You are on page 1of 18

LÝ THUYẾT: XÚC CẢM – TÌNH CẢM – Ý CHÍ

Câu 33:

* Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những
sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong
mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.

Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm
trong những điều kiện xã hội.

* Đặc điểm đặc trưng của tình cảm:

+ Tính nhận thức

+ Tính xã hội

+ Tính khái quát

+ Tính ổn định.

+ Tính chân thực.

+ Tính hai mặt.

Câu 34:

* Phân biệt tình cảm và xúc cảm:

Xúc cảm Tình cảm

– Có ở người và động vật. – Chỉ có ở người.

– Có trước. – Có sau.

– Là quá trình tâm lí. – Thuộc tính tâm lí.

– Có tính nhất thời, tình huống đa – Có tính xác định và ổn định.


dạng.

– Luôn ở trạng thái hiện thực. – Thường ở trạng thái tiềm tàng.
– Thực hiện chức năng sinh vật, – Thực hiện chức năng xã hội, giúp
giúp cơ thể định hướng và thích nghi con người định hướng và thích nghi
với môi trường bên ngoài với tư với xã hội với tư cách là một nhân
cách một cá thể. cách.

– Gắn liền với phản xạ không điều – Gắn liền với phản xạ có điều kiện,
kiện, với bản năng. với động hình thuộc hệ thống tín
hiệu hai.

– Muốn hình thành tình cảm cho học sinh, trong quá trình giảng dạy, giáo
viên phải làm xuất hiện những xúc cảm tích cực cho các em qua từng tiết dạy,
bài dạy...

* Phân biệt tình cảm và nhận thức:

Điểm giống: Đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ
thể và có bản chất xã hội lịch sử.

Nhận thức Tình cảm

1. Đối tượng - Chính bản thân sự - Mối quan hệ giữa các sự vật,
phản ánh vật, hiện tượng trong hiện tượng với nhu cầu, động cơ
hiện thực khách quan. của con người.

2. Phạm vi - Những sự vật, hiện - Chỉ có những sự vật, hiện


phản ánh tượng tác động vào tượng có liên quan đến sự thoả
giác quan của con mãn hay không thoả mãn nhu
người. cầu động cơ của họ.

3. Phương - Phản ánh hiện thực - Phản ánh hiện thực khách
thức phản ánh khách quan dưới hình quan dưới hình thức những rung
thức những hình ảnh động, những trải nghiệm của
(cảm giác, tri giác), con người.
những biểu tượng
(trí nhớ, tưởng
tượng), khái niệm (tư
duy).

4. Tính chủ thể - Mang đậm màu sắc chủ quan.

5. Quá trình - Lâu dài, phức tạp diễn ra theo


hình thành những quy luật khác nhau.

Câu 35:
+ Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả
về mặt sinh lí lẫn tâm lí.

+ Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc
phục những trở ngại, khó khăn.

+ Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo.

+ Tình cảm là động lực thúc đẩy con người tìm tòi chân lí.

+ Trong công tác giáo dục, tình cảm vừa là điều kiện, vừa là phương tiện,
vừa là nội dung của giáo dục.

* Kết luận sư phạm: Trong quá trình dạy học người thầy giáo cần:

+ Đọc chính xác thứ ‘‘ngôn ngữ” tình cảm của học sinh ẩn sau những cử
chỉ, những nét mặt, điệu bộ của chúng.

+ Trong quá trình giảng dạy, thầy giáo không chỉ truyền đạt tri thức mà
còn phải thổi vào đó cả tấm lòng, cả lương tâm nghề nghiệp thì bài giảng và
sự lĩnh hội của học sinh mới hiệu quả...

Câu 36:

– Màu sắc xúc cảm của cảm giác là một sắc thái xúc cảm đi kèm theo quá
trình cảm giác.
Ví dụ: Cảm giác màu đỏ cho ta cảm xúc rạo rực.

Màu sắc xúc cảm của cảm giác mang tính rất cụ thể, gắn liền với cảm giác
nhất định, không được chủ thể ý thức một cách rõ ràng, đầy đủ.

– Xúc cảm: là những rung cảm xảy ra nhanh, mạnh hơn so với màu sắc
xúc cảm của cảm giác.

