You are on page 1of 27

TRÍ NHỚ

VÀ VÀI THỨ VỀ NÓ
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
1. Định nghĩa
2. Đặc điểm của trí nhớ
3. Vai trò của trí nhớ
4. Những quá trình cơ bản của trí nhớ
1. ĐỊNH NGHĨA
• Trí nhớ là hoạt động tâm lý phản ánh những kinh nghiệm
mà con người đã trải qua dưới hình thức biểu tượng.
• Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy
sinh trong não người khi chúng không còn trực tiếp tác
động các giác quan nữa.

=> Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm
đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÍ NHỚ
• Đối tượng của trí nhớ rất đa dạng.
• Trí nhớ phản ánh hiện thực đã được tích lũy thành kinh nghiệm,
thành vốn riêng, thành các biểu tượng dưới dạng:
 Hình ảnh cụ thể.
 Cảm xúc.
Ý nghĩ, tư tưởng.
 Hành động.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÍ NHỚ
• Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng thu được.
• Biểu tượng có tính trực quan vì đó là kết quả của hình ảnh mà con người đã
trải nghiệm trước đây.
=> Nếu không có tri giác về sự vật, hiện tượng nào đó thì cũng không có biểu
tượng.
• Biểu tượng có tính khái quát, do chúng cũng chỉ là những hình ảnh mang dấu
hiện chung, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÍ NHỚ

Biểu tượng được coi như là bước quá độ giữa


hình tượng và khái niệm và là giai đoạn chuyển
tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.
3. VAI TRÒ CỦA TRÍ NHỚ
• Trí nhớ giúp con người xác định phương hướng để thích nghi với
ngoại giới.
• Nhờ có ghi nhớ mà con người tích lũy được những kinh nghiệm, và
nhờ có nhớ lại mà ta thể đem những kinh nghiệm ấy ứng dụng
được vào cuộc sống.
• Trí nhớ giúp con người học tập, tư duy và hiểu biết thế giới.
=> Nếu không có trí nhớ, con người lúc nào cũng như đứa trẻ mới
được sinh ra.
• Những người bị rối loạn về trí nhớ rất khó khăn trong đời sống và
hoạt động, cũng như các hoạt động nhận thức khó đạt hiệu quả.
CHỨNG MẤT TRÍ NHỚ TRONG PHIM
LIỆU CÓ GIỐNG NHƯ NGOÀI ĐỜI?
4. NHỮNG QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ
NHỚ

Quá trình
Sự tái hiện
ghi nhớ

Sự quên
A. QUÁ TRÌNH GHI NHỚ

• Ghi nhớ là quá trình ghi lại và giữ lại (lưu trữ) trong não người
những hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong quá trình tri giác.
• Dựa vào mục đích, ta có thể chia ghi nhớ thành hai loại:

Ghi nhớ không chủ định Ghi nhớ có chủ định


GHI NHỚ KHÔNG CHỦ ĐỊNH
• Là loại ghi nhớ được tiến hành mà không cần đề ra mục đích từ
trước, không cần một cách thức giúp sự ghi nhớ được dễ dàng,
không đòi hỏi sự nỗ lực ý chí.

Nhớ được chi tiết của bộ phim vừa xem


GHI NHỚ KHÔNG CHỦ ĐỊNH
GHI NHỚ KHÔNG CHỦ ĐỊNH
• Độ bền vững của trí nhớ phụ thuộc vào:

Mức độ cảm xúc mạnh mẽ, mức độ thỏa mãn nhu cầu, mức độ hứng thú

Phụ thuộc vào màu sắc, sự di động và những đặc điểm của đối tượng

Mục đích, nội dung cơ bản của các hoạt động bản thân
GHI NHỚ CÓ CHỦ ĐỊNH
• Là loại ghi nhớ với mục đích đã được xác định trước, đòi hỏi phải
có nỗ lực, sự dụng phương tiện và phương pháp giúp ghi nhớ.

