You are on page 1of 11

TƯỞNG TƯỢNG - TLHĐC

NOTE:
Deadline
Nội dung: 20h 3/11
Ppt: 20h 10/11
NHỮNG PHẦN TRỌNG TÂM: ĐỊNH NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM, CÁC CÁCH SÁNG TẠO…, SO
SÁNH TƯ DUY VÀ TƯỞNG TƯỢNG
PHÂN CHIA NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH:
123 Gia Hân
45
6 + câu hỏi tổng kết
_______: PPT
_______: Lời diễn giải thêm cho bạn thuyết trình
chú thích thêm cho bạn thuyết trình, làm ppt (chú thích này từ bạn soạn nội dung)

1. Định nghĩa (Lan Anh)


Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân
bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có.
VD: Khi ta đọc tác phNm "Dế Mèn phiêu lưu ký", ta có thể tưởng tượng ra nhân vật Dế Mèn qua
chữ viết miêu tả về nó.
VD: Khi bạn tưởng tượng về một kì nghỉ trên bãi biển, bạn tạo ra hình ảnh về những bãi cát trắng,
nước biển xanh ngắt và những đứa trẻ chơi đùa trên bãi biển.
nhớ phân tích định nghĩa. có thể phân tích định nghĩa thông qua ví dụ

2. Đặc điểm
2.1. Tưởng tượng nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề (Lan Anh)
- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề, những đòi hỏi mới, thực
tiễn mới chưa từng gặp và động cơ thúc đNy quá trình tưởng tượng cũng là nhu cầu khám
phá, làm sáng tỏ cái mới.
Khi con người chỉ có những thông tin mơ hồ, chưa rõ ràng (mang tính chất bất định) hoặc khi
con người chưa đủ tri thức để giải quyết vấn đề theo quy luật của tư duy thì con người giải quyết
vấn đề bằng tưởng tượng.
Giá trị của tưởng tượng cho phép con người đi đến quyết định tìm ra được giải pháp trong hoàn
cảnh có vấn đề ngay
Chỉnh cả bằng
sửa khi không
ứngcódụng
đủ những tri thức cần thiết để tư duy.
Tài liệu
Tưởng tượng cho phép ta "nhảy cóc" qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung
Điều chỉnh, để lại nhận xét và chia sẻ với
được kết quả cuối cùng.
người khác để chỉnh sửa cùng lúc.
VD:Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đứng trước hiện trường vụ án với những chứng cứ
tồn tại, cho phép chúng ta nhìn nhận, đánh giá và tưởng tượng ra diễn biến của hành vi phạm tội
về cách thức, thủ đoạn, KHÔNG
công cụ và phương
TẢI ỨNGtiệnDỤNG
gây án. Từ đó, hình thành nên các giả thuyết và
tìm manh mối để chứng minh các giả thuyết đó nhằm tìm ra sự lí giải phù hợp phục vụ cho việc
phá án.
nếu nói ví dụ trên thì cần phân tích ra khúc nào là tưởng tượng? tưởng tượng thể hiện ra
sao? hoặc bạn có thể nói 1 ví dụ khác miễn là phân tích được phần tưởng tượng trong ví dụ
đó. tránh phân tích lẫn với tư duy////
:
2.2. Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết cho tưởng tượng (Kỳ Anh)
- Khi tưởng tượng, con người sử dụng các biểu tượng để tạo ra các biểu tượng mới.
Những biểu tượng này có thể coi như một dạng tín hiệu thứ hai.
- Sản phNm của tưởng tượng cũng phải được chúng ta sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt. Vì
vậy, ngôn ngữ là điều kiện và là chất liệu đặc biệt quan trọng để tưởng tượng và thể hiện
sản phNm của tưởng tượng.

