You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ NĂNG LƯỢNG

----------------

BÁO CÁO

MÔ TẢ HỆ THỐNG QUAN SÁT TẠI RẠP CHIẾU PHIM

BETA CINEMA MỸ ĐÌNH

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Như Vân


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thương Huyền
Nguyễn Trung Kiên
Hà Đức An
Nguyễn Thị Huyền
Phạm Quốc Khang
Lớp : D15Logistics3
Môn : Mô phỏng hệ thống

Hà Nội 3/2024

1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM TRƯỞNG

Số Họ và tên Công việc Ý Nhận xét riêng của nhóm


thứ thức trưởng
tự
Nguyễn Thị Làm nội dung, chỉnh Rất chú trọng nội dung, tác phong
1 sửa một số nội dung làm việc tốt, sáng tạo, cần thúc đẩy
Thương Huyền
và điều phối chỉnh 95% mọi người làm việc hiệu quả hơn
( leader) sửa nữa
Nguyễn Trung Làm nội dung Rất chú trọng nội dung, sáng tạo,
2 95% đưa ý kiến tốt, cần giành thời gian
Kiên
cho nhóm
3 Hà Đức An Làm nội dung rất 95% Rất chú trọng nội dung, tác phong
chú trọng đến thời làm việc tốt, sáng tạo, phản biện
gian hoàn thiện bài cần đưa ra cơ sở thuyết phục tốt
tập nhóm hơn, tránh lạc đề
4 Nguyễn Thị Làm nội dung 85% Thái độ làm việc tốt
Huyền
Phạm Quốc Làm nội dung Cần chú ý đến bài tập nhóm, ít
5 Khang 70% tham gia vào đóng góp ý kiến,
không tích cực và có thái độ tiêu
cực với nhóm

Chú ý:

+> 85%: Thời gian dành ít cho bài tập, thái độ làm việc tốt, cần chú trọng nội dung
và tác phong làm việc hơn nữa.

+> 90%: Tác phong, ứng xử, làm việc tốt biết cách chỉnh sửa nội dung

+> 95%: Tác phong, ý thức, trách nhiệm về chú trọng nội dung tốt biết cách sáng tạo
trong soạn thảo tìm cấu trúc nội dung phù hợp.

2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

Số thứ tự Họ và tên Điểm Điểm Đánh giá riêng


nhóm cá
nhân

1 Nguyễn Thị Thương Huyền

2 Nguyễn Trung Kiên

3 Hà Đức An

4 Nguyễn Thị Huyền

5 Phạm Quốc Khang

(Mọi ý kiến nhận xét của cô sẽ là động lực giúp chúng em tốt hơn trong tương lai. Nhóm em xin trân thành
cảm ơn!)

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................6

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................7

DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................8

NỘI DUNG .....................................................................................................................9

1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................9

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................10

2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................10

2.1.1. Lý thuyết hàng đợi ......................................................................................10

2.1.2. Mô phỏng ....................................................................................................11

a. Khái niệm mô phỏng .........................................................................................11

b. Mô hình mô phỏng ............................................................................................ 11

c. Các bước thực hiện mô phỏng ..........................................................................12

d. Mô phỏng trên Arena ........................................................................................13

2.2. Phương pháp luận ............................................................................................... 14

3. MÔ HÌNH HOÁ, THU THẬP VÀ SỬ LÝ SỐ LIỆU TẠI RẠP CHIẾU PHIM BETA
MỸ ĐÌNH ......................................................................................................................15

3.1. Giới thiệu về rạp phim Beta Mỹ Đình ...........................................................15

3.2. Mặt bằng sơ bộ ............................................................................................... 16

3.3. Quy trình bán vé tại rạp chiếu phim .............................................................. 16

3.4. Các tham số trong quá trình thực hiện mô phỏng ..........................................18

3.5. Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 18

4. SỬ DỤNG ARENA ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG M/M/1 TẠI RẠP


CHIẾU PHIM BETA MỸ ĐÌNH ..................................................................................24

4.1. Xây dựng mô hình Arena cho quầy bán vé tại rạp chiếu phim ..........................25

4.2. Mô phỏng mô hình ............................................................................................. 28

4
4.3. Thiết kế thực nghiệm..........................................................................................28

4.3.1. Thời gian chạy mô phỏng ...........................................................................28

4.3.2. Đánh giá hiện trạng .....................................................................................29

4.4. Tính toán các đặc trưng của mô hình trạm sạc điện theo lý thuyết hệ thống hàng
đợi bằng phương pháp giải tích:................................................................................30

KẾT LUẬN ..................................................................................................................33

5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại số hóa ngày nay, việc quản lý và tối ưu hóa hệ thống bán vé xem phim
đang trở thành một thách thức không nhỏ đối với các rạp chiếu phim. Hệ thống bán vé
hiệu quả không chỉ mang lại sự thuận tiện cho khách hàng mà còn đóng vai trò quan
trọng trong việc tối ưu hoá doanh thu và trải nghiệm của họ. Trong bối cảnh này, việc
sử dụng mô phỏng để quan sát và phân tích hoạt động của hệ thống bán vé tại quầy trở
nên cực kỳ quan trọng và hữu ích.

Báo cáo này tập trung vào việc mô phỏng và quan sát hệ thống bán vé xem phim tại
quầy với mục tiêu đánh giá hiệu suất và đề xuất cải tiến. Chúng tôi đã sử dụng các kỹ
thuật mô phỏng để tái tạo các quy trình bán vé, từ quá trình giao dịch cho đến quản lý
dữ liệu và thống kê. Bằng cách này, chúng tôi hy vọng có thể đưa ra những thông tin
hữu ích cho các quản lý rạp chiếu phim và các nhà quản lý hệ thống để cải thiện trải
nghiệm mua vé của khách hàng cũng như tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.

Báo cáo này được tổ chức như sau: Phần sau sẽ trình bày một cái nhìn tổng quan về
bối cảnh và nhu cầu của việc nghiên cứu này. Sau đó, chúng tôi sẽ đi sâu vào quá trình
mô phỏng và quan sát hệ thống bán vé, mô tả các bước và phương pháp tiến hành nghiên
cứu. Cuối cùng, chúng tôi sẽ trình bày và thảo luận về các kết quả và nhận định quan
trọng, cùng với các đề xuất để cải thiện hệ thống trong tương lai.

