You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA KINH TẾ

------

-------------------------------------
BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (MIS)


------------------------------------------------------------

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN


QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH DU
LỊCH - KHÁCH SẠN

GVHD: TS. Nguyễn Phan Anh Huy


Mã lớp: MAIS430306_01CLC
Sinh viên thực hiện:
Trần Ngọc Minh 21124073
Lâm Nguyễn Bảo Ngân 21124076
Nguyễn Ngọc Phương Nhi 21124388
Trần Quỳnh Như 21124393
Tôn Nguyễn Thanh Tâm 21124403

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ HOÀN THÀNH
1 Lâm Nguyễn Bảo Ngân 21124076 Viết phần 3.2. 100%
Viết phần I, V & TLTK.
2 Trần Quỳnh Như 21124393 100%
Tổng hợp Word.
3 Tôn Nguyễn Thanh Tâm 21124403 Viết phần 2.1, 2.3. 100%
4 Trần Ngọc Minh 21124073 Viết phần 3.1, 3.3 & phần IV. 65%
5 Nguyễn Ngọc Phương Nhi 21124388 Viết phần 2.2 & Video Demo POS365. 100%

Nhóm trưởng: Lâm Nguyễn Bảo Ngân


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN HỌC: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (MIS)
NHÓM: 07 LỚP: MAIS430306_01CLC
Rubic chấm điểm:

Điểm
Tiêu
Yếu Trung bình Khá Giỏi GVHD
chí
chấm

Kỹ
năng
làm
Rất ít phối hợp Thỉnh thoảng phối Thường xuyên Rất thường xuyên
việc
nhóm hợp phối hợp nhóm. phối hợp nhóm,
nhóm

Không theo đúng Theo hướng dẫn Theo hướng dẫn Theo hướng dẫn của
Hình hướng dẫn của của môn học, của môn học, môn học (không có
thức môn học (cấu trúc nhưng còn lỗi còn một số lỗi lỗi chính tả trong
trình các chương, đánh trong trình bày văn chính tả và văn văn bản, hình ảnh
bày số các đề mục, font bản, chưa đánh số phong. bảng biểu rõ ràng,
chữ, cỡ chữ, giãn hình ảnh, biểu văn phong trong
dòng…) bảng, đồ thị. sáng, không có câu
tối nghĩa…)

Không liên quan Nêu được lý do Nêu được đầy đủ Nêu được trọn vẹn
Phần đến nội dung bài chọn đề tài nhưng các nội dung các nội dung theo
mở báo cáo. chưa trình bày theo yêu cầu yêu cầu, phân tích
đầu được một số nội nhưng chưa thực có tính thuyết phục.
dung như: mục sự thuyết phục.
tiêu, phạm vi và
phương pháp
nghiên cứu.
Cung cấp thông Cung cấp thông tin Cung cấp thông Cung cấp thông tin
tin sơ sài, chưa đi tương đối nhưng tin trung thực, một cách trung
sâu vào nội dung chưa đầy đủ các nội đầy đủ, nhưng thực, đầy đủ, logic,
chính của yêu dung theo yêu cầu. còn một số nội và chi tiết. Nêu
cầu, chưa trình Mô tả được thực dung chưa chi được những ưu,
bày, trích dẫn số trạng nhưng chưa tiết. nhược điểm của
liệu cụ thể, chưa đầy đủ, thông tin Nhận xét được doanh nghiệp,
mô tả được thực chưa cập nhật, chưa ưu, nhược của demo tốt.
Nội trạng vấn đề. chính xác. doanh nghiệp, lý Định hình được
dung Chưa có sự liên Không có sự liên giải được một số giải pháp cụ
chính kết giữa các kết giữa phần nhận nguyên nhân và thể cải thiện tình
chương. xét ưu điểm, nhược đưa ra giải pháp hình, mang tính
điểm của doanh khá chi tiết, cụ thuyết phục cao.
nghiệp, nêu giải thể nhưng chưa Các phân tích, lập
pháp khái quát có tính thuyết luận logic, phù hợp
chung, chưa cụ thể phục. với thực trạng và
cho từng nhược nội dung đặt ra.
điểm, khó khăn.