2.3. Tưởng tượng phản ánh gián tiếp, khái quát (Kỳ Anh)
- Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình
ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu tượng của tưởng
tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu
tượng của biểu tượng.
Tưởng tượng là quá trình xây dựng nên những hình ảnh, biểu tượng mới trên cơ sở những biểu
tượng đã có (biểu tượng của trí nhớ - hình ảnh của sự vật, hiện tượng mà trước đây ta đã tri giác).
Do đó sự phản ánh của tưởng tượng mang tính chất gián tiếp và khái quát. Có thể phân tích tính
gián tiếp và tính khái quát của tưởng tượng như sau:
- Tính gián tiếp:
Tính gián tiếp của tượng tượng là do các biểu tượng của tưởng tượng chính là biểu tượng cũ được
sắp xếp, "chế biến" lại, nó là "biểu tượng" của "các biểu tượng".
- Tính khái quát:
Tính khái quát của tưởng tượng là do biểu tượng mới là nét chung của sự vật, nét cơ bản của sự
vật mà ta đã tri giác trước đây.
VD:Trong quá trình học tập, từ những kiến thức cơ bản được thầy cô truyền đạt, chúng ta có thể
suy luận ra những vấn đề mới, chiêm nghiệm nó như một kết quả của phần kiến thức được truyền
tải. Khi học Tâm bệnh, các biểu hiện của người mắc những rối loạn tâm lý là những nội dung
quan trọng để chNn đoán một người có mắc rối loạn tâm lý không, trong quá trình vận dụng vào
các trường hợp thực tế.
ví dụ này nếu không cẩn thận thì sẽ bị diễn đạt thành tư duy nên chỗ gạch chân bạn có thể
thay thành môn học mà có sử dụng đến tưởng tượng, hoặc là dùng ví dụ trong ngoặc (...) ở
dưới để tăng thêm tương tác với người nghe cũng được
"biểu tượng của tưởng tượng": biểu tượng của Singapore là sư ngư, đầu sư tử đuôi cá mà cá với
sư tử là những biểu tượng có sẵn mà ta đã biết ghép lại tạo nên biểu tượng mới là sư ngư
(Ví dụ làm rõ biểu tượng là gì, cho các bạn xem một đồ vật gì đó, sau đó cất nó đi, thì mọi người
vừa được xem cái gì và hỏi các bạn về một số đặc điểm bên ngoài của nó thì đương nhiên là vẫn
trả lời được nhờ vào biểu tượng chính là những thứ sau khi mình tri giác nó thì nó sẽ lưu lại trên
vỏ não)
(Cái ví dụ trong ngoặc thì bạn thuyết trình có thể làm hoặc không cũng được, này là đưa vô
cho rõ ràng thôi)