Hy vọng rằng báo cáo này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc và cung cấp giá trị trong việc
nâng cao hiệu suất và trải nghiệm mua vé xem phim tại các rạp chiếu phim. Chúng em
mong nhận được phản hồi và ý kiến đóng góp từ các bạn đọc để nâng cao chất lượng và
ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu này.

6
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.3: Form thu thập số liệu……………………………………...…………..….. 22

Bảng 3.4: Kết quả thu được thời gian ra vào hệ thống…………………………..…... 23

Bảng 3.5: Số khách ra vào hệ thống……………………………………...…….……..25

Bảng 4.6: Kết quả thu được sau khi chạy mô phỏng trên Arena ……………………..30

Bảng 4.7: So sánh giữa kết quả thu được từ Arena và kết quả phân tích bằng phương
pháp giải tích……………………...………………………………...…………….…..31

7
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Ví dụ về hệ thống máy chủ đơn…………………………………………….14

Hình 2.2: Các bước mô phỏng thử nghiệm bằng phần mềm ARENA……………......15

Hình 3.1: Mặt bằng sơ bộ của rạp chiếu phim………………………………………...16

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình bán vé ở rạp phim Beta Mỹ Đình…………...………….…17

Hình 3.4: Khách hàng xếp hàng chờ phục vụ……………………………………........21

Hình 4.1: Sơ đồ mô hình Arena cho quầy bán vé tại rạp chiếu phim Beta……….......25

Hình 4.2. Hình ảnh Arena và chi tiết Module Create…………………………............26

Hình 4.3. Hình ảnh Arena và chi tiết Module Process…………………………..........27

Hình 4.4. Hình ảnh Arena và chi tiết Module Dispose………………………….........28

Hình 4.5: Bảng kết quả sau khi chạy mô phỏng trên Arena……………………….….29

8
NỘI DUNG

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hàng hóa
và dịch vụ ngày càng trở nên gay gắt. Đặc biệt trong ngành công nghiệp giải trí Việt
Nam những năm gần đây, đã trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng của các tập đoàn đa
quốc gia. Hàng loạt các công trình giải trí hiện đại với vốn đầu tư nước ngoài được xây
dựng, khiến cho thị trường cạnh tranh giờ đây không chỉ là giữa các công ty trong nước
với nhau mà còn là với nước ngoài.
Lợi thế cạnh tranh của các công ty nước ngoài không chỉ nằm ở quy mô hay công
nghệ hiện đại mà còn nằm ở cách thức tổ chức phục vụ. Họ quan tâm và xác định một
cách rõ ràng về các chuỗi giá trị trong việc phục vụ, quy trình được hoạch định, điều độ
chính xác nhằm tối đa hóa nguồn lực cũng như giảm thiểu các lãng phí không cần thiết.
Tuy nhiên trên thực tế, các nhà quản lý lại khá e ngại việc nghiên cứu phương pháp
cải tiến, thay đổi hệ thống sản xuất thực tế bởi vì họ không thể dừng hệ thống để áp dụng
thứ các nghiên cứu. Thêm vào đó là họ không có nhiều thông tin để chắc chắn rằng việc
cải tiến hay thay đổi dây chuyền sản xuất là phù hợp và hiệu quả. Vì thế việc thực hiện
mô phỏng hệ thống quan sát đang dần được phát triển và phổ biến, vì những ưu thế về
chỉ phí, tiện lợi và tính khả thi.
Mô phỏng là một công cụ giúp đưa ra các tình huống giả định, các khả năng có thể
xảy ra để đánh giá và lựa chọn được phương án tốt nhất. Dữ liệu đó góp phần tạo thành
cơ sở để phân tích hiện trạng của hệ thống, để từ đó đưa ra được những phương án thích
hợp để cân bằng chuyền, cải thiện năng lực sản xuất của nhà xưởng để hệ thống vận
hành ổn định, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng bên trong lẫn bên ngoài. Trong các
công cụ thực hiện mô phỏng thì ARENA là một công cụ rất mạnh để mô hình hóa, mô
phỏng các vấn đề thường gặp phải. Mô phỏng bằng ARENA cũng rất thông dụng trong
thực tế vì tính dễ dàng khi sử dụng và khả năng giải quyết các bài toán sản xuất.
Từ những điều trên, nhóm đã lựa chọn thực hiện báo cáo mô phỏng tại rạp chiếu phim
Beta Cinema Mỹ Đình với phương pháp áp dụng mô hình hoá- mô phỏng nhằm giải
quyết các vấn đề trên.

9
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Chương này sẽ trình bày những nguyên tắc lý thuyết và mô hình đáng tin cậy được
áp dụng trong quá trình nghiên cứu, các lý thuyết được tham khảo từ các sách giáo khoa,
tài liệu giảng dạy của giảng viên, luận văn tốt nghiệp được bảo vệ.

2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết hàng đợi
Lý thuyết hệ thống hàng đợi là một nghiên cứu toán học về hàng đợi. Theo lý thuyết
này, mô hình được xây dựng với độ dài của hàng đợi và thời gian đợi đã được dự đoán
trước. Lý thuyết hệ thống hàng đợi được sử dụng khi muốn tính toán các nguồn lực cần
thiết để cung cấp một dịch vụ.

Lý thuyết hệ thống hàng đợi thường được sử dụng trong mô hình toán học và trong
hệ thống thông tin. Trong đó bao gồm các đối tượng đầu vào và các đối tượng đầu ra.
Trong quá trình xử lý sẽ tạo ra thứ tự hàng đợi hữu hạn với độ dài hàng đợi là vô hạn.
Những dữ liệu ban đầu đối với việc phân tích chính là thông số của sự phân bố của các
đối tượng đầu vào và đây cũng chính là đặc trưng của lý thuyết hệ thống hàng đợi.

