You are on page 1of 4

UBND THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

HỌC PHẦN
NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
1. Thông tin về học phần
- Tên học phần: Nghệ thuật lãnh đạo
- Mã học phần:
- Số tín chỉ: 02
- Số tiết (lí thuyết, bài tập, thảo luận, thực hành/thí nghiệm): 30 (30; 0; 0;
0)
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Điều kiện để học học phần:
+ Đòi hỏi học phần học trước: Không có
+ Đòi hỏi học phần học song hành: Không có
+ Sĩ số sinh viên tối đa: 120 sinh viên
2. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Cơ bản.
3. Mô tả học phần
Môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng như thế giới đang biến động
rất nhanh và nghệ thuật cũng như khả năng lãnh đạo của những nhà quản trị
thật sự đóng vai trò ngày càng then chốt. Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên
những kiến thức cơ bản cũng như các kết quả nghiên cứu về công tác lãnh đạo,
các kinh nghiệm quý báu và các câu chuyện lý thú về những nhà lãnh đạo bậc
thầy trên thế giới.
4. Mục tiêu của học phần
4.1. Về kiến thức
- Nắm được vai trò, tầm quan trọng cũng như sức ảnh hưởng to lớn của
các nhà lãnh đạo.
- Hiểu được bản chất của quyền lực và các yếu tố hình thành nên quyền
lực cho nhà lãnh đạo.
- Biết các chiến lược mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng để tạo sức ảnh
hưởng lên nhân viên dưới quyền.
- Nắm được các phong cách lãnh đạo cũng như các mô hình lãnh đạo cơ
bản.
4.2. Về kỹ năng
Vận dụng kiến thức được học, sinh viên có thể áp dụng kiến thức phân
tích các tình huống lãnh đạo, tìm ra nguyên nhân một nhà lãnh đạo thành công
hay thất bại trong việc tạo ảnh hưởng và sức thuyết phục với nhân viên thuộc
cấp.
4.3. Về thái độ
Sinh viên có thái độ tích cực, hợp tác với cấp trên/ cấp dưới của mình
trong công tác sau này.
5. Nội dung và kế hoạch dạy học học phần
Hình thức tổ chức/
Số
Nội dung chi tiết của học phần Phương pháp dạy - học
tiết
và kiểm tra, đánh giá
Chương 1: Bản chất của lãnh đạo 5 Thuyết giảng và thảo luận
1.1. Định nghĩa lãnh đạo tình huống
1.2. Hiệu quả lãnh đạo
1.3. Cách tiếp cận trong nghiên cứu về lãnh đạo
1.3.1. Tiếp cận về quyền lực và sự ảnh hưởng
1.3.2. Tiếp cận theo phẩm chất
1.3.3. Tiếp cận theo phong cách
1.3.4. Tiếp cận theo tình huống
Chương 2: Vai trò của nhà lãnh đạo 5 Thuyết giảng và thảo luận
2.1. Các vai trò của nhà lãnh đạo tình huống
2.2. Phân biệt khái niệm nhà lãnh đạo và nhà quản
trị

Chương 3: Các chiến lược ảnh hưởng 4 Thuyết giảng và thảo luận
3.1. Nguồn gốc của quyền lực tình huống
3.2. Các chiến lược ảnh hưởng
3.2.1. Chiến lược thân thiện
3.2.2. Chiến lược mặc cả
3.2.3. Chiến lược đưa ra lý do
3.2.4. Chiến lược quyết đoán
3.2.5. Chiến lược tham khảo cấp trên
3.2.6. Chiến lược liên minh
3.2.7. Chiến lược trừng phạt
Chương 4: Lãnh đạo và chỉ số EQ 6 Thuyết giảng và thảo luận
4.1. Khái niệm chỉ số EQ tình huống
4.2. Mối quan hệ giữa chỉ số EQ và khả năng lãnh
đạo
4.3. Thuật ngữ CARES
4.4. Các phẩm chất nên có của một nhà lãnh đạo

Chương 5: Một số mô hình lãnh đạo hiện đại 4 Thuyết giảng và thảo luận
5.1. Mô hình của John Adair tình huống
5.2. Mô hình của Paul Hersey và Ken Blanchard

Chương 6: Các phong cách lãnh đạo 6 Thuyết giảng và thảo luận
6.1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo tình huống
6.2. Nghiên cứu của Kurt Lewin
6.2.1. Phong cách độc đoán
6.2.2. Phong cách dân chủ
6.2.3. Phong cách tự do
6.3. Các lý thuyết về động viên nhân viên
6.3.1. Thuyết của Maslow
6.3.2. Thuyết của David Mc. Clleland
6.3.3. Thuyết của Herzberg
6.3.4. Thuyết của Stacey Adams

6. Tài liệu học tập


6.1. Tài liệu chính
1. Peter G. Northouse (2018), Leadership Theory and Practice, Sage
Publications Inc.
2. TS. Nguyễn Hữu Lam (2008), Giáo trình Nghệ thuật lãnh đạo, Nhà xuất
bản Hồng Đức.
6.2. Tài liệu khác
3. John C. Maxwell (2009), 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo, Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội.
4. John C. Maxwell (2009), 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo, Nhà xuất
bản Lao động – Xã hội.
7. Phương pháp đánh giá học phần:
7.1. Thang điểm: thang điểm 10.
7.2. Số bài kiểm tra quá trình: 1 lần kiểm tra giữa kỳ.
7.3. Hình thức thi kết thúc học phần: tự luận, đề đóng (thí sinh không
được mang tài liệu vào phòng thi), thời gian làm bài: 60 phút.
7.4. Các điểm quá trình và trọng số/hệ số tương ứng
- Điểm chuyên cần: hệ số 0,1;
- Điểm trung bình của các bài kiểm tra quá trình: hệ số 0,3;
- Điểm thi kết thúc học phần: hệ số 0,6.
7.5. Điểm học phần: là điểm trung bình chung của các điểm nêu ở mục
7.4

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


2022
DUYỆT TRƯỞNG NGÀNH TRƯỞNG BỘ MÔN NGƯỜI BIÊN SOẠN

You might also like