2.4. Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính (Nhật Khánh)
- Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của
trí nhớ do nhận thức cảm tính cung cấp.
Trong quá trình tưởng tượng chúng ta sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, do nhận thức cảm
tính cung cấp. Nói cách khác, tưởng tượng sử dụng nguồn nguyên liệu đặc biệt do nhận thức cảm
tính mang lại. Vì thế, tưởng tượng có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
VD: Khi đề cập, nhắc đến loài cá sấu, con người sẽ hình dung trong đầu một cách khái quát về cá
sấu qua các thông tin mà nhận thức cảm tính mang lại như loài bò sát, môi trường sống ưa thích
gần nước, kích thước lớn, có khả năng gây nguy hiểm cho con người…
VD: Khi được yêu cầu vẽ tranh về một chủ đề cụ thể. Mỗi người sẽ tưởng tượng, hình dung, phát
họa trước về hình ảnh mà mình muốn vẽ, tùy vào lượng thông tin trước đó có được mỗi người sẽ
:
cho ra những bức tranh khác nhau dựa vào nhận thức cảm tính của riêng họ.
VD; Khi học về lịch sử cổ đại thì học sinh phải tưởng tượng ra cuộc sống của người nguyên thủy.
phần này tập trung nói về lý thuyết để thấy tưởng tượng sử dụng thông tin từ nhận thức
cảm tính ntn, đại loại là giải thích lý thuyết, không cần nói nhiều về ví dụ, vì ví dụ trên chưa
rõ ràng
3. Vai trò (Nhật Khánh)
- Tưởng tượng có liên quan mật thiết với mọi hoạt động của con người. Nhờ có tưởng
tượng con người mới hình dung trước được kết quả của lao động, nó giúp con người định
hướng mọi hoạt động, thúc đNy hoạt động…
Tưởng tượng đóng vai trò to lớn với mọi hoạt động của con người trong hoạt động lao động.
Tưởng tượng cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của hoạt động
trước khi bắt đầu hoạt động lao động. Do đó tưởng tượng giúp chúng ta định hướng trong quá
trình hoạt động bằng cách tạo ra mô hình tâm lý về những sản phNm của lao động điều này hỗ trợ
cho sự hiện thành hiện vật của những sản phNm đó.
- Tưởng tượng cần thiết cho hoạt động nhận thức, trong các quá trình của nhận thức đều
có sự tham gia hỗ trợ của tưởng tượng.
Tưởng tượng nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề khó khăn trong cuộc
sống, giúp con người hướng về tương lai kích thích con người hành động đạt được kết quả lớn
lao.
- Tưởng tượng còn có vai trò trong học tập, ảnh hưởng tới sự sáng tạo của nhà văn, họa sĩ,
điêu khắc…
Tưởng tượng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp thu và thể hiện các
tri thức mới đặc biệt là trong việc giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh, hình
mẫu lý tưởng của học sinh noi theo được tạo ra dưới ảnh hưởng của tưởng tượng sẽ là động cơ
quan trọng để học sinh phấn đấu.
Trong công tác giáo dục, cần rèn luyện cho học sinh óc tưởng tượng phong phú chính xác thiết
thực sát với thực tế trong cuộc sống.
4. Phân loại
Căn cứ vào tính tích cực và hiệu lực của tưởng tượng, có thể chia tưởng tượng làm 2 loại:
● Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực.
● Ước mơ và lý tưởng.

(Kim Khánh)
4.1. Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực
4.1.1. Tưởng tượng tích cực
- Khái niệm: Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu
cầu và kích thích tính tích cực thực sự của con người.
- Tưởng tượng tích cực bao gồm: tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
a) Tưởng tượng tái tạo
o Khái niệm: Là loại tưởng tượng tạo ra hình ảnh mới đối với cá nhân
người tưởng tượng dựa trên sự mô tả của người khác.
VD: Sau khi đọc cuốn “The Little Prince”, độc giả sẽ tưởng tượng ra hình
ảnh hoàng tử bé và anh phi công trò chuyện giữa sa mạc.
VD: Học sinh tưởng tượng ra những điều cô giáo mô tả trong sách giáo
khoa.
o Loại tưởng tượng này mang tính chủ thể cao và dựa chủ yếu vào ngôn
ngữ.
o Tưởng tượng tái tạo mang tính chủ thể cao, hay có sự cắt xén thêm bớt là
tùy thuộc vào vốn kinh nghiệm cá nhân. Do vậy muốn có sự tưởng tượng
:
tái tạo tốt cần có kinh nghiệm chính xác, phong phú và đầy đủ.
o Tưởng tượng tái tạo có ý nghĩa trong quá trình nhận thức của con người.
Nó giúp cho con người nắm được những tri thức, kinh nghiệm về các sự vật
hiện tượng mà con người không thể tiếp cận được; chẳng hạn như trong
ngành khảo cổ học.

b) Tưởng tượng sáng tạo


o Khái niệm: Là loại tưởng tượng xây dựng hình ảnh mới một cách độc lập.
Hình ảnh này chẳng những mới đối với cá nhân người tưởng tượng mà còn
mới đối với xã hội. Là quá trình xây dựng hình ảnh mới trong khi chưa có
kinh nghiệm của cá nhân, cũngnhư chưa có trong kinh nghiệm của xã hội.
VD: Konstantin Eduardovich Tsiolkovsky sáng tạo ra mô hình con tàu vũ
trụ. Phân tích ví dụ này để thấy sự tưởng tượng sáng tạo thể hiện ra
sao, ở chỗ nào để tránh nhầm với tư duy. Vì để sáng tạo ra tàu vũ trụ,
cần dùng cả tư duy.