Trong bài này, xây dựng được mô hình quan sát quầy bán vé tại rạp chiếu phim với
sự trợ giúp của phần mềm Arena. Những dữ liệu ban đầu của bài toán xây dựng mô hình
quan sát quầy bán vé là sự phân bố số khách hàng vào ra hệ thống, thời gian trung bình
để phục vụ số khách hàng ra vào, không tính đến sự hư hỏng của của máy móc, hay
nhân viên bị ốm, nghỉ việc.

Trong kết quả của sự tính toán theo mô hình trên thì những đặc trưng của lý thuyết
hệ thống hàng đợi sẽ được xác định (ví dụ: số lượng trung bình của các đối tượng đầu
vào, khoảng thời gian trung bình mà đối tượng lưu lại trong hệ thống, số lượng trung
bình của đối tượng trong hàng đợi, trung bình thời gian lưu lại của đối tượng trong hàng
đợi và trung bình độ dài của hàng đợi).

Tất cả những mô hình này sẽ được nghiên cứu bằng hai phương pháp: phương pháp
giải tích dựa trên lý thuyết xác suất và phương pháp mô hình hóa và mô phỏng. Hai
phương pháp này phải cho những kết quả tương đương nhau. Phương pháp sử dụng mô

10
hình mô phỏng có thể sử dụng để nghiên cứu những hệ thống phức tạp, trong khi đó nếu
như ứng dụng trực tiếp phương pháp tính bằng lý thuyết xác suất thì sẽ rất khó khăn.

Phương pháp mô phỏng mô hình hóa có thể sử dụng bằng phần mềm ARENA. Phần
mềm này cho phép chúng ta có thể xây dựng một mô hình mô phỏng một cách trực quan,
đồng thời phân tích những kết quả thu được sau khi chạy mô hình.

2.1.2. Mô phỏng
a. Khái niệm mô phỏng
Mô phỏng là quá trình xây dựng mô hình toán học của hệ thống thực và sau đó tiến
hành tính toán thực nghiệm trên mô hình để mô tả, giải thích và dự đoán hành vi của hệ
thống thực. Kỹ thuật mô phỏng được sử dụng khi việc mô hình hóa các hệ thống thực
bằng các phương pháp giải tích gặp khó khăn hay khi không thể mô hình hoá được đầy
đủ các yếu tố ngẫu nhiên của hệ thống.

b. Mô hình mô phỏng
Các thành phần của mô hình mô phỏng:
Thực thể (Entities):
+ Thực thể di chuyển trong hệ thống, thay đổi trạng thái, ảnh hưởng đến và bị ảnh
hưởng bởi các thực thể khác.
+ Thường đại diện cho thực thể trong thực tế – ví dụ: thực thể là chỉ tiết.
+ Có thể phát sinh các thực thể “ảo”, mô hình sẽ “xử lý” các sự kiện này – Hư hỏng
máy móc thiết bị, ...
+ Có thể cùng tồn tại nhiều loại thực thể khác nhau trong hệ thống.
+ Thông thường, cần xác định các loại thực thể trước khi xây dựng mô hình.
Thuộc tính (Attributes):
+ Các đặc tính của tất cả các thực thể: định rõ tính chất, dùng trong việc xác định
sự khác nhau.
+ Tất cả các thực thể đều giống nhau về thuộc tính vốn có (“slots") nhưng có giá
trị
+ khác nhau cho các thực thể khác nhau, ví dụ: – Thời gian đến – Ngày tới hạn –
Độ ưu tiên - Màu sắc.
Biến toàn cục (Global Variables):

11
+ Thể hiện một tính chất cho toàn mô hình, không dùng riêng cho bất kỳ thực thể
nào.
+ Được sử dụng cho nhiều trường hợp như: Thời gian di chuyển giữa các trạm công
việc – Số lượng các chi tiết trong hệ thống – Thời gian mô phỏng (Simulation
clock) (có sẵn trong định nghĩa biến ARENA).
+ Một số được xây dựng sẵn, một số sẽ do người xây dựng mô hình định nghĩa.
Nguồn lực (Resources):
+ Các thực thể cạnh tranh về: – Nhân công – Thiết bị – Không gian.
+ Thực thể nhận (seizes) nguồn lực, sử dụng và giải phóng nguồn lực (releases).
+ Một loại nguồn lực có thể có nhiều nguồn lực (units of capacity) – Ghế ở 1 cái
bàn trong nhà hàng – Người bán vé ở rạp chiếu phim
+ Nguồn lực (số lượng) có thể thay đổi trong quá trình mô phòng.
Hàng chờ (Queues):
+ Nơi mà thực thể đợi khi nó không thể “di chuyển” (có thể nguồn lực cần chưa
sẵn sàng).
+ Chiều dài và thời gian đợi trung bình trong hàng thường được xem xét, đánh giá.
+ Biến dùng để xem xét cái gì đang diễn ra.
+ Tùy thuộc vào thông số đầu ra mong đợi.

c. Các bước thực hiện mô phỏng


Bước 1: Xây dựng mục tiêu mô phỏng và kế hoạch nghiên cứu

Điều quan trọng trước tiên là phải xác định rõ mục tiêu nghiên cứu mô phỏng. Mục
tiêu đó được thể hiện bằng các chỉ tiêu đánh giá, bằng hệ thống câu hỏi cần được trả lời

Bước 2: Thu thập số liệu và định nghĩa mô hình: Thu thập những thông tin và dữ liệu
cần thiết của hệ thống (nếu tồn tại) dùng để xác định trình tự vận hành và phân bố xác
suất các biến trong mô hình.

Bước 3: Xác định giá trị của mô hình.

Bước 4: Xây dựng chương trình máy tính và kiểm tra: Sử dụng ARENA.

Bước 5: Thử nghiệm: Thực hiện chạy mô phỏng mô hình đã được xác định giá trị
trên để kiểm chứng giá trị của chương trình trong bước kế tiếp.