Kết luận không Kết luận chưa tổng Kết luận nêu Nêu tóm tắt những
liên quan đến nội quát hóa được vấn được những điểm nổi bật của
Phần dung báo cáo đề nghiên cứu. điểm nổi bật của báo cáo, nêu những
kết báo cáo nhưng gì đã tìm hiểu, học
luận chưa chi tiết. hỏi được trong quá
trình làm project và
nêu được hướng
nghiên cứu tiếp
theo.

TỔNG ĐIỂM

Ngày .... tháng ... năm ....


Giảng viên chấm
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

ĐIỂM

--------------------------
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 1

II. NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỐI SỐ
TRONG NGÀNH DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM ................................ 3

2.1. Tổng quan về chuyển đổi số .................................................................................. 3

2.2. Thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch - khách sạn ở
Việt Nam ....................................................................................................................... 4

2.3. Những thành tựu và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số tại các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch - khách sạn ở Việt Nam. .................................................... 4

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG
TRONG NGÀNH DU LỊCH - KHÁCH SẠN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH QUẢN
LÝ AN TOÀN DỮ LIỆU ............................................................................................... 6

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số thành công .................................... 6

3.2. Phân tích VOS các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số thành công trong
ngành du lịch - khách sạn. ............................................................................................ 8

3.3. Chính sách an toàn dữ liệu ................................................................................... 22

IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG


TRONG NGÀNH DU LỊCH - KHÁCH SẠN ............................................................ 23

4.1. Cải tiến và ứng các công nghệ hiện đại ............................................................... 23

4.2. Trải nghiệm thử du lịch bằng công nghệ thực tế ảo VR ...................................... 24

4.3. Vận dụng IoT vào mô hình kinh doanh ............................................................... 24

4.4. Quan tâm đến các ứng dụng di động ................................................................... 26

4.5. Sử dụng phần mềm chuyển đổi số toàn diện ....................................................... 26

V. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ NGHĨA
SME SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng đánh giá các yếu tố .................................................................................... 9
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ phân tích VOS thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số
thành công trong ngành Du lịch và Khách sạn. ................................................................. 12
Hình 3.2. Digital Transformation ..................................................................................... 13
Hình 3.3. Tourism Industry............................................................................................... 14
Hình 3.4. Hotel/Hospitality Industry ................................................................................ 17
Hình 3.5. Digitalization..................................................................................................... 18
Hình 3.6. Strategy ............................................................................................................. 20
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN
ĐỔI SỐ TRONG NGÀNH DU LỊCH - KHÁCH SẠN
Lâm Nguyễn Bảo Ngân, Nguyễn Ngọc Phương Nhi, Trần Quỳnh Như
Tôn Nguyễn Thanh Tâm, Trần Ngọc Minh.
Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
21124076@student.hcmute.edu.vn
TÓM TẮT: Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số trong ngành
du lịch - khách sạn nhằm đánh giá các hiệu quả sử dụng mô hình chuyển đổi số. Nghiên
cứu nhằm tìm ra những thách thức và khó khăn trong quá trình áp dụng chuyển đổi số. Từ
đó, đưa ra các đề xuất giải pháp để cải thiện việc chuyển đổi số trong ngành. Những tìm
hiểu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho những người đã và đang đi làm trong
ngành này nhằm tối ưu hóa chiến lược và cải thiện hiệu suất công việc. Để đi sâu hơn về
bài nghiên cứu, nhóm đã sử dụng các bài báo, tài liệu học thuật, phân tích VOS để các bạn
có cái nhìn một cách trực quan nhất về bài nghiên cứu này.
Keywords: Chuyển đổi số, khách sạn, du lịch, số hoá…
I. GIỚI THIỆU
Hiện nay, cả thế giới đã bước vào cuộc Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay
còn có tên gọi khác là “Công nghệ 4.0”, nó đã đánh dấu sự hội nhập mạnh mẽ của Công
nghệ số. Và ứng dụng các tiến bộ của công nghệ số: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn
vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… vào các hoạt động của các doanh nghiệp được gọi
là chuyển đổi số.
Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là thay đổi cách thực hiện các công việc từ thủ
công sang sử dụng các ứng dụng công nghệ mà còn đóng vai trò thay đổi toàn diện và tổng
thể văn hoá, tư duy kinh doanh, cách làm việc và vận hành của các cá nhân hay tổ chức
nào đó.
Chuyển đối số được xác định là xu hướng không thể thiếu đối với ngành du lịch bởi vì
chuyển đổi số sẽ là phương thức giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lữ hành có thể