Ví dụ: Hứng thú học tập

– Người ta chia xúc cảm làm hai loại:

+ Xúc động: có cường độ rất mạnh, diễn ra trong thời gian ngắn, tính tự
chủ thấp.

Ví dụ: Nổi nóng với bạn bè.

+ Tâm trạng là trạng thái xúc cảm bao trùm lên toàn bộ các rung động và
làm nền cho hoạt động của con người, có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi của
họ trong thời gian khá dài.

Ví dụ: Trạng thái căng thẳng.

– Tình cảm: Thuộc tính tâm lí ổn định của nhân cách.

Ví dụ: Tình cha con.

Câu 37:

– Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những
sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong
mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.

Người ta phân loại thành:

– Tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan đến sự thoả mãn
hay không thoả mãn những nhu cầu sinh lí của con người.

Những tình cảm cấp thấp có ý nghĩa sinh học to lớn, nó báo hiệu về trạng
thái sinh lí của cơ thể.
– Tình cảm cấp cao là những tình cảm mang tính chất xã hội rõ ràng và
nói lên thái độ của con người đối với những mặt và hiện tượng khác nhau của
đời sống xã hội.

+ Tình cảm đạo đức biểu thị thái độ của con người đối với người khác, đối
với tập thể, với xã hội và đối với trách nhiệm xã hội của bản thân.

Ví dụ: Tình đồng chí.

+ Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ của con người đối với các ý nghĩ, tư
tưởng, các quá trình và kết quả hoạt động trí tuệ: sự ham hiểu biết, sự hoài nghi,
sự tin tưởng...

Ví dụ: Say mê nghiên cứu khoa học.

+ Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện
thực khách quan.

Ví dụ: Yêu thiên nhiên, đất nước.

+ Tình cảm mang tính chất thế giới quan là mức độ cao nhất của đời sống
tình cảm con người. ở mức độ này, tình cảm rất ổn định và bền vững, có tính
chất khái quát cao, tính tự giác và tính ý thức cao, trở thành một nguyên tắc
trong thái độ và hành vi.

Ví dụ: Yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

Câu 38:

– Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những
sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong
mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.

– Các quy luật của đời sống tình cảm:

+ Quy luật lây lan:

Xúc cảm, tình cảm của người này có thể ‘‘lây”, truyền sang người khác.
Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm của con người.

Ví dụ: ‘‘Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”.

Hiện tượng hoảng loạn trong xã hội...

Quy luật này có ý nghĩa trong các hoạt động tập thể của con người, là cơ
sở của nguyên tắc ‘‘giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể”.

+ Quy luật thích ứng:

Xúc cảm, tình cảm được lặp đi, lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi,
thì cuối cùng sẽ bị suy yếu và lắng xuống. Đó là hiện tượng ‘‘chai sạn” của tình
cảm.

Ví dụ: ‘‘Xa thương, gần thường”.

Trong đời sống và hoạt động, quy luật này được ứng dụng một cách có
hiệu quả gọi là ‘‘sự củng cố âm tính” trong quan hệ tình cảm.

Ví dụ: Giáo viên thường xuyên ‘‘ưu tiên” cho học sinh nhút nhát lên bảng,
với những câu hỏi vừa sức và thái độ khuyến khích nhằm củng cố và tăng
cường lòng tự tin của em đó.

+ Quy luật tương phản:

Tương phản là tác động qua lại giữa những xúc cảm, tình cảm âm tính và
dương tính, tích cực và tiêu cực thuộc cùng loại.

l: Khi chấm bài từ bài khá - bài kém.

Trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, người ta sử dụng quy luật này: biện
pháp ‘‘ôn nghèo, nhớ khổ”; ‘‘ôn cố, tri tân”. Phương pháp bùng nổ cũng có cơ sở
là quy luật này.

+ Quy luật ‘‘di chuyển”:

Xúc cảm, tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang
đối tượng khác.
Ví dụ: “Giận cá chém thớt”.

Con người chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho tình cảm
mang tính chọn lọc tích cực, tránh ‘‘vơ đũa cả nắm”, tránh tình cảm tràn lan,
không biên giới.