12
Bước 6: Thực hiện mô phỏng.

Bước 7: Phân tích kết quả mô phỏng, xây dựng một khoảng tin cậy cho một thông số
trình bày một thiết kế hệ thống cụ thể

d. Mô phỏng trên Arena


Giới thiệu phần mềm

Arena là phần mềm mô phỏng có trên 350.000 sử dụng trên thế giới đến nay phần
mềm được sử dụng nhiều nhất cho các dự án mô phỏng. Arena giúp bạn chứng minh,
dự đoán và đo lường hiệu năng hệ thống trước khi quyết định thực hiện hoạt động kinh
doanh, mang lại hiệu quả bất cứ tình huống nào trong một môi trường kinh doanh điều
kiện khác nhau.

Với phần mềm mô phỏng arena, bạn có thể tạo ra các mô hình mô phỏng quy trình
sản xuất, hệ thống hậu cần, mạng lưới giao thông. Arena là một công cụ mô phỏng với
khả năng ứng dụng không giới hạn.

Thực hiện mô phỏng trên Arena

Bước 1: Xác định từng mô-đun dữ liệu

Mô đun thực thể

Mô đun tài nguyên

Bước 2: Xây dựng mô hình sơ đồ

Trong hệ thống máy chủ đơn, đầu tiên thực thể/ công việc đi vào hệ thống và chờ
trong hàng đợi (Mô đun Create 1) => Công việc sẽ được xử lý khi máy rảnh ( Mô đun
Process 1 ) => Công việc được xử lý xong sẽ rời khỏi hệ thống ( Mô đun Dispose 1).

13
Hình 2.1: Ví dụ về hệ thống máy chủ đơn
Bước 3: Xác định từng mô đun

Nhấp chuột vào mô đun “Create 1” để mở hộp thoại để chỉnh sửa các thuộc tính (Tên,
giá trị, thời gian giữa các lần đến, ...)

Các mô đun khác tương tự

Bước 4: Chạy mô phỏng Arena

2.2. Phương pháp luận


Quy trình thực hiện được triển khai qua 7 bước:

Bước 1: Tiến hành tìm hiểu tổng quan công ty: Sản phẩm chính và quy trình sản xuất
sản phẩm chính, dòng di chuyển nguyên vật liệu; số lượng và chức năng máy móc.

Bước 2: Xác định vấn đề nghiên cứu.

Bước 3: Tiến hành lấy mẫu số liệu: Xác định cỡ mẫu; phân tích và xác định loại phân
bố; thời gian gia công.

Bước 4: Mô phỏng thử nghiệm với số liệu ở mẫu thử.

Bước 5: Mô phỏng thử nghiệm các phương án.

Bước 6: Lựa chọn phương án tối ưu theo các tiêu chí đã đề ra.
14
Bước 7: Hoàn thiện phương án được chọn và tiến hành viết báo cáo kết quả. Quy
trình thực hiện nêu ra ở các bước trên được tóm tắt theo sơ đồ sau:

Hình 2.2: Các bước mô phỏng thử nghiệm bằng phần mềm ARENA

3. MÔ HÌNH HOÁ, THU THẬP VÀ SỬ LÝ SỐ LIỆU TẠI RẠP CHIẾU PHIM


BETA MỸ ĐÌNH
3.1. Giới thiệu về rạp phim Beta Mỹ Đình
Rạp Beta Cinema Mỹ Đình tọa lạc tại tầng hầm B1, tòa nhà Golden Palace, đường Mễ
Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Rạp có vị trí thuận lợi, rất gần những trường đại học, cao đẳng và cấp 3 lớn tại Hà Nội.
Beta Cinema Mỹ Đình sở hữu tổng cộng 7 phòng chiếu tương đương hơn 800 ghế ngồi.
Rạp được trang bị hệ thống màn chiếu, máy chiếu, phòng chiếu hiện đại theo tiêu chuẩn
Hollywood với 100% nhập khẩu từ nước ngoài. Trong mỗi phòng chiếu đều được lắp
đặt hệ thống âm thanh Dolby 7.1 và hệ thống cách âm chuẩn quốc tế. Vì vậy mà mỗi
thước phim được chiếu tại rạp đều là những thước phim rõ nét nhất, với âm thanh và
hiệu ứng sống động nhất. Mức giá xem phim tại rạp hết sức ưu đãi, chỉ từ 45.000 VNĐ.
Mỗi tuần, rạp còn có những chương trình khuyến mại, ưu đãi đặc biệt dành cho các tín
đồ điện ảnh.

Với địa điểm thuận lợi, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, mức giá ưu đãi, Beta Cinema
Mỹ Đình chắc chắn sẽ là địa điểm xem-ăn-chơi không thể bỏ qua của giới trẻ Hà

15
Thành. Địa chỉ: Tầng hầm B1, tòa nhà Golden Palace, đường Mễ Trì, quận Nam Từ
Liêm, Hà Nội

3.2. Mặt bằng sơ bộ

Hình 3.1. Mặt bằng sơ bộ của rạp chiếu phim


3.3. Quy trình bán vé tại rạp chiếu phim

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình bán vé ở rạp phim Beta Mỹ Đình


16
Giải thích:

Bước 1: Khách hàng tiếp cận quầy bán vé ở rạp phim:

Quy trình bắt đầu khi khách hàng tiếp cận quầy bán vé, có thể là quầy bán vé ở quầy
lễ tân hoặc các quầy bán vé riêng biệt trong rạp.

Bước 2: Nhân viên chào đón khách, đặt câu hỏi về loại vé và số lượng cần mua:

Nhân viên chào đón khách hàng và hỏi về loại vé họ quan tâm cùng với số lượng vé
mà họ muốn mua. (có rất nhiều loại vé như vé người lớn, vé trẻ em, vé VIP…)

Bước 3: Khách hàng chọn loại vé và số lượng cần mua:

Khách hàng tiếp tục chọn loại vé và số lượng mà họ muốn mua dựa trên nhu cầu của
họ.

Bước 4: Nhân viên tính giá vé dựa trên loại vé và số lượng:

Nhân viên tính toán giá vé dựa trên loại vé và số lượng mà khách hàng đã chọn.

Bước 5: Khách hàng thanh toán tiền mua vé:

Khách hàng tiến hành thanh toán tiền mua vé với nhân viên bán vé. Thanh toán có thể
thực hiện bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc các phương thức thanh toán khác
tùy theo chính sách của rạp phim.

