You are on page 1of 24

CÂU 1: TÂM LÍ CON NGƯỜI CÓ BẢN CHẤT XÃ HỘI.

HÃY
CM?
*Tâm lý người là gì?
Là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm
xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lý con người khác xa
với tâm lý của một số loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lý người có bản chất
xã hội và mang tính lịch sử.
 Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã
hội), trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định (quyết định luận xã hội).
Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hoá. Các mối quan hệ
xã hội thế nào thì tâm lý con người sẽ như vậy.
 Tâm lý con người mang bản chất xã hội:
Bản chất xã hội của tâm lý con người thể hiện ở chỗ, tâm lý con người có
nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Điều này được biểu hiện như
sau: Tâm lý con người có nguồn gốc xã hội: Sự tồn tại và phát triển tâm lý
con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội.
+ Tâm lý của con người mang nội dung xã hội: Tâm lý con người
chịu sự quy định của các quan hệ xã hội mà họ tham gia. Mỗi cá nhân tham
gia vào rất nhiều các mối quan hệ xã hội khác nhau, có các hoạt động và
giao tiếp khác nhau. Các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia luôn để lại
những dấu ấn nhất định trong tâm lý của họ. Chẳng hạn, các hoạt động nghề
ngiệp khác nhau luôn tạo ra những phong cách khác nhau trong hành vi của
mỗi người. Nếu bạn làm kinh doanh, hẳn bạn sẽ chịu ảnh hưởng của hoạt
động này mà có phong cách năng động, thực tế. Còn nếu bạn là nghệ sĩ, bạn
sẽ là người có phong cách lãng mạn và bay bổng
+ Tâm lý con người mang tính lịch sử : Nó luôn vận động, biến đổi.
Thế giới xung quanh vận động, phát triển không ngừng. Tâm lý con người là
sự phản ánh thế giới xung quanh, cũng không ngừng vận động, phát triển.
Khi chuyển qua thời kì lịch sử khác, những biến đổi trong xã hội sớm muộn
sẽ dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, tình cảm, ý chí, nếp nghĩ, lối
sống, thế giới quan,….. của con người.

1
CÂU 2: NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO
TIẾP ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
NGƯỜI:
*Hoạt động với sự hình thành và phát triển tâm lý người:
-Khái niệm: Theo tâm lí học, hoạt động là phương thức tồn tại của con
người trong thế giới. Hoạt động tạo nên mối quan hệ tác động qua lại giữa
con người vói thế giới khách quan và với chính bản thân mình, qua đó tạo ra
sản phẩm cả về phía thế giới ( khách thể), cả về phía con người (chủ thể).
-Vai trò của hoạt động: Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình
thành và phát triển tâm lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình:
+Quá trình đối tượng hóa: Chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của
mình tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa
trong quá trình tạo ra sản phẩm, hay còn được gọi là quá trình xuất tâm.
Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất
nhiều kinh nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết
trình đạt hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải
chuẩn bị một tâm lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic,
phải làm chủ được mình trước mọi người.
Kết luận:
- Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá
nhân.
- Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo của từng thời kỳ
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
*Giao tiếp với sự hình thành và phát triển tâm lý người:
-Khái niệm: Theo tâm lý học: Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các
mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
-Vai trò của giao tiếp:
+. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
.Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với
người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở
thành bệnh hoạn
.. Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một
cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
-.Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng,
tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ
thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp
.. Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá
nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.

2
+Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất
đi
. Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người
với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con
người
. Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người
phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
.Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra
và quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo
một quy định cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ
không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề
phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc
sống.
+Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội,
lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức,.
. Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con
người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt
được.
. Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có
một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ.
. Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải
làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào
tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó
khăn.chuẩn mực xã hội.
. Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư
tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn
hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã
hội.
+ Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
.Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên
cơ sở nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm
kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận
không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình
theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau
..Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
.Khi một cá nhân đã tự ý thức được thì khi ra xã hội họ thường nhìn nhận và
so sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn
ở điểm nào, để nổ lực và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế
những mặt yếu kém.

3
.Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được
xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và
phát huy hay không.
. Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những
cử chỉ và hành động của nuôi bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và
hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó.
3. Kết luận
- Giao tiếp đóng vai trò quan trong trong sự hình thành và phát triển tâm lý,
nhân cách cá nhân.
- Cần phải rèn luyện các kỹ năng giao tiếp.
“ Sự phát triển của một các nhân phụ thuộc vào sự phát triển của các cá nhân
khác mà nó giao tiếp trực tiếp và gián tiếp”