+ Quy luật pha trộn:

Sự pha trộn của xúc cảm, tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính với
màu sắc dương tính. Tính pha trộn cho phép hai xúc cảm, tình cảm đối lập nhau
có thể cùng tồn tại trong một con người, chúng không loại trừ nhau, mà quy định
lẫn nhau

Ví dụ: Yêu và ghen, giận mà thương.

Trong giáo dục, tôn trọng nhân cách người học kết hợp với những yêu
cầu cao.

+ Quy luật hình thành:

Tình cảm được hình thành từ xúc cảm, do các xúc cảm cùng loại được
động hình hoá, tổng hợp hoá, khái quát hoá mà thành.

Ví dụ: Tình mẹ con.

Muốn hình thành tình cảm cho học sinh thì phải đi từ việc giáo dục và hình
thành xúc cảm tích cực.

Câu 39:

– Ý chí là mặt năng động của ý thức, thể hiện năng lực thực hiện những
hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.

– Các phẩm chất của ý chí:

+ Tính mục đích.

+ Tính độc lập.

+ Tính quyết đoán.


+ Tính kiên cường.

+ Tính dũng cảm.

+ Tính tự kiềm chế.

Câu 40:
– Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc
phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

– Cấu trúc của hành động ý chí bao gồm ba giai đoạn:

+ Giai đoạn chuẩn bị:

– Xác định mục đích hình thành động cơ.

– Lập kế hoạch hành động.

– Lựa chọn phương tiện và biện pháp hành động.

– Quyết định hành động.

+ Giai đoạn thực hiện:

– Thực hiện hành động bên ngoài.

– Hành động ý chí bên trong.

+ Giai đoạn đánh giá kết quả hành động.

Ba giai đoạn trên của hành động ý chí có liên quan hữu cơ, tiếp nối và bổ
sung cho nhau.

Câu 41:

– Kĩ xảo là loại hành động tự động hoá một cách có ý thức, nghĩa là được
tự động hoá nhờ luyện tập.

– Thói quen là hành động tự động hoá đã trở thành nhu cầu của con
người.
* Phân biệt kĩ xảo với thói quen:

Kĩ xảo Thói quen

– Mang tính chất kĩ thuật. – Mang tính chất nhu cầu nếp sống.

– Được đánh giá về mặt thao – Được đánh giá về mặt đạo đức.
tác.

– ít gắn với tình huống. – Luôn gắn với tình huống cụ thể.

– Có thể ít bền vững (nếu không – Bền vững, ăn sâu vào nếp sống.
thường xuyên luyện tập củng
cố).

– Con đường hình thành chủ – Hình thành bằng nhiều con đường, trong
yếu của kĩ xảo là luyện tập có đó có con đường tự phát.
mục đích và có hệ thống.

Câu 42:

* Mối quan hệ giữa nhận thức - tình cảm - hành động ý chí. Kết luận sư
phạm.

Nhận thức là nền tảng, là cơ sở.

Tình cảm là động lực thúc đẩy.

ý chí là quyết định, là sự nỗ lực khắc phục khó khăn, là khâu quyết định
trực tiếp để đạt được mục đích.

Kết luận sư phạm: Trong giáo dục cần làm cho học sinh hiểu biết về vấn
đề đó. Tạo ra rung cảm để thôi thúc hành động.

Câu 43:

– Kĩ xảo là loại hành động tự động hoá một cách có ý thức, nghĩa là được
tự động hoá nhờ luyện tập.
– Các quy luật hình thành kĩ xảo:

+ Quy luật về sự tiến bộ không đều.

+ Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập.

+ Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới.

 Cộng kĩ xảo

 Giao thoa kĩ xảo

+ Quy luật dập tắt kĩ xảo.

Nếu không được luyện tập, không được củng cố => suy yếu và bị mất
hẳn.

Kết luận sư phạm

+ Trong quá trình giáo dục và dạy học người thầy giáo sử dụng nhiều
phương pháp.

+ Thường xuyên tổ chức luyện tập để củng cố những kĩ xảo đã được hình
thành.

