You are on page 1of 4

Chương 4: Nhận thức lý tính

1.1. Tư Duy
Khái niệm: là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà
trước đó ta chưa biết.
-Tư duy mang bản chất xã hội: hành động tư duy phải dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ
trước đã tích lũy.
+Tư duy phải sử dụng ngôn ngữ
+Tuy duy mang tính tập thể
+Tư duy là sản phẩm của sự phát triển xã hội-lịch sử.
-Vai trò của tư duy:
+Mở rộng giới hạn của nhận thức.
+Tư duy giải quyết những vụ của tương lai.
+Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính.
-Đặc điểm của tư duy:
+Tính có vấn đề của tư duy
+Tính gián tiếp của tư duy
+Tính trừ tượng và khái quát của tư duy
+Tư duy của con người có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
+Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
-Các giai đoạn của tư duy: tư duy gồm 5 giai đoạn
 Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
 Huy động các tri thức, kinh nghiệm
 Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
 Kiểm tra giả thuyết
 Giải quyết nhiệm vụ
-Các thao tác của tư duy:
 Phân tích – tổng hợp
 So sánh
 Trừu tượng hóa và khái quát hóa
-Trừu tượng hóa: là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, không cần
thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
-Khái quát hóa: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một
nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liện hệ, quan hệ chung nhất.
-Các loại tư duy và vai trò của chúng:
 Theo lịch sử hình thành và phát triển
+Tư duy trực quan hành động
+Tư duy trực quan hình ảnh
+Tư duy trừu tượng (tư duy ngôn ngữ-logic)
 Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết vấn đề
+Tư duy thực hành
+Tư duy hình ảnh cụ thể
+Tư duy lý luận
 Theo mức độ sáng tạo của tư duy
+Tư duy angorit và tư duy oritxtic
1.2. Tưởng tượng
+Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm
của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
+Sản phẩm của tưởng tượng hay còn gọi là hình ảnh cấp 2 (hình ảnh của hình ảnh)
+Muốn có hình ảnh cấp 2 phải có hình ảnh cấp 1 (hình ảnh có thực).
-Vai trò của tưởng tượng:
+Làm giảm căng thẳng và lạc quan
+Cho phép con người hình dung trước kết quả của hoạt động
+Có hình ảnh rõ nét đến việc học tập của sinh viên.
-Các loại tưởng tượng
 Tưởng tưởng tích cực và tiêu cực
+Tưởng tượng tiêu cực có chủ định và không có chủ định
+Tưởng tưởng tích cực: tái tạo và sáng tạo
-Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng
+Thay đổi kích thước số lượng
+Nhấn mạnh (các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật). Ví dụ: tranh biếm họa
+Chắp ghép (kết dính): Ví dụ hình ảnh con rồng, nữ thần đầu người mình cá.
+Liên hợp: ví dụ xe điện bánh hơi (liên hợp của ô tô với tàu điện), thủy phi cơ, robot…
+Điển hình hóa: ví dụ các nhân vật trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố, Chí Phèo của
Nam cao.
+Loại suy (tương tự): chế ra các công cụ tương tự với bàn tay của con người. Ví dụ: cái kẹp,
cái cào, cái bát…
-Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng:
 Cùng nằm trong nấc thang của nhận thức lý tính, tư duy và tưởng tượng có mối quan
hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau khi giải quyết một vấn đề.
 Khi con người đứng trước một tình huống có vấn đề, thường có hai hệ thống phản ánh
được diễn ra: một diễn ra trên cơ sở hình ảnh và một diễn ra trên cơ sở khái niệm. Hai
hệ thống này thường diễn ra đồng thời. Ví dụ: Những chữ viết tắt những ta vẫn có thể
đoán được nghĩa.
Trắc nghiệm:
Câu 1. Luận điểm nào đúng với tình huống có vấn đề?
a. Có tính chủ quan, không mang tính khách quan.
b. Hoàn toàn do khách quan quy định.
c. Vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan.
d. Làm nảy sinh tư duy và tư duy luôn giải quyết được vấn đề của tỉnh huống.
Câu 2: Tư duy có bản chất:
a. Khách quan
b. Tái hiện
c. Hoạt động
d. Tự nhiên, xã hội
Câu 3: Tưởng tượng là:
a. Tư duy về một nhiệm vụ
b. Phản ánh những cái đã có trong trải nghiệm
c. Phản ánh những cái chưa từng có trong trái nghiệm
d. Xây dựng lại hình ảnh của trí nhớ
Câu 4: Mơ mộng là hình thức:
a. Nhớ lại
b. Hình thức của tưởng tượng
c. Chú ý
d. Biến đổi kịch tính
Câu 5: "Nhiều học sinh THCS đã xếp cá voi vào loài cả vì chúng sống ở dưới nước như
là cả và tên cũng có chữ cả". Sai lầm điễn ra trong tình huống trên chủ yếu do sự phát
triển không đầy đủ của thao tác tư duy nào?
a. Phân tích.
b. Tổng hợp.
c. Trừu tượng hoá và khái quát hoá.
d. So sánh.
Câu 6: Trong hành động tư duy, việc thực hiện các thao tác (phân tích - tổng hợp; so
sánh; trừu tượng hoa và khái quát hoá) thường diễn ra như thế nào?
a. Mỗi thao tác tiến hành độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
b. Thực hiện các thao tác theo đúng một trình tự xác định như trên.
c. Thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy.
d. Linh hoạt tuỳ theo nhiệm vụ tư duy.
Câu 7: Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau: "Một bác sĩ có
kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết được họ bị
bệnh gì?".
a. Tính có vấn đề của tư duy.
b. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.
c. Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
d. Tình trừu tượng và khái quát của tư duy.
Câu 8: Tưởng tượng sáng tạo thể hiện ở chỗ:
a. Tạo ra hình ảnh mới mà nhân loại chưa từng biết đến.
b. kết quả của tưởng tượng sáng tạo không thể kiểm tra được.
c. tạo ra hình ảnh chưa có trong kinh nghiệm cá nhân, là quá trình tạo ra hình ảnh cho tương
lai.
d. Nó đang hình dung thấy con rồng ở đình làng nó: đầu như đầu sư tử, mình giống thân con
rắn nhưng lại có chân.

You might also like