You are on page 1of 12

Đề bài số 1

Vô thức: Khái niệm, các biểu hiện cơ bản và mối quan hệ giữa ý thức và vô
thức. Lấy ví dụ cụ thể để minh họa. (6 điểm)
Tri thức về vô thức được vận dụng vào thực tiễn như thế nào? Lấy ví dụ.
Anh/chị có biện pháp gì để phát huy những khả năng tiềm ẩn của bản thân trong
học tập và trong cuộc sống? Cho ví dụ. (4 điểm).

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU …………………………...……………………………….Trang 1


I.VÔ THỨC..............……………………………....………………....…...Trang 2
1.Khái niệm vô thức ...............………………………………………...Trang 2
2.Các biểu hiện cơ bản của vô thức……………....……………………Trang 2
3.Các hiện tượng vô thức ……………………………………………...Trang 3
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC VÀ VÔ THỨC...........……………..Trang 5
1.Ý thức kiểm duyệt,kiềm chế hành vi được thúc đẩy bởi cái vô thức...Trang 5
2.Ý thức có thể hiểu và biểu hiện thông qua vô thức ………...………..Trang 6
3.Ý thức và vô thức có thể chuyển hóa cho nhau ……………………...Trang 7
III.NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN ……………………….Trang 7
1.Trong lĩnh vực quảng cáo-tuyên truyền………….…………………..Trang 7
2.Trong lĩnh vực giáo dục và học tập ……………………………….…Trang 8
3. Trong giao tiếp ………………………………………………………Trang 8
4.Trong lĩnh vực phê bình văn học……………………………………..Trang 9
IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG TIỀM ẨN
CỦA BẢN THÂN………………………………………………Trang 9
KẾT LUẬN ……………………………………………………………..Trang 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ……………………………………………...Trang 11

1
LỜI MỞ ĐẦU

Tâm lý của con người luôn rất phức tạp, đây vốn là vấn đề được giới chuyên
môn và khoa học nghiên cứu từ lâu. Trong cuộc sống, qua các hoạt động hàng
ngày hiện tượng tâm lý giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Ý
thức của con người sẽ điều khiển hành vi của họ, giúp hòa đồng mới môi trường
sống, dễ dàng hòa nhập giao lưu với xã hội. Bên cạnh những hiện tượng tâm lý ý
thức được, còn có những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức. Hiện tượng tâm lý
không ý thức, chưa nhận thức được trong Tâm lý học được gọi là hiện tượng vô
thức. Ý thức và vô thức có mối qua hệ chặt chẽ với nhau trong tâm lý con người,
mối quan hệ rất phức tạp và gần như khó để phân biệt hay tác rời nhau.
Vô thức là một lĩnh vực còn rất bí ẩn mà con người cần khám phá, nó giữ vai
trò quan trọng trong cuộc sống trong đó “Sự quên, giúp con người giảm sự quá tải
trong đầu óc; Bản năng giúp thỏa mãn nhu cầu của con người; Hiện tượng lóe sáng
giúp chúng ta tìm ra những điều mới lạ mà trước đó không thể nghĩ ra…” Chúng ta
cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của Vô thức trong đời sống, nếu phủ nhận vô
thức sẽ không thể hiểu đầy đủ về con người. Tuy nhiên không nên cường điều hóa,
thần bí hóa vô thức. Ý thức và vô thức có mối qua hệ chặt chẽ với nhau trong tâm
lý con người, mối quan hệ rất phức tạp và gần như khó để phân biệt hay tác rời
nhau. Để hiểu thêm về “Vô Thức”, mối quan hệ giữa ý thức và vô thức trong tiểu
luận nay em xin chọn đề tài: “Vô thức: Khái niệm, các biểu hiện cơ bản và mối
quan hệ giữa ý thức và vô thức. Lấy ví dụ cụ thể để minh họa.
Tri thức về vô thức được vận dụng vào thực tiễn như thế nào? Lấy ví dụ.
Anh/chị có biện pháp gì để phát huy những khả năng tiềm ẩn của bản thân trong
học tập và trong cuộc sống? Cho ví dụ.”.
NỘI DUNG