1
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại công nghệ 4.0. “Chuyển
đổi số trong ngành du lịch được hiểu là một sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh và tiếp
thị truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại hơn tập trung vào khách hàng theo mô
hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu, qua đó tạo ra và cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất
cho khách du lịch và làm du khách hài lòng.”1. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như
những lợi ích, và tiềm năng của chuyển đổi số trong ngành du dịch, các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp lữ hành trên thới giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang thiết lập
nhiều chính sách và triển khai nhiều giải pháp công nghệ để tăng tốc quá trình chuyển đổi
nhằm đem lại tối đa sự hài lòng của khách hàng. Ngay từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ
đã trực tiếp ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TT phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng
công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”
2
trong đó nhấn mạnh rằng nước ta cần ưu tiên phát triển du lịch số, du lịch thông minh.
Tuy nhiên, trong quá trình ấy vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy nhóm đã
lựa chọn đề tài: “Phân tích những tác động ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số
trong ngành du lịch - khách sạn” để tìm ra được những yếu tố, tác động ảnh hưởng đến
quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch - khách sạn và đề xuất những giải pháp tối ưu
nhất nhằm chuyển đổi số thành công.
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm ra những yếu tố, tác động ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số trong ngành du
lịch - khách sạn và hàm ý chính sách quản lý an toàn dữ liệu, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm chuyển đổi số thành công trong ngành du lịch - khách sạn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu: Quá trình chuyển đổi số trong ngành Logistics.
• Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những tác động, yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số trong ngành Logistics và chính sách quản lý an toàn
dữ liệu.

1
Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu đối với ngành Du lịch”.
2
Quyết định số 1671/QĐ-TT

2
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Phương pháp nghiên cứu:


Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu, nhóm đã phối hợp chặt chẽ các phương pháp
nghiên cứu khác nhau để có thể có thể thu thập được dữ liệu nhằm đưa ra các yếu tố, tác
động và giải pháp một cách khách quan và đa chiều nhất. Cụ thể:
• Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin
• Phương pháp phân tích thống kê
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỐI SỐ
TRONG NGÀNH DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về chuyển đổi số
Ở thời đại công nghệ tiên tiến hiện nay, chuyển đổi số đang là xu hướng thay đổi cách
chúng ta sống và làm việc. Việc áp dụng chuyển đổi số vào các lĩnh vực mở ra cơ hội cho
mọi người để nâng cao tư duy và khả năng của mình trong việc sử dụng công nghệ thông
tin. Ngoài ra, đây còn là nỗ lực mở rộng cộng đồng tham gia phát triển công nghệ thông
tin. Đó là quá trình một công ty hoặc doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thay đổi toàn diện về
nhiều mặt như cách làm việc, phương thức sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng, …
dựa trên nền tảng áp dụng các công nghệ số hiện đại, để chuyển đổi số từ mô hình kinh
doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh công nghệ số. Quá trình chuyển đổi này luôn
mang tính vận dụng, tính luôn đổi mới và đặc điểm thay đổi nhanh chóng của công nghệ
kỹ thuật để giải quyết vấn đề.
Chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Như
trong dịch bệnh COVID-19 vừa qua chuyển đổi số đã mang lại lợi thế giúp các công ty
tăng năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh khi chính phủ có yêu cầu giãn cách
xã hội khiến đẩy mạnh mức độ sử dụng công nghệ từ xa để kinh doanh, làm việc và giải trí
của con người. Tại Việt Nam, chuyển đổi số đang được thực hiện tốt ở nhiều lĩnh vực từ
áp dụng vào các cơ quan chính phủ cho đến các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra “Chính
phủ đã ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030,
với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững, cạnh tranh, hội nhập quốc tế, đảm bảo
an ninh quốc gia và phát triển xã hội”.