Bước 6: Nhân viên xuất vé hoặc mã vé điện tử cho khách:

Sau khi thanh toán, nhân viên bán vé sẽ cung cấp vé giấy hoặc mã vé điện tử cho khách
hàng.

Bước 7: Khách hàng nhận vé và xác nhận thông tin đúng đắn:

Khách hàng nhận vé và xác nhận rằng thông tin trên vé đúng và đủ cho nhu cầu của
họ trước khi rời khỏi quầy bán vé.

Mỗi bước trong quy trình đều quan trọng để đảm bảo khách hàng nhận được dịch vụ
chất lượng và đúng với mong đợi của họ. Sơ đồ này cung cấp cái nhìn tổng quan về quy
trình bán vé ở rạp phim và các bước cụ thể mà cả khách hàng và nhân viên cần tuân thủ.

17
3.4. Các tham số trong quá trình thực hiện mô phỏng
Thuộc tính của rạp chiếu phim: Thời gian khách hàng đến phút, Thời gian bắt đầu phục
vụ phút, Thời gian phục vụ phút (chọn vé + combo), Thời gian khách hàng ra khỏi quầy
phục vụ phút, ...

➢ Không có sự biến động về nhân sự (nghỉ việc, đau ốm, …)


➢ Không có sự cố bất ngờ xảy ra như hư hỏng máy móc, cúp điện, …
➢ Số lượng nhân viên không đổi ở từng quầy
➢ Số lượng máy bán vé không đổi ở từng quầy

3.5. Thu thập dữ liệu


3.5.1. Quy trình thu thập dữ liệu
Đầu tiên nhóm sẽ quan sát hiện trạng tại quầy bán vé Beta Mỹ Đình và xác định
quầy mà nhóm sẽ nghiên cứu. Sau đó thì nhóm phân tích, các thao tác phục vụ tại từng
quầy và sẽ tiến hành bấm giờ tại mỗi quầy để thu thập bộ dữ liệu ban đầu. Sau đó lập
bảng Excel để tính toán số liệu và chạy ứng dụng Arena để phân tích dữ liệu.

Thông tin đã khảo sát được:

+ Thời gian khảo sát: 18h - 19h ngày 26/03/2024


+ Lượng khách hàng sử dụng dịch vụ: 30 khách/giờ
+ Thời gian phục vụ trung bình: 1,48 phút/khách

Số quầy phục vụ, hàng chờ

Rạp Beta Mỹ Đình có 3 hàng chờ, 2 hàng chờ mua nước và bắp chỉ có 1 hàng để
bán vé. Mỗi hàng chờ sẽ có 1 nhân viên phục vụ, có căng dây để ngăn cách 3 hàng chờ
tránh tình trạng chen hàng, nhảy hàng

Ưu điểm:

Tăng hiệu suất phục vụ: cung cấp được nhiều dịch vụ cùng 1 lúc nhân viên có thể dễ
dàng quản lý và phục vụ từng hàng chờ một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp tăng hiệu
suất của quầy bán vé và giảm thời gian cần thiết để xử lý mỗi khách hàng.

Tạo ra sự tổ chức và trật tự: Đa hàng chờ giúp tạo ra sự tổ chức và trật tự tại quầy bán
vé. Điều này giúp tránh tình trạng hỗn loạn và mất kiểm soát trong quá trình bán vé.
18
Tăng cơ hội bán thêm sản phẩm và dịch vụ: Khi khách hàng đợi chờ, họ có thể có cơ
hội tham khảo thêm về các sản phẩm và dịch vụ khác của rạp phim như combo ăn uống,
sản phẩm merchandising, hoặc các ưu đãi khuyến mãi khác.

Quản lý tài nguyên hiệu quả: Bằng cách phân chia khách hàng vào nhiều hàng chờ,
quản lý tài nguyên như nhân viên và không gian có thể được tối ưu hóa để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng một cách hiệu quả.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì quầy bán vé của rạp Beta Mỹ Đình cũng có những
hạn chế:

Thời gian chờ đợi không đồng nhất: Trong một số trường hợp, hàng chờ bán vé có
thể đông đúc hơn so với các hàng chờ bán nước và bỏng, dẫn đến sự không công bằng
trong thời gian chờ đợi giữa các khách hàng.

Tăng chi phí vận hành: Việc quản lý và duy trì nhiều hàng chờ có thể tăng chi phí vận
hành cho rạp phim, bao gồm cả việc tăng cường nhân viên và cung cấp các thiết bị hỗ
trợ.

Phục vụ khách hàng theo nguyên tắc FIFO (First in first out): khách hàng đến trước
được phục vụ trước. Khách hàng đến sẽ ra quầy lấy số thứ tự và xếp hàng theo số thứ tự
của mình.

3.5.2. Giai đoạn chuẩn bị


Chuẩn bị vật dụng:

+ Máy ảnh hoặc điện thoại có Camera


+ Sổ hoặc giấy để ghi chép số liệu
+ Bút
+ Lên kế hoạch
+ Lựa chọn địa điểm khảo sát
+ Chia nhỏ nhóm và phân chia công việc mỗi người
+ Lên quy trình làm việc và kiểm tra dữ liệu
+ Chuẩn bị cho những tình huống phát sinh
+ Lựa chọn khung giờ phù hợp và thống nhất với cả nhóm

19
3.5.3. Giai đoạn bấm giờ
Khảo sát viên đến địa điểm cần thu thập thông tin dữ liệu đúng giờ để tiến hành khảo
sát

Phối hợp với nhân viên để có được quá trình thu thập đầy đủ và thuận tiện nhất

• Bắt đầu bấm giờ

Quan sát số lượng khách hàng đến rạp phim để ghi chép dữ liệu thực tế

Bấm thời gian khi khách hàng đến, khách hàng được phục vụ (mua vé, bỏng nước)
và khi kết thúc phục vụ để khách vào xem phim.

