You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Marketing
-
---------------
TIỂU LUẬN NHÓM NĂM HỌC 2023-2024
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ SỰ SAI LỆCH HÀNH VI CỦA GIỚI TRẺ


HIỆN NAY VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Thương

Lớp: DHQT19ATT Mã HP: 422000362202 Nhóm 2


Tên trường nhóm MSSV SĐT
Ngô Quốc Thắng 23666271 0779749686
Tên các thành viên
Đỗ Lê Minh Thư 23724351
Phan Lê Thế Sơn 23676291
Phạm Nguyễn Minh Thư 23674351
Phạm Nguyễn Tú Anh 23723881
Nguyễn Thị Cẩm Ly 23641001

1
DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN THEO
NHÓM:
STT Họ và Tên MSSV Nội dung Thời gian Kết quả Điểm của Điểm của
phân công thực hiện thực hiện Nhóm GV (theo
(Theo thang
thang điểm 10)
điểm 10)
1 Ngô Quốc 23666271 Viết dàn ý 19/3/2024- Tốt 8,5
Thắng sơ lược, đưa 30/3/2024
ra vấn đề,
xây dựng ý
tưởng, tạo
các buổi họp
nhóm, đánh
giá chất
lượng công
việc của các
thành viên,
kiểm tra và
sữa chữa
một số điểm
bất hợp lí
trong bài
luận. Đưa ra
nguyên
nhân của đề
tài.
2 Phan Lê Thế 23676291 Viết biên 19/3/2024- Khá 7,5
Sơn bản cho các 30/3/2024
buổi họp
nhóm.
Tham gia
đóng góp ý
kiến trong
các buổi
họp. Xây
dựng phần
mở đầu và
phần kết
luận của đề
tài. Tạo mẫu
khảo sát
thực trạng
của đề tài.
3 Đỗ Lê Minh 23724351 Tổng hợp 19/3/2024- Tốt 8

2
Thư nội dung 30/3/2024
của các
thành viên
trong nhóm,
tham gia
đóng góp ý
kiến cho các
buổi họp,
phụ trách
phần word
để hoàn
thành bài
tiểu luận.
4 Phạm 23674351 Tham gia 19/3/2024- Khá 7,5
Nguyễn đóng góp ý 30/3/2024
Minh Thư kiến trong
các buổi
họp. Đưa ra
các biện
pháp góp
phần khắc
phục thực
trạng nói
trên.
5 Phạm 23723881 Tham gia 19/3/2024- Khá 7,5
Nguyễn Tú đóng góp ý 30/3/2024
Anh kiến trong
các buổi
họp. Xây
dựng phần lí
luận của đề
tài về các
khái niệm,
đặc điểm,
vai trò và
các nội dung
cốt lõi, ý
nghĩa của đề
tài đối với
sinh viên.
6 Nguyễn Thị 23641001 Tham gia 19/3/2024- Khá 7,5
Cẩm Ly đóng góp ý 30/3/2024
kiến trong
các buổi
họp. Xử lý
số liệu thông

3
qua các bài
khảo sát của
nhóm, đồng
thời tìm
kiếm thêm
các số liệu
khảo sát liên
quan đến đề
tài.

Trưởng Nhóm

Ngô Quốc
Thắng

4
MỤC LỤC

Phần I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................6
1.1 Lí do chọn đề tài tiểu luận...............................................................................................................6
1.2 Mục đích của bài viết.......................................................................................................................7
1.3 Phương pháp thực hiện...................................................................................................................7
PHẦN II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN........................................................................................................7
1. Trình bày phần lý luận về chủ đề tiểu luận.....................................................................................7
1.1.Các khái niệm cơ bản..................................................................................................................7
1.2. Các kiểu hành vi sai lệch............................................................................................................8
1.3. Ý nghĩa của chủ đề đối với bản thân sinh viên hiện nay.......................................................12
2. Khảo sát thực trạng trẻ em có hành vi sai lệch.............................................................................12
2.1 Thông qua các bài báo...................................................................................................................12
2.2 Khảo sát online:.............................................................................................................................15
2.3 Kết luận...........................................................................................................................................16
3.Nguyên Nhân Thực Trạng...............................................................................................................17
3.1 Bản thân giới trẻ..................................................................................................................17
3.2 Gia đình................................................................................................................................17
3.3 Nhà trường...........................................................................................................................17
3.4 Bạn bè...................................................................................................................................17
3.5 Xã hội....................................................................................................................................18
4. Biện pháp khắc phục.......................................................................................................................18
4.1 Giới trẻ..................................................................................................................................18
4.2 Gia đình................................................................................................................................18
4.3 Nhà trường...........................................................................................................................18
4.4 Bạn bè...................................................................................................................................19
4.5 Xã hội....................................................................................................................................19
Phần 3: KẾT LUẬN................................................................................................................................19
PHỤ LỤC: BIÊN BẢN HỌP NHÓM....................................................................................................20