o Loại tưởng tượng này có giá trị cao đối với sự tiến bộ của loài người.
- Tưởng tượng sáng tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lập trường, quan điểm sống,
sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề trong thế giới tự nhiên và xã hội; đồng thời có
sự tham gia của tính ngẫu hứng.
- Muốn có tưởng tượng sáng tạo tốt cần có tưởng tượng tái tạo tốt. Bởi vì muốn
tạo ra một hình ảnh mới về một lĩnh vực nào đó thì con người trước hết cần phải
có tri thức về lĩnh vực đó. Tưởng tượng tái tạo sâu sắc chính xác và có hệ thống sẽ
tạo điều kiện cho tưởng tượng sáng tạo phong phú độc đáo.
- Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Những cái mới chỉ xuất hiện khi yêu cầu phát triển đã chín muồi và bao
giờ cũng xuất hiện từ trong lòng cái cũ. Cho nên không thể tưởng tượng sáng tạo
khi chưa có tưởng tượng tái tạo một cách nhuần nhuyễn.
4.1.2. Tưởng tượng tiêu cực
- Khái niệm: Là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không thể thực hiện hóa
trong cuộc sống. Loại tưởng tượng này có thể có chủ định hoặc không có chủ định.
o Có chủ định: Là tưởng tượng có sự tham gia của ý thức nhưng không
gắn liền với ý chí để hiện thực hóa hình ảnh tưởng tượng trong cuộc sống.
o Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra một cách có chủ định nhưng không
gắn liền với ý chí thể hiện những hình ảnh tưởng tượng trong cuộc sống.
VD: Bạn A mơ ước trở thành bác sĩ nhưng lại rất lười học.
o Không chủ định: Là tưởng tượng không có sự tham gia của ý thức, chủ
yếu xảy ra khi: ngủ mơ, mộng du, mắc bệnh hoang tưởng.
o Và có thể xảy ra một cách không chủ định thường là khi con người trong
trạng thái không hoạt động.
VD: Khi ngủ ta nằm mơ trở thành trẻ con
4.2. Ước mơ và lý tưởng
- Ước mơ là hình ảnh tốt đẹp về tương lai, có sức hấp dẫn đặc biệt, giúp con người
tăng thêm sức mạnh trong hoạt động. Đây là loại tưởng tượng sáng tạo nhưng
không trực tiếp hướng vào hoạt động trong hiện tại.
Ví dụ về ước mơ…
- Lý tưởng là loại tưởng tượng tích cực có tính hiện thực cao hơn ước mơ. Đó là
một hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể, hấp dẫn của sự mong muốn trong tương lai.
Nó là động cơ mạnh mẽ thúc đNy con người vươn tới tương lai tươi sáng, đẹp đẽ.
Ví dụ về lý tưởng…
:
5. Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
ở phần này có thể nói lại các ví dụ trên slide mà kh cần diễn đạt hay giải thích ví dụ, nói kĩ và
diễn đạt rõ hơn về các cách sáng tạo TT
(Tuyết Anh)
- Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật: là cách thức tạo ra hình
ảnh mới bằng thủ thuật biến đổi kích thước, số lượng của bản thân sự vật hay các thành phần chứa
trong sự vật hiện tượng.
VD: hình ảnh người khổng lồ, tí hon, Phật bà trăm tay nghìn mắt,…
- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật: là cách thức tạo ra hình ảnh mới
bằng sự nhấn mạnh một đặc điểm, thành phần nhất định chứa trong sự vật hiện tượng. Sự nhấn
mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phNm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của sự vật,
hiện tượng này với những sự vật, hiện tượng khác.
VD: các hình ảnh trong tranh biếm họa, phương pháp cường điệu trong văn học. Các nhân vật
