng, lười tư duy, suy nghĩ và cho rằng việc học vẹt sẽ tiết
kiệm được thời hơn.
- Học sinh chưa tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp.

4. Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống

Ta có thể giải thích ghi nhớ máy móc bằng kiến thức của môn Tâm lý học như sau.
“Học vẹt” chính là biểu hiện của cách ghi nhớ máy móc. Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp
đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài
liệu ghi nhớ, không cần thông hiểu nội dung của tài liệu.

Tuy nhiên do không dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu nên thường dẫn đến sự
ghi nhớ một cách hình thức, mất nhiều thời gian và khi quên lại khó có thể hồi tưởng lại
được. Vì vậy đối với con người thì cách ghi nhớ này chỉ cần thiết khi muốn ghi nhớ số
nhà, số điện thoại hay ngày tháng năm sinh thôi.

Học vẹt và ghi nhớ không ngang bằng với tư duy ở cấp độ cao hơn, và không nên
thay thế cái này cho cái kia. Tuy nhiên, học vẹt là nền tảng của tư duy cấp cao và không
nên bỏ qua.

Đặc biệt là trong thế giới công nghệ tiên tiến ngày nay, việc học thuộc lòng có thể
còn quan trọng hơn bao giờ hết! Hãy coi việc học vẹt như một hệ thống lưu trữ cho bộ
não của bạn, giúp bạn có thể dễ dàng truy cập thông tin khi thực hiện một nhiệm vụ nào
đó, bộ não sẽ tự do tạo ra những bước tiến lớn trong học tập.

Tình huống 3
14
Những hư cấu của trí nhớ

1. Nội dung tình huống

Titus và Gretchen là một cặp đôi bình dị, họ sống hạnh phúc như bao cặp đôi khác
thôi trong khi chuẩn bị đính hôn. Vào một ngày nọ cặp đôi đã có một bữa tối lãng mạn
tại nhà hàng nhưng cả hai không hề biết rằng bữa tối này sẽ là bữa tối mà họ không thể
nào quên. Sau bữa ăn ngày hôm đó, trên đường về nhà Titus bị cảnh sát tấp vào lề đường,
với lý do là tội cưỡng dâm. Thật trùng hợp là ngày hôm đó có một vụ cưỡng dâm, thủ
phạm là một kẻ có chiếc xe khá giống với xe của Titus. Và tệ hơn là khi cảnh sát đưa
ảnh những kẻ tình nghi cho nạn nhân xem danh sách nghi phạm, cô đã chỉ Titus, người
cô cho là giống với hung thủ.

Khi vụ án được đưa ra tòa, lần này cô bước lên bục dõng dạc tuyên bố: “Tôi hoàn
toàn chắc chắn đây là gã đàn ông đã cưỡng hiếp tôi.” Từ kẻ bị tình nghi thành kết án có
tội, Titus và vị hôn phu suy sụp. Nhưng Titus nảy ra một ý tưởng là liên hệ với tòa soạn,
những tin tức giật gân như thế này hẳn sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận, và nhà
báo sẽ giúp anh điều tra ra chân tướng sự việc hay chăng? Quả thực với sự trợ giúp từ
nhà báo, người này đã giúp anh tìm ra được hung thủ thực sự, kẻ được cho là cũng đã
thực hiện 50 vụ cưỡng hiếp trong khu vực. Titus được thả tự do.

(Nguồn:

1. How reliable is your memory? | Elizabeth Loftus

2. What is a false memory?)

2. Câu hỏi

Câu 1: Ký ức của nạn nhân có phải ký ức đúng với sự thực không?

Nếu không phải, theo bạn đó là loại trí nhớ gì?

Hãy giải thích cho câu trả lời của bạn.

Câu 2: Bạn nghĩ đâu là nguyên nhân dẫn tới trí nhớ sai lệch như vậy?