Phần I: MỞ ĐẦU

5
1.1 Lí do chọn đề tài tiểu luận.
Môi trường sống xung quanh của chúng ta sẽ quyết định đến suy nghĩ, tư duy và những
hành vi của bản thân mỗi người chúng ta. “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành
nhiều thời gian” đây là một câu nói nổi tiếng, nó phản ánh về môi trường sống tác động
đến lối sống của bạn mạnh mẽ đến mức nào. Và trong thời đại ngày nay với sự tiến bộ
của khoa học công nghệ đã góp phần giúp cho các bạn trẻ có cơ hội gần gũi để tìm hiểu,
khám phá về văn hóa của các vùng miền trong nước và của bạn bè quốc tế và từ đó cũng
dần hình thành nên những hiểu biết và thay đổi về hành vi.
Thực tế rằng hiện giờ các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube, là những
cái tên rất quen thuộc với mọi người trong chúng ta. Nhất là đối với các bạn trẻ ở thế hệ
hiện tại. Đó là nơi mà mọi người tương tác, chia sẻ với nhau bằng những hình ảnh, video
và tin nhắn mà lại không phải chi trả khoản phí nào. Và những công ty chuyên về các ứng
dụng mạng xã hội đó họ không ngần ngại chi ra một số tiền lớn, hàng triệu đô mỗi năm
chỉ để lấy sự chú ý của bạn, để giữ chân bạn với ứng dụng của họ lâu nhất có thể. Và với
công nghệ và sự phát triển kinh tế của Việt Nam và đủ loại mặt hàng điện tử thông minh,
thì ngày nay đa số mỗi gia đình không khó để đầu tư cho con cái những thiết bị thông
minh phục vụ cho mục đích tra cứu, học tập. Cũng từ sự tò mò, ham khám phá nên các
các bạn đã có thể tiếp cận với mạng xã hội rất sớm, một công cụ như một con giao hai
lưỡi nếu như không có sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm. Khi các bạn trẻ
tiếp xúc với những nội dung số có xu hướng xấu, lệch lạc, vi phạm về mặt đạo đức thì rất
dễ hình thành nên những tư duy, suy nghĩ lệch lạc dẫn đến những hành động, hành vi sai
lệch. Trong thời gian gần đây thì thời sự cũng lên nhiều bản tin liên quan đến những hành
vi sai lệch của giới trẻ khi tiếp xúc với mạng xã hội.
Gia đình là nơi mà các bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, chuyện trò với những người
thân của mình. Điều đó ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách cũng như là hành vi của
bạn trẻ. Trong môi trường mà gia đình liên tục cãi vả, nói năng thô tục, hay có những
cuộc bạo lực gia đình thì những bạn trẻ đó sẽ có xu hướng hành vi kiểu giống như vậy
sau này nếu không có sự gặp gỡ trao đổi với người khác để thay đổi. Còn trong môi
trường gia đình gia giáo thì những bạn trẻ sẽ có những hành vi chuẩn mực hơn, điểm tĩnh
và cư xử đúng mực ít khi bị cảm xúc che mờ lí trí và cũng dễ thành công trong cuộc sống.
Bạn bè xung quanh cũng là một nhân tố không thể thiếu tác động nên hành vi của giới trẻ
đây là nơi mà các bạn cũng thường xuyên gặp gỡ trên trường lớp, khi đi chơi, làm việc
nhóm, nhắn tin qua mạng xã hội và thường cùng nhau khám phá những điều mới lạ. Vì
thế việc hình thành nên những hành vi cũng dần hình thành qua những nhóm bạn mà các
bạn tiếp xúc. Các bạn sẽ có xu hướng nhậu nhẹt, hút thuốc nếu nhóm của bạn có xu
hướng như vậy hoặc là các bạn sẽ để ý đến nhan sắc, hình thể của mình nếu như nhóm
bạn của mình hay đến phòng tập thể hình, chạy bộ, đạp xe, chơi đá banh.
Trong thời gian qua nổi lên những hiện tượng mạng có những hành động trái với chuẩn
mực đạo đức như “Khá Bảnh”, “Huấn Hoa Hồng”, và những clip liên quan đến khiêu

6
dâm, mà hiện nay được các bạn trẻ coi là thần tượng trên không gian mạng, và các bạn trẻ
có xu hướng bắt trước theo. Vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, mà hiện nay các bạn
lại bị đầu độc trên không gian mạng, và các mối quan hệ xung quanh dẫn đến có những
hành vi sai lệch nên nhóm em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận “Tìm hiểu về sự sai lệch
hành vi ở giới trẻ hiện nay và cách khắc phục” để làm đề tài nghiên cứu. Để hiểu rõ được
cơ chế và từ đó tìm ra những biện pháp để hạn chế những sự sai lệch của hành vi của giới
trẻ hiện nay bằng những phương pháp mềm dẻo mà hiệu quả nhất.
1.2 Mục đích của bài viết.
Mục đích của bài viết này để nghiên cứu về hành vi của giới trẻ nó được hình thành xuất
phát từ đâu, và tại sao lại xuất hiện nên những sự sai lệch về hành vi của giới trẻ. Cũng
như là đem đến cho đọc giả và các bạn trong độ tuổi còn trẻ những góc nhìn, nghiên cứu,
chắt lọc thông tin để từ đó có được những biện pháp khắc phục tốt nhất.
1.3 Phương pháp thực hiện
Phương pháp luận
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp nghiên cứu đinh lượng
PHẦN II. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1. Trình bày phần lý luận về chủ đề tiểu luận
1.1.Các khái niệm cơ bản
Hành vi sai lệch thường được sử dụng trong các lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học
và hệ thống pháp luật để mô tả những hành động mà một cá nhân thực hiện mà không
tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực hoặc giá trị xã hội chung. Hành vi vi phạm các
chuẩn mực xã hội chính là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, là hành vi lệch
chuẩn, hành vi không được xã hội chấp nhận. Như vậy, có thể hiểu hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội là bất kì hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của một nhóm
hoặc của xã hội. Nói cách khác, hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội hay còn gọi là hành
vi lệch chuẩn là hành vi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của xã hội
Ví dụ: Giết người, trộm cắp, tham ô, nghiện ngập, mại dâm...
Chuẩn mực xã hội là gì? Là “các quy tắc quy định hành vi có thể chấp nhận được
trong các tình huống cụ thể” . Chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi
hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định về tính chất,
mức độ, phạm vi, giới hạn của hành vi, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ
cương của xã hội. Chuẩn mực xã hội có nguồn gốc từ thực tiễn xã hội, được hình
thành, nảy sinh từ chính nhu cầu thiết yếu cần có phương tiện điều tiết, điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp trong đời sống xã hội, định hướng cho hành vi
xã hội của các thành viên. Chúng được tạo thành từ ý chí chung của các thành viên
trong xã hội, các nhóm xã hội, các giai cấp, nhằm củng cố hay phục vụ cho các nhu