trong truyện tranh Doraemon của Nhật Bản: Nobita (hậu đậu, ham chơi), Suneo (thích khoe
khoang), Chaien (to khoẻ),…
- Chắp ghép (kết dính): là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách ghép các bộ phận của nhiều sự
vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. Trong đó, các bộ phận hợp thành vẫn giữ
nguyên, không bị thay đổi, chế biến, chúng chỉ được tiếp nối với nhau một cách đơn giản.
VD: Con rồng (đầu sư tử, thân rắn, chi thú), nàng tiên cá, nhân sư,…
(Gia Hy)
- Liên Hợp: tạo ra hình ảnh mới dựa trên cách liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật với
nhau, Các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến và sắp xếp trong những tương
quan mới. Thường được sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo kỹ thuật.
- Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng sự tổng hợp sáng tạo dựa trên nguyên lý liên hợp
- Hình ảnh mới được tạo từ những bộ phận của cái cũ
- Yếu tố ban đầu bị cải tổ, biến đổi và nằm trong những mối tương quan mới
- Một sự tổng hợp sáng tạo, không phải là tổng hợp đơn giản các yếu tố đã biết
- Được sử dụng trong văn học nghệ thuật các hình tượng văn học, nghệ thuật; trong khoa
học, kỹ thuật để thiết kế công cụ, thiết bị kỹ thuật
VÍ DỤ:
Lấy lại ví dụ khác của sáng tạo liên hợp
- Điển Hình Hóa: tạo hình ảnh mới bằng cách xây dựng thuộc tính, đặc điểm điển hình
của nhân cách đại diện cho một giai cấp, một lớp người…
- Là cách thức tạo ra hình ảnh mới độc đáo mang tính nổi trội, điển hình một cách đặc biệt.
- Yếu tố mấu chốt là sự tổng hợp sáng tạo mang tính khái quát những thuộc tính và đặc
điểm cá biệt; Đại diện cho một giai cấp hay tầng lớp xã hội dựa trên đặc điểm “gốc”
VÍ DỤ:
- Nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân, đại diện cho số phận người nông dân nghèo
trong nạn đói 1945 thông qua những hình ảnh như việc là dân ngụ cư, đNy xe bò để kiếm
sống, ở nhà rất là bừa bội với lá và rác chất đống, hai cái vạc nước khô quéo và ngôi nhà
tồi tàn cùng với ngoại hình xấu xí, thô kệch -> Điển hình của người nông dân nghèo
- Loại Suy: tạo ra hình ảnh mới từ những sự vật hiện tượng đã có trong cuộc sống, trên cơ
sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết bộ phận của những sự vật có thực.
- Là cách thực tạo ra hình ảnh mới dựa trên hành động, sự vật, hiện tượng có thực tạo ra
những cái mới, những máy móc tương ứng
- Những cái mới từ loại suy như ngành phỏng sinh học là bước phát triển cao trong quá
trình sáng chế, phát minh.
VÍ DỤ:
- Việc đục và khoét bằng búa cùng một việc là làm cho một vật nào đó có một lỗ bằng
cách thức kết hợp với máy móc tạo nên máy khoan, dựa trên thao tác của con người và sự
:
sáng tạo là khoan cũng là tạo cho viên gạch hoặc một vật nào đó một cái lỗ, phục vụ cho
nhiều mục đích khác nhau như đóng đinh treo tranh, quạt, …và cùng là một kết quả.
- Hồi trước người ta đi cắt và tỉa cỏ bằng việc công cụ thủ công như kéo và rất bất tiện khi
làm ở một bãi cỏ dày và lớn nên con người đã dùng trí óc để tạo nên máy cắt cỏ với một
bộ khung che bên dưới là cái quạt khi bật lên sẽ chạy với công suất cao từ đó cắt cỏ nhanh
và dễ dàng hơn; cùng là một hình ảnh là cầm tay và tác dụng là cắt cỏ.