2
I. VÔ THỨC
1. Khái niệm vô thức
Trong cuộc sống mỗi con người có những diễn biến tâm lý khác nhau, bên cạnh
những hiện tượng tâm lý được ý thức còn có những hiện tượng tâm lý chưa ý thức,
hay còn gọi là vô thức. Ví dụ : Một cô gái sáng sớm đi làm, cô đã để quên cặp tài
liệu ở nhà, cô vẫn tung tang đến chỗ làm chào hỏi mọi người vui vẻ, đến lúc làm
việc chợt nhớ cặp tài liệu, cô đã hoảng hốt giật mình, sau đó cau có với chính bản
thân mình…..Qua ví dụ lúc đầu chủ thể không thể hiện thái độ của mình đối với
hiện tượng quên đó, do không biết mình đã để quên tài liệu ở nhà nên cô gái không
thể hiện, không tỏ thái độ gì cả, cũng không nhận thức được mình đã nhớ thế nào,
đó là hiện tượng mang tính không nhận thức được, và không tỏ thái độ sự quên của
mình chỉ đến khi sực nhớ ra, đó là hiện tượng lòe sáng, tức là biết mình đã bỏ quên
tài liệu ở nhà lúc đó cô gái mới có thái độ (tỏ thái độ) không hài lòng với bản thân
mình. Từ ví dụ ta thấy hai hiện tượng tâm lý đó là quên và sực nhớ đây là hiện
tượng mà chủ thể không thể chỉ huy được, không điều khiển hay kiểm soát được
cái tâm lý đó (từ ví dụ ta cũng thấy cô gái không chủ động quên, cũng không chủ
động sực nhớ) đó chính là hiện tượng vô thức. Từ đó chúng ta đưa ra được khái
niệm vô thức như sau :
Vô thức là việc tập hợp các hiện tượng, hành vi mà chủ thể không nhận thức
được, không tỏ thái độ và không thể thực hiện được sự kiểm tra, kiểm soát có chủ ý
đối với những hành vi đó.
2. Các biểu hiện cơ bản của vô thức
Qua phân tích ví dụ trên ta vô thức có những đặc trưng trái ngược với hiện
tượng tâm lý ý thức được, và có ba biểu hiện cơ bản sau :

3
Thứ nhất: là không nhận thức được, đó là việc con người không nhận thức được
hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ của mình. Như ví dụ trên đó là việc cô gái đã
không nhận ra việc mình để quên tài liệu khi đi làm.
Thứ hai: là không thể hiện được thái độ đối với vấn đề quên và sực nhớ, nó
không kèm theo sự dự kiến trước, hành vi không có chủ định. Sự xuất hiện hành vi
vô thức thường bất ngờ, đột ngột, xảy ra một thời gian ngắn.
Thứ ba: là không kiểm soát, không chỉ huy điều khiển được hành vi, đó là việc
con người không thế đánh giá, kiếm soátt được về hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử
của mình đối với hiện tượng đó .
3.Các hiện tượng vô thức
- Hiện tượng quên là biểu hiện của sự không tái hiện được nội dung đã ghi
nhớ trước đây vào thời điểm nhất định. Ví dụ: Quên mất một người trước đây lớn
lên cùng nhau nhưng vì đã lâu không gặp; quên mất hôm qua mình đã làm những
việc gì.
- Sực nhớ là hiện tượng mà bất chợt con người nhớ lại về một sự vật, sự việc
đã bị lãng quên. Ví dụ: Sực nhớ ra ngày tối nay mình có hẹn với bạn, sực nhớ ra
mình chưa chưa nộp bài thi mà hôm nay đến hạn .
- Bản năng là những khuynh hướng phản ứng tự nhiên vốn có ở con người để
đáp trả lại những kích thích tác động lên con người, đó là tổng hòa các thành tố
bẩm sinh của hành vi tâm lý con người. Ví dụ: như bản năng về dinh dưỡng, khi
mới được sinh ra, thì đứa bé đã tự biết tìm dinh dưỡng đó là biết đòi, tìm ti mẹ; rồi
bản năng về tình dục ; bản năng về tự vệ….
- Xúc cảm đó là những phản ứng của con người như là bực dọc khó chịu, vui
vẻ sảng khoái hòa đồng, sợ hãi….. là những thái độ đa phần chúng ta không được
chúng ta ý thức. Qua các nghiên cứu cho thấy những hiện tượng này trước khi vỏ
não của con người kịp nhận thức ra tác động của hoàn cảnh thì trung tâm chỉ huy

