You are on page 1of 73

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----™&˜----

TIỂU LUẬN
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN
TỬ MOMO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

MÔN: KINH TẾ LƯỢNG

Giảng viên hướng dẫn: Hà Trọng Quang


Mã lớp: DHMK17KTT - 422000402915

TP.HCM, ngày 15 tháng 04 năm 2023


;

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công
nghiệp Tp.HCM đã đưa môn học Kinh tế lượng vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt,
nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy Hà Trọng
Quang đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho cả lớp nói chung và nhóm
chúng em nói riêng trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp
học Kinh tế lượng của thầy, cả lớp nói chung và nhóm chúng em nói riềng đã có thêm
cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc
chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để nhóm chúng em có thể vững
bước sau này.

Bộ môn Kinh tế lượng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm
bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc
dù nhóm chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp
ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc
thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Trân trọng cảm ơn!

Tp Hồ Chi Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2023

1
LỜI CAM ĐOAN

Bài tiểu luận về đề tài: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử
Momo của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM của nhóm chúng em
nghiên cứu trong thời gian vừa qua là thành quả của quá trình học hỏi và tiếp thu kiến
thức từ Thầy Hà Trọng Quang bộ môn kinh tế lượng và kinh nghiệm thực tế. Vì vậy
nhóm chúng em xin cam đoan tất cả nội dung báo cáo trên là sản phẩm của nhóm em
và không có bất kỳ gian dối hay sao chép nào. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều
được ghi rõ nguồn gốc. Nhóm chúng em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với lời nói
của nhóm chúng em với thầy.

Tp Hồ Chi Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2023

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV Đánh giá

1 Nguyễn Thị Đoan Trang 21121301 100%

2 Nguyễn Thùy Linh 21066531 80%

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt

NTHI Nhận thức hữu ích

NTDSD Nhận thức dễ sử dụng

NTRT Nhận thức riêng tư

AHXH Ảnh hưởng xã hội

NT Niềm tin

YDSD Ý định sử dụng

EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

TRA Theory of Reasoned Action Mô hình thuyết hành động hợp lí

Technology Acceptance Mô hình chấp nhận và sử dụng công


TAM Model nghệ

4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2.2. Mô tả các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất

Bảng 2.6.1. Thang đo và biến quan sát

Bảng 2.6.2. Bảng hỏi khảo sát

Bảng 3.1.2: Bảng thể hiện giá trị mô tả giới tính mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1.4 Bảng thể hiện giá trị mô tả thu nhập mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1.6 Bảng thể hiện giá trị mô tả độ tuổi mẫu nghiên cứu

Bảng 3. 2.1. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Bảng 3. 2.1.1. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến nhận thức hữu
ích

Bảng 3. 2.1.2. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến nhận thức riêng
tư bảo mật

Bảng 3. 2.1.3. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Ảnh hưởng xã
hội

Bảng 3. 2.1.4. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến niềm tin

Bảng 3. 2.1.5. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến ý định sử dụng

Bảng 3.2.1.6. kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Bảng 3.2.2.1. kiểm định về phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập

5
Bảng 3.2.2.2. Kiểm định về phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc.

Bảng 3.3. Bảng phân tích tương quan pearson

Bảng 3.4.1. Bảng phân tích ANOVA

Bảng 3.4.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quang

Bảng 3.4.3. Kiểm định hiện tượng tự đa cộng tuyến

Bảng 3.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

6
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen & Fishbein 1975)

Hình 1.2.2. Mô hình thuyết Theory of Planned Behavior ( Ajzen 1991)

Hình 1.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, Bagozzi và Warshaw 1989)

Hình 1.3.4. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Hình 2.2.1. Mô hình nghiên cứu

Hình 3.1.1 Biểu đồ tròn thể hiện giới tính mẫu nghiên cứu

Hình 3.1.3 Biểu đồ tròn thể hiện đặc điểm nghiên cứu theo thu nhập của mẫu nghiên
cứu

Hình 3.1.5 Biểu đồ tròn thể hiện đặc điểm nghiên cứu theo độ tuổi của mẫu nghiên
cứu

Hình 3.4.4.1. Biểu đồ Scatter Plot kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.

Hình 3.4.4.2. Biểu đồ Normal P-P Plot

Hình 3.4.5. Biểu đồ Scatter Plot

Hình 3.6 . Kết quả kiểm định tổng hợp

7
MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM.......................................................................3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................12

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................12

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................13

2.1 Mục tiêu tổng quát..........................................................................................13

2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................13

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................13

 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................13

 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................13

4. Bố cục đề tài....................................................................................................13

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG....................................................................................14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................14

1.1 Các khái niệm liên quan.................................................................................14

1.1.1 Khái niệm về ví điện tử.....................................................................................14

8
1.1.2 Khái niệm về ý định sử dụng............................................................................15

1.2 Các mô hình lý thuyết..........................................................................................16

1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)................................16

1.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior)...........................17

1.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model –
TAM) ……………………………………………………………………...………….18

1.2.4 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)..................................18

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 19

2.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19

2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..............................................20

2.2.1 Mô hình nghiên cứu........................................................................................20

2.2.2 Mô tả thành phần..............................................................................................20

2.2.3 Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................23

2.3 Chọn mẫu nghiên cứu..........................................................................................24

2.4 Khung nghiên cứu đề xuất............................................................................24

2.5 Phương pháp thu nhập số liệu và kích thước mẫu............................................24

2.4.1 Phương pháp thu nhập số liệu.......................................................................24

2.4.2 Kích thước mẫu...............................................................................................25

9
2.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu..................................................25

2.5.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA).....................................27

2.5.3.3. Phương pháp phân tích tương quan............................................................28

2.5.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.................................................29

2.5.3.5. Phương pháp kiểm định Anova...................................................................30

2.5 Thang đo và bảng hỏi.....................................................................................30

2.5.1 Thang đo............................................................................................................30

2.5.2 Bảng hỏi.............................................................................................................33

2.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo............35

2.6.1 Mô hình hồi quy tổng thể ( PRF).....................................................................35

2.6.2 Mô hình hồi quy mẫu ( SRF)............................................................................36

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................38

3.1 Thống kê mô tả.....................................................................................................38

3.2 Kiểm định thang đo.............................................................................................42

3.2.1Kiểm định thang do bằng hệ số tin cậy Crombach’s Alpha...........................42

3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA..................................................................50

3.2.2.1 Phân tích EFA cho các thang biến độc lập...................................................50

3.2.2.2 Phân tích EFA cho các thang biến phụ thuộc..............................................52

10
3.3 Phân tích tương quan Pearson.......................................................................55

3.4 Kiểm định mô hình..............................................................................................57

3.4.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình........................................................57

3.4.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan..............................................................58

3.4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...............................................................58

3.4.4 Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư...............................................59

3.4.5 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.....................................................61

3.5 Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến....................................................................62

3.6 Phân tích kết quả nghiên cứu..............................................................................63

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..........................................67

4.1 Kết luận................................................................................................................67

4.2. Hàm ý quản trị....................................................................................................68

4.2.1 Nhận thức hữu ích............................................................................................68

4.2.2 Ảnh hưởng xã hội..............................................................................................68

4.2.3 Niềm tin vào ví điện tử Momo..........................................................................69

4.2.4 Nhận thức dễ sữ dụng.......................................................................................69

Tài liệu tham khảo.....................................................................................................69

11
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI


Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin (IT) và điện
thoại di động (Smartphone),Người dùng có thể online ở mọi lúc, mọi nơi. Kéo theo đó
là nhu cầu về thanh toán online cũng tăng lên. Mặc dù thanh toán bằng tiền mặt ở Việt
Nam đang chiếm rất lớn, tuy nhiên thói quen thanh toán của người dùng đang dần thay
đổi khi càng có nhiều phương thức thanh toán khác như: POS (điểm chấp nhận thanh
toán bằng cà thẻ), “Ví điện tử”,… xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt là “ Ví điện tử”
đang là một trong những dịch vụ thịnh hành của hình thức thanh toán trực tiếp.
Theo Reputa - hệ thống lắng nghe và hỗ trợ giám sát danh tiếng - công bố Bảng xếp
hạng ngành Fintech năm 2022 tại Việt Nam, MoMo là siêu ứng dụng hàng đầu với hơn
31 triệu người Việt tin dùng. Hệ sinh thái phủ khắp 63 tỉnh thành với hơn 50.000 đối
tác, 140.000 điểm chấp nhận thanh toán và hợp tác trực tiếp với hơn 70 đối tác ngân
hàng, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm… Với hệ sinh thái đa dạng và phong phú
tiện ích hàng đầu trên thị trường, MoMo đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt cho người
dùng Việt Nam ngay trên siêu ứng dụng của mình: Chuyển/ Nhận tiền, Gửi tiết kiệm,
Vay nhanh, Đặt vé du lịch - đi lại, Mua vé xem phim, Đổ xăng, Mua sắm thương mại
điện tử, Thanh toán tiện ích hàng ngày, đi siêu thị, ăn uống, Đóng học phí - viện phí -
dịch vụ công…

Tuy Momo hiện đang dẫn đầu thị trường ví điện tử tại Việt Nam nhưng sự cạnh tranh
của đối thủ trong ngành và những công ty nước ngoài sẽ là thách thức cho Momo
trong việc chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam. Vì thế nghiên cứu “ Những yếu tố ảnh
hưởng tới ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại
học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện để nắm bắt rõ hơn về rào

12
cản sử dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của
giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thêm cơ sở và hàm
ý quản trị cho các nhà quản hiểu hơn về hành vi người dùng từ đó xây dựng chiến lược
nâng cao ý định sử dụng của người dùng một cách hiệu quả.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


2.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử momo của
sinh viên trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví
điện tử Momo

Mục tiêu 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo
trong đo lường các Yếu tố tác động đến ý định sử dụng Ví điện tử của khách hàng cá
nhân tại trường Đại

học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.