6. So sánh giữa tư duy và tưởng tượng

*Giống nhau giữa tư duy và tưởng tượng

- Tư duy và tưởng tượng đều phản ánh cái mới, những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá
nhân.

- Đều là mức độ cao của quá trình nhận thức (đều nằm trong bậc thang nhận thức lí tính)

- Đều mang tính khái quát và phản ánh gián tiếp.

- Có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ và nhận thức cảm tính.

- Lấy thực tiễn làm tiêu chuNn kiểm tra tính đúng đắn.

- Cả hai quá trình đều được nảy sinh trước tình huống có vấn đề và đều hướng vào giải quyết các
tình huống có vấn đề.

- Tư duy và tưởng tượng của con người không có giới hạn nào cụ thể.

VD1: (Ảnh 1) Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tư duy logic và tưởng tượng kết hợp với
nhau có thể giúp các nhà khoa học và kỹ sư tìm ra những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề khó
khăn.

VD2: (Ảnh 2) Một bộ phim hay một bức tranh đẹp thường được tạo ra từ sự kết hợp giữa tư duy
và tưởng tượng của những nghệ sĩ và nhà làm phim.

*Khác nhau giữa tư duy và tưởng tượng

TƯ DUY TƯỞNG TƯỢNG


:
Hoàn cảnh có vấn đề Rõ ràng Bất định

Phương thức phản ánh Ngôn ngữ, các thao tác Chắp ghép, kết hợp

Sản phẩm Suy luận, phán đoán, khái Mô hình, hình ảnh mới
niệm

- Cùng nảy sinh từ tình huống có vấn đề nhưng nếu tính bất định của tình huống có vấn đề không
cao (tình huống rõ ràng, sáng tỏ) thì quá trình giải quyết nhiệm vụ chủ yếu tuân theo quy luật của
tư duy.

- Nếu tính bất định của tình huống có vấn đề mà lớn, khởi đầu khó phân tích một cách rõ ràng,
chính xác thì giải quyết nhiệm vụ theo cơ chế tưởng tượng.

+ Tư duy mang các đặc điểm:

- Tính có vấn đề, xác định được mục tiêu để phát triển tư duy.

- Tính gián tiếp, là phương tiện được khai thác đề hoàn thành các mục đích. Trong đó kết quả
của tư duy mới là yếu tố tác động trực tiếp.

- Tính trừu tượng và khái quát trong xác định mục tiêu, giải pháp và hiện thực hóa các tư duy
đó.

- Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, thông qua các kinh nghiệm và kiến thức, lý luận đã được đút
kết.

- Quan hệ mật thiết với ngôn ngữ cảm tính.

+ Trong khi đó tưởng tượng mang các đặc điểm như sau:

- Mang tính gián tiếp và khái quát so với trí nhớ. Bởi tưởng tượng không được xây dựng từ nền
tảng trí nhớ hay kinh nghiệm trước đó. Các điều không có thật, và con người dựa trên cảm
:
tính của mình để tưởng tượng về sự kiện đó. Nhờ vậy mà tính sáng tạo mới được phát triển
khác nhau đối với năng lực của mỗi người.

- Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính và tư duy.

VD1: Khi giải quyết một bài toán hình học,ta sử dụng tư duy để suy nghĩ về các bước giải quyết
và áp dụng các công thức, quy tắc hình học để tìm ra đáp án chính xác.

VD2: Khi nghe bài hát hoặc đọc một bài thơ, ta có thể tưởng tượng ra một cảnh tượng trong đầu
mình. Khi đó ta sử dụng khả năng tưởng tượng để tạo ra hình ảnh, âm thanh, mùi vị, vị giác và
cảm giác về một sự việc, một tình huống hoặc một đối tượng.

Ø Tóm lại, tư duy và tưởng tượng là hai khái niệm quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống
của chúng ta. Cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta tìm ra các giải pháp
sáng tạo cho các vấn đề khó khăn, tạo ra những trải nghiệm mới và phát triển khả năng tư duy
của chúng ta.