7
cầu, lợi ích của họ. Chuẩn mực xã hội phản ánh tính chất, nội dung các quan hệ xã
hội, thể hiện bản chất và thực tiễn đời sống xã hội.
Để xác định một hành vi có phải là lệch chuẩn hay không. Trước hết phải xác định các
quy tắc văn hoá của xã hội (nhóm) mà chủ thể hành vi đang sống. Trên cơ sở đó xác
định mức độ phù hợp giữa hành vi của cá nhân, nhóm với quy tắc đó. Một hành vi cá
nhân, nhóm bao giờ cũng là một hành vi xã hội. Nó có thể là bình thường hay lệch
chuẩn, tuỳ thuộc vào giá trị của nó đối với xã hội. Nó có thể được thừa nhận là đúng
đắn trong nền văn hoá xã hội này nhưng lại bị coi là lệch chuẩn so với văn hoá xã hội
khác.
Ví dụ : Đối với người Việt chúng ta ăn thịt heo hay thịt bò không thành vấn đề, nhưng ăn
thịt bò đối với người chăm theo đạo Bàlamôn hay ăn thịt heo đối với người Chăm theo
đạo Hồi giáo là những hành vi lệch lạc.
1.2. Các kiểu hành vi sai lệch
Thực tế chỉ ra rằng, trong tất cả những khu vực hoạt động cơ bản của con người, không
nơi nào không có những quy định, quy ước được công nhận dưới dạng các chuẩn mực để
điều chỉnh và kiểm soát các hành vi xã hội. Đồng thời, nơi nào tồn tại các chuẩn mực xã
hội, nơi đó cũng hàm chứa những vấn đề của sự sai lệch. Nói một cách chính xác, sự lệch
chuẩn cũng như các tật bệnh xã hội, khi nhiều, khi ít đều có thể nảy sinh và tồn tại ở bất
cứ nơi nào và lĩnh vực nào có những hoạt động của con người. Bởi vậy, nếu lấy các dạng
hoạt động cơ bản của con người trong xã hội làm nền tảng, chúng ta có thể xếp đặt và
vạch ra được một lược đồ khái quát về những hành vi sai lệch, những tệ nạn xã hội và
trên cơ sở đó tìm hiểu sự tác động nội sinh giữa chúng.

Phân loại theo lĩnh vực chuẩn mực xã hội bị vi phạm: Do nhu cầu điều chỉnh các
quan hệ trong đời sống xã hội, có nhiều loại chuẩn mực xã hội được quan tâm như chuẩn
mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực chính trị,... Có những chuẩn mực quy
định đối với các cộng đồng nghề nghiệp hoặc nhóm đối tượng cụ thể như chuẩn mực đạo
đức nhà giáo; chuẩn mực đạo đức của học sinh, sinh viên,... Tương ứng có các dạng hành
vi sai lệch như: Vi phạm pháp luật; vi phạm nội quy, quy chế, quy định, đạo đức,... Theo
đó, ngành giáo dục cần xây dựng quy chế, quy định về đánh giá đạo đức, điểm rèn luyện

8
của học sinh,sinh viên mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm. Những hành vi
nào không phù hợp với chuẩn mực hành vi xã hội là hành vi sai lệch.
Phân loại theo tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại: Căn cứ vào tính chất
của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại có thể phân ra hai loại: Hành vi sai lệch tích cực và
hành vi sai lệch tiêu cực.
- Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực
xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội. Hành vi sai lệch tích
cực không cần ngăn chặn, nhưng cần được quản lí để không dẫn tới phá vỡ các chuẩn
mực khác.
- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực
xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã
hội. Theo cách phân loại này, những thay đổi về quan niệm văn hóa cần được cập nhật
thường xuyên. Nhà trường cần tổ chức các tọa đàm chuyên đề giúp trao đổi về nhận thức
và định hướng hành vi cho học sinh, đồng thời tạo bầu không khí dân chủ, phù hợp với
môi trường học đường, để học sinh được bộc lộ quan điểm của mình.
Phân loại theo mục đích và ý thức của chủ thể thực hiện hành vi: Dựa vào mục đích
của hành vi, sai lệch chuẩn mực xã hội được phân loại theo hai nhóm cơ bản: Hành vi có
chủ đích và hành vi lầm lạc. Những người thực hiện hành vi có chủ đích hiểu rõ việc thực
hiện là không đúng chuẩn mực xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện vì ý định, lợi ích.
Người thực hiện hành vi lầm lạc không ý thức được việc mình làm là sai trái hoặc không
cố ý thực hiện hành vi. Hành vi lầm lạc cũng có thể được thực hiện do các bệnh lí hoặc
do nhận thức. Xác định cụ thể các nhóm hành vi theo tiếp cận này giúp nhà giáo dục phân
loại các nhóm đối tượng giáo dục để lựa chọn biện pháp giáo dục thích hợp.
Phân loại theo mức độ, phạm vi ảnh hưởng của hành vi: Dựa vào mức độ, phạm vi
ảnh hưởng đến xã hội, có các loại hành vi: Vi phạm pháp luật; vi phạm trật tự xã hội; vi
phạm kỉ luật; vi phạm tệ nạn xã hội; vi phạm lối sống đạo đức; vi phạm truyền thống văn
hóa,... Cách phân loại này cần được thể hiện trong quy chế, quy định của nhà trường về
đánh giá đạo đức, điểm rèn luyện của học sinh,sinh viên.
Phân loại theo chủ thể thực hiện hành vi: Dựa vào chủ thể hành vi, có hành vi sai lệch
của tập thể và hành vi sai lệch của cá nhân. Hành vi sai lệch của tập thể là hành vi được
thực hiện ở cấp độ nhóm. Hành vi sai lệch của cá nhân là hành vi do cá nhân thực hiện.
Ảnh hưởng của các hành vi sai lệch có tính tập thể thường nghiêm trọng hơn. Biện pháp
can thiệp đối với hai loại hành vi cũng khác nhau. Trong từng nhóm hành vi nêu trên có
các phân nhóm cụ thể hơn. Ví dụ, nhóm hành vi sai lệch có chủ đích có thể chia thành
các hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động. Hành vi sai lệch chủ động là
hành vi có ý thức, có tính toán, chủ động, cố ý vi phạm, cố tình phá vỡ hiệu lực của các
chuẩn mực xã hội. Hành vi sai lệch thụ động là hành vi sai lệch được thực hiện một cách
bị động hoặc do lôi kéo vào hành động sai phạm. Việc tiếp cận phân loại đầy đủ cần quan