Chụp hình để có thêm bằng chứng minh họa thực tế hơn

Hình 3.4: Khách hàng xếp hàng chờ phục vụ


Thời gian theo dõi 26/03/2024 Arrival time Service time

Thời gian khách hàng Thời gian phục vụ phút


18h-19h STT đến phút ( chọn vé + thanh toán)

1 0,54 1,58

2 1,25 1,64
60 phút
3 2,18 1,89

4 3,25 1,18

20
Thời gian theo dõi 26/03/2024 Arrival time Service time

5 4,15 1,01

6 6,3 1,16

7 7,28 1,59

8 8,51 1,51

9 9,37 1,07

10 11,25 1,18

11 13,26 1,60

12 15,15 1,71
13 16,59 1,18

14 18,35 1,98

15 20,22 1,62

16 22,1 1,78

17 23,47 1,45

18 26,2 1,60

19 29,5 1,04

20 31,33 1,50

21 34,57 1,87

22 38,56 1,35

23 39,59 1,35

24 43,48 1,92

25 45,49 1,79
26 48,21 1,11

27 50,22 1,94

28 52,11 1,51

29 56,57 1,42
30 59,23 1,14
Bảng 3.3. Form thu thập số liệu

Thời
gian
theo Arrival Start End Time in Time in
dõi 26/03/2024 time time Service time service system queue

21
Thời gian
Thời khách hàng
gian bắt Thời gian ra Thời gian Thời gian
Thời gian đầu phục vụ phút khỏi quầy trong hệ trong
khách hàng phục vụ ( chọn vé + phục vụ thống hàng đợi
18h-19h STT đến phút phút combo) phút phút phút
1 0,54 0,54 1,58 2,12 1,58 0
2 1,25 2,12 1,64 3,77 2,52 0,87
3 2,18 3,77 1,89 5,66 3,48 1,59
4 3,25 5,66 1,18 6,84 3,59 2,41
5 4,15 6,84 1,01 7,85 3,70 2,69
6 6,3 7,85 1,16 9,00 2,70 1,55
7 7,28 9,00 1,59 10,60 3,32 1,72
8 8,51 10,60 1,51 12,11 3,60 2,09
9 9,37 12,11 1,07 13,18 3,81 2,74
10 11,25 13,18 1,18 14,36 3,11 1,93
11 13,26 14,36 1,60 15,96 2,70 1,10
12 15,15 15,96 1,71 17,67 2,52 0,81
13 16,59 17,67 1,18 18,85 2,26 1,08
60 phút 14 18,35 18,85 1,98 20,83 2,48 0,50
15 20,22 20,83 1,62 22,45 2,23 0,61
16 22,1 22,45 1,78 24,23 2,13 0,35
17 23,47 24,23 1,45 25,69 2,22 0,76
18 26,2 26,20 1,60 27,80 1,60 0,00
19 29,5 29,50 1,04 30,54 1,04 0,00
20 31,33 31,33 1,50 32,83 1,50 0,00
21 34,57 34,57 1,87 36,44 1,87 0,00
22 38,56 38,56 1,35 39,91 1,35 0,00
23 39,59 39,91 1,35 41,26 1,67 0,32
24 43,48 43,48 1,92 45,40 1,92 0,00
25 45,49 45,49 1,79 47,28 1,79 0,00
26 48,21 48,21 1,11 49,32 1,11 0,00
27 50,22 50,22 1,94 52,16 1,94 0,00

22
28 52,11 52,16 1,51 53,67 1,56 0,05
29 56,57 56,57 1,42 57,99 1,42 0,00
30 59,23 59,23 1,14 60,37 1,14 0,00
738,28 44,68 67,86 23,17
Bảng 3.4. Kết quả thu được thời gian ra vào hệ thống
Thời gian trung bình trong hệ thống là: tổng thời gian trong hệ thống / thời gian
khách hàng cuối cùng đến
67,86/30 = 2,261918861
Thời gian trung bình trong hàng đợi là: tổng thời gian trong hàng đợi / thời gian
khách hàng cuối cùng đến
23,17/30 = 0,7724256562
Hệ số sử dụng dịch vụ là: tổng thời gian phục vụ / thời gian khách hàng cuối cùng ra
khỏi quầy
44,68/30 = 1,489493205
5.4. Kết quả thu thập dữ liệu
A: khách đến thì sẽ +1

D: khách đi thì sẽ -1

JOB IN SYSTEM JOB IN SYSTEM


EVENT TIME START END EVENT TIME START END
STT EVENT EVENT STT EVENT EVENT
1 A1 0,54 0 1 31 D15 22,45 2 1
2 A2 1,25 1 2 32 A17 23,47 1 2
3 D1 2,12 2 1 33 D16 24,23 2 1
4 A3 2,18 1 2 34 D17 25,69 1 0
5 A4 3,25 2 3 35 A18 26,2 0 1
6 D2 3,77 3 2 36 D18 27,80 1 0
7 A5 4,15 2 3 37 A19 29,5 0 1
8 D3 5,66 3 2 38 D19 30,54 1 0
9 A6 6,3 2 3 39 A20 31,33 0 1
10 D4 6,84 3 2 40 D20 32,83 1 0
11 A7 7,28 2 3 41 A21 34,57 0 1
12 D5 7,85 3 2 42 D21 36,44 1 0
13 A8 8,51 2 3 43 A22 38,56 0 1

23
14 D6 9,00 3 2 44 A23 39,59 1 2
15 A9 9,37 2 3 45 D22 39,91 2 1
16 D7 10,60 3 2 46 D23 41,26 1 0
17 A10 11,25 2 3 47 A24 43,48 0 1
18 D8 12,11 3 2 48 D24 45,40 1 0
19 D9 13,18 2 1 49 A25 45,49 0 1
20 A11 13,26 1 2 50 D25 47,28 1 0
21 D10 14,36 2 1 51 A26 48,21 0 1
22 A12 15,15 1 2 52 D26 49,32 1 0
23 D11 15,96 2 1 53 A27 50,22 0 1
24 A13 16,59 1 2 54 A28 52,11 1 2
25 D12 17,67 2 1 55 D27 52,16 2 1
26 A14 18,35 1 2 56 D28 53,67 1 0
27 D13 18,85 2 1 57 A29 56,57 0 1
28 A15 20,22 1 2 58 D29 57,99 1 0
29 D14 20,83 2 1 59 A30 59,23 0 1
30 A16 22,1 1 2 60 D30 60,37 1 0
3 3
Bảng 3.5: Số khách ra vào hệ thống