Mục tiêu 3: Đề xuất một số ý kiến nhằm gia tăng quyết định sử dụng Ví điện tử
Momo của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: Sinh viên trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.

Phạm vi thời gian: từ 1/ 3/ 2023 đến 15/04/2023

Phạm vi khảo sát: 160 sinh viên trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.

13
4. Bố cục đề tài

Đề tài này gồm 4 chương với nội dung chính như sau:

 Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu


 Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
 Chương 3: Kết quả nghiên cứu
 Chương 4: Kết luận và hàm ý nghiên cứu

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm về ví điện tử


Ví điện tử hay còn được gọi là Ví tiền Online là một tài khoản thanh toán các giao
dịch trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như: Thanh toán tiền điện, nước, học phí, nạp
tiền điện thoại, mua vé xem phim,... Chức năng hoạt động của Ví điện tử thực hiện
bằng cách Liên kết Tài Khoản ngân hàng, nạp tiền vào Ví và thanh toán bất kì dịch vụ
có liên kết một cách đơn giản, tiện lợi. Chỉ cần bạn có Smartphone, mạng Wifi và tài
khoản đã có thể thực hiện mọi giao dịch ở mọi nơi.
Ngoài ra còn có một số định nghĩa về ví điện tử của các nhà nghiên cứu khác. Ví điện
tử còn được biết đến như một ví kỹ thuật số hay ví di động (Uddin & Akhi, 2014). Khi
điện thoại thông minh là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện nay, thì nó trở
thành bàn đạp cho sự hình thành của ví kỹ thuật số và số lượng người sử dụng ví kỹ
thuật số đã tăng trưởng khổng lồ (Bantwa & Padiya, 2020). Ý tưởng về ví điện tử được
hình thành trong những năm về trước, khi người ta chuyển đổi tiền giấy sang thẻ ghi
nợ và thẻ tín dụng như một cách bảo mật thanh toán dựa trên hình thức thanh toán

14
bằng thẻ thông minh với các thành viên của sáu tổ chức gồm American Express,
Discover, JCB, Mastercard, Union Pay và Visa (Alaeddin et al., 2018). Các nước như
Mỹ, Nhật, Thụy Điển và Hàn Quốc đã trình bày những giải pháp ví kỹ thuật số dựa
trên điện thoại di động cho người tiêu dùng sử dụng điện thoại của họ để chi trả cho
tạp hóa, đặt đồ uống từ một máy bán hàng tự động và đặt vé máy bay (Rathore,
2016).

Sharma et al. (2018) thì nhận định rằng ví điện tử là cách thức mới nhất của thương
mại di động cho phép người dùng thực hiện giao dịch, mua sắm trực tuyến, đặt hàng
và chia sẻ những dịch vụ sẵn có. Ví điện tử là một chương trình hoặc một dịch vụ web
cho phép người dùng lưu trữ và kiểm soát thông tin mua hàng trực tuyến của họ như
thông tin đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ giao hàng và chi tiết thẻ tín dụng.

Nghị định 80/2016/NĐ-CP định nghĩa dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho
khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động,
máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi
tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân
hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ
lệ 1:1 (Chinhphu, 2016).
Ví điện tử còn là một hình thức của ngân hàng trực tuyến khi nó thực hiện một số
nhiệm vụ như chi trả cho hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp từ tài khoản ngân hàng,
chuyển tiền, cung cấp séc điện tử, tiền điện tử, đặt hàng thanh toán điện tử... Nói cách
khác, những dịch vụ của ngân hàng đều được thực hiện bởi ví điện tử (Uddin & Akhi,
2014).

1.1.2 Khái niệm về ý định sử dụng


Ajzen (1988) cho rằng YD hành vi là khả năng chủ quan của con người dự định đạt
được trong một thời gian nhất định. Theo Tirtiroglu và Elbeck (2008), YD sử dụng là

15
miêu tả sự sẵn lòng của khách hàng để sử dụng một sản phẩm nào đó. Hay Zhao và
Othman (2010) định nghĩa YD là một quá trình hành động mà một cá nhân muốn đạt
được. Ajzen et al. (1975) cho rằng YD hành vi là sự đo lường YD của một cá thể để
thực hiện một hành vi cụ thể hay YD hành vi là những cảm giác tích cực hay tiêu cực
đối với việc thực hiện một hành vi mục tiêu. YD hành vi sử dụng là khuynh hướng
một cá nhân thể hiện, nó chỉ ra rằng liệu họ sử dụng một công nghệ mới hay không.
Một người sẽ thể hiện hành vi nếu như họ có YD đó (Latupeirissa et al., 2020). Mức
độ sử dụng công nghệ có thể được dự đoán từ hành vi tham gia vào công nghệ (Davis,
1989). Kết quả nghiên cứu của Peña-García et al. (2020) chỉ ra rằng YD hành vi sẽ có
ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng công nghệ. Nghiên cứu này giả định rằng YD
hành vi sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sử dụng ví điện tử trong tương lai.

1.2 Các mô hình lý thuyết.


1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động hợp lý (TRA) nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành
vi trong hành động của con người. Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách mà các
cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ. Học
thuyết này đã được Martin Fishbein vad Icek Ajzen phát triển. Các thuyết của Fishbein
cho thấy mối liên quan giữa thái độ và hành vi. Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng
các lý thuyết về thái độ không phải là những chỉ số tốt để phân tích hành vi của con
người. Học thuyết hành động hợp lý (TRA) sau đó đã được hai tác giả sửa đổi và mở
rộng trong những thập kỷ tiếp theo để khắc phục sự không nhất quán trong mối quan
hệ A – B với sự ra đời của thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và phương pháp hành
động có lý do (RAA)

16
Hình 1.2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen & Fishbein 1975)

Mục đích chính của mô hình là tìm hiểu sự tự nguyện của một cá nhân bằng cách kiểm
tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động.

TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc
họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không. Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng góp
phần vào việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không. Theo lý thuyết, ý định
thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế. Ý định này được gọi là ý
định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến một
kết quả cụ thể. Ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý
định này "được xác định bởi thái độ đối với các hành vi và chuẩn chủ quan". Thuyết
hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực
hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện

1.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior)

Theo thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), được phát triển từ lý thuyết hành
động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự
báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. tác giả cho rằng

17
ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi,
tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi. Thuyết hành vi dự định (TPB)
được phát triển từ lí thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein, 1975), lí thuyết này
được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là
hoàn toàn do kiểm soát lí trí. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố
động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi
người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).
Tương tự như lí thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lí thuyết hành vi có kế hoạch là ý
định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.

Hình 1.2.2: Mô hình thuyết Theory of Planned Behavior ( Ajzen 1991)

1.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model –
TAM)

Mở rộng từ mô hình TRA, năm 1989 Davis đã giới thiệu mô hình chấp thuận công
nghệ (TAM). Mô hình TAM chuyên sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận
và sử dụng một công nghệ. Hai yếu tố cơ bản của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và
sự dễ sử dụng cảm nhận.Sự hữu ích cảm nhận là "mức độ để một người tin rằng sử
dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ".Sự dễ sử dụng
cảm nhận là "mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần
sự nỗ lực"

18
Hình 1.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, Bagozzi và Warshaw 1989)

1.2.4 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

UTAUT dựa trên cơ sở các mô hình lý thuyết trước đó : các lý thuyết TRA, TPB,
TAM, mô hình động lực thúc đẩy (MM), mô hình tích hợp TPB và TAM, mô hình sử
dụng máy tính cá nhân (MPCU), lý thuyết phổ biến sự đổi mới (DOI) và lý thuyết
nhận thức xã hội (SCT). Mô hình gồm 4 thành phần cốt lõi là hiệu quả kì vọng, nỗ lực
kì vọng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi. Thứ nhất hiệu quả kì vọng là những
mong đợi của khách hàng về hiệu quả của hệ thống ví điện tử khi sử dụng sẽ thúc đẩy
ý định hành vi. Nó có thể đo lường bằng cách quản lý thời gian, công sức của họ một
cách hiệu quả đồng thời cung cấp cho họ hệ thống giao dịch không mất phí và hỗ trợ
khách hàng nhanh chóng, đây có thể là được xem là nhận thức về hữu ích.

19
Hình 1.2.4: Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

 Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm tác giả lập bảng câu hỏi điều tra sinh
viên trường Đại học Công nghiệp TPHCM nhằm mục đích kiểm tra mô hình
nghiên cứu từ đó đưa ra những thang đo.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thu thập các kết quả điều tra thông qua
bảng khảo sát được phát ra đến các bạn sinh viên trường Đại học Công nghiệp
TPHCM đang sử dụng dịch vụ xe công nghệ.
 Sau khi thu thập dữ liệu cụ thể, nhóm bắt đầu xử lý dữ liệu thông qua phần
mềm SPSS. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng công cụ thống kê mô tả, hệ số
tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích tương
quan, hồi quy tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết
nghiên cứu.

2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu


2.2.1 Mô hình nghiên cứu

20
Hình 2.2.1: Mô hình nghiên cứu

2.2.2 Mô tả thành phần


Các biến trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau:

Tên yếu tố Mô tả Nguồn tham khảo


Nhận thức hữu Tính hữu ích là Karim và cộng sự,
ích những giá trị 2020; David và cộng
mà người dùng sự, 1989.
nhận được khi
sử dụng ví điện
tử.
Tính hữu ích
được cảm nhận
cũng được quy
định như một

21
mức độ mà một
người tin rằng
việc sử dụng
một hệ thống sẽ
cải thiện hiệu
suất công việc
của họ.
Nhận thức dễ Là mức độ một David và cộng sự,
sử dụng người tin rằng 1989.
việc sử dụng ví
điện tử mà
không mất quá
nhiều sức lực.
ví điện tử đang.
ngày càng tối
ưu hóa quy
trình đăng ký
và cách thức sử
dụng thuận tiện
nhất cho người
dùng
Nhận thức Là mức độ mà Amoroso &
riêng tư/ bảo khách hàng tin MagnierWatanabe,
mật rằng việc sử 2012) (Vi và cộng sự,
dụng ví điện tử 2020);(Milberg và cộng
với một sự, 2000).
phương thức
thanh toán cụ
thể sẽ được giữ

22
an toàn.
Người dùng sẽ
có sự e ngại
nhất định và
tránh xa ứng
dụng nếu
không đáp ứng
được về bảo
mật/ riêng tư
cho người
dung.
Ảnh hưởng xã Các cá nhân có Vi và cộng sự, 2020.
hội xu hướng bị
ảnh hưởng bởi
lời khuyên
hoặc phản hồi
từ mọi người
trong giai đoạn
đầu sử dụng
sản phẩm mà
không có đủ
kinh nghiệm và
niềm tin.
Niềm tin vào ví Khách hàng tin Shin, 2013; Shumaila
điện tử momo tưởng các nhà và cộng sự, 2003.
cung cấp dịch
vụ có tính
chính trực và
đáng tin cậy.