9
tâm đến cả tính chất của hành vi, nguyên nhân có hành vi, chủ thể của hành vi và biện
pháp can thiệp.
Hành vi sai lệch xã hội có những đặc điểm cơ bản như sau:
Tồn tại trên một phạm vi, một địa bàn rộng lớn: Hành vi sai lệch xã hội tồn tại ở mọi
quốc gia trên thế giới, có ở mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Hành vi này có ở mọi
tầng lớp, mọi giai cấp – từ một người, nhóm nhỏ 2-3 người, đến cả một tập thể, một cộng
đồng, một dân tộc, một đất nước, một khu vực… bởi con người tồn tại với biết bao hoạt
động xã hội khác nhau, song lại có quan hệ với nhau.
Diễn ra ở mọi cấp độ, mức độ khác nhau: Hành vi sai lệch xã hội diễn ra ở mọi cấp độ,
mọi mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, từ thô
sơ đến tinh vi, từ nhẹ nhàng đến nặng nề…, sai lệch xã hội ở mức độ nhỏ bé – đó có thể
là nói chuyện trong giờ học nên không theo dõi được bài học và không hiểu bài; nói to,
gây ồn ào ngoài đường phố làm ảnh hưởng đến trật tự và văn minh đô thị... Ở mức độ cao
hơn, có thể là ăn nói bậy bạ, chửi thề nơi công cộng; ăn mặc hở hang, lố lăng, phản cảm
nơi công cộng; nói dối, vô lễ, thất hứa… Mức độ cao nhất của sai lệch xã hội là những
hành vi phạm tội như cướp của, đốt nhà, giết người…
Vừa có tính nhất thời, vừa có tính bền vững: Có những sai lệch có tính tạm thời, nhất
thời, song có những sai lệch lại mang tính ổn định, bền vững. Chúng có thể mang tính
thuận nghịch, khả hồi, song cũng có thể không thể phục hồi, vãn hồi hay đảo ngược. Ví
dụ cho những sai lệch xã hội nhất thời người ta thường nói đến những phản ứng rất khác
nhau của trẻ em mới lớn. Những phản ứng này thể hiện đặc tính khủng hoảng của lứa tuổi
giai đoạn vị thành niên và tạo ra những phức tạp đáng kể cho chính những đứa trẻ, cũng
như những người xung quanh. Bên cạnh đó, những sai lệch xã hội lâu dài như là việc sử
dụng rượu bia hay các chất kích thích khác trong nhiều năm liền, thường được gọi là
nghiện ngập, và gây nhiều tổn hại cho sức khỏe
Có cả sai lệch mang tính tích cực: Nói đến sai lệch xã hội, người ta thường chỉ nghĩ đến
những vấn đề có tính tiêu cực, xấu xa. Song, xét trong một bối cảnh xã hội với những tiêu
chuẩn xã hội nhất định, lệch lạc xã hội có cả lệch lạc tích cực. Lệch lạc xã hội có tính tích
cực là những hành vi, hành động, việc làm tạo điều kiện cho phát triển nhân cách và tiến
hóa xã hội, ví dụ như sự “vượt trước” trong tư duy và hành động theo chiều hướng tích
cực, sáng tạo… Trong một nhóm bạn, có thể có một cá nhân vượt trội hơn những người
khác về các tiêu chuẩn của một nền văn hóa lý tưởng, người đó có vẻ hãnh tiến, ‘lên mặt
đạo đức’ với những người khác. Như vậy, ít nhiều người đó đã có biểu hiện của hành vi
sai lệch xã hội, song những biểu hiện này trong chừng mực nhất định có tính tích cực bởi
thể hiện được những ưu điểm nổi trội của cá nhân.
Hình thức đa dạng, phong phú: Hành vi sai lệch xã hội rất đa dạng, phong phú, nhiều
hình thức, nhiều kiểu khác nhau, tùy thuộc từng nền văn hóa khác nhau. Bởi, hành vi lệch
lạc của nền văn hóa này chưa chắc đã là hành vi lệch lạc ở một nền văn hóa khác. Ở Ấn

10
Độ ăn bốc bằng tay, song ở nơi khác cách ăn như vậy lại không được chấp nhận; ở Việt
Nam sử dụng đũa khi ăn, còn ở đa số các nước Châu Âu, khi ăn uống lại sử dụng dao, nĩa
Nhiều ví dụ minh chứng cho sự phong phú, đa dạng của hành vi sai lệch xã hội trong sự
so sánh với rất nhiều khác biệt của các nền văn hóa ở các quốc gia, các dân tộc, các cộng
đồng khác nhau trên thế giới.
Có tính mơ hồ, không rõ ràng: Một đặc điểm nữa của hành vi sai lệch xã hội là rất mơ
hồ, không rõ ràng. Đây là một đặc tính rất đáng quan tâm của sai lệch xã hội, khi một
hành vi sai lệch có biểu hiện nước đôi, không rõ ràng, vừa có thể đúng, vừa có thể sai. Đó
là những hành vi mà có thể đúng đắn, được cho phép thực hiện ở nơi này, song lại thành
sai trái, lệch lạc, không được phép ở một nơi khác. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, di
chuyển giao thông luôn ở bên tay trái, song ở nhiều nước khác lại quy định phải đi bên
tay phải.
Thay đổi theo không gian và thời gian: Hành vi sai lệch xã hội luôn biến đổi theo lịch
sử, thay đổi theo không gian và thời gian. Nói cách khác, việc xác định hành vi lệch lạc
tùy thuộc vào địa điểm và thời điểm thực hiện hành vi đó. Một hành vi được phép ở chỗ
này hoặc lúc này, song nó có thể trở thành hành vi lệch lạc ở chỗ khác, lúc khác. Ví dụ
như hút thuốc lá có thể được phép hút ở chỗ này, nhưng không được phép hút ở chỗ khác.
Áo dài tứ thân, một chuẩn mực trong ăn mặc của phụ nữ Việt Nam ngày xưa, ngày nay sẽ
không phù hợp và không sử dụng phổ biến.
1.3. Ý nghĩa của chủ đề đối với bản thân sinh viên hiện nay.
Với chủ đề này, sẽ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn một cách cụ thể, trực quan hơn về sự
sai lệch trong chuẩn mực xã hội. Để từ đó, sinh viên ý thức trong việc điều chỉnh hành vi
của mình cho đúng với chuẩn mực của môi trường, xã hội. Việc nắm bắt được những
hành vi sai lệch là rất cần thiết giúp sinh viên có thể tạo ra cho mình được các kế hoạch
rèn luyện bản thân có bản lĩnh trước những cám dỗ, biết đánh giá được cái đúng cái sai
để không mắc phải, ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã
hội, có ý thức giúp đỡ, giáo dục cho những người xung quanh cùng lên án, phản đối
mạnh mẽ những biểu hiện của việc sai lệch hành vi xã hội của bạn bè, người thân và cộng
đồng. Việc hiểu và tuân thủ các chuẩn mực xã hội không chỉ là một phần quan trọng
trong việc hình thành đạo đức và phẩm chất cá nhân của sinh viên, mà còn giúp tạo ra
một môi trường học tập, môi trường sống tích cực và lành mạnh cho cả cộng đồng.
2. Khảo sát thực trạng trẻ em có hành vi sai lệch
2.1 Thông qua các bài báo
-Hành vi bạo lực:

11
 Qua biểu đồ trên ta thấy được đa phần các vụ việc xích mích, đánh nhau có
sử dụng hành vi bạo lực chủ yếu xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thanh
thiếu niên do chưa có nhận thức đúng đắn về các hành vi của bản thân, cũng
như tính hiếu thắng, thích tranh đua, hơn thua với mọi người xung quanh.

-Bạo lực học đường: Số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả
nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung
bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị
buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau.

VD: Vụ việc nữ sinh lớp 10 tại Trường THPT Chuyên - Trường Đại học Vinh, Nghệ An
tự tử nghi do bị bạo lực đường. Nguyên nhân chính xác của vụ việc hiện vẫn đang được
cơ quan công an điều tra làm rõ. Tuy nhiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho
rằng nữ sinh bị bạn đánh, ngược đãi, áp đảo tâm lý, xin chuyển trường nhưng chưa được
thì xảy ra sự việc đau lòng. Theo thông tin từ gia đình cung cấp, nữ sinh khóa trái cửa và
tự tử vào ngày 16/4.

-Bạo lực qua không gian mạng: Ở Việt Nam theo một cuộc khảo sát vào năm 2023 của
chương trình nghiên cứu internet và xã hội thì có 78% người dùng khẳng định mình từng
là nạn nhân hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội, 61,7%
từng chứng kiến hoặc là trở thành nạn nhân của những lời phỉ báng, xúc phạm và có
46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin. Và chính những lời nói ác ý, phỉ báng, xúc
phạm từ những “anh hùng bàn phím” đã khiến cho không ít người rơi vào trầm cảm thậm
12
chí là tự sát, chúng ta có thể thấy rõ nhất là những người nổi tiếng đã phải đi điều trị trầm
cảm hay là những vụ tự sát vì áp lực từ luận đã khiến họ phải rời bỏ cuộc đời này.
-Lạm dụng mạng xã hội quá mức:

- Đầu năm 2023, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đạt 71,0% tổng dân số.
Tuy nhiên, theo dữ liệu từ các công cụ lập kế hoạch quảng cáo của các nền tảng mạng xã
hội hàng đầu, chỉ có 64,40 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên. Điều này cho thấy tỷ lệ
sử dụng mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam đang ở mức rất cao.
-Phần lớn giới trẻ Việt Nam hiện nay sử dụng mạng xã hội với mục đích giải trí đặc biệt
là thời gian dành cho việc lướt facebook trung bình ở cả nam lẫn nữ là 3,55 giờ/ ngày. Và
các nên tảng khác cũng chiếm một phần lớn thời gian sử dụng của giới trẻ.
-Việc dành phần lớn thời gian cho các trang mạng xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sức khỏe của giới trẻ. Theo một số nghiên cứu gần đây tỉ lệ người trẻ bị trầm cảm do sử
dụng mạng xã hội ngày càng gia tăng. Do tâm lí ngại tiếp xúc với đám đông mà họ tìm
đến việc giải trí bằng các trang mạng càng làm thu hẹp mối quan hệ bên ngoài, dần cô lập
họ trong một thế giới ảo. Về dâu dài dần hình thành nên những hình vi tiêu cực, bạo lực,
chống đối, phản kháng, tự gây tổn thương cho bản thân.

-Sử dụng các chất kích thích:

13
Đây là biểu đồ do Nhóm khảo sát được từ các trang báo mạng, qua đó cho thấy tỉ lệ sử
dụng các chất kích thích gây nghiện ở Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa. Việc sử dụng
các chất kích thích nói trên có tác động tiêu cực đến não bộ và thần kinh, gây giảm xút trí
nhớ, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, dễ gây mất tập trung cho việc học
đặc biệt là ở độ tuổi 14-21 khi họ vẫn đang là học sinh-sinh viên. Việc sử dụng các chất
kích thích sẽ dẫn đến nhiều hành vi lệch chuẩn, vi phạm đạo đức xã hội. Đã có rất nhiều
vụ đánh nhau do xích mích gây gỗ, mâu thuẫn trên bàn nhậu giữa các thanh thiếu niên
dẫn đến chết người. Hay các tên tội phạm trẻ tuổi có hành vi gây nguy hiểm cho mọi
người xung do sử dụng ma túy hoặc các chất gây nghiện khác.
-Văng tục, chửi thề: Theo kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT thì có 8,6% học sinh và
20,3% sinh viên tự báo cáo rằng mình thường xuyên nói tục chửi bậy. Nhưng theo
PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng những con số này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Thực vậy, hiện nay không chỉ là những người trẻ thậm chí phần lớn trẻ em chúng cũng đã
hình thành thói quen văng tục, chửi thề. Việc văng tục và chửi thề không chỉ là không tôn
trọng người khác mà còn có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Việc sử dụng ngôn ngữ tục tĩu
và thô tục vô tình tạo ra môi trường không lành mạnh, gây ra xung đột và căng thẳng
trong giao tiếp. Ngoài ra, việc văng tục cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của
cả người nói và người nghe.
2.2 Khảo sát online:
Để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm đã tạo một cuộc khảo sát với một số câu hỏi về
những hành vi sai lệch:

14
 Kết quả trên cho thấy được 6% người không chơi cờ bạc và 30,4% người chơi. Và có
82,6% người không sử dụng các chất kích thích và có 17,4% người sử dụng. Qua số

liệu thống kê nói trên cho thấy một bộ phận giới trẻ hiện nay vẫn có những hình vi sai
lệch về việc sử dụng các chất kích thích, cũng như các loại hình cờ bạc.
 Kết quả cho thấy là có 82,6% người trẻ không quan hệ tình dục trước hôn nhân và
17,4% người có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Qua đó ta thấy được là phần lớn
người tham gia khảo sát có quam điểm truyền thống là chọn giữ mình trước hôn nhân
hoặc họ nhận thức được những rủi ro của việc quan hệ trước hôn nhân mang lại cho
bản thân họ. Nhưng cũng có một phần nhỏ giới trẻ mang suy nghĩ phóng khoáng,
muốn thử việc quan hệ vợ chồng trước hôn nhân.
 Kết quả cho thấy phần lớn người trẻ dành khá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử.
Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tâm lí, cũng như tác động lên hành vi dẫn

15
đến những hiện tượng lệch chuẩn. Việc lạm dụng quá nhiều các thiết bị điện tử sẽ gây
ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
 Qua đó cũng thấy được phần lớn những người tham gia khảo sát vẫn ý thức được hậu
quả của những hành vi như cờ bạc, rượu chè,… ảnh hưởng đến cuộc sống của bản
thân cũng như là xã hội. Nhưng vì hiện nay là thời đại của công nghệ vì vậy mà thời
gian họ dành phần lớn thời gian cho các thiết bị điện tử. Dù các thiết bị điện tử đem
lại nhiều lợi ích nhưng việc quản lý thời gian sử dụng điện thoại là vô cùng quan trọng
để đảm bảo cân bằng giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi.
2.3 Kết luận
Qua những cuộc khảo sát cho thấy thực trạng giới trẻ hiện nay vẫn còn tồn tại những
hành vi sai lệch chưa đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. Do đó cần phải có những biện
pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những hình vi này, đồng thời tránh gây ảnh
hưởng tiêu cực đến cộng đồng và xã hội nói chung. Để hiểu rõ hơn nữa về đề tài của
Nhóm nghiên cứu sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây nên
vấn đề nói trên.

3. Nguyên Nhân Thực Trạng


3.1 Bản thân giới trẻ
Sống buông thả: bản thân giới trẻ ngày nay có lối sống buông thả, thích được tự do, ăn
ngon mặc đẹp, siêng ăn lười làm, chỉ muốn hưởng thụ những gì mình đang có hiện tại mà
quên rằng tương lai phía trước còn rất mơ hồ, chưa định hình một cách rõ ràng bản thân
sẽ đi về đâu.
Thiếu nhận thức: Nhận thức sai lệch về các hành vi đạo đức, chuẩn mực xã hội do thiếu
kiến thức, kĩ năng sống, dễ bị ảnh hưởng bởi các trào lưu tiêu cực, thiếu lành mạnh.
3.2 Gia đình
Thiếu quan tâm con cái: Cha mẹ chỉ tập trung vào việc chạy theo đồng tiền mà ít quan
tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của con cái. Về lâu dần sẽ hình thành tâm lí tiêu cực cho
người trẻ khi những tâm tư tình cảm của họ không được bộc lộ bày tỏ với chính người
thân trong gia đình.
Thiếu nề nếp, kỉ cương: Việc thiếu nề nếp, lối sống đạo đức, kỉ cương và thiếu cách
giáo dục đúng đắn là một phần không nhỏ trong việc hình thành hành vi sai lệch của giới
trẻ. Bố mẹ được ví như là tấm gương sáng để con trẻ noi theo, nếu họ suốt ngày cứ rượu
chè, cờ bạc, không có chí thú làm ăn thì con cái nhìn vào tấm gương đã đi trước và sẽ sao
chép tư tưởng đó trong đầu để dần bộc lộ ra hành vi bên ngoài.

16
Thiếu hạnh phúc: Tình trạng xung đột trong gia đình, thường xuyên cãi nhau lớn tiếng,
có xu hướng bạo lực sẽ dẫn đến việc gây ám ảnh tâm lí về một tuổi thơ bất hạnh, khi
trưởng thành họ vẫn còn bị ảm ảnh bởi quá khứ và có thiên hướng trở nên nổi loạn.
3.3 Nhà trường
Chương trình giáo dục khô khan, cứng nhắc: Đa phần các trường học ngày nay rất ít
chú trọng đến việc đào tạo kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên mà thay vào đó chỉ quan
tâm đến việc dạy những môn học lí thuyết khô cằn, khép học sinh vào một khuôn khổ
nhất định.
Một số giáo viên, giảng viên thiếu gương mẫu có hành vi sai trái ảnh hưởng đến học sinh,
hoặc tiêm nhiễm vào đầu học sinh những tư tưởng tiêu cực.
Phương pháp giáo dục dạy học nặng tính áp đặt, không đổi mới, không thu hút học sinh,
sinh viên.
3.4 Bạn bè
Ảnh hưởng bởi nhóm bạn xấu: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” ý muốn nói khi
chúng ta có một mối quan hệ bạn bè xấu, tiêu cực thì lâu ngày sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều
bởi mối quan hệ đó. Giới trẻ ngày nay đa phần đều muốn thể hiện bản thân, là một người
có mối quan hệ rộng, có nhiều bạn bè, anh em xã hội, Nhưng trong số đó cũng có những
thành phần xấu lôi kéo họ thực hiện những hành vi sai phạm, trái với đạo đức, chuẩn mực
xã hội. Các hoạt động vui chơi giải trí không lành mạnh, bổ ích cho giới trẻ. Tâm lí muốn
khẳng định bản thân, bị hòa tan bởi đám đông dẫn đến những hành vi thiếu suy nghĩ.
3.5 Xã hội
Môi trường sống: Người trẻ dễ bị sa ngã do sống trong môi trường thiếu lành mạnh, có
nhiều tệ nạn xã hội, lối sống thiếu đạo đức chuẩn mực của hàng xóm, và mọi người xung
quanh.
Không gian mạng: Việc phát triển của mạng xã hội trong thời đại 4.0 dẫn đến nhiều hệ
lụy xấu. Các kênh truyền thông bẩn cổ xúy cho lối sống xa hoa, trụy lạc, nội dung dắt
mũi người trẻ đi đến những hành vi lệch chuẩn. Phim ảnh, sách báo bạo lực, khiêu dâm
được phát tán tràn lan.
4. Biện pháp khắc phục
4.1 Giới trẻ
Bản thân người trẻ cũng phải tự trau dồi, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng cho mình
để phòng vệ trước thông tin xấu, độc hại; phân loại, chọn lọc thông tin đúng – sai; có kỹ
năng phản bác lại những thông tin sai lệch.
Giới trẻ cần có trách nhiệm đứng lên và phản đối những hành vi sai lệch trong cộng đồng
học đường. Họ có thể làm điều này bằng cách nói lên quan điểm của mình, không tham
gia vào những hành vi đó, và khuyến khích người khác làm tương tự.