4
cảm xúc đã bộc lộ, tỏ thái độ rồi đó chính là sự biểu hiện của mạch vô thức của
con người.
- Lóe sáng là hiện tượng mà bất chợt con người nhận ra nó. Ví dụ : Nhà khoa
học Niwton đã phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn khi đang nằm dưới gốc cây
táo, và tình cờ nhìn thấy quả táo rơi xuống đất; nhà vật lý học Ác-si-mét phát hiện
ra lực đẩy dưới nước khi đang ngâm mình trong bồn tắm; Nhà khoa học Lalileo đã
khám phá ra quy luật “dao động của con lắc” trong một lần tình cờ đến nhà thờ và
nhìn thấy chiếc đèn chùm của nhà thờ đung đưa do người đi trước ông vô tình
chạm vào….
- Linh cảm là hiện tượng một quyết định hay một ý nghĩ xuất hiện trong điều
kiện thiếu thông tin, nghĩa là bằng cách lập luận logic thì không thể chứng minh
được, thế nhưng người ta lại có thể linh cảm được sự việc đã diễn ra. Ví dụ: Một số
các điều tra viên trong quá trình điều tra hiện trường, qua việc quan sát hiện trường
sảy ra vụ việc, họ nhìn các vết tích, đồ vật … thì họ có thể linh cảm được sự việc
đã sảy ra như thế nào; hoặc trong quá trình hỏi cung nhiều khi các đồng chí điều tra
viên ngồi đối mặt với nghi phạm, qua quan sát cử chỉ hành vi cách ăn mặc, thái độ
của họ thì các điều tra viên có linh cảm những người này có phạm tội hay
không….
- Tiềm thức là những hiện tượng vốn ban đầu được ý thức nhưng sau đó bị đẩy
xuống hoặc chìm sâu vào trong tâm thức của con người, thỉnh thoảng trong điều
kiện nào đó mới được ý thức. Ví dụ: Kỹ xảo, thói quen, nếp nghĩ… của chúng ta
- Tiền thức là hiện tượng mà con người chỉ cảm nhận mang máng, mơ hồ cảm
thấy thích thích một cái gì đó, và lúc thì thích lúc thì không, không rõ vì sao, Ví
dụ: thỉnh thoảng ta cảm thấy nhơ nhớ một ai đó, lúc nhớ lúc không, cũng không rõ
vì sao; Các hiện tượng tâm lý diễn ra trong trạng thái hệ thân kinh bị ức chế như
giấc mơ, mộng du, mê sảng, thôi miên…