3. Phân tích tình huống

15
Câu 1:

Ký ức của cô không phải là ký ức đúng với sự thực, đây gọi là “trí nhớ sai lệch”. Trí
nhớ sai lệch là loại trí nhớ khi bản thân hồi tưởng lại những câu chuyện sai sự thực, được
thêu dệt nên bởi não bộ về một sự kiện nào đó. Những ký ức như vậy có thể hoàn toàn
sai sự thật và chỉ đơn giản là một sản phẩm của trí tưởng tượng. Trong một vài trường
hợp, những ký ức ấy có thể chứa đựng những yếu tố sự thật đã bị bóp méo đi bởi sự tiếp
nhận thông tin mới hay những sự biến dạng về trí nhớ khác.

“Trí nhớ sai lệch” khác với “Quên” thông thường (quên thông tin hay có trí ức lại về
các thông tin bị lộn xộn), “Trí nhớ sai lệch” khác biệt ở chỗ nó là một tổ hợp những kí
ức về một sự kiện nào đó không thực sự xảy ra. Ở đây mình có thể nhận biết đây là trí
nhớ sai lệch do ký ức của nạn nhân đã thay đổi từ sự kiện đúng thành sự kiện sai, từ việc
cô nhớ rằng Titus “giống” với tên thủ phạm cho tới Titus “là” thủ phạm.

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn tới trí nhớ sai lệch của cô có thể do sức mạnh của “sự gợi ý” gây
ra (theo như nghiên cứu của Elizabeth Loftus). Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta có thể
tạo ra những sai nghĩ sai lệch dựa trên sự gợi ý - ở đây sự gợi ý được đưa ra rằng Titus
khá giống với hung thủ - và theo thời gian sự gợi ý này có thể trở nên mạnh mẽ và sống
động hơn.

Cô ban đầu chỉ nghĩ Lotus khá giống với người đã phạm tội nhưng dần với niềm tin
được đặt vào cô càng xây dựng ký ức ấy mạnh mẽ và sống động hơn tới nỗi dường như
việc Titus phạm tội là thật, “Tôi hoàn toàn chắc chắn đây là gã đàn ông đã cưỡng hiếp
tôi.”

4. Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống

Từ tình huống nêu trên, chúng ta biết rằng ký ức không hoạt động giống như một cỗ
máy chụp ảnh và ghi lại những khoảnh khắc chính xác 100%, trong quá trình ghi nhớ,
lưu trữ và hồi tưởng chúng cũng có thể gặp sai sót dẫn tới thông tin được nhớ lại không
chính xác.

Trong thực tế, ký ức sai lệch có thể gây hậu quả lớn nhất khi xảy ra các vụ án. Đây
là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra buộc tội sai, thường do nhận diện sai
tình nghi hay thu thập lời khai sai ở các phiên thẩm tra… Điều này cũng xảy ra trong
cuộc sống thường ngày nhưng với mức ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ hơn, ví như khi ai đó

16
có trí nhớ khác về một sự kiện cả hai cùng trải qua, ta có thể khăng khăng bênh vực ý
kiến của mình và phủ nhận ý kiến kia (dù trí nhớ của mình có thể bị sai).

Vậy nên khi xảy ra những xung đột như vậy, ta nên bình tĩnh dựa vào bằng chứng lý
luận của cả 2, hoặc có thể từ nhiều người hơn nếu họ vô tình cũng có mặt trong sự kiện
đó, để giúp bạn có thể tránh khỏi những hiểu sai, hiểu lầm đối phương do tin rằng trí
nhớ của mình là chính xác.

Tình huống 4

Trí nhớ sống động

1. Nội dung tình huống

Vào những năm 1970, một nhà tâm lý học người Canada, Linel Standing đã thực
hiện một thí nghiệm thú vị. Những người tham gia được cho xem 10,000 tấm ảnh trong
khoảng thời gian là vài ngày và sau 2 hôm nghỉ ngơi, ông cho họ làm bài kiểm tra gợi
lại ký ức của họ. Những tấm ảnh trong bài kiểm tra khá “nhàm chán”, chỉ đơn giản là
những tấm ảnh chú chó và con người, không có gì thực sự đặc biệt cả. Trong thời gian
làm bài kiểm tra gợi nhớ, người tham gia được cho xem 2 tấm ảnh cùng lúc (1 tấm ảnh
là bức ảnh họ đã xem từ trước đó và một tấm ảnh họ chưa từng xem qua).