THỰC HÀNH: XÚC CẢM – TÌNH CẢM – Ý CHÍ

Câu 1: Sự khác nhau giữa phản ánh cảm xúc và phản ánh nhận thức thể hiện ở:

a. nội dung phản ánh.

b. phạm vi phản ánh.

c. phương thức phản ánh.

d. Cả a, b, c.

Câu 2: Đặc điểm nào không đặc trưng cho tình cảm?

a. Là một thuộc tính tâm lí.

b. ở dạng tiềm tàng.


c. Có tính nhất thời, đa dạng.

d. Chỉ có ở người.

Câu 3: Đặc điểm đặc trưng nào của tình cảm được thể hiện qua đoạn văn sau?
“Tôi không biết – một thiếu nữ viết – tôi yêu anh hay là căm giận anh. Có lẽ
những tình cảm đó trong tôi được hoà trộn một cách lạ thường. Tôi tự đặt câu
hỏi: Tại sao tôi lại yêu anh?”

a. Tính chân thực.

b. Tính xã hội.

c. Tính ổn định.

d. Tính đối cực.

Câu 4: Mức độ nào của đời sống tình cảm được thể hiện trong đoạn văn sau:
“Mấy tháng nay Ngoan luôn trăn trở về câu chuyện giữa cô và Thảo, nó đi vào
giấc ngủ hằng đêm, khiến cô chập chờn, lúc tỉnh lúc mơ”.

a. Tâm trạng.

b. Cảm xúc.

c. Say mê.

d. Xúc động.

Câu 5: Câu tục ngữ “Điếc không sợ súng” phản ánh tính chất nào của tình cảm?

a. Tính nhận thức.

b. Tính xã hội.

c. Tính chân thực.

d. Tính đối cực.

Câu 6: Nguyên tắc sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” là sự thể hiện:

a. tình cảm trí tuệ.


b. tình cảm thẩm mĩ.

c. tình cảm đạo đức.

d. tình cảm mang tính chất thế giới quan.

Câu 7: Câu ca dao sau thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?

“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,

Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”.

a. Quy luật di chuyển.

b. Quy luật pha trộn.

c. Quy luật lây lan.

d. Quy luật tương phản.

Câu 8: Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào không thuộc tình cảm trí tuệ?

a. Ngạc nhiên.

b. Sự hoài nghi.

c. Lòng tin.

d. Sự khâm phục.

Câu 9: Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào không thuộc tình cảm đạo đức?

a. Sự công tâm.

b. Tính khôi hài.

c. Lòng trắc ẩn.

d. Tình cảm trách nhiệm.

Câu 10: Căn cứ để phân chia các mức độ đời sống tình cảm là:

a. nội dung của các thể nghiệm cảm xúc.

b. hình thức biểu hiện các thể nghiệm.


c. tính chất của cảm xúc.

d. Cả a, b, c.

Câu 11: Thể nghiệm cảm xúc nào sau đây không phải là tâm trạng?

a. Trống trải.

b. Đau khổ.

c. Buồn rầu.

d. Lo sợ.

Câu 12: Các phẩm chất của ý chí bao gồm:

a. tính mục đích.

b. tính độc lập.

c. tính quyết đoán.

d. Cả a, b, c.

Câu 13: Giá trị chân chính của ý chí thể hiện ở:

a. nội dung đạo đức.

b. cường độ ý chí.

c. tính ý thức.

d. tính tự giác.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hành động ý chí?

a. Có mục đích.

b. Có sự khắc phục khó khăn.

c. Tự động hoá.

d. Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp hành động.

Câu 15: Đoạn trích dưới đây mô tả giai đoạn nào trong hành động ý chí? "Trong
một đám thiếu niên tụ tập ở khu sân tập thể G. Một thiếu niên lớn đang đứng hút
thuốc lá và bắt đầu chìa thuốc mời các em khác, một số em không nói gì. Thấy
thế, em thiếu niên lớn nói: "Sợ à! Thế mà cũng đòi là đàn ông", nhiều em nghe
vậy có chiều đắn đo, lưỡng lự."

a. Hình thành mục đích.

b. Đấu tranh động cơ.

c. Thực hiện.

d. Quyết định.