5
II.MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC VÀ VÔ THỨC
Ý thức và vô thức là hai lĩnh vực, hai hình thức, hai cấp độ phản ánh trong đời
sống, nhưng chúng có mỗi quan hệ chặt chế và phức tạp: vừa xung đột, kiềm chế,
vừa bổ sung, hỗ trợ, chuyển hóa cho nhau. Có những cái ý thức nó trở thành tiền
thức và trở thành tiềm thức trong khối vô thức của con người, ở đây chúng có sự
chuyển hóa cho nhau, bởi vì lúc đầu chúng ta nhận thức được nó nhưng khi nó đã
trở thành kỹ năng, kỹ xảo trở thành cái nếp nghĩ rồi thì nó nằm chôn sâu trong tiềm
thức hoặc tiền thức của con người. Chúng ta có thể nhì thấy ý thức và vô thức có
mối qua hệ thông qua các hình thức sau :
1.Ý thức kiểm duyệt , kiềm chế hành vi được thúc đẩy bởi cái vô thức.
Xét trong mỗi hình vì của chúng ta, nếu con người vẫn đang thực hiện khả
năng ý thức của mình thì chúng ta có thể kìm chế, kiểm duyệt hành vi được thúc
đẩy bởi vô thức. Chẳng hạn, hôm nay mệt mỏi, tâm lý không vui nhưng công việc
sáng nay có bản báo cáo cần hoàn thành trong buổi sáng, ngồi trong phòng làm
việc chật chội, ồn ào rất khó chịu, Tôi muốn đi ra ngoài thư giãn cho thoải mái,
nhưng nhờ ý thức được cần phải làm cho xong công việc đã được giao và không
làm xong hậu quả có thể bị đuổi việc nếu tôi bỏ làm mà đi ra ngoài vì thế mà tôi
vẫn ngồi để làm việc. Qua ví dụ này ta thấy vô thức khiến chúng ta muốn đi ra
ngoài chơi cho thoải mái, nhưng ý thức giúp ta nhận thức được rằng hành vi của
mình là không nên, có thể sẽ gây hậu quả bị đuổi việc nên ta không đi nữa mà ngồi
tiếp tục làm xong công việc .
Hoặc sáng nay tuy đang ốm, nhưng công ty có buổi họp trong khi đó thấy ngoài
trời mưa to, thới tiết rét buốt… rất muốn nghỉ ở nhà, nhưng nhờ ý thức được nghĩa
vụ đối với công việc, và ý thức được hậu quả xấu có thể phải gánh chịu từ việc tự ý
bỏ họp như bị kỷ luật, trừ lương hoặc có thể bị cho thôi việc... mà chúng ta vẫn lao
6
đến công ty bình thường. Ví dụ này cho chúng ta thấy, nhờ có ý thức trong công
việc, tính tự giác, quyết tâm, cố gắng đi làm của chúng ta đã kiểm chế được hành
vi lười biếng đó là bỏ làm, bỏ họp đó chính là nhờ được thúc đẩy bởi cái vô thức.
2. Ý thức có thể hiểu và biểu hiện thông qua vô thức.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường nói: “có tật giật mình”. Ở đây,
“tật’’ là một điểm yếu, một thông tin bất lợi nào đó mà chủ thể muốn che giấu (tức
là có thể ý thức) thế nhưng nó lại được bộc lộ thông qua “giật mình” là một phản
ứng do vô thức điều khiển. Trong giao tiếp, những phản ứng cảm xúc biểu hiện
qua ánh mắt, nét mặt, giọng nói, cử chỉ, những lời nói bộc phát tưởng như vô tình ở
người đối diên có thể án chứa những thông tin mà chúng ta quan tâm. Trong khoa
học điều tra hình sự, đây chính là cơ sở để các nhà điều tra xây dựng những
phương pháp, những thủ thuật xét hỏi trong từng trường hợp xem đối tượng khai
báo có thành khẩn không, trung thực không….
Ví dụ : A là một đứa trẻ thích chơi điện tử, do không có tiền để thỏa mãn ham
muốn của mình, A đã mở tủ lấy trộm tiền của bố mẹ để chơi. Vì hành vi ăn cắp
tiền đó mà mỗi lần nghe bố mẹ hỏi xem mình có còn tiêu vặt không (bố mẹ A vẫn
chưa biết chuyện trộm tiền ), A đã “hoảng hốt, lo sợ” và trả lời ấp úng vì lo sợ bố