23
Sự tin tưởng
được coi là một
chất xúc tác
trong nhiều
giao dịch giữa
người bán và
người mua để
khách hàng có
thể thực hiện
như mong đợi
Bảng 2.2.2 Mô tả các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất

2.2.3 Giả thuyết nghiên cứu


- Giả thuyết H1: Nhận thức sự hữu ích có tác động cùng chiều (+) lên ý định sử
dụng dịch vụ ví điện tử Momo
- Giả thuyết H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động cùng chiều (+) lên ý định
sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo
- Giả thuyết H3: Nhận thức riêng tư bảo mật có tác động cùng chiều(+) lên ý định
sử dụng dịch vụ ý định sử dụng ví điện tử Momo
- Giả thuyết H4: Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều (+) lên ý định sử dụng
dịch vụ ví điện tử Momo
- Giả thuyết H5: Niềm tin vào ví điện tử Momo có tác động cùng chiều(+) lên ý
định sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo

2.3 Chọn mẫu nghiên cứu


Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được thực hiện thông qua thu thập dữ
liệu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với hình thức bảng khảo sát trực tuyến
trên Google form. Đối tượng thực hiện bảng khảo sát là sinh viên đang học tập tại
trường Đại học Công nghiệp TPHCM, đã từng sử dụng dịch vụ Momo tại trường Công

24
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Số sinh viên tham gia thực hiện bảng khảo sát là 160
người. Tuy nhiên sau khi chọn lọc và làm sạch do thiếu thông tin, trả lời không đầy đủ
thì thu về chính xác 158 phiếu. Kích thước mẫu hợp lệ đưa vào phân tích đề tài là 158
phiếu.

2.4 Khung nghiên cứu đề xuất

2.5 Phương pháp thu nhập số liệu và kích thước mẫu

2.4.1 Phương pháp thu nhập số liệu

Ở bước này nhóm tác giả sẽ thảo luận để xây dựng thang đo cho nghiên cứu định
lượng. Sau khi trao đổi thực tế kết hợp với cơ sở lý luận nêu trên nhóm em tham khảo
và xây dựng được bảng câu hỏi và gửi tới các đối tượng là sinh viên Đại học Công
Nghiệp. Để đạt được tính khách quan trong các câu trả lời và đảm bảo tính bảo mật
của người trả lời, trên bảng câu hỏi không yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin về

25
họ tên. Việc tiến hành thu thập dữ liệu được nhóm tác giả lựa chọn vào thời gian thích
hợp, cụ thể là từ 01/03/2023 cho đến 10/4/2023.

2.4.2 Kích thước mẫu

Những quy tắc kinh nghiệm trong xác định kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố thường
ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến ( Hoàng Trọng Chu & Nguyễn Mộng Ngọc,
2005). Như vậy, với 19 biến quan sát, nghiên cứu cần khảo sát ít nhất 75 mẫu để đạt
kích thước mẫu cần cho phân tích EFA. Nhưng để phòng tránh trường hợp thiếu bảng
câu hỏi không khi thu về hoặc các câu hỏi bị loại trừ thì tác giả sẽ gửi đi với số sinh
viên lớn hơn. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi, gửi qua google form
đến sinh viên trường Đại học Công Nghiệp.

Cách thức chọn mẫu: phương pháp lấy mẫu thuận tiện, số lượng câu trả lời nhận về là
162 và câu trả lời hợp lệ là 158. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert 5
mức độ qua quá trình thu thập thông tin được tiến hành, sau khi sàng lọc các bảng hỏi
nghiên cứu tiến hành nhập liệu vào phần mềm và phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận
các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Kết quả cuối cùng từ SPSS sẽ được phân tích,
giải thích và trình bày thành bản báo cáo nghiên cứu.

2.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập và làm sạch, xử lý qua phần mềm SPSS. Các
phương pháp dùng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu.

2.5.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha


Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi
phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra
các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

26
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay
không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ
lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến
quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng
& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

– Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn
chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất
quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

– Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử
dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là
mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater,
1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

– Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác
thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn
hơn 0,7). – Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,4 (đây là
những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên
cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này).

– Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu này
là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).

2.5.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)


Các biến sau khi được kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin
cậy, sẽ được đưa vào phân tích nhân tố để xác định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh
giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và
làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất.

27
Phân tích nhân tố được hiểu là nhằm mục đích để nhóm các biến ít tương quan với
nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó
hình thành các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến
ban đầu. Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu
bằng chỉ số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin, trị số dùng để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố) và giá trị thống kê Barlett (đại lượng thống kê, trong đó các biến
hoàn toàn không tương quan với các biến khác). Tiêu chuẩn đánh giá:

Chỉ số KMO > 0,5

Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig < 0,05)

Các biến quan sát trong tổng thể có mối liên hệ với nhau, đồng thời cho thấy phân tích
nhân tố (EFA) là thích hợp.

Bước 2: Tiếp theo, phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được
tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến phụ
thuộc từng nhân tố.

Tiêu chuẩn đánh giá:

- Trong mô hình phân tích, tiến hành giữ lại các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1.
Vì những nhân tố này tóm tắt những thông tin có giá trị cao hơn các nhân tố còn lại.
Eigenvalue chính là đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.

- Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố. Điều kiện:
hệ số Factor loading > 0,5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số Factor
loading lớn nhất. Những biến nào không thoả các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.

Bước 3: Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s
Alpha.

28
2.5.3.3. Phương pháp phân tích tương quan
- Hệ số tương quan (r) là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan giữa
hai biến số. Hệ số tương quan có giá trị từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 (hay gần
0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu hệ số bằng -1
hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu giá trị của hệ số tương
quan là âm (r <0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì y
tăng); nếu giá trị hệ số tương quan là dương (r > 0) có nghĩa là khi x tăng cao thì y
cũng tăng, và khi x tăng cao thì y cũng giảm theo.

- Có nhiều hệ số tương quan, hệ số tương quan thông dụng nhất: hệ số tương quan
Pearson r, được định nghĩa như sau. Cho hai biến số x và y từ n mẫu, hệ số tương quan
Pearson được ước tính bằng công thức sau đây:

- Trong phân tích áp dụng cho luận văn, kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để
kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến
độc lập với nhau có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân
tích hồi quy (giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0).

-Hệ số tương quan Pearson lớn hơn 0 và significant của kiểm định Pearson. Giả thuyết
H0: hệ số tương quan bằng 0. Do đó nếu Sig. này bé hơn 5% ta có thể kết luận được là
hai biến có tương quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn tương quan càng chặt.
nếu Sig. này lớn hơn 5% thì hai biến không có tương quan với nhau.

- Vì một trong những điều kiện cần để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương
quan với biến phụ thuộc, nên nếu ở bước phân tích tương quan này biến độc lập không
có tương quan với biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy.

29
- Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy một số biến độc lập có sự tương quan
với nhau. Do đó khi phân tích hồi quy cần phải chú ý đến vấn đề đa cộng tuyến. Các
biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc và do đó sẽ được đưa vào mô hình để
giải thích cho biến phụ thuộc.

2.5.3.4. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính

- Theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Hiệu số > 0,5 mô hình
đạt yêu cầu. Hệ số này cho biết được mức độ phù hợp mô hình. Trong nghiên cứu này

thì tác giả sẽ chọn điều kiện > 0,5 sẽ đạt yêu cầu.
- Giá trị Sig. của phân tích Anova < 0,05 thì cho thấy bộ dữ liệu phù hợp cho phân tích
hồi quy (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong nghiên cứu này tác
giả áp dụng điều kiện này để kiểm định bộ dữ liệu có phù hợp cho phân tích hồi quy
không.

- Giá trị Sig. của kiểm định t phải nhỏ hơn 0,05 thì biến đó trong mô hình hồi quy có ý
nghĩa trong thống kê (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Nếu biến độc
lập nào có giá trị Sig. > 0,05 sẽ bị loại khỏi mô hình hồi quy.

- Giá trị của biến độc lập nào có giá trị VIF < 10 thì biến đó sẽ không làm cho mô hình
hồi quy không bị đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì
vậy trong nghiên cứu này nếu biến quan sát nào có giá trị VIF > 10 sẽ bị loại khỏi mô
hình hồi quy.

- Nếu tất cả các kiểm định điều đạt yêu cầu thì tác giả tiến hành xây dựng mô hình hồi
quy.

2.5.3.5. Phương pháp kiểm định Anova


Dùng để kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng
phạm sai lầm chỉ là 5%.

Một số giả định khi phân tích ANOVA:

30
- Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
- Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem
như tiệm cận phân phối chuẩn.

- Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

Lưu ý: nếu giả định tổng thể có phân phối chuẩn với phương sai bằng nhau không đáp
ứng được thì bạn có thể dùng kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis sẽ để thay thế cho
ANOVA. Theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) thì kiểm định Anova
thực hiện thông qua hai bước:

Bước 1: Kiểm định Phương sai bằng nhau (Levene test)

- Levene test: Ho: “Phương sai bằng nhau”

- Sig < 0.05: bác bỏ Ho

- Sig ≥ 0.05: chấp nhận Ho à đủ điều kiện để phân tích tiếp Anova

Bước 2: Kiểm định ANOVA

- Ho: “Trung bình bằng nhau”

- Sig > 0.05: chấp nhận Ho à chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt…

- Sig ≤ 0.05: bác bỏ Ho à đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt…

2.5 Thang đo và bảng hỏi


2.5.1 Thang đo
- Kế thừa từ những nghiên cứu trước. Thang đo bao gồm 19 biến quan sát, trong đó có
16 biến quan sát của biến độc lập và 3 biến quan sát của biến phụ thuộc. 6 thang đo
chính trong mô hình nghiên cứu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: 3 mục hỏi thang
đo ‘ nhận thức hữu ích” (Junadi, 2015; Trivedi, 2016; Venkatesh và cộng sự, 2003), 3
mục hỏi thang đo“ Nhận thức dễ sử dụng” (Junadi, 2015; Trivedi, 2016; Venkatesh và

31
cộng sự, 2003), 3 mục hỏi thang đo “nhận thức riêng tư bảo mật” (Junadi, 2015;
Trivedi, 2016; Venkatesh và cộng sự, 2003), 4 mục hỏi thang đo “Nhận thức riêng tư
bảo mật” ( Chen, 2008) ( Vi và cộng sự, 2020), 3 mục hỏi thang đo ‘’ ảnh hưởng xã
hội” ( Junadi, 2015; Venkatesh và cộng sự, 2003; Ngọc và cộng sự, 2020), 4 mục hỏi
thang đo “Niềm tin vào ví điện tử Momo” (Ridaryanto và cộng sự, 2020). 3 mục hỏi
thang đo” ý định sử dụng’’(Ridaryanto và cộng sự, 2020).

STT MÃ Thang đo Nguồn


HÓA
I NTHI Nhận thức hữu ích ( Junadi. 2015)
1 NTHI1 Việc thanh toán thuận tiện hơn khi sử ( Trivedi, 2016)
dụng ví điện tử Momo ( Venkatesh và
2 NTHI2 Tiết kiệm thời gian khi sử dụng ví điện tử cộng sự, 2003)
Momo
3 NTHI3 Giao dịch nhanh hơn khi sử dụng ví điện
tử Momo thay cho thanh toán tiền mặt
II NTDSD Nhận thức dễ sử dụng ( Junadi. 2015)
4 NTDSD1 Dễ dàng sử dụng ví điện tử Momo ( Trivedi, 2016)
5 NTDSD2 Dễ dàng học cách sử dụng ví điện tử ( Venkatesh và
Momo cộng sự, 2003)
6 NTDSD3 Giao diện tương tác của ví điện tử Momo
rõ ràng và dễ hiểu
III NTRT Nhận thức riêng tư/ bảo mật ( Chen, 2008) ( Vi
7 NTRT1 Hệ thống thanh toán ví điện tử Momo đảm và cộng sự, 2020)
bảo xác minh thông tin giữa các bên tham
gia
8 NTRT2 Thông tin cá nhân của tôi sẽ không được

32
sử dụng cho mục đích khác
9 NTRT3 Các giao dịch cá nhân của tôi qua ví điện
tử Momo sẽ được bảo vệ
IV AHXH Ảnh hưởng xã hội
10 AHXH1 Những người quan trọng (Gia đình, bạn ( Junadi. 2015)
bè, đồng nghiệp,…..) của bạn đang sử
dụng thanh toán bằng ví điện tử Momo
11 AHXH2 Những người có ảnh hưởng đang sử dụng ( Venkatesh và
ví điện tử Momo để thanh toán cộng sự, 2003)
12 AHXH3 Cộng đồng xung quanh đang sử dụng Ngọc và cộng sự,
thanh toán bằng ví điện tử Momo 2020
V NT Niềm tin vào ví điện tử Momo (Ridaryanto và
13 NT1 Bạn tin rằng hệ thống ví điện tử Momo cộng sự, 2020)
đáng tin cậy
14 NT2 Bạn tin tưởng những thông tin được ví
điện tử Momo cung cấp cho tôi
15 NT3 Tôi tin rằng tôi có thể thực hiện giao dịch
thông qua ví điện tử Momo
16 NT4 Tôi tin rằng ví điện tử Momo sẽ đặt lợi ích
của người dùng lên hàng đầu
VI YDSD Ý định sử dụng Ridaryanto và
17 YDSD1 Tôi có ý định sử dụng ví điện tử Momo cộng sự, 2020)
lâu dài
18 YDSD2 Tôi sẽ giới thiệu ví điện tử Momo cho bạn
bè, đồng nghiệp của tôi
19 YDSD3 Tôi nghĩ tôi sẽ sử dụng ví điện tử Momo
thường xuyên hơn trong thời gian tới

33
Bảng 2.6.1 thang đo và biến quan sát
2.5.2 Bảng hỏi

Khảo sát: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của sinh
viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”

Các câu hỏi thu thập thông tin người trả lời:

Bạn đã từng sử dụng Ví điện tử Momo chưa?


 Có
 Không
Giới tính của bạn là?
 Nam
 Nữ
Bạn là sinh viên năm mấy?
 Năm 1
 Năm 2
 Năm 3
 Năm 4
Thu nhập hàng tháng của bạn?
 Dưới 1 triệu
 Từ 3-5 triệu
 Trên 5 triệu
Các câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo.
Dưới đây là bảng khảo sát về sự đánh giá của sinh viên về yếu tố dễ sử dụng của ví
điện tử Momo. Với các mức độ sau:

 1. Hoàn toàn không đồng ý


 2. Không đồng ý
 3. Bình thường

34
 4. Đồng ý
 5. Hoàn toàn đồng ý
Nhận thức hữu ích
Thanh toán thuận tiện hơn khi sử dụng 1 2 3 4 5
ví điện tử Momo?
Tiết kiệm thời gian khi sử dụng ví điện 1 2 3 4 5
tử Momo?
Giao dịch nhanh hơn khi sử dụng ví 1 2 3 4 5
điện tử Momo thay cho thanh toán tiền
mặt
Nhận thức dễ sử dụng
Dễ dàng sử dụng ví điện tử Momo? 1 2 3 4 5
Dễ dàng học cách sử dụng ví điện tử 1 2 3 4 5
Momo?
Giao diện tương tác của ví điện tử 1 2 3 4 5
Momo rõ ràng và dễ hiểu?
Nhận thức riêng tư/ bảo mật
Hệ thống thanh toán ví điện tử Momo 1 2 3 4 5
đảm bảo xác minh thông tin giữa các
bên tham gia?
Bạn có tin rằng thông tin cá nhân của 1 2 3 4 5
bạn sẽ không được sử dụng cho mục
đích khác    ?
Bạn có tin rằng các giao dịch cá nhân 1 2 3 4 5
của tôi qua ví điện tử Momo sẽ được
bảo vệ
Ảnh hưởng xã hội
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…..của 1 2 3 4 5

35
bạn đang sử dụng ví điện tử Momo?
Những người có ảnh hưởng đang sử 1 2 3 4 5
dụng ví điện tử Momo? 
Cộng đồng xung quanh bạn đang sử 1 2 3 4 5
dụng thanh toán bằng ví điện tử
Momo?
Niềm tin vào ví điện tử Momo
Bạn tin rằng hệ thống ví điện tử Momo 1 2 3 4 5
đáng tin cậy?
Bạn tin tưởng những thông tin được ví 1 2 3 4 5
điện tử Momo cung cấp?
Bạn tin rằng bạn có thể thực hiện được 1 2 3 4 5
giao dịch thông qua Momo?
Bạn tin rằng ví điện tử Momo sẽ đặt lợi 1 2 3 4 5
ích của người dùng lên hàng đầu?
Ý định sử dụng
Bạn có ý định sử dụng ví điện tử 1 2 3 4 5
Momo lâu dài?
Bạn sẽ giới thiệu ví điện tử Momo cho 1 2 3 4 5
bạn bè, đồng nghiệp?
Bạn sẽ sử dụng ví điện tử Momo 1 2 3 4 5
thường xuyên hơn trong thời gian tới?
Bảng 2.6.2: Bảng hỏi khảo sát

2.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo

36
2.6.1 Mô hình hồi quy tổng thể ( PRF)
γ i=β o + β 1 X 1+ β 2 X 2 + β 3 X 3+ β 4 X 4 + β 5 X 5 +ε i

2.6.2 Mô hình hồi quy mẫu ( SRF)


^γ i= β^o + β^1 X 1+ ^
β2 X2+ ^
β3 X3+ ^
β 4 X 4 + β^5 X 5 + ε^i

Trong đó

γ i : Ý định sử dụng

X 1 : Nhận thức hữu ích

X 2 : Nhận thức dễ sử dụng

X 3 : Nhận thức riêng tư/ bảo mật

X 4 : Ảnh hưởng xã hội

X 5 : Niềm tin vào ví điện tử Momo

X 6 :Ý định sử dụng

β o ; β1 ; β 2 ; β 3 ; β 4 ; β 5 : Các tham số trong mô hình, hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ

số góc. Chỉ số này cho cho biết có bao nhiêu đơn vị Y sẽ thay đổi khi X tăng hoặc
giảm một đơn vị.

ε i :là sai số ngẫu nhiên, hình thành từ nhiều nguồn, ngoài tầm kiểm tra của hệ thống

nghiên cứu (sai số rất nhỏ trong điều kiện thí nghiệm, sai số của dụng cụ, sai số khi
theo dõi, ghi chép kết quả . . . ).

