You are on page 1of 5

NHẬN THỨC LÝ TÍNH

I. Tư duy
1. KN: Tư duy là 1 quá trình tâm lý (nhận thức) phản ánh những thuộc tính bên trong
thuộc về bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật mà trước đó ta chưa biết.
- Tư duy của con người mang bản chất xh:
+ Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm.
+ Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội.
+ Tư duy mang tính tập thể.
2. Đặc điểm
2.1.Tính “có vấn đề của tư duy”:
- Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốn hiểu biết
cũ, những phương pháp hành động cũ đã có, con người không đủ để giải quyết.
- Không phải bất kỳ tình huống có vấn đề cũng đều này sinh ra tư duy
+ “Tình huống có vấn đề” phải được chủ thể tư duy nhận thức đầy đủ và chuyển
nhiệm vụ tư duy.
+ “Tình huống có vấn đề” phải vừa sức đối với chủ thể: Không quá khó và cũng
không quá dễ.
2.2. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:
- Tính trừu tượng: Là khả năng trừu xuất (gạt bỏ) khỏi đối tượng những thuộc tính, những
dấu hiệu cụ thể, cá biệt không cần thiết đối với nhiệm vụ mà chỉ để lại những thuộc tính
bản chất, quy luật cần thiết cho quá trình tư duy. VD: khi ta nhận thức về cái bàn, ta có
thể gạt bỏ các thuộc tính như màu sắc.
- Tính khái quát: Là khả năng của tư duy cho phép con người bao quát chung những thuộc
tính bản chất, những quy luật, những đặc điểm… của một loạt đối tượng.
2.3. Tính gián tiếp của tư duy:
- Thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy.
- Sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…) để nhận thức
những đối tượng khi không thể tri giác trực tiếp.
2.4. Tư duy gắn liền với ngôn ngữ:
- Tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ. Chúng thống nhất nhưng không đồng nhất,
cũng không tách rời nhau.
2.5. Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
- Nhận thức cảm tính là nguồn cung cấp tư liệu cho tư duy.
- Tư duy lại ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính.
+ Nhờ tư duy mà con người tri giác nhanh chóng, chính xác hơn.
+ Tư duy ảnh hưởng tới sự lựa chọn, tính ổn định, tính có ý nghĩa của tri giác.
3. Phân loại (không ôn)
4. Các thao tác của tư duy.
4.1. Phân tích và tổng hợp:
Phân tích: là thao tác trí tuệ dùng để tách đối tượng ra thành từng mặt, từng bộ phận khác
nhau nhằm xem xét chúng một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
+ Ví dụ: ta phân chia cái xe đạp ra thành nhiều bộ phận: bánh xe, yên xe, bàn đạp, đĩa,
xích, phanh,...và nghiên cứu từng bộ phận.
Tổng hợp: là thao tác trí tuệ dùng để hợp nhất các bộ phận vừa mới được phân tích nhằm
xem xét đối tượng một cách khái quát hơn.
+ Ví dụ: Sau khi nghiên cứu từng bộ phận của xe đạp, ta tìm ra điểm chung và mối liên
hệ giữa các bộ phận. Từ đó có nhận thức rõ hơn về chiếc xe đạp.
4.2. So sánh:
So sánh: là thao tác trí tuệ dùng để xác định sự giống nhau hay không giống nhau, bằng
nhau hay không bằng nhau, đồng nhất hay không đồng nhất giữa các bộ phận của một sự
vật, hiện tượng hoặc giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
+ Ví dụ: chậm như rùa, khỏe như voi,...
4.3. Trừu tượng hóa và khái quát hóa:
Trừu tượng hóa: là thao tác trí tuệ dụng để gạt bỏ những mặt, thuộc tính, liên hệ, quan hệ
thứ yếu để giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
+ Ví dụ: Liên kết phán đoán việc đồng dẫn điện với phán đoán đồng là kim loại ta rút ta
tri thức “mọi kim loại đều dẫn điện”. Đây là tính trừu tượng hóa trong học tập.
Khái quát hóa: là thao tác trí tuệ dùng để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau nhưng có
chung những thuộc tính, liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm, một loại, một phạm
trù nào đó.
+ Ví dụ: Một cuộc khảo sát về một loại thức uống. Khoảng 60% khách hàng đánh giá là
ngon và hi vọng nó được bán ra thị trường. Như vậy có thể kết luận rằng 60% người
trong khảo sát đó thích món nước này.
4.4. Cụ thể hóa:
- Là thao tác trí tuệ dùng để đưa những cái chung, cái trừu tượng về các trường hợp cụ
thể.
5. Các giai đoạn của tư duy:
Giai đoạn nhận thức vấn đề:
Khi gặp hoàn cảnh có vấn đề, chủ thể tư duy nhận thức nó và đặt ra vấn đề cần giải