mẹ phát hiện việc ăn cắp tiền. Trong ví dụ này, ta thấy mặc dù A đã luôn ý thức
phải giấu chuyện mình ăn cắp tiền, nhưng vẫn để lộ sự lo lắng bị phát hiện thông
qua trạng thái “hoảng hốt, lo sợ”, trả lời ấp úng chính là phản ứng cảm xúc do vô
thức điều khiển. Như vậy, ta đã thấy ý thức đã được biểu hiện thông qua vô thức
của con người.
3. Ý thức và vô thức có thể chuyển hóa cho nhau.
Ví dụ một hiện tượng vốn lúc đầu nằm ở lĩnh vực vô thức nhưng dần dần có
thể được chúng ta ý thức. Chẳng hạn như trong sự xuất hiện và phát triển của nhu
cầu của con người thì lúc đầu chúng ta chưa biết được nhu cầu chúng ta cần gì,
thiếu cái gì….Chỉ khi nhu cầu chuyển qua một mức độ cao hơn, ý muốn của mình
7
cao hơn nữa thì chúng ta mới ý thức được chúng ta cần cái gì, thiếu cái gì. Ngược
lại, một hiện tượng vốn ban đầu được ý thức nhưng sau đó có thể chuyển sang lĩnh
vực vô thức. Cũng do sự chuyển hóa từ ý thức sang vô thức mà chúng ta có thể
quên đi những chuyện buồn, những kí ức mà gợi lại sẽ gây cảm xúc bồi hồi hoặc
khó chịu.
Ví dụ : Hoạt động chạy xe đạp, đánh máy chữ, lái xe…đó là những hành động
ban đầu có ý thức nhưng lâu dần nó đã hóa thành những kỹ năng, kỹ xảo vốn ban
đầu được chúng ta ý thức nhưng qua thời gian tập luyện được lặp đi lặp lại nhiều
lần nên trở thành tự động hóa nghĩa là nó đã diễn ra không cần sự giám sát bởi ý
thức của con người nữa. Đó chính là hiện tượng ban đầu là ý thức của con người và
sau trở thành vô thức có nghĩa là hành động của chúng ta ở đây đã trở nên dễ dàng
hơn, hiệu quả hơn, không mệt mỏi và tiêu hao ít năng lượng hơn lúc đó không cần
tham gia của của chú ý và ý thức của con người nữa.
Như vậy, giữa ý thức và vô thức không tồn tại một ranh giới rõ ràng. Chúng
không ngừng giải tỏa, chuyển hóa lẫn nhau và có mỗi quan hệ chặt chẽ, đây chính
là cơ chế giúp đời sống tính thần của con người cân bằng, không bị căng thẳng quá
tải trong cuộc sống.
III.NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
Thông qua mới liên hệ giữa ý thức và vô thức, chúng ta có thể áp dụng hiểu
biết của con người trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo-tuyên truyền, giáo dục học
tập, giao tiếp, trị liệu ta lý, phê bình văn học, ….
1.Trong lĩnh vực quảng cáo-tuyên truyền
Trong xa hội chúng ta hàng ngày, hàng giờ bất cứ nơi nơi đâu chúng ta cũng có
thể bắt gặp những tấm áp phích, ba nô, biển quảng cáo giăng khắp nơi với những
khẩu hiệu của hàng hóa dịch vụ, tuyên truyền phổ biến pháp luật như “Sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật, nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của công dân….”
ở những nơi công cộng, trên đường phố khắp các ngã ba, ngã tư…. Chúng ta nhìn
8
thấy nó rất là bình thường không có sự tham gia chú ý chủ động nên ta thấy những
khẩu hiệu đó không ảnh hưởng gì đến chúng ta nhưng do ngày nào cũng lặp đi lặp
lại đập vào mắt mọi người nên nó đã trở thành sự vô thức của con người dẫn đến
chung ta chú ý hông chủ định với những sự việc đó. Ví dụ như các chương trình
quảng cáo chúng ta nghe trên đài, xem trên tivi bằng âm thanh, hình ảnh hoặc lời
nói hàng ngày nó xâm nhập vào trong tâm thức chúng ta theo cơ chế “ám thị” trong
tâm lý của con người. Tuy nhiên cũng có không ít vô thức của con người bị lạm