^γ i : Ước lượng cho

^
β o : Các tham số trong mô hình

^
β 1: Ước lượng cho β 1

37
^
β 2: Ước lượng cho β 2

^
β 3: Ước lượng cho β 3

^
β 4 : Ước lượng cho β 4

^
β 5: Ước lượng cho β 5

ε^i :Ước lượng cho ε i

Vậy ta có :

Mô hình hồi quy tổng thể ( PRF):

Ý ĐỊNH = β o + β 1 x Nhận thức hữu ích + β 2 x Nhận thức dễ sử dụng + β 3 x Nhận thức
riêng tư/ bảo mật + β 4 x Ảnh hưởng xã hội + β 5 x Niềm tin vào ví điện tử Momo+ ε i

Mô hình hồi quy mẫu ( SRF):

^
Ý ĐỊNH = ^ β 1x Nhận thức hữu ích + ^
βo+ ^ β 2x Nhận thức dễ sử dụng + ^
β 3x Nhận thức

riêng tư/ bảo mật + ^


β 4 x Ảnh hưởng xã hội+ ^
β 5x Niềm tin vào ví điện tử Momo + ε^i

-Giả thuyết:

- với độ tin cậy 95% thì mức ý nghĩa là 5% -> a = 0.05

- Kiểm định t:

+ Nếu sig của X 1 > 0.05 thì X 1 có ảnh hưởng đến γ i

+ Nếu sig của X 2 > 0.05 thì X 2 có ảnh hưởng đến γ i

+ Nếu sig của X 3 > 0.05 thì X 3 có ảnh hưởng đến γ i

+ Nếu sig của X 4> 0.05 thì X 4 có ảnh hưởng đến γ i

+ Nếu sig của X 5 > 0.05 thì X 5 có ảnh hưởng đến γ i

Và ngược lại

38
+ Nếu sig của X 1 < 0.05 thì X 1 không ảnh hưởng đến γ i

+ Nếu sig của X 2 < 0.05 thì X 2 không ảnh hưởng đến γ i

+ Nếu sig của X 3 < 0.05 thì X 3 không ảnh hưởng đến γ i

+ Nếu sig của X 4< 0.05 thì X 4 không ảnh hưởng đến γ i

+ Nếu sig của X 5 < 0.05 thì X 5 không ảnh hưởng đến γ i

Kiểm định F: ( Nếu độ tin cậy = 95% -> a= 0.05)

+ Nếu sig < 0.05 thì mô hình có ý nghĩa thống kê

+ Nếu sig > 0.05 thì mô hình không có ý nghĩa thống kê

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thống kê mô tả
Mô tả mẫu

Để đảm bảo tính đại diện và dự phòng cho những mẫu trả lời không hợp lệ, thông tin
được thu thập qua khảo sát trực tuyến trên phần mềm Google Biểu mẫu với quy mô
mẫu là 160 mẫu, thời gian khảo sát trong vòng 10 ngày (1/03/2023 – 10/04/2023). Sau
khi sàng lọc, 4 mẫu khảo sát không hợp lệ được lọc ra và quy mô mẫu chính thức sử
dụng nghiên cứu là 158 mẫu.

Mô tả đặc tính mẫu

- Đặc điểm nghiên cứu theo giới tính

39
Hình 3.1.1 Biểu đồ tròn thể hiện giới tính mẫu nghiên cứu

GIỚI TÍNH

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Nữ 108 68,4 68,4 68,4

Nam 50 31,6 31,6 100,0

Total 158 100,0 100,0

Bảng 3.1.2: Bảng thể hiện giá trị mô tả giới tính mẫu nghiên cứu

40
Trong 158 phiếu khảo sát hợp lệ số lượng Nam giới là 50 phiếu chiếm 31,6% và nữ
giới là 108 phiếu chiếm 68,4%. Điều này cho thấy rằng trong số mẫu điều tra hợp lê
thì số lượng người sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo Nữ chiếm phần lớn hơn Nam.

Đặc điểm nghiên cứu theo thu nhập

Hình 3.1.3 Biểu đồ tròn thể hiện đặc điểm nghiên cứu theo thu nhập của mẫu nghiên
cứu

THU NHẬP

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 1 ,6 ,6 ,6

Dưới 1 triệu 27 16,9 16,9 17,5

Từ 1-3 triệu 88 55,0 55,0 72,5

41
Từ 3-5 Triệu 32 20,0 20,0 92,5

Trên 5 triệu 12 7,5 7,5 100,0

Total 160 100,0 100,0

Bảng 3.1.4 Bảng thể hiện giá trị mô tả thu nhập mẫu nghiên cứu

Trong 158 phiếu khảo sát hợp lệ số hợp lệ thì thu nhập Dưới 1.000.000 đ chiếm 27
phiếu, tương đương 16.9% trong 100%, thu nhập từ 1.000.000 đ- 3.000.000 đ chiếm
88 phiếu chiếm 55,0% trong 100%, thu nhập từ 3.000.000 đến 5.000.000 chiếm 32
phiếu tương đương 20% trong 100%. Còn Trên 5.000.000 đ thì chiếm 12 phiếu tương
đương 7,5% trong 100%. Như vậy có thể thấy thu nhập ở mức 1.000.000 đến
3.000.000 sử dụng ví điện tử Momo nhiều hơn những mức thu nhập khác.

Đặc điểm nghiên cứu theo độ tuổi

42
Hình 3.1.5 Biểu đồ tròn thể hiện đặc điểm nghiên cứu theo độ tuổi của mẫu nghiên
cứu

SINH VIÊN NĂM

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Năm 1 15 9,4 9,4 9,4

Năm 2 102 63,7 63,7 73,1

Năm 3 26 16,3 16,3 89,4

Năm 4 17 10,6 10,6 100,0

Total 160 100,0 100,0

Bảng 3.1.6 Bảng thể hiện giá trị mô tả độ tuổi mẫu nghiên cứu

Trong 158 phiếu khảo sát hợp lệ số hợp lệ thì số lượng sinh viên năm 1 chiếm 15
phiếu, chiếm 9,4%. Sinh viên năm 2 chiếm 102 phiếu chiếm 63,7%, sinh viên năm 3
chiếm 26 phiếu chiếm 16,3% và sinh viên năm 4 chiếm 17 phiếu, chiếm 10,6%. Như
vậy sinh viên năm 2 chiếm phần lớn nhất trong nghiên cứu này.

3.2 Kiểm định thang đo


3.2.1Kiểm định thang do bằng hệ số tin cậy Crombach’s Alpha
Thang đo đánh giá độ tin cậy thông qua 2 công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt
chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

43
Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để do lường được đánh giá là tốt phải
có hệ số của Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 và hệ số tướng quan các biến cơ
bản và biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước
phân tích tiếp theo.

Biến độc lập X1: nhân tố Nhận thức hữu ích

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized
Alpha Items N of Items
,848 ,855 3

Item-Total Statistics
Corrected Squared Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Correlation Deleted
NTHI 8,35 1,884 ,770 ,618 ,749
1
NTHI 8,34 1,781 ,741 ,594 ,765
2
NTHI 8,51 1,653 ,660 ,439 ,857
3
Bảng 3. 2.1.1 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến nhận thức hữu
ích

44
Thang đo “Nhận thức hữu ích ” gồm có 3 biến quan sát: NTHI1, NTHI2, NTHI3. Hệ
số Cronbach’s Alpha bằng 0.846 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến
quan sát đo lường thang đo này dao động từ 0,660 đến 0,770, tất cả đều lớn hơn 0,3
nên đảm bảo độ tin cậy. Vậy mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát ở thang đo này đảm
bảo độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

Biến độc lập X2: nhân tố nhận thức dễ sử dụng

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized
Alpha Items N of Items
,856 ,857 3

Item-Total Statistics

Scale Corrected Squared Cronbach's


Scale Mean if Variance if Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Correlation Deleted
NTDSD1 8,30 1,831 ,727 ,531 ,800
NTDSD 8,26 1,773 ,715 ,511 ,810
2
NTDSD3 8,32 1,596 ,747 ,559 ,782

45
Bảng 3. 2.1.2 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến nhận thức dễ sử
dụng

Thang đo “Nhận thức dễ sử dụng” gồm có 3 biến quan sát: NTDSD1, THDSD2,
THDSD3. Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.856 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng
của các biến quan sát đo lường thang đo này dao động từ 0,715 đến 0,747, tất cả đều
lớn hơn 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Vậy mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát ở thang
đo này đảm bảo độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

Biến độc lập X3: Nhân tố Nhận thức riêng tư/ bảo mật

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized
Alpha Items N of Items
,850 ,856 3

Item-Total Statistics
Corrected Squared Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Correlation Deleted
NTRT 7,38 3,091 ,684 ,504 ,826
1
NTRT 7,72 2,460 ,702 ,523 ,825
2

46
NTRT 7,53 2,773 ,798 ,638 ,722
3
Bảng 3. 2.1.2 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến nhận thức riêng
tư bảo mật

Thang đo “Nhận thức riêng tư bảo mật” gồm có 3 biến quan sát: NTRT1, NTRT2,
NTRT3. Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.850 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của
các biến quan sát đo lường thang đo này dao động từ 0,684 đến 0,798, tất cả đều lớn
hơn 0,3 nên đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, thang đo “nhận thức riêng tư bảo mật” đáp
ứng độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

Biến độc lập X4: Nhân tố ảnh hưởng xã hội

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized
Alpha Items N of Items
,870 ,871 3

Item-Total Statistics
Scale Mean Corrected Squared Cronbach's
if Item Scale Variance Item-Total Multiple Alpha if Item
Deleted if Item Deleted Correlation Correlation Deleted
AHXH1 8,35 1,490 ,731 ,538 ,837
AHXH2 8,39 1,436 ,782 ,613 ,789
AHXH3 8,25 1,592 ,745 ,563 ,825

47
Bảng 3. 2.1.3 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến Ảnh hưởng xã
hội

Thang đo” Ảnh hưởng xã hội” gồm có 3 biến quan sát: AHXH1, AHXH2, AHXH3.
Hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.870 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến
quan sát đo lường thang đo này dao động từ 0,731 đến 0,782, tất cả đều lớn hơn 0,3
nên đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, thang đo “ảnh hưởng xã hội” đáp ứng độ tin cậy cho
các phân tích tiếp theo.