Vậy số công việc tối đa trong hệ thống là 3

4. SỬ DỤNG ARENA ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG M/M/1 TẠI RẠP


CHIẾU PHIM BETA MỸ ĐÌNH
Ở chương 4 nhóm em sẽ sử dụng các dữ liệu đã thu thập được để khai báo dữ liệu
trong phần mềm Arena Sau đó nhóm sẽ tiến hành chạy mô phỏng, số lần lặp lại cho mô
hình hiện trạng của hệ thống. Khi đã có đầy đủ các thông số để sử dụng cho quá trình
mô phỏng thì nhóm sẽ tiến hành kiểm định đúng đắn của hệ thống. Cuối cùng nhóm sẽ
chạy mô phỏng bằng Arena, xuất ra kết quả và từ đó đánh giá hiện trạng của hệ thống.

Đầu vào của hệ thống rạp chiếu phim là gồm khách hàng. Những khách hàng này đã
được tính toán dựa trên năng suất yêu cầu và được đặt tại đầu chuyền trước khi bắt đầu
ca làm việc

24
4.1. Xây dựng mô hình Arena cho quầy bán vé tại rạp chiếu phim

Hình 4.1: Sơ đồ mô hình Arena cho quầy bán vé tại rạp chiếu phim Beta
Thu thập dữ liệu
Module Create
• Module Create dùng để tạo thực thể đến là số khách hàng
• Thời gian được tính theo đơn vị là phút
• Thời gian trung bình giữa 2 lần đến là 2p
• Số lượng thực thể vào hệ thống là 1 khách hàng trong 1 lần đến

Hình 4.2. Hình ảnh Arena và chi tiết Module Create


Module Process
Process tượng trưng cho quầy bán vé ở rạp chiếu phim. Thời gian phục vụ trung bình
tuân theo phân bố Exponential với đơn vị tính là phút (minute)
Giải thích cho Seize Delay Release:
+ Seize (Chiếm giữ): Thao tác này đại diện cho việc một thực thể (entity) trong mô
hình mô phỏng "chiếm giữ" một tài nguyên hoặc một vùng (module). Ví dụ, khi

25
một khách hàng đến quầy bán vé, thực thể "chiếm giữ" quầy bán vé để mua vé.
Trong một quy trình sản xuất, thực thể có thể "chiếm giữ" một máy móc để xử lý.
+ Delay (Trì hoãn): Thao tác này đại diện cho việc thực thể "trì hoãn" trong mô hình
mô phỏng. Trong khi thực thể đang "chiếm giữ" tài nguyên hoặc vùng, thời gian
"trì hoãn" là thời gian mà thực thể phải chờ đợi trước khi có thể tiếp tục quy trình
tiếp theo. Ví dụ, sau khi mua vé, một khách hàng có thể phải chờ một khoảng thời
gian nhất định trước khi rời khỏi quầy bán vé.
+ Release (Giải phóng): Thao tác này đại diện cho việc thực thể "giải phóng" tài
nguyên hoặc vùng mà nó đã "chiếm giữ", cho phép tài nguyên hoặc vùng đó sẵn
sàng cho các thực thể khác. Ví dụ, khi một khách hàng đã mua vé, họ sẽ "giải
phóng" quầy bán vé để cho khách hàng tiếp theo. Trong quy trình sản xuất, một
máy móc sẽ được "giải phóng" sau khi hoàn thành công việc, để máy móc đó có
thể sử dụng cho sản xuất tiếp theo.

26
Hình 4.3. Hình ảnh Arena và chi tiết Module Process
Module Dispose
Trong Arena Simulation, "dispose" là một thao tác quan trọng được sử dụng để xử
lý thực thể sau khi đã hoàn thành một quy trình hoặc đã không cần thiết nữa trong mô
hình mô phỏng. Ý nghĩa của thao tác "dispose" là loại bỏ hoặc giải phóng thực thể từ
hệ thống mô phỏng
VD: Trong hệ thống quầy bán vé, Dispose thể hiện cho việc khách hàng đã lấy được
vé và được đẩy ra khỏi hệ thống bán vé.

27
Hình 4.4. Hình ảnh Arena và chi tiết Module Dispose
4.2. Mô phỏng mô hình
Mô hình trước khi chạy:

Kết quả sau khi chạy:

4.3. Thiết kế thực nghiệm


4.3.1. Thời gian chạy mô phỏng
Mô phỏng hệ thống trong 2 giờ đồng hồ cho ra kết quả như sau:

28
Hình 4.5: Bảng kết quả sau khi chạy mô phỏng trên Arena
4.3.2. Đánh giá hiện trạng
Dựa vào kết quả trên, ta thấy đối với phân bố Exponential, trong vòng 2 giờ đồng
hồ, có 49 khách hàng đến và cả 49 khách hàng đã được giải phóng khỏi hệ thống.

Các đặc trưng của mô hình Kết quả

Số lượng trung bình khách hàng trong hệ thống 49

Thời gian trung bình khách hàng trong hệ thống 1.8234

Số lượng trung bình khách hàng trong hàng đợi 0.04226

Thời gian trung bình khách hàng lưu lại trong hàng đợi 0.1035

Hệ số sử dụng dịch vụ 0.35115

Số lượng khách hàng tối đa trong hàng đợi 2

Bảng 4.6: Kết quả thu được sau khi chạy mô phỏng trên Arena

29
4.4. Tính toán các đặc trưng của mô hình trạm sạc điện theo lý thuyết hệ thống
hàng đợi bằng phương pháp giải tích:
Lưu lượng khách đến quầy bán vé được phân bố theo quy luật phân phối mũ với giá trị
trung bình là 2 phút/ người, nên cường độ của khách hàng đến quầy bán vé sẽ là:

1 1
λ= = = 0,5 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔/𝑝ℎú𝑡
𝑇ℎ𝑑 2

Lưu lượng khách được phục vụ (được mua vé& mua bỏng nước) với thời gian mua vé
trung bình là 10 phút, nên cường độ khách được phục vụ (được mua vé& mua bỏng
nước) µ được tính như sau:

1 1
μ= = = 0,67 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔/𝑝ℎú𝑡
𝑇𝑝𝑣 1,48

Gọi 𝜔 là hệ số sử dụng dịch vụ giữa μ và 𝜆

𝜆 0,5
𝜔= = = 0,74 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔/ 𝑝ℎú𝑡 ≤ 1
μ 0,67

Vậy điều kiện tĩnh của hệ thống hàng đợi được thõa mãn.