- Giống nhau (Mai Khôi)


_______: PPT
_______: Lời diễn giải thêm cho bạn thuyết trình
GIỐNG NHAU GIỮA TƯ DUY VÀ TƯỞNG TƯỢNG
- Đều là quá trình tâm lý bên trong của con người nhằm phản ánh hiện thực khách quan qua não,
là một quá trình nhận thức lí tính.
- Đều phản ánh cách gián tiếp, thực hiện trong nhận thức.
- Đều nảy sinh khi tình huống, hoàn cảnh gặp vấn đề, có thể giúp con người giải quyết các vấn đề
phức tạp và đưa ra những ý tưởng mới.
Từ đó có thể làm lên sự sáng tạo, linh hoạt hay bay bổng nhất định. Phải có tư duy và tưởng
tượng thì con người mới tạo ra những điều mới mẻ trong cuộc sống.
Ví dụ: (Ảnh 1) trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tư duy logic và tưởng tượng kết hợp với
nhau có thể giúp các nhà khoa học và kỹ sư tìm ra những giải pháp sáng tạo cho các vấn đề
khó khăn.
Ví dụ: (Ảnh 2) một bộ phim hay một bức tranh đẹp thường được tạo ra từ sự kết hợp giữa tư
duy và tưởng tượng của những nghệ sĩ và nhà làm phim.
- Đếu liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ và nhận thức cảm tính
- Tư duy và Tưởng tượng của mỗi con người là khác nhau. Được thể hiện trên cơ sở trải nghiệm
thực tế, môi trường tiếp xúc và nhiều yếu tố khác. Tưởng tượng được phát triển cũng dựa trên
yếu tố tư duy và ngược lại. Từ đó mang đến sự sáng tạo, xây dựng bức tranh toàn cảnh về thế
giới xung quanh của mình.
- Tư duy và tưởng tượng của con người cũng không có giới hạn nào cụ thể. Từ đó mà sức sáng
tạo là vô hạn, con người có thể khai thác cũng như làm mới bản thân mình.
:
- Đều được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh
và quản lý.
- Được phát triển và cải thiện thông qua các hoạt động học tập và thực hành. Vì vậy, việc rèn
luyện kỹ năng tư duy và tưởng tượng có thể giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, sáng tạo
hơn và có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn trong cuộc sống.
Tóm lại, tư duy và tưởng tượng là hai khái niệm quan trọng và không thể thiếu trong cuộc
sống của chúng ta. Cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta tìm ra các giải
pháp sáng tạo cho các vấn đề khó khăn, tạo ra những trải nghiệm mới và phát triển khả năng
tư duy của chúng ta.

- Khác nhau (Dung Hoàng)


KHÁC NHAU GIỮA TƯ DUY VÀ TƯỞNG TƯỢNG
Thay phần bản chất, vai trò thành "định nghĩa" của tư duy và tưởng tượng