Biến độc lập X5: Nhân tố Niềm tin.

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized
Alpha Items N of Items
,882 ,881 4

Item-Total Statistics
Corrected Squared Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Correlation Deleted
NT1 11,64 4,907 ,791 ,634 ,829
NT2 11,54 4,836 ,821 ,676 ,817
NT3 11,32 5,899 ,630 ,419 ,889
NT4 11,70 4,824 ,744 ,587 ,850

48
Bảng 3. 2.1.4 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến niềm tin

Thang đo “Niềm tin” gồm có 4 biến quan sát: NT1, NT2,NT3,NT4. Hệ số Cronbach’s
Alpha bằng 0.882 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường
thang đo này dao động từ 0,630 đến 0,821, tất cả đều lớn hơn 0,3 nên đảm bảo độ tin
cậy. Như vậy, thang đo “niềm tin” đáp ứng độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

Biến phụ thuộc Ý định sử dụng ví điện tử Momo.

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha Based
on
Cronbach's Standardized
Alpha Items N of Items
,841 ,843 3

Item-Total Statistics
Corrected Squared Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Multiple Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Correlation Deleted
YDSD 8,01 2,121 ,745 ,572 ,738
1
YDSD 7,87 2,774 ,636 ,406 ,849
2

49
YDSD 7,98 1,930 ,765 ,595 ,722
3
Bảng 3. 2.1.5 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của biến ý định sử dụng

Thang đo “ý định sử dụng” gồm có 3 biến quan sát: YDSD1. YDSD2, YDSD3. Hệ số
Cronbach’s Alpha bằng 0.841 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan
sát đo lường thang đo này dao động từ 0,636 đến 0,765, tất cả đều lớn hơn 0,3 nên
đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, thang đo “ý định sử dụng” đáp ứng độ tin cậy cho các
phân tích tiếp theo.

Bảng tổng hợp:

Yếu tố Số biến quan Các biến Hệ số tương Hệ số


sát quan sát quan biến tổng Cronbach’s
Alpha
Nhận thức hữu 3 NTHI1 0.770 0.848
ích NTHI2 0.741
NTHI3 0.660
Nhận thức dễ 3 NTDSD1 0.727 0.856
sử dụng NTDSD2 0.715
NTDSD3 0.747
Nhận thức 3 NTRT1 0.684 0.850
riêng tư/ bảo NTRT2 0,702
mật NTRT3 0.798
Ảnh hưởng xã 3 AHXH1 0.731 0.870
hội AHXH2 0.782
AHXH3 0.745

50
Niềm tin vào ví 4 NT1 0,791 0.882
điện tử Momo NT2 0,821
NT3 0.630
NT4 0.744
Ý định sử dụng 3 YDSD1 0.745 0,841
YDSD2 0.636
YDSD3 0.765
Bảng 3.2.1.6: kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Như vậy sau, đánh giá thang đo cho mô hình gồm có 5 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến
một nhân tố nhu cầu của khách hàng. Kết quả cho thấy tất cả các thang đo cho các
nhân tố điều đạt yêu cầu và tất cả các biến quan sát trong mô hình điều thỏa với điều
kiện của nghiên cứu. Vì thế các biến quan sát thuộc các nhân tố đều được giữ lại hết,
không biến nào bị loại khỏi mô hình.

3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA


Sau khi phân tích độ tin cậy của các thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, các thang
đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.

3.2.2.1 Phân tích EFA cho các thang biến độc lập
Kiểm định KMO 0.894
Giá trị Sig. của kiểm định Bartlett 0.000
Tổng phần trăm phương sai trích (Cột Cumulative) 1626,935%
Tổng phương sai trích 1.067
Bảng 3.2.2.1: kiểm định về phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling ,894
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1626,935

51
Sphericity df 120
Sig. ,000

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4
NT1 ,808
NT4 ,768
NTRT2 ,751

52
NT2 ,749
NTRT3 ,744
NTRT1 ,719
NT3 ,562
NTHI2 ,805
NTHI1 ,786
NTHI3 ,722
AHXH2 ,843
AHXH1 ,827
AHXH3 ,806
NTDSD ,814
2
NTDSD1 ,715
NTDSD3 ,714
Sử dụng phương pháp rút trích (Principal Components) và phép quay (Varimax). Ta có
kết quả sau:

Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0.894 (> 0.5) nên thỏa mãn yêu cầu của
phân tích nhân tố (0.5≤ KMO ≤ 1) và với mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy
phân tích nhân tố khám phá có ý nghĩa thống kê.

- Tổng phương sai trích( Total Variance Explained) 73,522%.> 50%. Nhân tố rút trích
được giải thích 59.872% biến thiên của dữ liệu quan sát, đây ở mức ý nghĩa khá.

- Kết quả EFA cho thấy có 4 yếu tố được rút trích tại eigenvalue giá trị tổng phương
sai trích đạt 1.067 > 1 đạt yêu cầu của nghiên cứu.

- Kết quả ma trận xoay cho thấy, 16 biến quan sát được gom thành 4 nhân tố, tất cả các
biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5. Thông qua phân
tích EFA cho các biến độc lập ta thấy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ví điện tử Momo đạt giá trị hội tụ và riêng biệt.

53
3.2.2.2 Phân tích EFA cho các thang biến phụ thuộc

Kiểm định KMO 0.705


Giá trị Sig. của kiểm định Bartlett 0.000
Tổng phần trăm phương sai trích (Cột Cumulative) 203,277
Tổng phương sai trích 2,286
Bảng 3.2.2.1: Kiểm định về phân tích nhân tố khám phá của biến độc lập

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling ,705
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 203,277
Sphericity Df 3
Sig. ,000

Total Variance Explained


Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Componen % of Cumulative % of Cumulative
t Total Variance % Total Variance %
1 2,286 76,189 76,189 2,286 76,189 76,189
2 ,455 15,159 91,348
3 ,260 8,652 100,000

54
Component Matrixa

Component
1
YDSD3 ,902

YDSD1 ,889

YDSD2 ,826

Bảng 3.2.2.2: Kiểm định về phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc.

- Kết quả trên cho thấy hệ số KMO = 0, 705 (> 0,5) nên thỏa mãn yêu cầu của
phân tích nhân tố (0.5≤ KMO ≤ 1) và với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy
phân tích nhân tố khám phá có ý nghĩa thống kê.

- Kết quả phân tích thang đo Ý định sử dụng (YDSD), EFA trích được gom vào một
yếu tố tại Eigenvalue = 2,286 gồm 3 biến quan sát với chỉ số KMO là 0,705. Phương
sai trích bằng 76,189 %cho biết 4 nhân tố này giải thích được 76,189 %biến thiên của
dữ liệu. Sự phân tích EFA hoàn tất vì đã đạt độ tin cậy về mặt thống kê. Vậy thang đo
được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Sau khi kiểm định đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá (EFA), thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp. Và mô hình
nghiên cũng như giả thuyết nghiên cứu vẫn được giữa nguyên với 5 biến độc lập và 1
biến phụ thuộc

Nhận xét chung về các thang đo sau khi đánh giá thang đo: Sau khi kiểm định mẫu
là 160 người với phần mềm SPSS 20, Các thang đo đề cập trong mô hình lý thuyết đạt

55
yêu cầu về độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ. Vì vậy, các biến quan sát này
được sử dụng trong phân tích tương quan tiếp theo.

3.3 Phân tích tương quan Pearson

Sau khi tiến hành kiểm định phân tích EFA, bước tiếp theo chính là tạo biến đại diện
cho mỗi nhóm nhân tố và tiến hành phân tích tương quan (correlation), hồi quy
(regression). Trước khi thực hiện kiểm tra hồi quy mô hình thì cần tiến hành phân tích
tương quan giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc.Từ đó chúng ta sẽ chọn
những nhân tố độc lập thực sự có tương quan với nhân tố phụ thuộc và đưa những
nhân tố đó vào hồi quy

Người ta sử dụng một hệ số thống kê có tên là Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa
mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Một hệ số tương quan dương 1 cho thấy hai biến số có mối quan hệ thuận chiều tuyệt
đối. Nếu giữa 2 biến độc lập có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến
khi phân tích hồi quy. Trong phân tích tương quan Pearson, không có sự phân biệt giữa
các biến độc lập và biến phụ thuộc mà tất cả đều được xem xét như nhau:

- Pearson correlation : cho biết mức độ tương quan dương hay âm, đều dương nên các
nhân tố phụ thuộc có tương quan cùng chiều vs các nhân tố độc lập

- Sig nhỏ hơn 0,05 như vậy nó có ý nghĩa thống kê trong việc xác tương quan.

Correlations
YDSD NTHI NTDSD NTRT AHXH NT
YDSD Pearson 1 ,533** ,558** ,604** ,504** ,700**
Correlation
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 158 158 158 158 158 158

56
NTHI Pearson ,533** 1 ,597** ,495** ,499** ,458**
Correlation
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 158 158 158 158 158 158
NTDS Pearson ,558** ,597** 1 ,498** ,486** ,542**
D Correlation
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 158 158 158 158 158 158
NTRT Pearson ,604** ,495** ,498** 1 ,415** ,690**
Correlation
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 158 158 158 158 158 158
AHXH Pearson ,504** ,499** ,486** ,415** 1 ,483**
Correlation
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 158 158 158 158 158 158
NT Pearson ,700** ,458** ,542** ,690** ,483** 1
Correlation
Sig. (2-tailed) ,000 ,000 ,000 ,000 ,000
N 158 158 158 158 158 158
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 3.3 Bảng phân tích tương quan pearson
-Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố là biến độc lập như: NTHI, NTDSD, NTRT,
AHXH, NT có mối quan hệ cùng chiều với ý định sử dụng ví điện tử Momo của nhân
viên. Cụ thể được trình bày như sau:

-Yếu tố NTHI có mối quan hệ trung bình và cùng chiều với YDSD (r = 0,533 p <
0.01). Tiếp theo, yếu tố NTDSD có mối quan hệ cùng chiều với YDSD(r = 0,558, p <
0.01). Kế tiếp, yếu tố AHXH có mối quan hệ cùng chiều với YDSD (r = 0,504, p <

57
0.01), yếu tố NTRT có mối quan hệ cùng chiều với YDSD: (r = 0.604, p < 0.01). Cuối
cùng, yếu tố NT có mối quan hệ yếu và cùng chiều với YDSD (r = 0.506, p < 0.01).