Nhiệm vụ của người tham gia là chỉ ra đâu là bức ảnh họ đã thấy ở buổi xem ảnh lần
trước. Trong 10,000 bức ảnh phải lựa chọn, họ lựa chọn bức ảnh đúng với tỉ lệ là 66%.
Tuy nhiên Lionel cũng cho người tham gia test với một set ảnh nhỏ hơn là 1,000 tấm,
những tấm ảnh trong set ảnh này sống động hơn với những hình ảnh như là một chú chó
đang ngậm một cái ống nước trong miệng. Và khi Lionel cho 1,000 hình ảnh trên cho
những người tham gia lựa chọn thì số lượng họ chọn chính xác bức ảnh mình đã từng
xem đúng tới 88%.

(Nguồn: https://www.anecdote.com/2015/01/link-between-memory-and-
stories/)

2. Câu hỏi
17
Câu 1: Căn cứ vào các cách phân chia dạng trí nhớ cho biết dạng ghi nhớ trên thuộc
những dạng trí nhớ nào? Vì sao?

Câu 2: Tại sao tỉ lệ ghi nhớ thành công của nhóm đối tượng thứ 2 lại cao hơn dù hai
nhóm vẫn có nhiệm vụ đơn giản là so sánh hai bức ảnh?

3. Phân tích tình huống

Câu 1:

Căn cứ vào cách hình thức hình thành trí nhớ thì đây là dạng trí nhớ hình tượng: Là
khả năng tiếp nhận và lưu giữ những ký ức thông qua các giác quan như thị giác (trí nhớ
hình ảnh), thính giác, khứu giác, vị giác.. Ở đây trí nhớ về các tấm ảnh của người tham
gia được phản ánh thông qua tiếp nhận thông tin vào giác quan là mắt.

Câu 2:

Tỉ lệ ghi nhớ thành công của nhóm đối tượng thứ 2 cao hơn nhóm đối tượng thứ nhất
vì ở trường hợp thứ 2, hình ảnh có sự liên tưởng. Trong khi hình ảnh cần phải phân biệt
ở trường hợp thứ nhất là những bức ảnh rất đỗi bình thường của con người, những chú
chó, cảnh vật xung quanh thì ảnh phân biệt ở cảnh 2 đã thêm một chút sự đặc biệt (một
đặc điểm gì đó để người xem có thể liên tưởng, có thể tới một câu chuyện,... nào đó)
giúp họ ghi nhớ tốt hơn là những sự vật thông thường, không quá nổi bật. Trong trường
hợp thứ 2, những hình ảnh với đặc điểm đặc biệt gây ấn tượng lên não bộ của người
tham gia, tạo cảm xúc sâu sắc khiến ký ức trở nên khó phai hơn (tỉ lệ 88% so với 66%
của trường hợp thứ nhất, những hình ảnh quen thuộc, không có gì đặc biệt để dễ nhớ, dễ
phân biệt).

4. Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống

Điều này cũng giống như quy luật ghi nhớ, trong cuộc sống thường nhật, chúng ta
thường dễ quên đi những điều nhỏ nhặt, xảy ra lặp đi lặp lại. Nếu cần phải ghi nhớ lại
một khoảnh khắc nào trong ngày, chúng ta sẽ thường chỉ nhớ những sự kiện nổi bật hơn,
mang ảnh hưởng tới cảm xúc của chúng ta, “đáng nhớ hơn”.

Thông qua việc hiểu rõ hơn các loại trí nhớ, ta có thể khiến chúng ta ghi nhớ tốt hơn
bằng cách luôn gắn những điều xung quanh mà chúng ta muốn ghi nhớ với một gì đó
tạo nên cảm xúc cho bạn. Những kí ức này qua đó sẽ được hình thành mạnh mẽ hơn,
khó phai hơn. Điều này có thể áp dụng trong cả cuộc sống thường nhật lẫn trong học tập
18
và công việc hàng ngày. Ví dụ như bạn có thể nhớ tên mẹ của bạn mình giống một loài
hoa yêu thích, là “Cúc”, bạn nhớ về tên cô ấy như vậy và sẽ chẳng thể nào quên, vì bạn
gắn trí nhớ về tên của cô ấy với một loài hoa mà bạn yêu thích.