Số lượng trung bình khách hàng trong hệ thống:

1 0,74
𝑋𝐻𝑡 = = = 2,91 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔/𝑝ℎú𝑡
𝑇𝑝𝑣 1 − 0,74

Số lượng trung bình khách hàng trong hàng đợi:

1 0,742
𝑋𝐻𝐷 = = = 2,1 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔/𝑝ℎú𝑡
𝑇𝑝𝑣 1 − 0,74

Thời gian trung bình khách hàng lưu lại trong hàng đợi:

𝜔 0,74
𝑇𝐻𝐷 = = = 4,24 𝑝ℎú𝑡
μ(1 − 𝜔 ) 0,67 ∗ (1 − 0,74)

Thời gian trung bình khách hàng lưu lại trong hệ thống:

30
1 1
𝑇𝐻𝑇 = = = 5,74 𝑝ℎú𝑡
μ(1 − 𝜔 ) 0,67 ∗ (1 − 0,74)

Các đặc trưng của mô hình Kết quả từ chạy Kết quả từ phương pháp
mô hình giải tích

Số lượng trung bình khách hàng trong 2 2.91


hệ thống

Thời gian trung bình khách hàng trong 1.8234 5.74


hệ thống

Số lượng trung bình khách hàng trong 0.04226 2.1


hàng đợi

Thời gian trung bình khách hàng lưu lại 0.1035 4.24
trong hàng đợi

Hệ số sử dụng dịch vụ 0.35115 0.74

Số lượng khách hàng tối đa trong hàng 2 3


đợi

Bảng 4.7: So sánh giữa kết quả thu được từ Arena và kết quả phân tích bằng
phương pháp giải tích

Kết quả giữa phương pháp giải tích và arena có sự khác biệt do:

Số lượng trung bình khách hàng trong hệ thống: Kết quả từ phương pháp giải tích cao
hơn so với Arena, cho thấy rằng hệ thống có thể đón tiếp và duy trì nhiều khách hàng
hơn theo phân tích.

Thời gian trung bình khách hàng trong hệ thống: Kết quả từ phương pháp giải tích
cao hơn nhiều so với Arena, cho thấy rằng thời gian mà khách hàng ở trong hệ thống có
thể lớn hơn nhiều so với dự đoán ban đầu từ Arena.

31
Số lượng trung bình khách hàng trong hàng đợi: Kết quả từ phương pháp giải tích
cao hơn đáng kể so với Arena, cho thấy rằng hàng đợi có thể dài hơn nhiều so với dự
đoán ban đầu từ Arena

Thời gian trung bình khách hàng lưu lại trong hàng đợi: Kết quả từ phương pháp giải
tích cao hơn nhiều so với Arena, cho thấy rằng thời gian mà khách hàng phải chờ đợi
trong hàng đợi có thể lớn hơn nhiều so với dự đoán ban đầu từ Arena.

Hệ số sử dụng dịch vụ: Kết quả từ phương pháp giải tích cao hơn so với Arena, cho
thấy rằng tỷ lệ sử dụng dịch vụ có thể cao hơn nhiều so với dự đoán ban đầu từ Arena.

Số lượng khách hàng tối đa trong hàng đợi: Kết quả từ phương pháp giải tích cao hơn
so với Arena, cho thấy rằng hàng đợi có thể chứa được nhiều khách hàng hơn theo phân
tích.

Tóm lại, kết quả từ phương pháp giải tích thường cho thấy mức độ chi tiết và chính
xác cao hơn so với kết quả từ mô hình mô phỏng sử dụng phần mềm như Arena. Điều
này có thể do các giả định và yếu tố được xem xét kỹ lưỡng hơn trong phương pháp giải
tích. Tuy nhiên, cần xem xét cả hai kết quả để đảm bảo tính đúng đắn và ứng dụng trong
thực tế của hệ thống.

32
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi sự hiệu quả trong kinh doanh, việc
mô phỏng và quan sát hệ thống bán vé xem phim tại quầy đã chứng minh sự quan trọng
và hữu ích của nó. Chúng em đã tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá hiệu
suất của hệ thống và đề xuất các cải tiến có thể được áp dụng để cải thiện trải nghiệm
mua vé của khách hàng cũng như tối ưu hóa hoạt động của rạp chiếu phim.

Từ quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc áp dụng kỹ thuật mô phỏng
và quan sát là một công cụ mạnh mẽ để hiểu rõ hơn về các quy trình bán vé, xác định
các điểm yếu và mạnh của hệ thống, và đề xuất các giải pháp cải tiến. Thông qua việc
tái tạo các tình huống thực tế, chúng tôi đã có cơ hội phân tích sâu hơn về các vấn đề
gặp phải và đề xuất các biện pháp khắc phục.

Điều quan trọng hơn, chúng em hy vọng rằng báo cáo này không chỉ là một bước đầu
tiên trong việc cải thiện hệ thống bán vé của các rạp chiếu phim, mà còn là một nguồn
tài nguyên hữu ích cho các quản lý và nhà quản lý hệ thống trong việc đưa ra quyết định
chiến lược và phát triển kế hoạch cải tiến.

Cuối cùng, chúng em mong rằng các đề xuất và phân tích trong báo cáo này sẽ mang
lại giá trị và ứng dụng thực tiễn trong thực tế. Chúng em rất mong nhận được sự phản
hồi tích cực từ cô Nguyễn Thị Như Vân và tiếp tục nỗ lực nghiên cứu và phát triển bài
báo cáo tốt hơn.

33

You might also like