3
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Đã có nhiều xu hướng chuyển đổi số khác nhau trong nhiều lĩnh vực như y tế, truyền
thông và giải trí, … nhưng việc chuyển đổi số trong ngành du lịch và khách sạn đã bật lên
hoàn toàn trong những năm gần đây. Lúc trước, chúng ta phải đến đại lý du lịch để đặt vé
xe nhưng ngày nay, việc sử dụng kỹ thuật công nghệ đã có những bước phát triển mạnh
mẽ dẫn đến việc chúng ta có thể đặt vé bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh
hay một chiếc máy tính. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng đồng thời không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức. Chuyển đổi số trong ngành
du lịch và khách sạn đã mở ra cho chúng ta một cái nhìn mới, thay đổi sự kỳ vọng của
khách hàng. Ngành du lịch và khách sạn đang tập trung vào việc thu hút sự chú ý của khách
hàng bằng cách đưa ra các đãi ngộ đặc biệt. Nhờ đó, các doanh nghiệp vận hành một cách
dễ dàng hơn thông qua truyền thông.
2.2. Thực trạng chuyển đổi số tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch - khách
sạn ở Việt Nam
Vài năm trở lại đây, có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch - khách sạn không
kịp thích nghi để thay đổi nên đã đóng cửa. Từ đại dịch Covid-19 là một bài học cho ngành
doanh nghiệp kinh doanh du lịch - khách sạn giảm. Bên cạnh đó, thì các doanh nghiệp du
lịch - khách sạn Việt Nam vừa và nhỏ, vốn ít, kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng vốn đầu tư
các công nghệ ứng dụng không cao, tiếp cận du lịch - khách sạn thông minh còn thấp.
Hiện nay, nhận ra chuyển đổi số trong ngành kinh doanh du lịch - khách sạn đem lại
nhiều tiềm năng, cơ hội, doanh thu và giá trị mới cho sự phát triển kinh tế nước nhà nên
mô hình kinh doanh du lịch - khách sạn hiện đại ngày càng có sức hút. Theo sở Du Lịch
Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, vào giai đoạn 2020- 2030, nghiên cứu thực trạng chuyển
đổi số trên cả nước thì kết quả cho thấy các doanh nghiệp ở tỉnh, thành đang xây dựng du
lịch - khách sạn thông minh ở nhiều cấp độ khác nhau. Theo thống kê của Hiệp hội Thương
mại điện tử Việt Nam thì các công ty áp dụng chuyển đổi số đón trên 22.000 lượt khách du
lịch, tăng so với cùng kỳ năm 2022.
2.3. Những thành tựu và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số tại
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch - khách sạn ở Việt Nam.

4
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Thành tựu:
Trước nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng, kỹ thuật công nghệ số cung cấp doanh nghiệp
công cụ quản lý các hoạt động liên quan đến ngành du lịch và khách sạn để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Trong thời đại công nghệ 4.0, việc chuyển đổi số nổi lên và đột phá
và ngành du lịch và khách sạn cũng đã sớm áp dụng các công nghệ để bắt kịp các xu hướng
hiện đại. Đây là những thành tựu mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch - khách sạn tại
Việt Nam đã đạt được trong quá trình chuyển đổi số.
• Tăng cường trải nghiệm của khách hàng: Các doanh nghiệp đã áp dụng các công
nghệ như hệ thống đặt phòng trực tuyến, ứng dụng di động hay các trang web… Việc này
đã cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Hệ thống đặt phòng trung tâm (CRS) và hệ thống
phân phối toàn cầu (GDS) được phát triển đầu tiên bởi các hãng hàng không và sau đó các
tập đoàn khách sạn cho phép các đại lý du lịch truy cập vào thông tin về giá cả, lịch trình
và yêu cầu đặt chỗ của khách hàng. Ngoài ra, sự ra đời và phát triển của Internet đã cho
phép các tổ chức và doanh nghiệp khác thác công nghệ như một công cụ tiếp thị. Trang
web bắt đầu thay thế các tài liệu giấy, các tổ chức du lịch trở thành “nhà môi giới thông
tin” hay hệ thống đặt chỗ trên trang web tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh
doanh.
• Quảng bá và tiếp thị thông qua mạng xã hội: Từ năm 2010, những tiến bộ như
điện toán đám mây, công nghệ di động hay thiết bị thực tế ảo đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kết nối các khách hàng lại gần hơn với doanh nghiệp. Kết hợp các trang mạng xã
hội mang tính tương tác cao như Facebook, Instagram, Youtube và Tiktok giúp đẩy nhanh
phạm vi tiếp cận toàn cầu cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch - khách sạn. Thông qua
các trang mạng này, khách hàng có thể đánh giá trải nghiệm trực tiếp trên hệ thống trang
web của doanh nghiệp.
Khó khăn:
Những thách thức của ngành du lịch - khách sạn trong quá trình chuyển đổi số là một
vấn đề nan giải. Hiện nay, ở hầu hết các vùng ở nước ta, nguồn cung cấp công nghệ kỹ
thuật không nhiều, dịch vụ du lịch khá tụt hậu. Vậy nên, bên cạnh những thành tựu thì
ngành du lịch - khách sạn cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số.