Tình huống 5

Những câu chuyện về sự hình thành trí nhớ

1. Nội dung tình huống

Vào năm 1969, hai giáo sư tại đại học Stanford là Gordon Bower và Michal Clark
đưa ra một bài test ề khả năng ghi nhớ từ ngữ một danh sách các từ được gắn vào câu
chuyện thay vì chỉ là một danh sách từ vựng ngẫu nhiên. Các nhóm được phép nhớ từ
theo bất kì thứ tự nào mà họ muốn.

Nhóm xây dựng từ vựng thành câu chuyện được xây dựng một câu chuyện chưa tất
cả các từ, 1 câu chuyện 1 set. Những học sinh xây dựng câu chuyện để nhớ từ vựng có
kết quả kiểm tra nhớ từ vựng nhiều gấp 6 tới 7 lần so với những người trong nhóm được
phát từ vựng ngẫu nhiên.

Vào năm 1980, 3 nhà nghiên cứu từ Đại học California so sánh khả năng ghi nhớ
của các đoạn văn bản tự sự (như truyện “Con thuyền của Noah”) với các đoạn văn bản
khoa học (bách khoa toàn thư của giống không răng), 12 đoạn văn bản được đánh giá
bởi học sinh đại học ở 3 khía cạnh: tính tự sự, tính quen thuộc và tính thú vị.

Văn bản tự sự được đọc nhanh gấp 2 lần so với văn bản khoa học nhưng văn bản tự
sự được nhớ nhanh gấp 2 so với văn bản khoa học. Có một sự tương quan không hề nhỏ
giữa tính tự sự (kể chuyện) và lượng thông tin được lợi nhớ lại (0.92) còn độ quen thuộc
và độ thú vị chỉ có ảnh hưởng rất ít đối với thời gian đọc và lượng thông tin được gợi
nhớ lại.

(Nguồn: https://www.anecdote.com/2015/01/link-between-memory-and-stories/)

2. Câu hỏi

19
Câu 1: Căn cứ vào nội dung phản ánh của trí nhớ, các nhóm ghi nhớ được nhiều hơn
trong hai cuộc thí nghiệm trên đã ghi nhớ thuộc vào loại trí nhớ nào? (trí nhớ vận động,
trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ - lôgic). Vì sao?

Câu 2: Trong quá trình ghi nhớ trên, kết quả cho thấy phương pháp ghi nhớ nào khi
sử dụng hữu hiệu hơn (là học thuộc lòng hay thuật nhớ?). Tại sao?

3. Phân tích tình huống

Câu 1:

Căn cứ vào nội dung phản ánh của trí nhớ, các nhóm ghi nhớ được nhiều hơn trong
hai cuộc thí nghiệm trên đã ghi nhớ thuộc vào loại trí nhớ biểu tượng là chính, ngoài ra
trí nhớ cảm xúc và trí nhớ từ ngữ - logic cũng đóng vai trò xây dựng nên trí nhớ trong
bài kiểm tra gợi nhớ lại nội dung này.

Bởi vì khi tạo thành các câu chuyện, những người tham gia đã biến những từ ngữ
thành hình ảnh sống động, ngoài ra khi lồng ghép những từ ngữ thành những hình ảnh
tạo thành câu chuyện, họ cũng xây dựng những câu chuyện mang tính dễ gợi nhớ (thú
vị, buồn bã,...), đây chính là áp dụng trí nhớ cảm xúc. Bởi khi nhớ lại họ sẽ nhớ về nét
buồn cười, thú vị, đau buồn trong câu chuyện họ đã tưởng tượng ra để dễ nhớ lại sự vật,
hiện tượng hơn. Ngoài ra từ ngữ, tính logic trong câu chuyện cũng giúp họ xâu chuỗi,
ghi nhớ lại sự vật sự việc tốt hơn.