- Sig tương quan Pearson các biến độc lập NTHI, NTDSD, NTRT, AHXH, NT với
biến phụ thuộc YDSD nhỏ hơn 0.05. Như vậy, ta có thể kết luận bộ dữ liệu này phù
hợp để phân tích hồi quy.

3.4 Kiểm định mô hình


3.4.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
ANOVAa
Sum of
Model Squares Df Mean Square F Sig.
1 Regression 47,744 5 9,549 41,531 ,000
Residual 34,948 152 ,230
Total 82,693 157
a. Dependent Variable: YDSD
b. Predictors: (Constant), NT, NTHI, AHXH, NTDSD, NTRT
Bảng 3.4.1: Bảng phân tích ANOVA

Để xem xét sự phù hợp của mô hình hồi quy vừa xây dựng với tổng thể nghiên cứu ta
sử dụng kiểm định F và đặt giả thiết đặt ra là:

 H0: R2 = 0 (Mô hình ước lượng không phù hợp);


 H1: R2 ≠ 0 (Mô hình ước lượng phù hợp)

Từ kết quả phân tích trên cho thấy giá trị Sig (F) = 0,00 < 0,05 và R 2 tổng đều khác 0,
điều này chứng minh rằng giả thuyết H0 đã bị loại bỏ và chấp nhận giả thuyết H1. Vậy
mô hình ước lượng là phù hợp với dữ liệu khảo sát.

58
3.4.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Model Summaryb

Std. Error of the


Model R R Square Adjusted R Square Estimate Durbin-Watson

1 .760a .577 .563 .47950 1.75417

a. Predictors: (Constant), QHDN, ALCV, ALTG, ALCT, DKLV

b. Dependent Variable: CTNN

Bảng 3.4.2: Kiểm định hiện tượng tự tương quang

Kết quả trên cho biết tương quan của các sai số kề nhau (tự tương quan chuỗi bật nhất)
với trị số Durbin-Watson = 1,75417 và giá trị này nằm trong khoảng từ 1 đến 3
(nguyên tắc kinh nghiệm), điều này cho thấy các phần sai số không có tương quan
chuỗi bật nhất với nhau trong mô hình (mô hình không bị hiện tượng tự tương quan).

3.4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Hệ số ước lượng

Unstandardized Standardized Collinearity


Coefficients Coefficients Statistics

Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF

1 (Constant) ,088 ,314 ,280 ,780

NTHI ,163 ,080 ,144 2,036 ,043 ,555 1,802

NTDSD ,140 ,082 ,122 1,693 ,039 ,533 1,875

59
NTRT ,122 ,069 ,135 1,773 ,028 ,479 2,087

AHXH ,140 ,080 ,115 1,755 ,081 ,650 1,538

NT ,411 ,077 ,419 5,330 ,000 ,450 2,220

a. Dependent Variable: YDSD

Bảng 3.4.3: Kiểm định hiện tượng tự đa cộng tuyến

Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình hồi quy đa biến từ kết quả nghiên cứu
trên cho giá trị phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập nằm trong khoảng từ
1,875 đến 2,220. Như vậy, các giá trị VIF này đều nhỏ hơn ngưỡng cho phép là 5 (Hair
& cộng sự, 2017). Vì vậy, có thể nói rằng mô hình ước lượng không bị hiện tượng đa
cộng tuyến và các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính với nhau. Mức độ giải
thích của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là đáng tin cậy.

3.4.4 Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư


Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lí do: Sử dụng sai mô hình,
phương sai không phải hằng số, số lượng các phần tử dư không đủ nhiều để phân tích.
Vì vậy, chúng ta cần thực hiện nhiều cuộc khảo sát khác nhau. Đơn giản nhất là xây
dựng biểu đồ tần số các phần dư Histogram và P P Plot dưới đây:

60
Hình 3.4.4.1Biểu đồ Scatter Plot kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.

Giá trị trung bình Mean = -3.96E-16 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.984 gần bằng 1,
như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng, giả
định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Đối với biểu đồ Normal P-P Plot, cho thấy các điểm phân vị trong phân phối của phần
dư tập trung thành 1 đường chéo như hình bên dưới, nghĩa là phần dư có phân phối
chuẩn. Như vậy, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

61
Hình 3.4.4.2 biểu đồ Normal P-P Plot

3.4.5 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

62
Hình 3.4.5: Biểu đồ Scatter Plot

Mô hình trên cho thấy mật độ phân tán của phần dư phân bố đồng đều xoay quanh giá
trị trung bình (đường tung độ 0) nên mô hình không bị hiện tượng phương sai sai số
thay đổi.

Tóm lại, thông qua kết quả kiểm định các giả thiết vi phạm của mô hình ước lượng hồi
quy tuyến tính đa biến. Kết quả cho thấy mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến,
không bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan, phần dư
tuân theo luật phân phối chuẩn. Mô hình ước lượng là phù hợp. Do đó, kết quả ước
lượng các tham số hồi quy đạt tính chất ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất
(tính chất BLUE-Best Linear Unbias Estimator).

3.5 Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến

63
Coefficientsa
Standardiz
ed
Unstandardize Coefficien
d Coefficients ts Correlations Collinearity St
Std. Zero-
Model B Error Beta t Sig. order Partial Part Tolerance
1 (Cons ,088 ,314 ,28 ,780
tant) 0
NTHI ,163 ,080 ,144 2,0 ,043 ,533 ,163 ,107 ,555
36
NTD ,140 ,082 ,122 1,6 ,039 ,558 ,136 ,089 ,533
SD 93
NTR ,122 ,069 ,135 1,7 ,078 ,604 ,142 ,093 ,479
T 73
AHX ,140 ,080 ,115 1,7 ,022 ,504 ,141 ,093 ,650
H 55
NT ,411 ,077 ,419 5,3 ,000 ,700 ,397 ,281 ,450
30
Bảng 3.5: Bảng phân tích kết quả hồi quy đa biến Coefficients.

Mô hình hồi quy tổng thể: γ i=β o + β 1 X 1+ β 2 X 2 + β 3 X 3+ β 4 X 4 + β 5 X 5 +ε i

Tại phân tích trước cho kết quả R2 hiệu chỉnh bằng 57.7% có nghĩa là mức độ giải
thích của các biến độc lập (1)Nhận thức hữu ích, 2)nhận thức dễ sử dụng, 3)Nhận thức
riêng tư, 4)Ảnh hưởng xã hội, 5)Niềm tin vào ví điện tử Momo) lên 57.7% sự biến
thiên phương sai cuá ý định sử dụng ví điện tử Momo. Mức độ giải thích thông qua hệ
số điều chỉnh lớn hơn 50%, theo Hair và cộng sự (2017) được đánh là cao.

64
Kết quả cho thấy, yếu tố NTHI có mối quan hệ cùng chiều với YDSD(β = 0,144; p =
0,043 < 0.05) tại độ tin cậy 95%. Tiếp theo, NTDSD có mối quan hệ cùng chiều
YDSD (β =0,122; p = 0.039 < 0.05) tại độ tin cậy 95%. Kế tiếp, AHXH có mối quan
hệ cùng chiều với YDSD (β = 0,115; p = 0,022> 0.05). Tiếp theo, yếu tố NT có mối
quan hệ cùng chiều với YDSD (β = 0,419; p = 0,000 < 0.1). Cuối cùng NTRT không
có tác động đến YDSD (β = 0,135; p = 0,078 < 0.05) tại độ tin cậy 95

Từ bảng thống kê phân tích các hệ số hồi quy cho thấy NTHI, NTDSD, NT, AHXH có
tác động cùng chiều vào biến phụ thuộc YD vì hệ số hồi quy chuẩn hóa (B) của các
biến này đều dương và có ý nghĩa thống kê (Sign. < 0.05), NTRT có Sign. > 0.05 nên
không có ý nghĩa thống kê

- Đối với phường trình hồi quy chưa chuẩn hóa

YDSD = 0.088 + 0.163*NHHI + 0.140*NTDSD + 0.122*NTRT+ 0,140*AHXH +


0,411*NT + ε i

Với hệ số hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa thì chúng ta không nhận xét được mứt độ tác
động này lên biến phụ thuộc bởi vì nó còn tồn tại độ lệch chuẩn khác nhau của các
biến

Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa

YDSD = 0.144*NHHI + 0.122*NTDSD + 0,115*AHXH + 0,419*NT + ε i

Để xác định tầm quan trọng của mỗi biến đối với biến phụ thuộc trong mối
quan hệ so sánh giữa các biến độc lập, chúng ta dùng hệ số hồi quy (Beta)
đã được chuẩn hóa.