Ghi nhớ từ vựng và cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh Công thức trong toán học
GHI NHỚ CÓ CHỦ ĐỊNH
• Dựa vào tính chất mối liên hệ giữa tri thức mới và cũ, giữa các
phần của dữ liệu, ta chia ghi nhớ có chủ đích thành 2 loại:

Ghi nhớ máy móc Ghi nhớ ý nghĩa


GHI NHỚ CÓ CHỦ ĐỊNH

Ghi nhớ máy móc:


• Thiết lập mối quan hệ liên cận bằng cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
• Tạo ra mối liên hệ bên ngoài giữa các phần của đối tượng được ghi
nhớ, không cần thông hiểu nội dung.
GHI NHỚ CÓ CHỦ ĐỊNH

Ghi nhớ ý nghĩa:


• Thành lập mối liên hệ ý nghĩa giữa các phần của dữ liệu mới và dữ
liệu đã có, giữa các phần trong dữ liệu.
• Dữ liệu cần ghi nhớ được chia thành các phần, được phân loại và
hệ thống theo logic.

Nghiên cứu khoa học


B. SỰ TÁI
HIỆN KÍ ỨC
CỦA
BỘ NÃO
B. SỰ TÁI HIỆN

• Sự tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội
dung đã ghi nhớ.
• Bộ não người thực hiện hành động tái hiện kí ức ở vùng
thùy chấm - nơi sẽ tiếp nhận, tái hiện và lưu trữ các thông
tin hình ảnh thông qua thị giác.
• Sự tái hiện bao gồm sự nhận lại và nhớ lại.
SỰ NHẬN LẠI

• Sự nhận lại là quá trình làm nảy sinh ở trong não những
hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được con người tri giác
trước kia, giờ đây lại được xuất hiện một lần nữa.
• Tính chính xác và tốc độ của nhận lại phụ thuộc vào các
yếu tố sau:
Mức độ bền vững của ghi nhớ.
Sự giống nhau giữa các kích thích cũ và mới.
SỰ NHỚ LẠI
• Đây là giai đoạn giúp ta tái hiện lại những hình ảnh đã đuợc ghi
nhớ trên vỏ não.
• Nếu nhận lại là quá trình nhớ về một đối tượng trong điều kiện tri
giác lại đối tượng đó, thì nhớ lại là quá trình làm sống lại những
hình ảnh đã được củng cố trong trí nhớ mà không cần tri giác lại
đối tượng đã gây nên hình ảnh đó. Đồng thời cả hai đều có thể
không chủ định hoặc có chủ định.
• Khi sự nhớ lại có chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục những khó
khăn nhất định, phải có sự nỗ lực của ý chí thì gọi là sự hồi tưởng.
SỰ NHỚ LẠI

• Khi sự nhớ lại các hình ảnh cũ được khu trú trong không
gian và thời gian thì gọi là hồi ức.
• Trong hồi ức, chúng ta không chỉ nhớ lại các đối tượng đã
qua mà còn đặt chúng vào một thời gian và địa điểm nhất
định.
Đã bao giờ bạn
nhớ lại một
việc gì đó quan
trọng từng xảy
ra trong cuộc
đời bạn chưa?
B. SỰ QUÊN
B. SỰ QUÊN

• Quên là không thể tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây
vào thời điểm cần thiết.
• Khi sự nhớ lại các hình ảnh cũ được khu trú trong không gian và
thời gian thì gọi là hồi ức. Trong hồi ức, chúng ta không chỉ nhớ lại
các đối tượng đã qua mà còn đặt chúng vào một thời gian và địa
điểm nhất định.
CÁC MỨC ĐỘ CỦA SỰ QUÊN

• Quên hoàn toàn tức là không nhớ lại được, không nhận lại được
những hình ảnh đã được ghi nhớ.
• Quên cục bộ tức là không nhớ lại được nhưng nhận lại được những
hình ảnh đã được ghi nhớ.
• Quên tạm thời hay chốc lát là do khi gặp kích thích mạnh làm ức
chế một số mối liên hệ tạm thời trên vỏ não.
QUY LUẬT CỦA SỰ QUÊN
• Người ta thường quên những gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liên
quan, những cái gì không phù hợp với hứng thú, sở thích của cá nhân.
• Những cái không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của
cá nhân thì cũng dễ quên.
• Người ta cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ và mạnh.
• Sự quên diễn ra theo một thứ tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước;
quên cái đại thể, chính yếu sau.
• Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá
lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần (Quy luật Enbinghau).
=> Về nguyên tắc quên là một hiện tượng hợp lý và hữu ích.

You might also like