*ĐNNH NGHĨA
- Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ bên trong, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta
chưa biết.
- Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của
cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở những biểu tượng đã có.
*ĐẶC ĐIỂM
● Tư duy
- Tính có vấn đề của tư duy
- Tính gián tiếp của tư duy
- Tính khái quát của tư duy
:
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
● Tưởng tượng
- Tưởng tượng nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề
- Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết cho tưởng tượng
- Tưởng tượng phản ánh gián tiếp, khái quát
- Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
TƯ DUY TƯỞNG TƯỢNG
- Về nội dung phản ánh: Dựa vào kinh - Về nội dung phản ánh: Dựa trên dữ
nghiệm của thế hệ trước đã tích lũy, dữ liệu ít ỏi của thực tế, phản ánh cái
liệu đầy đủ của thực tế, phản ánh bản mới, chưa có trong kinh nghiệm của
chất, mối liên hệ có tính quy luật của sự cá nhân hoặc xã hội. Được bổ sung
vật hiện tượng mà chưa biết. Nghĩa là bằng quá trình suy đoán tưởng
con người so sánh tổng hợp đưa ra tượng chắp vá lại. Dựa vào 2 điều
nhận định, đưa dữ liệu đầy đủ của thực kiện đó để tổng hợp đưa ra nhận
tế vào thì dễ dàng đưa ra được nhận định. Khi đó, các điều mới lạ, tưởng
định đúng.Tư duy được phát triển trên trường vô lý cũng được phát triển
nền tảng kinh nghiệm, kiến thức và
định hướng cần làm gì. Có mục tiêu để
tiến đến, con người mới phát triển và áp
- Về phương thức phản ánh: Trên cơ
dụng tư duy.
sở những biểu tượng đã biết, cơ sở
- Về phương thức phản ánh: Sử dụng các
những biểu tượng của trí nhớ. Thực
thao tác, ngôn ngữ do các thế hệ trước đã
hiện được nhờ các phương thức hành
sáng tạo ra. Tức là khai thác và ứng
động (chắp ghép liên hợp, nhấn
dụng các thành quả tư duy trước đó
mạnh, điển hình hoá, loại suy).

- Mang đến các nhu cầu mới chưa tồn


- Được thúc đNy do nhu cầu của xã tại trong thực tế.
hội. Do đòi hỏi cao hơn của con người
trong các khía cạnh tiếp cận khác nhau
của cuộc sống.
- Kết quả phản ánh: Các biểu tượng,
hình ảnh mới do con người tạo ra.
- Kết quả phản ánh: Khái niệm, phán
đoán, suy lý, tư tưởng
- Tính có vấn đề, xác định được mục tiêu - Hoàn cảnh có vấn đề bất định
để phát triển tư duy.
- Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, thông - Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm
qua các kinh nghiệm và kiến thức, lý tính và tư duy
luận đã được đúc kết, quan hệ mật thiết
với ngôn ngữ cảm tính.
- Có thể sáng tạo, vì trí tưởng tượng
- Cần phải chính xác
là phong phú, con người có thể tự do
sáng tạo, phát triển
- Tính xác định cao, rõ ràng - Tính xác định thấp, mang tính ước
lệ
- Giải quyết được cả những nhiệm vụ ở - Hướng con người về tương lai, cùng
hiện tại và cả tương lai, mở rộng giới những mong muốn lớn lao.
:
hạn của nhận thức
- Thúc đNy, kích thích con người hoạt
- Mang đến các tiềm năng được khai thác,
động ảnh hưởng đến việc học tập,
giúp con người khám phá được các giới
giáo dục đạo đức, phát triển nhân
hạn, khả năng của bản thân. Thông qua
cách.
đó, con người càng muốn học tập, trau
dồi để nâng cao kiến thức, trình độ.
- Cải tạo thông tin của nhận thức cảm - Biến những điều không thể thành
tính, làm chúng có ý nghĩa hơn trong các lợi ích đáp ứng cho con người.
cuộc sống của con người.

VD1: Khi xây một ngôi nhà


- Mô phỏng bản thiết kế thì cần nhiều (sự tưởng tượng) về ngôi nhà
- Vẽ, phác thảo, rồi đi đến thiết kế, tính toán kết cấu, vật liệu xây dựng (đây là quá trình
tư duy)
VD 2: Để giải một bài toán
- Huy động những cái đã có trước đây (QT tư duy), hình thành nên cách giải phù hợp
- Cách giải mới, hình dung trong đầu cách làm (QT tưởng tượng)

*Đặc điểm của tư duy


1. Tính có vấn đề của tư duy
2. Tính gián tiếp của tư duy
3. Tính khái quát của tư duy
4. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
5. Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
*Đặc điểm của tưởng tượng
1. Tưởng tượng nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề
2. Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết cho tưởng tượng
3. Tưởng tượng phản ánh gián tiếp, khái quát
4. Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
:

You might also like