- Hệ số chặn Beta= 0, hệ số này có ý nghĩa: nếu không có các nhân tố (các hệ số beta
các biến độc lập bằng 0 ) tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ xe công nghệ của sinh
viên Đại học Công Nghiệp thì mức độ nhu cầu của sinh viên Đại học Công Nghiệp sử
dụng khi sử dụng dịch vụ xe công nghệ là 0

65
- Nhân tố NTHI( nhận thức hữu ích ) có hệ số beta = 0,144. Trong nghiên cứu này khi
cố định các nhân tố khác thì tăng hoặc giảm chất lượng một đơn vị thì YDSD của của
sinh viên Đại học Công Nghiệp sẽ tăng hoặc giảm 0,144 đơn vị. Vậy giả thuyết NTHI
được chấp nhận, điều này chứng tỏ rằng Sự hữu ích của ví điện tử yếu tố quyết định
đến ý định sử dụng của sinh viên đại học Công Nghiệp TPHCM

- Nhân tố NTDSD ( Nhận thức dễ sử dụng )có hệ số beta = 0,122 Trong nghiên cứu
này khi cố định các nhân tố khác thì tăng hoặc giảm chất lượng một đơn vị thì YDSD
của sinh viên Đại học Công Nghiệp sẽ tăng hoặc giảm 0,122 đơn vị. Vậy giả thuyết H2
được chấp nhận, điều này chứng tỏ rằng sử dụng một cách dễ dàng và tiện ích cũng là
yếu tố quyết định đến ý định sử dụng ví điện tử Momo

- Nhân tố AHXH (Ảnh hưởng xã hội)có hệ số beta = 0,115 Trong nghiên cứu này khi
cố định các nhân tố khác thì tăng hoặc giảm chất lượng một đơn vị thì YDSD của sinh
viên Đại học Công Nghiệp sẽ tăng hoặc giảm 0,115 đơn vị. Vậy giả thuyết H4 được
chấp nhận, điều này chứng tỏ rằng các yếu tố xã hội tác động từ bên ngoài sẽ ảnh
hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo

- Nhân tố NT (niềm tin)có hệ số beta = 0,419 Trong nghiên cứu này khi cố định các
nhân tố khác thì tăng hoặc giảm chất lượng một đơn vị thì YDSD của sinh viên Đại
học Công Nghiệp sẽ tăng hoặc giảm 0,419 đơn vị. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận,
điều này chứng tỏ rằng niềm tin của khách hàng đối với hãng cũng là yếu tố quyết định
đến ý định sử dụng ví điện tử Momo

66
3.6 Phân tích kết quả nghiên cứu

Hình 3.6 : Kết quả kiểm định tổng hợp

Bảng 3.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả Kì Kết
Nội dung Kết luận
thuyết vọng quả

H1: Nhận thức sự hữu ích có tác động cùng chiều (+) lên ý
H1 + + Chấp nhận
định sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo

H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động cùng chiều (+)
H2 + + Chấp nhận
lên ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo

H3: Nhận thức riêng tư bảo mật có tác động ngược chiều(-) Khôn
H3 lên ý định sử dụng dịch vụ ý định sử dụng ví điện tử Momo + g tác Loại bỏ
động

H4: Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều (+) lên ý
H4 + + Chấp nhận
định sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo

H5 H5: Niềm tin vào ví điện tử Momo có tác động cùng + + Chấp nhận

67
chiều(+) lên ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử Momo

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1 Kết luận

Dựa vào các nghiên cứu trước về yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử
Momo của sinh viên các trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM và qua kết quả nghiên
cứu sơ bộ đã xây dựng được mô hình bao gồm 5 yếu tố tác động đó là: Nhận thức hữu
ích; Nhận thức dễ sữ dụng; nhận thức riêng tư/ bảo mật, ảnh hưởng xã hội và niềm tin
vào ví điện tử Momo.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hình thức sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ
nghiên cứu và khảo sát chủ yếu qua Internet bằng liên kết Google Docs khảo sát
online. Sau khi khảo sát, số bảng khảo sát nhận được và qua sàng lọc của nhóm nghiên
cứu là 158 bảng. Nhóm đã tiến hành phân tích kết quả bằng các công cụ phân tích,
đánh giá thang đo thông qua kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính trên phần
mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua
sắm trực tuyến của sinh viên tại trường đại học Công nghiêp TPHCM bị ảnh hưởng
bởi bốn yếu tố: (1) Nhận thức hữu ích; (2) Nhận thức dễ sữ dụng; (3) Ảnh hưởng xã
hội và (4) Niềm tin vào ví điện tử Momo.Yếu tố ảnh hưởng xã hội có mức độ tác động
ít nhất (β = 0.115), ), kế đến là yếu tố nhận thức dễ sử dụng(β = 0.122), đến yếu tố
nhận thức hữu ích ( β = 0.144) cuối cùng là niềm tin( ( β = 0.419). Yếu tố Nhận thức
riêng tư không có tác động đến Ý định sử dụng ví điện tử Momo..

Sau khi thực hiện phép kiểm định hồi quy, Yếu tố nhận thức riêng tư/ bảo mật (SP)
không có ý nghĩa thống kê, vì thế không được chấp nhận trong mô hình. Tuy nhiên, dù
nhận thức riêng tư/ bảo mật không tác động đến ý định sửa dụng ví điên tử Momo một

68
cách có ý nghĩa thống kê thì xu hướng tác động của yếu tố nãy vẫn đúng với dự đoán
là có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử.

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh
hưởng xã hội và niềm tin vào ví điện tử momo có tác động tích cực đối với ý định sử
dụng ví điện tử momo của giới trẻ, trong khi đó giới trẻ thường không quan tâm tới
vấn đề bảo mật, an ninh dữ liệu khi sử dụng ví.

4.2. Hàm ý quản trị


4.2.1 Nhận thức hữu ích.
Kết quả phân tích cho thấy rằng người dùng cũng rất quan tâm tới những hữu ích, tiện
ích có thể có của ví điện tử. Đây là điều dễ nhận thấy bởi các công ty kinh doanh ví
điện tử luôn chú trọng gia tăng tiện ích cho khách hàng để thu hút người dùng, chứng
tỏ rằng những hữu ích mà khách hàng cảm nhận được càng lớn thì họ có xu hướng sử
dụng nó.Vì thế để giúp Momo cạnh tranh tốt hơn, tác giả đề xuất một số hàm ý nhằm
làm tăng nhận thức hữu ích: gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng; tăng cường
liên kết với các dịch vụ tiện ích, các ngân hàng; xây dựng hệ sinh thái mà Ví momo là
dịch vụ thanh toán trung gian cho khách hàng.
4.2.2 Ảnh hưởng xã hội
Những tác động từ bên ngoài cá nhân, bao gồm những mối quan hệ như gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp, …
hay những người nổi tiếng được yêu thích sẽ thường có ảnh hưởng tới hành vi của cá
nhân đó, kết quả ở
chương 4 cũng cho thấy những ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến ý định sử
dụng ví Momo của người dùng. Vì thế, Momo nên đẩy mạnh ảnh hưởng xã hội thông
qua các chiến lược truyền thông, tiếp thị quảng cáo; các chương trình khuyến mãi để
thu hút khách hàng; xây dựng cộng đồng người dùng ví điện tử Momo; khách hàng
chính là người làm truyền thông cho doanh nghiệp vì thế cần có chính sách chăm sóc
và giữ chân khách hàng.

69
4.2.3 Niềm tin vào ví điện tử Momo
Ví điện tử Momo hiện nay đang được người dùng đánh giá cao, và được bình chọn là
ví điện tử yêu thích nhất điều đó cho thấy Momo đã xây dựng được niềm tin ở khách
hàng. Tuy nhiên sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ cũng như các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ là trở ngại cho Momo trong thời gian tới. Vì thế tác giả đề nghị các nhà
quản trị tiếp tục giữ vững, củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu Momo trên thị
trường Ví điện tử tại Việt Nam và mở rộng ra khu vực. Các công tác như: nâng cao hệ
thống bảo mật; nâng cao mức độ an ninh dữ liệu thông tin khách hàng là cần thiết.
4.2.4 Nhận thức dễ sữ dụng
Dể có thể cải thiện hơn hệ thống của mình MoMo cần đơn giản hóa các thủ tục đăng kí
khi sử dụng, đa dạng tính năng các ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách
hàng; mở rộng đối tác, địa điểm chấp nhận thanh toán để gia tăng thêm thị phần và
lượng khách hàng sử dụng. Tập trung phát triển, mở rộng các mô hình ứng dụng trên
nền tảng di động và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông
thôn, vùng sâu, vùng xa

Tài liệu tham khảo

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-su-dung-
vi-dien-tu-cua-sinh-vien-nghien-cuu-thuc-nghiem-voi-vi-dien-tu-momo-97603.htm

https://kdtqt.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/33/4603/mo-hinh-utaut

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_thuy%E1%BA%BFt_h%C3%A0nh_vi_c
%C3%B3_k%E1%BA%BF_ho%E1%BA%A1ch#:~:text=L%C3%BD%20thuy
%E1%BA%BFt%20h%C3%A0nh%20vi%20c%C3%B3%20k%E1%BA%BF%20ho
%E1%BA%A1ch%20hay%20l%C3%BD%20thuy%E1%BA%BFt,tin%20v
%E1%BB%81%20s%E1%BB%B1%20t%E1%BB%B1%20ch%E1%BB%A7

70
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_h%C3%A0nh_
%C4%91%E1%BB%99ng_h%E1%BB%A3p_l%C3%BD

https://www.studocu.com/vn/document/hcmc-university-of-technology/engineering-
mechanics/ppdltk-report-tom-tat/5639330-

https://momo.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/momo-la-fintech-pho-bien-nhat-tren-mang-
xa-hoi-4016 ---

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_h%C3%A0nh_
%C4%91%E1%BB%99ng_h%E1%BB%A3p_l%C3%BD

https://vietnambiz.vn/li-thuyet-hanh-vi-hoach-dinh-theory-of-planned-behavior-tpb-
la-gi-20200521142654248.htm

https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/136732/1/
KY_20211105000331.pdf

https://tailuanvan.com/phan-tich-do-tin-cay-cronbach-s-alpha.html-

https://www.elib.vn/doc/2020/20200717/mot-so-yeu-to-anh-huong-den-tong-san-
pham-quoc-noi-gdp-viet-nam-trong-giai-doan-1995-201125.pdf

https://luanvanviet.com/gioi-thieu-phuong-phap-phan-tich-nhan-to-kham-pha-efa/

https://luanvan24.com/huong-dan-phan-tich-tuong-quan-pearson-chi-tiet-nhat/

71
72

You might also like