dụng làm ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của con người. Ví dụ như "Một lời dối trá
nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật" là nguyên tắc tuyên
truyền của Joseph Goebbels, một bộ trưởng tuyên truyền của Phát xít Đức.
Chính vì vậy trong bất kỳ một hành động hay hoạt động nào đó đòi hỏi chúng
ta cần có kỹ năng phản biện xã hội để nhận thức về các thông tin để có hành động
đúng đắn.
2.Trong lĩnh vực giáo dục và học tập
Trong quá trình học tập chúng ta áp dụng như thế nào để giáo dục trẻ em được
lặp đi lặp lại nhiều lần những công việc sinh hoạt hàng ngày, học bảng chữ cái, các
bài thơ,bài hát được nghe đi nghe lại, tiếp xúc nhiều lần để tạo nên tiền thức thói
quen vô thức cho các con ngay từ lúc bé.
Hay khi chúng ta học ngoại ngữ cũng vậy chỉ ghi đôi ba từ mới để ngay trước
mặt, nơi chúng ta dễ nhìn thấy nhất cứ thế lâu dần nó ăn sâu vào tâm trí chúng ta
và tạo thành kiến thức một cách vô thức.
3. Trong giao tiếp
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, đó chính là cái tôi, cái văn hóa cốt lõi của
một con người. Ý thức của con người được biểu hiện thông qua ngôn ngữ và hành
động của họ, nhưng ngoài ý thức, còn có cái vô thức được ẩn hiện bên trong lời
nói. Mối quan hệ giữa ý thức và vô thức chính là thứ quyết định tính đặc trưng của
chủ thể trong giao tiếp hằng ngày, nó còn được thể hiện qua việc vô thức có khả
9
năng phối hợp các yếu tố rời rạc, khác tính chất, lập ra ngôn ngữ, tạo ra ý nghĩa.
S.Freud đã nói: “ Phàm là con người, có tai để nghe, có mắt để nhìn, thì hãy tin
rằng không có một kẻ trần tục nào có thể giữ bí mật. Nếu anh ta im lặng thì tiếng
gõ nhịp của những ngón tay của anh ta sẽ nói thay cho anh ta. Sự thật vẫn sẽ bị lộ
ra mọi lỗ chân lông bé nhỏ.” (Bài giảng về giao tiếp, Trần Anh Thụ, Tạp chí tâm lí
học)1.
4.Trong lĩnh vực phê bình văn học
Các nhà văn có thể viết bằng ý thức nhưng những gì phản ánh qua tác phẩm
của họ không chỉ có ý thức, mà còn là những tư tưởng, tình cảm, những giấc mơ
đến từ vô thức. Do vậy, ứng dụng mối quan hệ giữa ý thức và vô thức sẽ góp phần
lý giải quá trình sáng tạo của nhà văn, cho phép người tiếp nhận đi sâu tìm hiểu thế
giới bên trong của nhà văn, nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của họ.
Nguyễn Thị Hoàng khi nói về quá trình sáng tác của mình có tâm sự :“Đã
ngồi lại viết ý tưởng khi nhập vào xác hồn mình, ngồi như một người bị đồng
nhập, không còn hay biết đến xung quanh, bất chấp cả tiếng ồn ào và sinh hoạt
khác”. Sở dĩ nhà văn sáng tạo trong vô thức, vì nhà văn luôn chứa đựng trong mình
những ẩn ức của tiềm thức và giấc mơ mà theo phân tâm học, đây chính là những
sáng tạo, tạo nên sự thăng hoa trong sáng tạo của người nghệ sĩ.
IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG TIỀM ẨN
CỦA BẢN THÂN
Trong mỗi chúng ta đều tồn tại những tiềm năng vô cùng đặc biệt. Điều
chúng ta cần làm là biết được điểm mạnh của mình và mình nên làm gì để
phát triển những điểm mạnh, tiềm năng đó. Để phát huy được khả năng tiềm ẩn
của bản thân mình chúng ta cần phải :
Thứ nhất : Khám phá bản thân xem mình đang sở hữu những tiềm năng nào.
Bằng cách chúng ta tự nhìn lại tính cách của mình sẽ giúp ta tìm ra các đặc
1
Sigmund Freud, Phân tâm học nhập môn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr. 440- 462.