4
5
CÂU 3: CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA CON
NGƯỜI:
Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều
giai đoạn, hình thức khác nhau. Tùy theo tính chất của sự nghiên cứu mà quá
trình nhận thức đó được phân ra thành cấp độ khác nhau: nhận thức cảm tính
và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận thức
thông thường và nhận thức khoa học.
1. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
a.Nhận thức cảm tính:
Khái niệm: Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai
đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng
các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.
Cảm giác và tri giác là quá trình thuộc nhận thức cảm tính.
Cảm giác:
Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự
vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con
người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển
hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. Lênin
viết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.
Có các loại cảm giác:
Cảm giác bên ngoài
– Cảm giác nhìn (thị giác) cho chúng ta biết thuộc tính ánh sáng, mầu sắc,
kích thước của đối tượng.
– Cảm giác nghe (thính giác) cho chúng ta biết những thuộc tính của âm
thanh.
– Cảm giác ngửi (khứu giác) giúp con người nhận biết được mùi
Cảm giác bên trong:
– Cảm giác vận động
– Cảm giác thăng bằng
– Cảm giác nội tạng
Các quy luật của cảm giác:
 Quy luật ngưỡng cảm giác (Quy luật về tính nhạy cảm)
Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên cường độ kích thích
phải đạt đến độ nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức độ đó được
gọi là ngưỡng cảm giác.

6
Ngưỡng cảm giác là cường độ tối thiểu của kích thích để có thể gây ra được
cảm giác.
Quy luật này còn gọi là quy luật về tính nhạy cảm bởi lẽ khi nói đến tính
nhạy cảm cao thì điều đó có nghĩa là chỉ cần cường độ kích thích nhỏ nhưng
đã có thể có cảm giác.
 Quy luật thích ứng cảm giác
Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người
có khả năng thích ứng với kích thích.
Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với
sự thay đổi của cường độ kích thích : Khi cường độ kích thích tăng thì độ
nhạy cảm giảm và ngược lại, độ nhạy cảm tăng khi cường độ kích thích
giảm.
Khả năng thích ứng của cảm giác cũng có thể được phát triển do rèn luyện.
Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới 500 –
600C trong hàng giờ đồng hồ.
● Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác
Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Do sự
tác động qua lại như vậy, tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi. Kích thích
yếu lên cơ quan phân tích này lại làm tăng độ nhạy cảm của giác quan kia.
Ngược lại, tác động mạnh lên giác quan này làm giảm độ nhạy cảm của cơ
quan phân tích khác.
Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc tính cụ thể,
riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết bản chất của sự
vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận thức
phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.
Tri giác:
Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự
vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự
tổng hợp các cảm giác.
Có các loại tri giác:
– Tri giác không gian: Tri giác không gian giúp chúng ta nhận biết được
kích thước, hình dạng, khoảng cách, phương hướng của đối tượng.
– Tri giác thời gian: Tri giác thời gian là sự phản ánh độ lâu, vân tốc và tính
kế tục của các hiện tượng.

7
Ngoài cách phân loại theo đối tượng tri giác như trên còn có cách phân loại
theo giác quan. Theo cách phân loại này, chúng ta có các loại tri giác: thị
giác, thính giác, khức giác…
Các quy luật của tri giác:
 Quy luật về tính đối tượng của tri giác
Hình ảnh mà tri giác đem lại bao giờ cũng là biểu tượng của một sự vật, hiện
tượng nhất định của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên
cái mà tri giác đem lại. Trong quy luật này đã hàm chứa tính chân thực của
tri giác.
 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:
Tri giác không thể phản ánh được toàn bộ những kích thích đang tác động
lên giác quan của con người ở tại một thời điểm. Do vậy để tri giác, con
người phải tách đối tượng ra khỏi bối cảnh.
Sự lựa chọn của tri giác cũng không mang tính cố định. Nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố bên ngoài cũng như bên trong của chủ thể.
Quy luật về tính lựa chọn của tri giác được ứng dụng nhiều trong thực tiễn:
kiến trúc, quảng cáo, quân sự (nguỵ trang), trong giáo dục và dạy học..
 Quy luật về tính ổn định của tri giác:
Tính ổn định của tri giác thể hiện ở chỗ trong các điều kiện khác nhau nhưng
nội dung của biểu tượng tri giác vẫn không thay đổi. Ngôi nhà, dù có cách
xa chúng ta hàng ngàn mét và hình ảnh của nó trên võng mạc nhỏ hơn hình
ảnh của một người đang đứng trước mặt chúng ta thì ngôi nhà vẫn được tiếp
nhận to hơn so với con người. Sự ổn định tri giác còn thể hiện ở cả về màu
sắc, kích thước…
 Quy luật tổng giác:
Quy luật này thể hiện ở chỗ nội dung các biểu tượng tri giác còn phụ thuộc
vào nội dung đời sống tâm lí của chủ thể: thái độ, nhu cầu, cảm xúc, động
cơ…(Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ – Nguyễn Du).
 Tri giác nhầm
Trong một số trường hợp, hình ảnh của tri giác không phù hợp với thực tại.
Cần phân biệt tri giác nhầm với ảo giác. Tri giác nhầm là quá trình chúng ta
vẫn đang tri giác (sự vật, hiện tượng vẫn đang tác động vào giác quan) song
biểu tượng tri giác không tương xứng với thực tiễn.