5
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

• Giới hạn khái niệm chuyển đổi số: Việc áp dụng chuyển đổi số trong ngành du lịch
- khách còn hạn chế bởi các quan niệm truyền thống xưa. Nhiều doanh nghiệp có thể chưa
nhận ra được tiềm năng và cơ hội mà chuyển đổi số mang lại. Họ có thể chưa nhận ra được
những tác động tích cực của công nghệ số trong việc tăng cường hiệu suất, cải thiện quy
trình làm việc và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Sự chậm trễ trong quá trình thích
ứng việc áp dụng chuyển đổi số là một rào cản bởi quá trình này yêu cầu sự thay đổi và
thích ứng với công nghệ mới một cách nhanh chóng. Các doanh nghiệp có thể gặp khó
khăn trong việc thay đổi quy trình công việc, tư duy và thói quen đã tồn tại lâu năm để phù
hợp với công nghệ mới.
• Thách thức chi phí: Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê, Việt Nam có hơn 98,1%

doanh nghiệp SME và 99% doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính. Với 90% số
doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, 5% có vốn từ 10 - 20 tỷ đồng thì khả năng ứng dụng
các giải pháp công nghệ đắt đỏ là một rào cản. Nếu không có sự giúp đỡ từ Nhà nước hay
tổ chức tài chính thì chuyển đổi số sẽ vô cùng khó khăn.
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG
TRONG NGÀNH DU LỊCH - KHÁCH SẠN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
AN TOÀN DỮ LIỆU
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số thành công
Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, việc các ngành
nghề thực hiện chuyển đổi số cho hoạt động kinh doanh của mình từ hình thức truyền thống
sang các mô hình số hóa đã được xem như một yêu cầu tất yếu, cần thiết cho quá trình kinh
doanh chứ không đơn thuần là một sự lựa chọn như trước. Với mục tiêu theo kịp nhu cầu
ngày càng tăng cao về vấn đề dữ liệu cũng như sự thịnh hành và phổ biến của các kênh kỹ
thuật số, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ những yếu tố trực tiếp tác động
đến khả năng thành công của quá trình này:
Nguồn lực: là một trong những yếu tố quan trọng nhất bao gồm nhiều nguồn lực khác
nhau có vai trò xây dựng nền móng cho sự thành công của quá trình chuyển đổi:
• Con người: Đầu tiên con người cần phải có sự đồng thuận, thống nhất ý kiến chung,
sẵn lòng hỗ trợ trong suốt quá trình, nhắm đến mục tiêu sáng tạo và linh hoạt để thích nghi