Câu 16: Là một hiện tượng tâm lí, ý chí phản ánh:

a. bản thân hành động.

b. phương thức hành động.

c. mục đích hành động.

d. năng lực thực hiện.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về kĩ xảo?

a. Luôn gắn với tình huống cụ thể.

b. Được đánh giá về mặt thao tác.

c. Mang tính kỉ luật.

d. Cả b, c.

Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về thói quen?

a. Bền vững, ăn sâu vào nếp sống.

b. Được đánh giá về mặt đạo đức.

c. Mang tính nhu cầu nếp sống.

d. ít gắn bó với tình huống.


Câu 19: Những người đã biết một ngoại ngữ trước, sau đó học thêm một ngoại
ngữ khác sẽ tốt hơn, có hiệu quả hơn. Hiện tượng này là biểu hiện quy luật nào
của việc hình thành kĩ xảo?

a. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các kĩ xảo.

b. Quy luật tiến bộ không đồng đều.

c. Quy luật đỉnh cao của phương pháp luyện tập.

d. Quy luật dập tắt kĩ xảo.

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về hành động tự động hoá?

a. Được lặp đi lặp lại nhiều lần.

b. Do luyện tập.

c. Không cần sự kiểm soát của ý thức.

d. Cả a, b, c.

Câu 21: Phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực hiện hành động
theo quan điểm và niềm tin của mình là:

a. tính tự kiềm chế, tự chủ.

b. tính kiên cường.

c. tính độc lập.

d. tính quyết đoán.

Câu 22: Tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại qua quá trình:

a. tổng hợp hoá.

b. động hình hoá.

c. khái quát hoá.

d. Cả a, b, c.
Câu 23: Mặt thể hiện tập trung nhất, đậm nét nhất của nhân cách con người là:

a. nhận thức.

b. tình cảm.

c. ý chí.

d. hành động.

Câu 24: Hiện tượng “ghen tuông” trong quan hệ vợ chồng hay trong tình yêu
nam nữ là biểu hiện của quy luật:

a. thích ứng.

b. pha trộn.

c. di chuyển.

d. lây lan.

Câu 25: Biểu hiện nào dưới đây không thuộc về tình cảm thẩm mĩ?

a. Vui nhộn.

b. Sự mỉa mai.

c. Ngạc nhiên.

d. Yêu thích cái đẹp.

Câu 26: Câu ca: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua".

là sự thể hiện vai trò của tình cảm với:

a. hành động.

b. nhận thức.

c. năng lực.

d. Cả a, b, c.
Câu 27: "Đêmôtxten là nhà hùng biện cổ Hi Lạp, lúc đầu ông là người nói ngọng,
nhưng ông đã quyết tâm ngậm sỏi vào mồm và đứng nói trước biển, nhờ vậy,
ông trở thành nhà hùng biện nổi tiếng”. Ví dụ trên là sự thể hiện:

a. quan hệ của ý chí với nhận thức.

b. quan hệ của ý chí với tình cảm.

c. sức mạnh của ý chí và hiện thực.

d. Cả a và b.

Câu 28: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò chủ yếu của tình cảm?

a. Tình cảm là ánh đèn pha soi đường cho hành động cá nhân.

b. Tình cảm là động lực thúc đẩy cá nhân hành động.

c. Tình cảm là nội dung cơ bản của nhân cách.

d. Tình cảm là cái gốc, là cốt lõi của nhân cách.

Câu 29: Nội dung nào dưới đây không thuộc cấu trúc của hành động ý chí?

a. Xác định mục đích, hình thành động cơ, lập kế hoạch và ra quyết định
hành động.

b. Hình thành hành động và định hướng hành động.

c. Triển khai các hành động bên ngoài và hành động ý chí bên trong.

d. Kiểm soát và đánh giá kết quả hành động với mục đích và yêu cầu đề
ra. Điều chỉnh hành động cho phù hợp.

Câu 30: Câu tục ngữ: “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống
tình cảm?

a. Quy luật di chuyển.

b. Quy luật pha trộn.

c. Quy luật lây lan.


d. Quy luật tương phản.

You might also like