8
So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú
hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc
trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải
phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc
trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động
lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức
nhận thức cao hơn.
Kết luận: Cảm giác và tri giác đều là quá trình nhận thức cảm tính. Trong
thực tế, khi chúng ta quan sát sự vật hiện tượng thì sự xuất hiện của cảm
giác và tri giác là đan xen nhau, có thể cái này xuất hiện trước cái kia.
Ví dụ:“Bắt mắt” là màu đỏ, sau đó chúng ta mới quan sát tổng thể ngôi nhà.
Cũng có thể hình ảnh ngôi nhà xuất hiện trước, sau đó với xuất hiện các cảm
giác.
b. Nhận thức lý tính:
Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu
tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm,
phán đoán, suy luận.
Nhận thức lý tính: Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn
xào nấu rất đẹp mắt. Không biết ăn có ngon hay không nữa.
Tưởng tượng và tư duy là quá trình thuộc nhận thức lý tính:
Tượng tượng:
Khái niệm: Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa
từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh
mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Các loại tưởng tượng
-Căn cứ vào tính tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng mà tưởng tượng
được chia thành các loại tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực, ước
mơ và lí tưởng.

+ Tưởng tượng tích cực:  Loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm
đáp ứng những nhu cầu, kích thích tích cực thực tế của con người được gọi
là tưởng tượng tích cực. Tưởng tượng này gồm hai loại: tái tạo và sáng tạo.
Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới, độc lập với cả cá
nhân lẫn xã hội, được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và
có giá trị. Đây là một mặt không thể thiếu được của mọi hoạt động sáng tạo
(sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật…).

9
+ Tưởng tượng tiêu cực:  Loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không
được thể hiện trong cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không
được thực hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng để thay thế cho hoạt
động… gọi là tưởng tượng tiêu cực.
Tưởng tượng tiêu cực cũng có thể nảy sinh không chủ định. Điều này chủ
yếu xảy ra khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu không hoạt động
(ngủ chiêm bao), hay nửa hoạt động, ở trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh
lí của ý thức (ảo giác, hoang tưởng).
+ Ước mơ và lí tưởng
Đây là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong
thuốn, ước ao của con người.
Ước mơ giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình độc lập
nhưng khác ở là chỗ không hướng vào hoạt động hiện tại. Có hai loại ước
mơ: ước mơ có lợi (thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện
thực) và ước mơ có hại (không dựa vào những khả năng thực tê), còn gọi là
mộng tưởng (có thể làm cá nhân thất vọng, chán nản).
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách (thủ thuật) khác
nhau. Dưới đây là những cách cơ bản nhất:
 .Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay của các thành phần của sự
vật)
Ví dụ: hình tượng Phật trăm mắt, trăm tay, người khổng lồ, người tí hon…
 Nhấn mạnh (các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật)
Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên
hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật hiện tượng này
với các sự vật, hiện tượng khác. Một biến dạng của phương pháp này là
cường điệu, ví dụ như hình ảnh của tranh biếm họa.
 Chắp ghép (kết dính)
Đây là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác
nhau lại để tạo ra hình ảnh mới. Thí dụ: hình ảnh con rồng, hình ảnh nữ thần
đầu người, mình cá… Ở đây, các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị
chế biến, mà cả ghép nối, kết dính giản đơn.
 Điển hình hóa
Đây là thủ thuật tạo hình ảnh mới phức tạp, trong đó xây dựng những thuộc
tính, đặc điểm điển hình của nhân cách đại diện cho một lớp người hay một
giai cấp xã hội…Thủ thuật này được dùng nhiều trong sáng tạo văn học,
nghệ thuật, điêu khắc… Yếu tố mấu chốt của thủ thuật điển hình hóa là sự
tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá
biệt, điển hình của nhân cách.