quyết, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ của quá trình tư duy.
Giai đoạn xuất hiện các liên tưởng:
Đây là giai đoạn huy động vốn tri thức, kinh nghiệm có liên quan đến vấn đề làm xuất
hiện trong đầu chủ thể tư duy những mối liên tưởng xung quanh vấn đề cần giải quyết đó.
Giai đoạn sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết:
Trong giai đoạn này, chủ thể tư duy gạt bỏ những liên tưởng không cần thiết, đưa ra
những phương án giải quyết có thể đối với nhiệm vụ tư duy.
Giai đoạn kiểm tra giả thuyết:
Kết quả của việc kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả
thuyết. Nếu tất cả các giả thuyết đều bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.
Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ:
Khi giả thuyết (tức là cách giải quyết nhiệm vụ có thể có) đã được khẳng định thì nó sẽ
được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra.
6. Các phẩm chất của tư duy
Những phẩm chất tư duy tích cực:
- Tính khái quát và sâu sắc của tư duy;
- Tính linh hoạt của tư duy;
- Tính độc lập của tư duy;
- Tính nhanh chóng của tư duy;
- Tính phê phán của tư duy.
Những phẩm chất tiêu cực của tư duy. Ngoài những phẩm chất tích cực, tư duy cũng
còn có những phẩm chất tiêu cực như tính hẹp hòi, tính hời hợt của tư duy, tính ỷ lại của
tư duy, tính chậm chạp của tư duy, sức ì của tư duy...
II. Tưởng tượng
1. Khái niệm: Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở
những hình ảnh, biểu tượng đã có.
- Sản phẩm của tưởng tượng là biểu tượng. Biểu tượng của tưởng tượng và biểu tượng của
trí nhớ hoàn toàn khác nhau. Biểu tượng của trí nhớ vừa mang tính trực quan, vừa mag
tính khái quát. Còn biểu tượng của tưởng tượng thì tính trực quan gần như là không còn
nữa, mà nó mang tính khái quát. VD: biểu tượng của hòa bình là cánh chim bồ câu…
2. Vai trò:
- Có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người. Có những quá trình
nhận thức khác mà không có tưởng tượng đôi khi không TH được. VD: nghe 1 bài giảng
về đồi núi, sông ngòi; tư duy để giải bài toán hình học không gian cũng cần phải có sự
tưởng tượng.
- Có vai trò rất lớn đối với hoạt động thực tiễn của con người. Có những hđ thực tiễn TH
trên cơ sở tưởng tượng. VD: hình dung ngôi nhà trước khi xây.
- Có vai trò lớn trong đời sống tinh thần của con người. VD: leo lên cây và tin tưởng nó
không gãy !!!, thờ cúng thần…
3. Phân loại tưởng tượng:
Dựa vào sự chủ động của tưởng tượng:
- Tưởng tượng không chủ định
- Tưởng tượng có chủ định:
+ Tưởng tượng tái tạo.
+ Tưởng tượng sáng tạo.
Dựa vào tính tích cực của tưởng tượng:
- Tưởng tượng tiêu cực.
- Tưởng tượng tích cực.
Ước mơ và lý tưởng:
- Ước mơ có tính lãng mạn cao, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con người.
- Lý tưởng có tính tích cực và tính hiện thực cao hơn ước mơ, là mục tiêu cao đẹp, hình
ảnh mẫu mực thúc đẩy con người vươn tới.
4. Những cách tạo ra biểu tượng của tưởng tượng:
Chắp ghép (kết dính): Phương pháp ghép các bộ phận của nhiều đối tượng lại với nhau
thành một biểu tượng mới.
Liên hợp: Cũng giống như chắp ghép nhưng các bộ phận của các đối tượng ban đầu được
cải tổ cho phù hợp với cấu trúc mới.
Thay đổi kích thước, số lượng (của sự vật hay các thành phần của chúng): Từ những
hình ảnh của tri giác, làm thay đổi kích thước hay số lượng bộ phận của chúng. Các bộ
phim: King Kong…
Loại suy (mô phỏng, tương tự): Là phương pháp sáng tạo ra biểu tượng trên cơ sở mô
phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thực. Chân vịt = hệ
thống cánh quạt của tàu, thuyền
Điển hình hóa: Là phương pháp sáng tạo ra biểu tượng trên cơ sở tổng hợp một cách
sáng tạo các thuộc tính điển hình, là cái đại diện cho hàng loạt đối tượng. VD: Thánh
Gióng được tạo nên nhờ các phẩm chất của DTVN.

*** Quá trình nhận thức lý tính xảy ra theo con đường tưởng tượng khi mà nguyên liệu để
tiến hành nhận thức về bản chất về sv, ht nó bị thiếu hụt, không đầy đủ, không rõ ràng.
Con đường tư duy và tưởng tượng khác nhau. Nếu có đầy đủ nguồn nguyên liệu, có thể
cân đong đo đếm thì tiến hành nhận thức bản chất của đối tượng theo con đường tư duy.

You might also like