Câu 2:

Hình thức ghi nhớ theo phương pháp kể thành câu chuyện hoặc đọc truyện mang
tính tự sự, có một chuỗi sự kiện hiệu quả hơn, dễ dàng ghi nhớ hơn. Bởi nó áp dụng
phương thức ghi nhớ ý nghĩa, tạo mối liên kết giữa các sự vật, hiện tượng để hình thành
những câu chuyện ý nghĩa, giúp chúng ta có thể dễ hiểu, dễ ghi nhớ câu chuyện, những
từ vựng nhờ đó có thể nhớ được nội dung sự vật, sự việc một cách sâu sắc, bền vững.

Vì ghi nhớ theo câu chuyện có mạch kể, logic (theo nội dung câu chuyện) nên cách
ghi nhớ này sẽ nhanh hồi tưởng lại hơn nhiều so với ghi nhớ máy móc (ghi nhớ rời rạc
các sự vật, hiện tượng, thiếu tính logic dẫn tới việc khó hệ thống và hồi tưởng lại nội
dung. Tuy nhiên để hình thành nên những câu chuyện dễ liên tưởng sẽ phải vận dụng
tối đa óc tưởng tượng, điều tiêu hao rất nhiều năng lượng và vì đó cách ghi nhớ này sẽ
tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

20
4. Kết luận và bài học ứng dụng trong cuộc sống

Qua 2 thí nghiệm, ta thấy: bộ não của chúng ta dường như nhạy cảm hơn với cấu
trúc câu chuyện vì nhớ lại theo cách này phát huy được đặc điểm của quá trình nhớ lại:
nhớ lại theo quy luật liên tưởng, mang tính logic chặt chẽ và có chủ định. Trước những
thông tin logic, não bộ xử lý nhanh hơn, dễ dàng ghi nhớ nhờ cách xâu chuỗi sự việc.
Hơn thế, qua những câu chuyện thường truyền tải, mang 1 thông điệp cảm xúc riêng →
não ghi nhớ tốt hơn nhờ trí nhớ cảm xúc.

Điểm mấu chốt là những câu chuyện làm cho các sự kiện trở nên đáng nhớ, thú vị
và có một trình tự (như một câu chuyện) hơn là chỉ đơn giản trình bày chúng trong một
danh sách và ghi nhớ một cách rời rạc mà không hiểu sâu. Điều này đã và đang được áp
dụng trên thực tế. Ở Mỹ, có 1 cuộc thi “United States Memory Championship” - (tạm
dịch là cuộc thi Vô địch nước Mỹ về trí nhớ) - nơi các thí sinh phải thi đấu xem ai nhớ
được hàng chục con số lạ, hàng trăm cụm từ vô nghĩa hay vô số những cái tên của những
con người bất kì. Và những thí sinh ấy hầu hết đều áp dụng phương thức ghi nhớ bằng
cách xây dựng câu chuyện như trên để giành chiến thắng. Điều này vừa rèn luyện trí
nhớ, vừa tạo nên tính thú vị cho cuộc thi bởi câu chuyện được ghép nối vào rất hài hước.

Vậy học sinh, sinh viên ta cũng có thể áp dụng điều này cho việc học tập mà đặc biệt
là học từ vựng của ngoại ngữ. Cách này không những sẽ khiến học tập trở nên bớt nhàm
chán hơn, cũng tốt hơn là chỉ viết nó ra 1 cách nhàm chán và lặp đi lặp lại nhiều lần phải
không?