10
 Loại suy (tương tự)
Loại suy là một phương pháp đặc biệt con người áp dụng để chế ra các công
cụ lao động theo sự tương tự của những thao tác lao động của đôi bàn tay
như chế tạo ra cái kẹp, cái cào, cái bát.
Tư duy:
Khái niệm:
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Đặc điểm của tư duy:
 Tính có vấn đề của tư duy:
Khi con người tư duy là con người gặp cái mới, cái muốn biết, nảy sinh thắc
mắc và mâu thuẫn. Tức là khi ta gặp tình huống có vấn đề.
Tình huống có vấn đề chỉ xuất hiện khi ta không thể giải quyết nó bằng vốn
tri thức cũ, phương thức cũ.
Tình huống có vấn đề mang tính chủ thể rõ rệt
 Tính gián tiếp của tư duy
Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng và quy luật giữa chúng
nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…) và
các kết quả nhận thức (như quy tắc, công thức, quy luật, các phát minh…)
của loài người và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Tính gián tiếp của tư duy
còn thể hiện ở chỗ nó được biểu hiện trong ngôn ngữ. Con người luôn dùng
ngôn ngữ để tư duy. Nhờ đặc điểm gián tiếp này mà tư duy đã mở rộng
không giới hạn những khả năng nhận thức của con người.
 Tính trừu tượng và khái quát hoá của tư duy
Tư duy phản ánh cái bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật hợp thành một
nhóm, một loại, một phạm trù (khái quát), đồng thời trừu xuất khỏi những sự
vật đó những cái cụ thể, cá biệt. Nói cách khác, tư duy đồng thời mang tính
chất trừu tượng và khái quát. Thí dụ, khi tư duy phân biệt “cái bảng” với
những cái khác là muốn nói tới cái bảng nói chung, bao gồm mọi cái bảng
chứ không chỉ một cái bảng riêng biệt, cụ thể nào.
Nhờ có tính trừu tượng và khái quát, tư duy không chỉ giải quyết những
nhiệm vụ hiện tại, mà còn cả những nhiệm vụ mai sau của con người. Nhờ
có tính khái quát, tư duy trong khi giải quyết một nhiệm vụ cụ thể vẫn được
xếp vào một phạm trù, một nhóm, vẫn nêu thành quy tắc, phương pháp cần
sử dụng trong những trường hợp tương tự.
 Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Tư duy trừu tượng, gián tiếp, khái quát không thể tồn tại bên ngoài ngôn
ngữ, nó phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình. Nếu không có ngôn

11
ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản
phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn
ngữ cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng
cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy. Tuy vậy ngôn ngữ không
phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy.
 Tư duy có quan hệ với nhận thức cảm tính
Là mối quan hệ gắn bó, cụ thể:
-Nhận thức cảm tính là cơ sở của tư duy, là thành phần của tư duy, Không có
cảm tính thì không có tư duy.
-Tư duy tác động lại nhận thức cảm tính, làm thay đổi chất lượng của cảm
tính
Thao tác tư duy và mối quan hệ giữa chúng:
- Phân tích và tổng hợp:
+ Phân tích là dùng trí óc để phân chia đối tượng thành những “bộ phận”
những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng để nhận thức đối
tượng sâu sắc hơn.
+Tổng hợp là dùng trí óc để hợp nhất những bộ phận, những thuộc tính, các
thành phần đã được phân tách thành một chỉnh thể.
- Trừu tượng hoá và khái quát hoá:
+ Trừu tượng hoá: là quá trình dùng óc để gạt bỏ những thuộc tính, những
mối liên hệ, quan hệ thứ yêu, và chỉ giữ cái cần thiết cho tư duy
+ Khái quát hoá: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng thành
một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ duy
nhất.
Các giai đoạn của tư duy:
Bao gồm 5 giai đoạn:
- Tình huống có vấn đề xuất hiện
-Cá nhân ý thức được tình huống có vấn đề
- Xuất hiện các mối liên tưởng
- Sàng lọc liên tưởng và hình thành giá thiết
- Kiểm tra giả thuyết. Ở đây xuất hiện 2 tình huống:
+ Nếu đúng -> Đáp số (khẳng định) -> Giải quyết vấn đề
+ Nếu sai -> Hình thành giả thuyết mới