6
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

với những thay đổi do công cuộc chuyển đổi số mang lại. Bao gồm các mặt như: nhận thức,
năng lực, thái độ hợp tác. Cùng với đó là sự phối hợp tham gia của nhiều bên liên quan từ
các nhà lãnh đạo đến nhân viên và cả những đối tác kinh doanh cho đến khách hàng.
• Công nghệ: công nghệ là yếu tố cơ bản nhất, cung cấp những công cụ, giải pháp và
cung cấp các dữ liệu cần thiết để góp phần xây dựng nền tảng cho quá trình chuyển đổi số.
Các công nghệ cần phải được lựa chọn, đầu tư và vận hành một cách hiệu quả, an toàn và
có độ tương thích cao, nhằm đáp ứng các nhu cầu mong muốn từ những điều kiện sẵn có
cũng như đạt được mục tiêu của ngành.
• Thể chế: thể chế là yếu tố mang tính bao quát, bao gồm các chính sách hỗ trợ, các
văn bản quy định, bộ tiêu chuẩn, văn hóa kinh doanh và chiến lược kinh doanh mà doanh
nghiệp lựa chọn. Yếu tố thể chế cần được xây dựng và luôn được cập nhật dưới sự giám
sát công bằng, minh bạch để tạo ra môi trường thuận lợi khuyến khích cũng như đảm bảo
chất lượng cho chuyển đổi số.
Môi trường ngành: liên quan đến cạnh tranh, hợp tác dựa trên tiềm năng phát triển và
các thách thức từng doanh nghiệp phải đối mặt trong từng ngành kinh doanh khác nhau,
ảnh hưởng đến nhu cầu, khả năng và sự cạnh tranh. Bao gồm các yếu tố như tăng trưởng
GDP, thu nhập bình quân đầu người, tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất gia tăng, chi tiêu
tiêu dùng, đầu tư công và tư nhân,... . Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của
khách hàng, khả năng chi trả và lựa chọn của họ cũng như sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên thị trường. Chuyển đổi số sẽ giúp tối ưu chi phí, tối đa lợi nhuận và cải thiện
chiến lược khách hàng, cải tiến hệ thống vận hành giúp quá trình phân tích nhanh chóng,
bảo mật an toàn dữ liệu, tập trung hơn vào khách hàng tiềm năng và tìm ra phân khúc thị
trường chính xác phù hợp với doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô: các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp như chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường, luật pháp. Các doanh
nghiệp cần theo dõi để tận dụng các lợi thế và giảm thiểu các bất lợi cho hoạt động kinh
doanh của mình.
• Môi trường chính trị: ảnh hưởng đến sự ổn định, hợp tác mở cửa tham gia vào các
chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam cũng như sự thúc đẩy và hỗ trợ của Chính phủ cho

7
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

việc phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong ngành du lịch -
khách sạn. Các văn bản, chính sách và chương trình của Chính phủ như Nghị quyết số 52-
NQ/TW, Quyết định số 999/QĐ-TTg, Quyết định số 645/QĐ-TTg, Quyết định số 749/QĐ-
TTg, Chỉ thị số 01/CT-TTg là những minh chứng cho sự quan tâm và định hướng của
Chính phủ đối với chuyển đổi số.
• Môi trường xã hội: ảnh hưởng đến thói quen, sở thích, giá trị và văn hóa của khách
hàng và cộng đồng địa phương. Bao gồm các yếu tố như dân số, độ tuổi, giới tính, giáo
dục, sức khỏe, an ninh,... . Các yếu tố này ảnh hưởng đến xu hướng, nhu cầu và kỳ vọng
của khách hàng cũng như sự chấp nhận và hưởng ứng của cộng đồng địa phương đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp tăng trải nghiệm cho khách
hàng, cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa, đa dạng và phong phú, nắm bắt được những thay
đổi trong thị hiếu và hành vi của khách hàng, cũng như tạo ra những giá trị và lợi ích cho
cộng đồng địa phương.
• Môi trường tự nhiên: ảnh hưởng đến nguồn lực, điều kiện và hậu quả. Bao gồm
các yếu tố như khí hậu, địa hình, địa chất, sinh thái, thiên tai, biến đổi khí hậu,... . Các yếu
tố này ảnh hưởng đến sự hấp dẫn, đa dạng và bền vững cũng như sự an toàn, thoải mái và
trách nhiệm của khách hàng và doanh nghiệp. Chuyển đổi số giúp bảo vệ môi trường, tu
sửa phát triển cảnh quan đô thị, xử lý rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường
được cung cấp tốt hơn.
Công nghệ: việc sử dụng, áp dụng và phát triển các công nghệ mới trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có thể giúp cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm
chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần chọn lựa và sử dụng các
công nghệ phù hợp với mục tiêu, chiến lược và khả năng của mình, cũng như không ngừng
cập nhật và nâng cấp công nghệ theo thời gian.
3.2. Phân tích VOS các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số thành công
trong ngành du lịch - khách sạn.