21
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Bài 3: Ngôn Ngữ và nhận Thức. Hoc247.net. (n.d.). Retrieved April 19, 2022, from
https://hoc247.net/tam-ly-hoc-dai-cuong/bai-3-ngon-ngu-va-nhan-thuc-l7847.html
2) Cơ sở sinh lý của Trí Nhớ. 123doc. (n.d.). Retrieved April 19, 2022, from
https://123docz.net//document/4935438-co-so-sinh-ly-cua-tri-nho.htm
3) Bài 3: Các Quá Trình CƠ Bản Của Trí Nhớ. Hoc247.net. (n.d.). Retrieved April 19,
2022, from https://hoc247.net/tam-ly-hoc-dai-cuong/bai-3-cac-qua-trinh-co-ban-cua-
tri-nho-l7854.html
4) NguyenBac. (2021, July 19). Các Quá Trình CƠ Bản Của Trí nhớ. Giải Thích và Cho
Ví DỤ. – why you think so. – Why You Think So. Retrieved April 19, 2022, from
https://whyyouthinkso.com/2021/07/19/cac-qua-trinh-co-ban-cua-tri-nho-giai-thich-
va-cho-vi-du/
5) Phân Loại Trí Nhớ. Kipkis. (n.d.). Retrieved April 19, 2022, from
https://vi.kipkis.com/Ph%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i_tr%C3%AD_nh%E1%BB%9
B#a._Tr.C3.AD_nh.E1.BB.9B_v.E1.BA.ADn_.C4.91.E1.BB.99ng
6) Quân, N. V. (n.d.). Trí Nhớ và Chú ý. Health Việt Nam - Lá Chắn An Toàn Cho Sức
Khỏe Người Việt. Retrieved April 19, 2022, from https://healthvietnam.vn/thu-
vien/tai-lieu-tieng-viet/bac-si-tam-ly/tri-nho-va-chu-
y#:~:text=Tr%C3%AD%20nh%E1%BB%9B%20c%C3%B3%20ch%E1%BB%A7%
20%C4%91%E1%BB%8Bnh,ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20c
%E1%BB%A7a%20con%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di.
7) Giáo trình Tâm lý học đại cương, phần Ngôn ngữ và nhận thức, Trí nhớ.

22
PHẦN 4: PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Phân công công việc

Nội dung
Yêu cầu Thành viên
công việc

Tìm hiểu, thống Hệ thống đầy đủ nội dung trong giáo trình. Quỳnh Anh
kê và biên soạn Tìm thêm tài liệu tham khảo ngoài để mở rộng Ngọc Thảo
PHẦN LÝ nội dung.
THUYẾT
Có trích dẫn nguồn đầy đủ.

Tìm, đặt câu hỏi, Tìm 5 tình huống. Thanh Thúy


giải quyết PHẦN Phân tích dựa trên nội dung lý thuyết. Quỳnh Anh
TÌNH HUỐNG
Kết hợp tìm video và bài báo, bài viết (không
tìm được video mới tìm các bài báo).
Trích dẫn nguồn đầy đủ.

Soạn thảo tài liệu Trình bày như mẫu và yêu cầu cô cho. Ngọc Thảo
văn bản (bản
word)

Thiết kế Không mắc các lỗi chính tả. Ánh


powerpoint Thiết kế rõ ràng, đẹp mắt. Thúy Hiền
Truyền tải đầy đủ nội dung chính.

Thuyết trình Phong thái tự tin, giọng điệu to, rõ ràng. Ngọc Thảo
Kết hợp nhịp nhàng giữa thuyết trình, trả lời Thanh Thúy
câu hỏi của cô và các bạn.

Quản lý tiến độ Kiểm tra công việc theo đúng thời han đề ra. Ngọc Thảo
công việc Nhắc nhở và đôn đốc các bạn.

23
2. Đánh giá

Thành viên Đánh giá

Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

Có sự chuẩn bị phần nội dung đầy đủ, chi tiết, mở rộng


Tô Quỳnh Anh nguồn tài liệu.

Có trách nhiệm với công việc của mình.

Chuẩn bị phần tình huống kỹ càng, trau chuốt, rõ ràng.

Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.


Lại Thị Ánh Có ý thức tự hệ thống thông tin và trách nhiệm khi thiết
kế powerpoint.

Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.


Phùng Thúy Hiền Có ý thức tự hệ thống thông tin và trách nhiệm khi thiết
kế powerpoint.

Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

Có sự chuẩn bị phần nội dung đầy đủ, chi tiết, mở rộng


nguồn tài liệu.
Lê Thanh Thúy
Có trách nhiệm với công việc của mình.

Chuẩn bị phần tình huống và thuyết trình kỹ càng, trau


chuốt, rõ ràng.

Hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

Có sự chuẩn bị phần nội dung đầy đủ, chi tiết, mở rộng


Trần Thị Ngọc Thảo
nguồn tài liệu.
(Nhóm trưởng)
Có trách nhiệm với công việc của mình.

Chuẩn bị phần thuyết trình kỹ càng, trau chuốt, rõ ràng.

24

You might also like