12
Câu 4: Trí nhớ
*Khái niệm:
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá
nhân( dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau
đó ở trong óc, cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc cảm, hành động
hay suy nghĩ trước đây)
*Vai trò của trí nhớ: trí nhớ có vai trò quan trọng trong mọi hd cảu con
người
- con người tích lũy đc vốn kinh nghiệm
- là nền tảng của việc học tập, hay là toàn bộ việc học tập đc xây dựng trên
cơ sở trí nhớ
- giúp nhân cách phát triển và ổn định
* các loại trí nhớ:
- Trí nhớ hình ảnh: Đây là nhóm các loại trí nhớ về một sự vật, hiện tượng
đã tác động vào các giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị
giác) của chủ thể. Dựa vào quá trình tiếp nhận thông tin của các cơ quan
cảm giác tương ứng (mắt, tai, mũi, da và lưỡi) mà trí nhớ hình tượng được
hình thành. 
Mỗi người sẽ có khả năng nhớ khác nhau. Ví dụ, có những người rất nhạy
cảm với âm thanh, lại có những người lại rất dễ dàng nhận ra các nốt mùi
hương khác nhau. 
Trí nhớ mùi hương là 1 trong các loại trí nhớ có tác động mạnh.
- trí nhớ cảm xúc: Là loại trí nhớ về những tình cảm, rung động mà chủ thể
đã cảm nhận trước đó. Ví dụ, khi nhớ đến một người mà ta cảm thấy thổn
thức hay đỏ mặt thì đó chính là trí nhớ cảm xúc.
-trí nhớ k chủ định: k có mục đihcs ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện. trí nhớ này
có trước trong đời sống cá nhân
-Trí nhớ có chủ định: có mục đích khi ghi nhiws, giữ gìn và tái hiện cái gì
đó. Trong loại trí nhớ này ngta thường dùng các biệp pháp lỹ thuật để ghi
nhớ. Trí nhớ này có sau trí nhớ k chủ định ở trong đời sống cá thể
-Trí nhớ ngắn hạn Là loại trí nhớ mà quá trình ghi nhớ – giữ gìn – tái hiện
thông tin diễn ra ngắn ngủi và không lặp lại. Nó còn có tên gọi khác là trí
nhớ tức thời. Trí nhớ ngắn hạn thường không ổn định, song nó là bước đầu
của trí nhớ dài hạn.
-trí nhớ dài hạn Là loại trí nhớ mà quá trình ghi nhớ – giữ gìn – tái hiện
thông tin được lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi thông tin được giữ lại trong
bộ nhớ. Đây chính là nền tảng của việc tích lũy và sở hữu tri thức, kinh
nghiệm của con người
13
*Các quá trình của ghi nhớ:
- Sự ghi nhớ là quá trình đầu tiên của hoạt động nhớ. Đó là quá trình tiếp nhận
những hình ảnh, ấn tượng xuất hiện trong ý thức. Theo quan điểm sinh học,
ghi nhớ là quá trình hình thành, củng cố các dấu vết xuất hiện trong vỏ não.
- Quá trình trí nhớ bao gồm các  quá  trình thành  phần:  ghi  nhớ,  giữ gìn, tái
hiện và quên.
- Ghi nhớ: là quá trình đầu tiên của hoạt động nhớ. Đó là quá trình tiếp nhận
hình ảnh, ấn tượng, xuất hiện trong ý thức dưới tác động của sv, ht trong quá
trình cảm giác, tri giác. Theo quan điểm của sinh lý học, ghi nhớ là quá trình
hình thành, củng cố các dấu vết xuất hiện trong võ não.
Thường người ta chia ghi nhớ của con người thành 2 loại: Ghi nhớ chủ
định và ghi nhớ không chủ định.
+Ghi nhớ không chủ định là không  định  trước  cho mình nhiệm vụ  ghi 
nhớ. Đây là loại ghi nhớ  không  cần phải  có  biện pháp  gì. Ưu điểm của
loại  ghi  nhớ  này là nhớ nhanh, nhớ lâu, tốn ít sức  lực và  thời gian. Tuy 
nhiên trong đời sống tâm lí của con người, hình thức ghi nhớ chủ yếu là có
ch/ .ủ định.
+Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ đặt trước cho mình mục  đích ghi
nhớ. Trong dạng ghi nhớ này, con người cần có nỗ lực ý chí và phải sử dụng
những thủ thuật, phương tiện ghi nhớ nhất  định.Ghi  nhớ  có  chủ  định 
được  thực  hiện bằng hai thủ thuật:
. Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ  dựa  vào  sự liên hệ bề  ngoài  như
trật tự  phát âm, liên tưởng… mà  không  cần  đi  sâu  vào  nội  dung tài 
liệu. Những liên hệ  bề ngoài này mang tính tạm thời và ít bền vững.
. Ghi nhớ ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa vào sự hiểu biết nội dung, mối
quan hệ  logic bên trong của sự vật, hiện tượng. Do cần phải hiểu nên ghi
nhớ ý nghĩa tốn nhiều thời gian hơn. Ngược lại,  tài  liệu được  ghi  nhớ  tốt
hơn, khối  lượng nhiều hơn và thời gian bền hơn.
-Giữ gìn:
+Giữ gìn là quá trình duy trì, lưu trữ các nội dung đã đc ghi nhớ trong đầu
óc. Theo quan niệm sinh học, đó là quá trình giữ lại những dấu vết trong vỏ
não.
. Người ta chia ra làm 2 loại giữ gìn: tiêu cực  và  tích cực. Nếu như ta lặp
đi lặp lại nhiều lần tri giác tài liệu thì ta có giữ gìn tiêu cực. Còn ta chủ động
tái hiện tài liệu đã ghi nhớ thì đó là giữ gìn tích cực.
-Tái hiện:
Sự tái hiện là một quá trình lưu giữ, duy trì các nội dung đã được ghi nhớ
trước đây, nay sống lại trong đầu óc của chúng ta. Nó bao gồm các hình thức
nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.