17
Tham gia vào các hoạt động tích cực trong cộng đồng học đường, như các câu lạc bộ, tổ
chức tình nguyện và chương trình giáo dục phòng tránh các hành vi sai lệch.
Giới trẻ có thể hỗ trợ bạn bè của mình bằng cách lắng nghe và cung cấp lời khuyên khi
họ gặp khó khăn hoặc cảm thấy áp lực từ những hành vi sai lệch.
Giới trẻ nên chung sức tạo ra một môi trường học tập và giao tiếp tích cực, nơi mọi người
cảm thấy an toàn và được tôn trọng.
4.2 Gia đình
Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc và suy nghĩ của con cái.
Gia đình cần có một phương pháp giáo dục người trẻ một cách đúng đắng đồng thời định
hướng một số hành vi cần thiết để họ hiểu và nhận thức được vấn đề.
Gia đình nên tạo điều kiện cho giới trẻ cảm thấy thoải mái, tự tin khi chia sẻ với họ về
các vấn đề, lo lắng và khó khăn mà họ đang gặp phải.
4.3 Nhà trường
Nhà trường cần chú trọng giáo dục cho học sinh, sinh viên các kĩ năng sống cần thiết
nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về những hành vi sai lệch thông qua các hoạt ngoại
khóa, giao lưu học hỏi, tích cực.
Cần có sự kết nối giữa phụ huynh và nhà trường để đảm bảo rằng cả hai bên đều đang
làm việc cùng nhau để giáo dục, hỗ trợ hành vi tích cực cho học sinh, sinh viên.
Khi cần thiết, nhà trường phải áp dụng các biện pháp kỷ luật “hợp lý” để đảm bảo môi
trường học tập an toàn và tích cực cho tất cả học sinh, sinh viên.
Nhà trường nên tích cực đổi mới, thúc đẩy tính sáng tạo trong việc giáo dục và giảng dạy
nhằm thu hút tinh thần học tập của học sinh, sinh viên.

4.4 Bạn bè
Tạo ra một mối quan hệ bạn bè tích cực, nơi mọi người cảm thấy được tôn trọng và động
viên để phát triển hành vi của bản thân.
Chia sẻ thông tin, kiến thức về những hậu quả của hành vi sai lệch. Nếu bạn nhận thấy
bạn bè của mình đang gặp khó khăn, hãy tiếp cận nhẹ nhàng, hỗ trợ lắng nghe và đưa ra
lời khuyên. Đôi khi, việc có một bờ vai để dựa vào có thể giúp họ thay đổi hành vi của
mình.
4.5 Xã hội
Bản thân giới trẻ nên xây dựng môi trường xã hội tích cực, lành mạnh:
+ Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để giúp giới trẻ vượt qua khó khăn và thách thức,
giảm thiểu nguy cơ họ rơi vào các hành vi sai lệch.
+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và điều trị cho những người trẻ đang gặp vấn đề về hành
vi, giúp họ thích nghi và hòa nhập vào xã hội một cách tích cực.

18
+ Thúc đẩy sự tham gia tích cực và trách nhiệm của giới trẻ trong cộng đồng, từ việc
tham gia vào các hoạt động xã hội đến việc đóng góp vào quy trình ra quyết định cộng
đồng.
Phần III. KẾT LUẬN
Qua những khảo sát online và tìm hiểu của nhóm, thì hành vi không tự hình thành mà đó
là quá trình tiếp xúc với môi trường sống của giới trẻ và dần dần lâu ngày hình thành nên
những hành vi. Ở giới trẻ hiện nay việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài không chỉ ở
trong phạm vi sinh sống, mà các bạn còn có thể tiếp xúc các văn hóa ở vùng miền khác
thông qua chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng. Việc tiếp xúc với các nguồn
thông tin, video clip mang tính chất đồi trụy, trái đạo đức. Tiếp xúc với các bạn bè mà có
những hành vi sai trái như hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, Và gia đình
thì không quản lí, hiểu rõ con em mình, hay quát mắng là những lí do chính dẫn đến
những hành vi sai lầm như tự sát, suy nghĩ lệch lạc. Những số liệu mà nhóm thu thập
được cho thấy rằng những môi trường độc hại này được các bạn đón nhận từ rất sớm. Và
nhóm đã đưa ra một vài biện pháp khắc phục để hạn chế được những sự sai lệch hành vi
của bạn trẻ, từ đó để các bạn chủ động chon những môi trường lành mạnh để học hỏi
cũng như phát triển bản thân ngày càng tiến bộ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 Giáo trình Xã hội học quản lý, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.
2 Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
3 Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở.
4 Trương Văn Vỹ. 2013. Sai lệch xã hội trong xã hội học của Emile Durkheim (Qua
nghiên cứu 2 tác phẩm “Tự tử” và “Phân công lao động xã hội”). Luận án. Đại học Quốc
gia Hà Nội
5 VTV, BÁO THANH NIÊN
6 Báo điện tử, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Website:
1https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/
content/ruou-bia-la-nguyen-nhan-gay-ra-hon-40-000-ca-tu-vong-moi-nam
2 https://www.qdnd.vn/y-te/tin-tuc/ty-le-nguoi-su-dung-ruou-bia-tai-viet-nam-ngay-cang-tre-hoa-
544363

3 https://trungtamytethuduc.medinet.gov.vn/khac/ty-le-su-dung-thuoc-la-dien-tu-trong-gioi-tre-o-
nuoc-ta-gia-tang-hiem-hoa-cho-s-c15574-44266.aspx

19
4 https://tpthanhhoa.thanhhoa.gov.vn/web/gioi-thieu-chung/tin-tuc/quoc-phong-an-ninh/hau-qua-tac-
hai-va-nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-tre-em-nghien-ma-tuy.html
5 https://vtv.vn/xa-hoi/nguoi-nghien-ma-tuy-ngay-cang-tre-hoa-2023040513274509.htm
PHỤ LỤC: BIÊN BẢN HỌP NHÓM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc


---------------
Biên bản họp nhóm phân công nhiệm vụ làm bài tiểu luận

Nhóm 2, kỳ 2, năm học 2023-2024


Môn: Tâm lý học đại cương
Lần 1
1. Thời gian: 1h30, ngày 19/03/2024
2. Địa điểm: Google Meet
3. Thành phần:
- Chủ trì: Ngô Quốc Thắng
- Thư ký: Phan Lê Thế Sơn
- Thành viên:
Đỗ Lê Minh Thư
Phạm Nguyễn Minh Thư
Nguyễn Thị Cẩm Ly
Phạm Nguyễn Tú Anh
Vắng: 0

4. Nội dung cuộc họp:


4.1 Trưởng nhóm nêu dự kiến phân công:
- Giới thiệu đề tài: tìm hiểu về sự sai lệch hành vi ở giới trẻ hiện nay và biện pháp khắc
phục.
- Thời gian hoàn thành dự kiến là 28/03/2024
- Phân công mỗi bạn một phần dựa trên dàn ý cô giợi ý:
Bố cục bài tiểu luận:
Phần I: mở đầu
1. Lí do chọn đề tài tiểu luận.
2. Mục đích của bài viết là gì?
3. Phương Pháp thực hiện.
Phần II: Nội dung
1. Trình bày phần lý luận về chủ đề tiểu luận (Các khái niệm/đặc điểm/vai trò/và các nội dung cốt
lõi khác) 4 trang word.
1.1. Các khái niệm cơ bản (khái niệm về hành vi sai lệch là gì?)

20
1.2. Các kiểu hành vi sai lệch
1.3. Ý nghĩa của chủ đề đối với bản thân sinh viên hiện nay.
2. Khảo sát thực trạng của chủ đề tiểu luận
2.1. Kết quả cuộc khảo sát
2.1.1. Thông qua các bài báo
2.1.2. Thông qua khảo sát online (tạo một khảo sát liên quan đến các vấn đề lệch chuẩn ở giới
trẻ)
2.2. Kết Luận
3. Nguyên Nhân Thực Trạng
3.1. Bản thân giới trẻ
3.2. Gia đình
3.3. Nhà trường
3.4. Bạn bè
3.5. Xã hội
4. Biện pháp khắc phục góp phần cải thiện thực trạng trên
4.1. Bản thân giới trẻ
4.2. Gia đình
4.3. Nhà Trường
4.4. Bạn bè
4.5. Xã hội
Phần III: Kết Luận

4.2. Thành viên nhóm nêu lên ý kiến:


Các thành viên trong nhóm đồng ý với sự phân công của nhóm trưởng và không
có ý kiến.
4.3. Cả nhóm thống nhất và phân công như sau:
Bảng Phân Công
Đầu việc Người thực hiện
-Tổng Hợp nội dung của các thành viên
-Phụ trách chỉnh sửa phần word để hoàn thành Đỗ Lê Minh Thư
bài tiểu luận
-Phần I
-Phần III
Phan Lê Thế Sơn
Tạo khảo sát cho nhóm
Soạn các biên bản cuộc họp
Phần II: Mục 1 Phạm Nguyễn Tú Anh
Phần II: Mục 2
Nguyễn Thị Cẩm Ly
-Xử lý các số liệu liên quan đến cuộc khảo sát
Phần II: Mục 3
-Bảng Đánh giá các thành viên trong nhóm
-Kiểm Tra, nhắc nhở tiến độ làm việc của các
Ngô Quốc Thắng
thành viên
-Chỉnh sửa một số nội dung không phù hợp
trong bài của các thành viên.

21
Phần II: Mục 4 Phạm Nguyễn Minh Thư

4.4. Thư ký đọc lại biên bản và không có ý kiến nào thêm

5.Cuộc họp kết thúc lúc: 3h15, ngày 19/03/2024

Ngày 19 tháng 03 năm 2024


Trưởng nhóm Thư ký

Ngô Quốc Thắng Phan Lê Thế Sơn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc


---------------
Biên bản họp nhóm để đánh giá hoạt động nhóm bài tiểu

luận nhóm, kỳ 2, năm học 2023-2024

Môn: Tâm lý học đại cương


Lần 2

1. Thời gian: 14h00, ngày 25/03/2024

2. Địa điểm: Google meet


3. Thành phần:
- Chủ trì: Ngô Quốc Thắng
- Thư ký: Phan Lê Thế Sơn
- Thành viên:
Đỗ Lê Minh Thư

22
Phạm Nguyễn Minh Thư

Nguyễn Thị Cẩm Ly

Phạm Nguyễn Tú Anh

Vắng: 0

4.Nội dung cuộc họp:

4. 1.Trưởng nhóm nêu tiêu chí để đánh giá kết quả tiểu luận nhóm:

- Các thành viên hoàn thành các công việc. (2)


- Nộp bài cho nhóm trưởng giao đúng hạn. (2)

- Sử dụng từ ngữ đúng và viết đúng ngữ pháp, chính tả. (2)

- Đầy đủ bố cục của các phần nội dung. (2)

- Nhiệt tình tham gia công việc và đưa ra ý kiến. (1)

- Có hệ thống ý và phát triển nội dung bài tốt. (1)

4.2. Nhóm trưởng tổng hợp và đưa ra ý kiến

Nhóm trưởng đã nhận xét các thành viên hoàn thành tiêu chí và đưa ra điểm số
bằng nhau cho các thành viên.

4.3. Ý kiến của thành viên trong nhóm


Các thành viên đồng ý với nhóm trưởng.
4.4. Cả nhóm thống nhất và kết quả thể hiện như sau:
Ngô Quốc Thắng 8.5
Phan Lê Thế Sơn 7.5
Phạm Nguyễn Tú Anh 7.5

Đỗ Lê Minh Thư 8

Phạm Nguyễn Minh Thư 7.5

Nguyễn Thị Cẩm Ly 7.5

23
Thư ký đọc lại biên bản và không có ý kiến nào thêm.

5. Cuộc họp kết thúc lúc: 15h30, ngày 25/03/2023

Ngày 25 tháng 03 năm 2024


Trưởng nhóm Thư ký

Ngô Quốc Thắng Pham Lê Thế Sơn

24

You might also like