10
điểm tính cách chính của mình. Cần khám phá những đặc điểm tiềm tàng của
bản thân mà đôi khi chúng ta chưa nhận thức được. Nhận phản hồi từ bạn bè,
gia đình và đồng nghiệp để thiết lập nên “bản đồ lợi thế” của riêng mình và
tìm cách phát huy chúng.
Thứ hai: Lập kế hoạch để rèn luyện bản thân.
Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn hình dung được mình cần làm những gì,
làm như thế nào và trong thời gian bao lâu cho từng vấn đề cụ thể để có thể
tận dụng tối đa quỹ thời gian mà mình đang sở hữu. Cũng như, bám sát những
mục tiêu đề ra và đánh giá bản thân một cách chính xác qua từng giai đoạn.
Lên kế hoạch càng chi tiết và cụ thể sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Từ đó, giúp bạn hành động linh hoạt và hiệu quả hơn trong quá trình trải
nghiệm và rèn luyện sắp đến.
Thứ ba: cần phát triển bản thân.
Để thuần thục một khả năng, bạn cần phải luyện tập và thực hành thường
xuyên những kỹ năng đó. Vì có rất nhiều người phải luyện tập hàng giờ, hàng
ngày, thậm chí hàng năm mới có thể đạt được trình độ bậc thầy của một kỹ
năng nào đó.Tuy nhiên, để rèn luyện một cách hiệu quả còn phụ thuộc vào
khả năng duy trì và bám sát mục tiêu đề ra, theo một kế hoạch cụ thể của mỗi
người, chỉ khi bạn thường xuyên đánh giá kết quả bản thân qua từng giai
đoạn, bạn mới biết cần phải điều chỉnh kế hoạch như thế nào để đạt được kết
quả tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, ta rút ra những
quy luật về sự vận hành tiềm ẩn trong mỗi con người. Từ đó ta cần nhận thức đúng
đắn vai trò của vô thức trong đời sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu đầy
11
đủ về bản chất thực con người, chúng ta cần phát huy những khả năng tiềm ẩn của
bản thân. Tuy nhiên, không nên cường điệu hóa, thần bí hóa vô thức, không nên
coi vô thức là hiện tượng tâm lí cô lập tách khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh,
khỏi ý thức con người. Trong bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong các thầy cô
góp ý và hoàn thiện thêm. Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2020
2.Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb. Đại học
Sư phạm
3.Lưu Hồng Khanh, Tâm lí học chuyên sâu, Nxb Trẻ
4.Nguyễn Ngọc Duy (Khoa Tâm lý- Giáo dụcTrường Đại học Sư phạm
TP.HCM), Trị liệu phân tâm, http://ngoinhatraitim.forumotion.net/t420-topic
(6/10/2010) Cập nhật ngày 30/04/2018.
5. https://prezi.com/8m7-eazhexnn/uphan-tam-hoc-cua-sigmund-freud-ung-
dung/ (1/2/2015) Cập nhật ngày 30/4/3018.
6. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4_th%E1%BB%A9c , Vô thức
7. https://www.internship.edu.vn/cach-thuc-phat-huy-nhung-tiem-nang-trong-
con-nguoi-ban/
8.Nguồn Internet, báo điện tử…

12

You might also like