You are on page 1of 4

6 điều cần chú ý khi rèn luyện khả năng ghi nhớ

nhanh
Tập trung cao độ

để có thể ghi nhớ nhanh thì rèn luyện khả năng tập trung tại thời điểm cần tiếp nhận thông tin
là điều vô cùng quan trọng. Bạn nên tập cho mình một thói quen tập trung cao độ vào những
vấn đề chính (đầu mục chính) để tăng cường khả năng ghi nhớ nhanh của não.

Lặp lại

Nghe đi nghe lại nhiều lần, viết đi viết lại nhiều lần, đọc đi đọc lại nhiều lần thậm chí thu âm
lại những điều bạn cần nhớ sẽ giúp bạn không những nhớ nhanh mà còn nhớ rất lâu.

Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ
một cách chính xác nhất. Nhưng cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung
của vấn đề. Hiểu bản chất của vấn đề giúp bạn định hình trong đầu một cách rõ ràng. Đừng
cố nhồi nhét một cách máy móc, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại
không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên
lười biếng hơn, bạn cũng chỉ nhớ một cách tạm thời, đối phó.

Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc hình ảnh

Một nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 90% thông tin được truyền đạt không phải bằng lời nói,
những gì con người nhớ được là do những gì họ nhìn thấy và làm được. Thay vì viết những
ghi nhớ bằng chữ, hãy tập hệ thống thông tin bằng cách dùng hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ
tư duy. Dùng sơ đồ tư duy không những giúp bạn có thể ghi nhớ tốt hơn mà còn giúp bạn
sáng tạo hơn, có một cái nhìn tổng thể về một vấn đề nào đó.

Hành động

Một trong những cách rèn luyện khả năng ghi nhớ nhanh là truyền đạt lại thông tin đó cho
người khác. Khi bạn với vai trò một “người thầy” dạy lại kiến thức cho người khác hoặc
chính mình bạn phải tự nghĩ ra ngôn từ và diễn giải lại “kiến thức”. Bước này được nhiều
người học kinh nghiệm cho rằng đây là bước hiệu quả nhất trong quá trình ghi nhớ. Ngoài ra
bạn có thể sử dụng các nội dung cần ghi nhớ với những hoạt động thực tế. Trải nghiệm là
cách giúp bạn nhớ lâu, nhớ sâu và hiểu rõ vấn đề một cách vô cùng hiệu quả.

Liên tưởng

Nếu chúng ta dùng mắt và não để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc chỉ dùng
thính giác. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh, liên tưởng từ hình ảnh này đến hình
ảnh khác giúp chúng ta nhớ lâu hơn.

Khi gặp vấn đề việc đầu tiên là hiểu vấn đề sau đó hãy liên tưởng đến những vấn đề bạn đã
biết rõ có liên quan đến nó. Khi thực hiện bài tập liên tưởng hình ảnh thường xuyên, trí não
của bạn sẽ liên tục được rèn luyện, hình thành và phát huy sự tưởng tượng. Bạn cũng có thể
kết nối những điều cần nhớ bằng cách sử dụng cùng một màu sắc, mùi vị, hình dạng, hoặc
cảm giác. Hoặc thay vì ghi nhớ những con số khô khan, bạn cần liên tưởng theo cách hài
hước của chính mình để tạo ra sự phấn khích, kích thích não bộ để não bộ có ấn tượng và lưu
lại lâu hơn.

Không gian và thời gian hợp lý


Để rèn luyện khả năng này, bạn cần chọn không gian, thời gian hợp lý. Không gian là nơi
rộng, thoáng, tĩnh lặng, thời gian có thể buổi sáng

Hiểu vấn đề

Trước khi bạn muốn nhớ một điều gì đó bạn phải hiểu được vấn đề đó là gì. Việc hiểu vấn đề sẽ giúp cho
bạn định hình được trong đầu của mình nó như thế nào. Đừng cố nhồi nhét một cách máy móc, cách đó chỉ
giúp bạn nhớ tạm thời, đối phó và sẽ quên nhanh nếu một thời gian không sử dụng đến.

Đặt câu hỏi

Rèn luyện trí nhớ không phải chỉ là lắng nghe, làm theo và ghi nhớ mà bạn cũng cần có sự sáng tạo cho
riêng mình, hãy đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc giải quyết vấn
đề bắt buộc bạn phải suy nghĩ, lục lại kiến thức, trí nhớ của mình xem câu trả lời nằm ở đâu. Đó vừa là
cách giúp bạn ôn lại những kiến thức cũ vừa là cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả.

Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái

Bạn sẽ không thể nhớ nỗi được vấn đề gì nếu cứ suốt ngày lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ cho tinh
thần luôn lạc quan, thoải mái nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tâm trạng không tốt sẽ khiến cho mọi
thứ bị đảo lộn, kết quả là những thông tin bạn đã từng ghi nhớ sẽ dần bị mã hóa và có thể bị quên mất.

Tích cực tham gia các hoạt động thực tế

Hoạt động thực tế không phải chỉ là hoạt động chân tay mà đó cũng là lúc bộ não của bạn đang hoạt động
để điều khiển những hành động của bạn. Những thông tin bạn thấy sẽ được thu hồi về não, phân tích, xử lý
và ghi nhớ lại. Ngoài ra hoạt động thực tế còn giúp bạn giảm căng thẳng, có thời gian cho đầu óc nghĩ ngơi
sau thời gian làm việc.