14
+ Nhận lại: là hình thức tái hiện mà ngay lúc đó sự tri giác đối tượng đang
diễn ra.
+ Nhớ lại: là hình thức tái hiện mà ngay lúc đó sự tri giác đối tượng không
diễn ra
+ Hồi tưởng: là hình thức tái hiện mà đòi hỏi chủ thể phải có sự tập trung
cao độ, tư duy tích cực và tình cảm sâu sắc mới nhớ lại các sự kiện một cách
có hệ thống, chính xác.
-Quên: là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm
cần thiết. Có nhiều mức độ quên
+ quên hoàn toàn (không nhớ lại được, cũng không nhận lại được) Tuy
nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ngay cả quên hoàn toàn cũng không
có nghĩa là các dấu vết ghi nhớ đã bị mất hoàn toàn mà vào một thời điểm
nào đấy, chúng có thể sống lại. Đây chính là cơ sở của hiện tượng sực nhớ.
+ quên cục bộ là quên từng phần, vì k có dịp lặp lại nội dung đã tri giác được
một kịch thích mạnh làm ức chế 1 số mlh tạm thời trên võ não và diễn ra
quên tạm thời
+ quên tạm thời là mức độ mà k thể nhận lại hoặc nhớ lại sv, ht trong một
khoảng thời gian nào đó, nhưng sau đó, trong những điều kiện nhất định
Sự khác biệt của cá nhân trong trí nhớ :
Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ thể hiện ở đặc điểm của quá trình trí nhớ và
đặc điểm nội dung trí nhớ, tức là ở chỗ con người thực hiện các quá trình ghi
nhớ như thế nào và ghi nhớ tái hiện được những gì . Chính sự thay đổi của
các đặc điểm này tạo nên chất lượng trí nhơ của từng người.
Sự khác biệt thể hiện gồm có tốc độ, độ chính xác, độ bền vững của ghi
nhớ và sự nhanh chóng để tái hiện

15
16
Câu 5: Nhân cách?
*Khái niệm nhân cách: Là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một
cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
*Đặc điểm của nhân cách:
- Tính ổn định của nhân cách:
+ Mặc dù, Từng nét nhân cách (thuộc tính và phẩm chất) trong hoạt
động của con người được biến đổi, chuyển hóa, nhưng trong tổng thể thì
chúng được tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, cấu trúc tương
đối ổn định. Chính vì sự ổn định này của nhân cách, chúng ta mới có thể dự
kiến trước được hành vi của một nhân cách trong các tình huống, hoàn cảnh
khác nhau.
-Tính thống nhất của nhân cách:
+ Nhân cách là một tổng thể thống nhất của mọi nét nhân cách, nó
không riêng lẻ của phẩm chất hay thuộc tính mà là một hệ thống thống nhất,
chúng có sự liên quan không tách rời nhau do đó nó có ý nghĩa khác nhau,
đôi khi đối đối lập nhau là tùy thuộc vào sự kết hợp đã được hình thành ở
nhân cách đó của những nét nhân cách khác nhau. Vậy khi nói đến một nét
nhân cách nào đó chúng ta không nên đánh giá tự bản thân nó tốt hay xấu
-Tính tích cực của nhân cách
+ Thể hiện khả năng chủ động tích cực của các chủ thể nhân cách nhằm
cải tạo thể giới và hoàn thiện bản thân.
+ Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp là sản phẩm của xã
hội. Nhân cách vừa là khách thể vừa là chủ thể nghĩa là nó tích cực. Cá nhân
được thừa nhận là nhân cách khi nó tích cực hoạt động trong những hình
thức đa dạng, nhờ và việc nhận thức, cả tạo ra thế giới, cải tạo chính bản
thân. Tính tích cực biểu hiện trong nhu cầu thõa mãn của nó.
-Tính giao tiếp của nhân cách
+ Giữa các nhân cách có sự tác động và ảnh hưởng qua lại. Thông qua
giao tiếp và hoạt động chủ thể nhân cách dần trưởng thành và hoàn thiện
mình, không ngừng phát triển.
+Nhân cách chỉ có thể hình thành, tồn tại, phát triển và thể hiện trong
hoạt động và trong mqh với những nhân cách khác.
*Yếu tổ ảnh hưởng đến nhân cách:
-Di truyền:
+Khái niệm: là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở
thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và
đmả bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế
định sẵn.
17
+ các nhà khoa học chứng minh di truyển là yếu tố cơ sở không thể thiếu
trong quá trình hình thành nhân cách. Yếu tố bẩm sinh di tuyền cùng những
đặc điểm về thể chất sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn nào đó trong
quá trình hoạt động. Chẳng hạn, một người có thính giác tốt sẽ tạo điều kiện
trong âm nhạc. Thiếu đi một bộ phận cơ thể, THần kinh làm cho nhân cách
không phát triển hoặc kém phát triển.
-Hoàn cảnh sống
+ Hoàn cảnh tự nhiên:
∙ Nhân cách như một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên thông qua những giá trị vật chất, tinh thần, phong tục tập quán của
dân tộc, của địa phương, nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều
kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó.
∙Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định sẽ có cái độc đáo của
hoàn cảnh địa lý, như: ruộng đồng, khoáng sản, núi và sông, trời và biển,
mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh. Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của
các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính nghề nghiệp và một số nét riêng trong
phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh
thần ở một mức độ nhất định. Cho nên có thể nói rằng, tâm lý học dân tộc
mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương
thức sống.
+ Nhân tố giáo dục:
Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục hiện đại thì giáo dục giữ vai
trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Giáo dục là một hoạt động chuyên
môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo
những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu là quá trình tác động có ý
thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong
tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà
trường. Nhưng thực ra giáo dục còn có ý nghĩa rộng lớn hơn; giáo dục bao
gồm cả việc dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp
hoặc gián tiếp trong lớp hoặc ngoài lớp, trong trường hoặc ngoài trường,
trong gia đình và ngoài xã hội. Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách được thể hiện ở những điểm sau:
 Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học
sinh theo chiều hướng đó
 Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tó bẩm sinh – di
truyền hay môi trường tự nhiên không thể đam lại được
 Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con
người.
18
 Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự
phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều
hướng mong muốn của xã hội.
 Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã
hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó
 Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại
đã chứng minh rằng, sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một
cách tốt đẹp trong điều kiện của sự dạy học và giáo dục.
-Nhân tố hoạt động:
+Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định
trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người là
hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng
những thao tác nhất định, với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá
trình: đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách được bộc
lộ và hình thành. Con người lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử bằng hoạt động của
bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con
người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách
quan.
+Khác với động vật, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích,
có ý thức. Hoạt động của con người được hình thành và phát triển cùng với
sự hình thành và phát triển ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức.
Hoạt động của con người được thực hiện không chỉ trong mối quan hệ của
con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ giữa con người với con người
-Yếu tố giao tiếp
+Khái niệm: theo tâm lý học giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các
mqh giữa người với người nhằm thõa mãn những nhu cầu nhất định.
+Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu
giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở
con người, Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội,
lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao
tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân
loại. Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức
các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối
chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản
thân mình như là một nhân cách
+Nếu một người giao tiếp với những người có cách hành xử không đúng
chuẩn mực đạo đức của xã hội như hay ăn nói tục tĩu, hay kiếm chuyện gây
gổ thì dù ít hay nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những tính xấu này của họ.
Còn nếu giao tiếp với những người có văn hóa, trong một môi trường lành