Ngủ ngon

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng giấc ngủ rất quan trọng đối với trí nhớ và học tập. Nghiên cứu đã
chỉ ra rằng ngủ trưa sau khi bạn học một cái gì đó mới có thể giúp bạn học nhanh hơn và ghi nhớ tốt hơn.

Không dừng lại ở đó, giấc ngủ cũng góp phần sắp xếp lại ký ức, bằng cách hình thành các kết nối mạnh mẽ
hơn giữa các ký ức khác nhau. Giấc ngủ giúp não liên kết thông tin mới được tiếp thu với thông tin nhận
được trước đó, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo.

Học ngôn ngữ mới.

Thứ nhất là quá trình ghi nhớ từ vựng, cụm từ và quy tắc ngữ pháp đều thực hiện ở tế bào não của bạn. Các
bài tập thể dục trí não như thế này hàng ngày giúp rèn luyện trí nhớ tổng thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng những người học song ngữ ít có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn.

Thứ hai là học cách ghi nhớ mọi thứ là một kỹ năng thiết yếu mà bạn phải biết khi học bất kỳ ngôn ngữ
mới nào. Khi bạn đang tích cực tìm cách để ghi nhớ, bạn chọn ra rất nhiều kỹ thuật rèn luyện trí nhớ – từ
đó giúp tăng cường trí nhớ của bạn. Vậy tại sao bạn không dành vài phút mỗi ngày để học tiếng Pháp, Đức
hay chọn một ngôn ngữ hoàn toàn khác với tiếng Anh phổ biến như tiếng Nhật hoặc Hàn?

Làm nhiều công việc mang tính thử thách hơn

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người làm công việc thử thách tinh thần ít có khả năng phát
triển bệnh về trí nhớ. Làm những công việc đòi hỏi phải động não thường xuyên giúp cho các tế bào thần
kinh của bạn luôn hoạt động và ngăn chúng “xuống cấp” theo thời gian.

Nếu bạn đang làm một công việc mà bạn thấy nhàm chán và thay đổi nghề nghiệp không phải là một lựa
chọn, thì bạn có thể đề xuất nhận thêm các nhiệm vụ đưa bạn ra khỏi vùng thoải mái để khả năng ghi nhớ
của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.
Giảm lượng đường

Thực phẩm có đường có thể có hương vị thơm ngon và cảm thấy bổ ích lúc đầu, nhưng chúng có thể là tác
nhân tiêu cực của việc rèn luyện trí nhớ.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống quá nhiều đồ uống có đường có liên quan đến tình trạng
khối lượng não bị giảm xuống và đây là dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Tránh thêm đường có thể giúp
phòng tránh nguy cơ này.

Tham khảo để tìm thông tin chuẩn trước khi ghi nhớ

Hãy tìm hiểu cẩn thận về nội dung thông tin trước khi ghi nhớ để đảm bảo
tính xác thực và đúng đắn. Nên tập trung vào từ khóa và khái ni ệm then
chốt. Nếu tham khảo trong sách in thì bạn có thể dùng bút highlight đánh
dấu nội dung cần thiết. Nếu tham khảo bài viết trên mạng thì có thể đánh
dấu trang hoặc chia sẻ về mạng xã hội cá nhân.

Chọn đúng phương pháp

Cách tốt nhất để cải thiện trí nhớ chính là việc tìm tòi và sử
dụng phương pháp phù hợp. Bạn có thể lồng ghép nội dung cần
ghi nhớ vào trong ví dụ cụ thể. Chẳng hạn như: Đặt từ vựng tiếng
Anh vào mẫu câu cụ thể để luôn nhớ đến cách dùng chuẩn ngữ
pháp, đặt công thức thành lời thơ, ghi nhớ từ khóa dài thông
qua tên viết tắt,… Càng liên kết nội dung với những gì gần gũi thì
bạn sẽ càng học thuộc nhanh hơn, từ đó hình thành trí nhớ gốc.

Kỹ năng ghi nhớ là gì?


Về lý thuyết, kỹ năng ghi nhớ tức là quá trình đưa kiến thức và
thông tin vào trong tiềm thức một cách lâu dài. Kỹ năng này
thuộc nhóm kỹ năng sống quan trọng nhất, không chỉ hỗ trợ quá
trình học tập mà còn rất cần thiết trong công việc.

Theo nhiều chuyên gia, việc ghi nhớ thường được diễn ra theo 2
hướng:

 Ghi nhớ chủ động: Ghi nhớ nội dung nào đó theo mục
đích nhất định, đòi hỏi bản thân có nỗ lực và phương
pháp cụ thể (ví dụ: ghi nhớ bài thuyết trình, ghi nhớ từ
vựng tiếng Anh,…)
 Ghi nhớ bị động: Nếu thông tin được lặp lại đủ lâu thì
não bộ sẽ tự động ghi nhớ chúng. Thông tin càng có sức
thu hút thì quá trình ghi nhớ càng diễn ra hiệu quả (ví dụ:
ghi nhớ lời bài hát ưa thích, ghi nhớ câu nói của ai đó,…)
Vai trò của việc ghi nhớ trong công việc
 Dễ dàng tiếp thu tri thức mới một cách lâu dài
 Dễ dàng xử lý công việc nhanh chóng

Hạn chế tối đa tình trạng quên việc, lỡ việc, chậm deadline,
xao nhãng

Tạo nên óc phán đoán logic để giải quyết vấn đề tốt hơn

You might also like