19
mạnh con người đó có thể sống tốt hơn, biết đặt ra mục tiêu để cố gắng phấn
đấu góp phần xây dựng cộng đồng chung tốt đẹp đó.
 Mỗi người cần nên biết những yếu tố cơ bản, quan trọng trên để
từ đó có thể định hướng cho mình một con đường đúng đắn trong việc hình
thành và phát triển nhân cách. Chúng ta có thể tự tạo cho mình một môi
trường lành mạnh, tạo môi trường sống từ gia đình, từ nơi học tập, làm
việc… Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần nuôi dưỡng cho mình một kho
tàng tri thức, biết tiếp thu một cách chọn lọc những ảnh hưởng tốt cũng như
sàng lọc, gạn lược đi những thói hư tật xấu, những hệ quả tiêu cực của xã
hội hiện đại để ngày càng hoàn thiện hơn nhân cách của bản thân mình
*Phẩm chất của nhân cách:
- Phẩm chất chính trị, tư tưởng: lí tưởng lập trường niềm tin, các quan điểm
tự nhiên, xã hội, con người.
- Phẩm chất, đạo đức, tác phong: các thái độ đối với xã hội, đối với người
khác và thái độ đối với bản thân, tính nết, tính khí, lối sống, thói quen đạo
đức.:

20
Câu 6: các phẩm chất của nhân cách
1.tình cảm
*khái niệm: là những thái độ thể hiện sự rung động của con người đối với sự
vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.
*Các quy luật của tình cảm:
- quy luật lây lan
+ Lây lan: tình cảm có thể lây từ người này sang người khác: vui lây, buồn
lây, cảm thông.. “ hoảng loạn” là 1 một hiện tượng tâm lí xã hội biểu hiện rõ
quy luật này
+Tuy nhiên việc lây lan tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác k phải à
con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.
+Nền tảng của quy luật này là tĩnh xã hội trong tình cảm của con người
+ứng dụng: xây dựng tập thể vũng mạnh, trong các hoạt động tập thể, giáo
dục trong tập thể và bằng tập thể.
-QUy luật thích ứng:
+1 tình cảm, cảm xúc nào đó đc lặp lại nhiều lần 1 cách k thay đổi – suy
yếu- lắng xuống -> hiện tượng thích ứng mang tính chai sạm cảu tình cảm
+Ứng dụng: tránh thích ứng và tập thích nghi – học sinh nhút nhát- tạo điều
kiện cho học sinh phát biểu trước lớp với thái độ khuyến khích, vận động.
-Quy luật tương phản”
+sự tác động qua lại giữa những tình cảm âm tính- dương tính, tích cực- tiêu
cực thuộc cùng 1 loại. Cụ thể, trong quá trình hình thành và biểu hiện tình
cảm này có thể làm tăng hoặc giảm 1 tình cảm khác xảy ra đồng loạt hoặc
nôi tiếp với nó.
+Ứng dụng trong văn học nghệ thuật-xây dựng tình tiết, tính cách và hành
động của nhân vật để gây hung thú cho độc giả.
-QUy luật hình thành tình cảm:
+tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa và khái
quát hóa những xúc cảm cùng loại.
+tình cảm sau khi đc hình thành thì biểu hiện ra bên ngoài thông qua cảm
xúc.
+Ứng dụng: Hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm- yêu tổ
quốc phải xuất phát từ yêu gia đình, bạn bè, hàng xóm,…
-Quy luật di chuyển:
+Xúc cảm và tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang
đối tượng khác.
-Quy luật pha trộn:
+tính pha trộn cho phép 2 cảm xúc, tình cảm đối lập nhau có thể cùng tồn tại
ở một con người, chúng k loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau

21
2.Ý chí
*Khái niệm ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năn g lực thực
hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi hải có sự nổ lực khắc phục khó
khăn.
*Các phẩm chất của ý chí:
-Tính mục đích:
+TÍnh mục đích là phẩm chất của những con người biết đề ra cho mình
những mục đích trước mắt, những mục đích lâu dài, đồng thời biết bắt hành
vi của mình phục tùng mục đích đó.
+tính mục đích là phẩm chất quan trọng của những con người thành đạt, bởi
vì chỉ có những người sống có mục đích mới có thể phát huy đầy đủ sức
mạnh của mình và quan trọng hơn hướng sức mạnh đó vào đúng mục tiêu đã
lựa chọn.
-Tính quyết đoán:
+Là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời, không dao động,
không phụ thuộc vào người khác.
+Tính quyết đoán không phải thể hiện ở hành động thiếu suy nghĩ, mà là
những hành động có cân nhắc, có căn cứ. Con người có tính quyết đoán là
có niềm tin vào sự thành công, vào sự đúng đắn của những suy nghĩ của
mình.
+Tiền đề của tính quyết đoán là tính dũng cảm, nghĩa là sự nhút nhát, mềm
yếu thì không thể có được tính quyết đoán. Người có tính quyết đoán luôn
luôn có hành động dứt khóat, nhanh, đúng lúc, không dao động. Ngược lại
người không có tính quyết đoán thường hay do dự, dao động và hành động
không đúng lúc, không kịp thời và hay hoài nghi.
-TÍnh độc lập:
+Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không
chịu ảnh hưởng của người khác. Tính độc lập thể hiện ở chỗ con người có
thể từ bỏ ý kiến của mình để phục từng người khác (nhưng là ý kiến đúng).
+Điều đáng chú ý là tính độc lập ở đây không giống với tính bướng bỉnh,
tính bảo thủ, nghĩa là bất luận ý kiến của người khác đúng hay sai họ đều
phủ định giữ nguyên ý kiến của mình. Tính độc lập – không có nghĩa là
không phục tùng ý kiến của người khác, của tập thể. Song cũng không có
nghĩa là phải “a dua”, “gió chiều nào theo chiều đó” hay bắt chước một cách
không có ý thức.
-TÍnh kiên trì:
+Phẩm chất này được biểu hiện ở kĩ năng vượt khó khăn để đạt mục đích
không tính thời gian ngắn hay dài miễn đạt mục đích đặt ra. Không bao giờ
cảm thấy mệt mỏi, chán nản, những khó khăn không làm họ nhụt chí mà còn

22
làm tăng nghị lực để vượt qua khó khăn. Phẩm chất bền bỉ rất cần đối với
người làm công tác giáo dục. Song chúng ta cũng cần phân biệt người có
tình bền bỉ, dẻo dai khác với người có tính lì lợm, bướng bỉnh, kém ý chí.
+Tính bướng bỉnh ở học sinh được biểu hiện rõ nhất là thái độ phản ứng của
các em đối với người lớn khi có thái độ thiếu tế nhị hoặc ở tính đỏng đảnh
của đứa trẻ được gia đình nuông chiều, từ đó các em quan niệm sai về phẩm
chất này, các em đánh giá tính bướng bỉnh, nũng nịu, đỏng đảnh là thể hiện
tính cứng rắn, tính độc lập, không dao động.
-TÍnh dũng cảm:
+ TÍnh dũng cảm là phẩm chất của những cin người dám làm, dám chịu
trách nhiệm, sẵn sang đương đầu với nguy hiểm nếu điều đó là cần thiết
+Tính dũng cảm cũng như tính quyết đoán và nhiều phẩm chất ý chí khác,
đòi hỏi quyết định hay hành động của chủ thể phải có sự cân nhắc. Trong
trường hợp ngược lại, có thể k phải sự dũng cảm hay quyết đoán nữa mà sự
liều lĩnh, manh đông.
+TÍnh dũng cảm là một phẩm chất cần thiết của điều tra viên và cảnh sát
hính sự.

23
24

You might also like