8
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Mô tả tập dữ liệu:
Trong bài nghiên cứu này, nhóm sử dụng tập dữ liệu gồm 49 bài nghiên cứu bằng tiếng
anh có liên quan đến đề tài của nhóm. Với những keyword tìm kiếm như sau: digital
transformation, tourism industry, hospitality industry, digital technology,...
Bảng đánh giá các yếu tố:

Bảng 3.1. Bảng đánh giá các yếu tố

SỰ CẢI
YẾU TỐ
CHIẾN TIẾN DỊCH XU TRẢI CHÍNH
LƯỢC CÔNG BỆNH HƯỚNG NGHIỆM PHỦ
TÁC GIẢ
NGHỆ

Balula, A., Moreira, G., Moreira,


A., Kastenholz, E., Eusébio, C., & X X X X
Breda, Z. (2019).

Pesonen, J. (2020) X X X X X

Buhalis, D., & Law, R. (2008) X X X

Del Chiappa, G., & Baggio, R.


X X X
(2015)

Cuomo, M. T., Tortora, D., Foroudi,


P., Giordano, A., Festa, G., & X X X
Metallo, G. (2021)

Schönherr, S., Eller, R.,


Kallmuenzer, A., & Peters, M. X X X
(2023).

Ziyadin, S., Koryagina, E.,


Grigoryan, T., Tovma, N., & Ismail, X X X
G. Z. (2019).

Marx, S., Flynn, S., & Kylänen, M.


X X X
(2021)

Mathur, S., Ninan, J., Vuorinen, L.,


X X X
Ke, Y., & Sankaran, S. (2021)

9
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Madzík, P., Falát, L., Copuš, L., &


X X X
Valeri, M. (2023)

Nanda, W. D., Widianingsih, I., &


X X X X
Miftah, A. Z. (2023).

(13) Imtiaz, S., & Kim, D. J.


X X X X
(2019).

Gutierriz, I., Ferreira, J. J., &


X X X
Fernandes, P. O. (2023)

(Hernández Sánchez, N., & Oskam,


X X X X X X
J. (2022).

Sarfraz, M., Khawaja, K. F., Han,


H., Ariza-Montes, A., & Arjona- X X X X
Fuentes, J. M. (2023)

Pumaleque, A. A. P., Fernandez, I.


R., Perez, D. D. I., & Bedriñana, M. X X X
A. A. (2021).

Hasenzahl, L., Kalbaska, N., &


X X X
Cantoni, L. (2019, June).

Kurniawati, E., Kohar, U. H. A.,


Meiji, N. H. P., Handayati, P., & X X X X
Ilies, D. C. (2022)

Liyushiana, L., Rustanto, A. E.,


Ulfah, M., Akbar, R. A., & Imran, I. X X X X
(2023)

Anh, P., & Huy, D. T. N. (2021). X X X X

Gretzel, U. (2022) X X X X

Kindzule-Millere, I., & Zeverte-


X X X X X
Rivza, S. (2022, January)

Sari, R., Prabowo, H., Gaol, F. L., &


X X
Hastiadi, F. F. (2021)

10
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Quattrini, R., Berrocal Menárguez,


A. B., & Zamorano Martin, C. X
(2023).

Xia, W. (2022) X X X X

Pérez, A. P. M., Martínez-Sánchez,


X X X
M. E., & Nicolas-Sans, R. (2022)

(29) Zhou, X., Zhang, C., Pan, Z., &


X
Wei, P. (2020, December).

Phuong, N. M. (2022) X X X X X X

Stavrianea, A., & Kamenidou, I.


X
(2022)

Zienarski, P., & Małgorzata, S. P.


X X X X
(2019)

Sánchez-González, G., &


X X
González-Fernández, A. M. (2021)

Djevojić, C., & Vitasović, Z. (2023,


X X X X X
May)

Nikopoulou, M., Kourouthanassis,


P., Chasapi, G., Pateli, A., & X X X X X
Mylonas, N. (2023)

Drexler, N., & Lapré, V. B. (2019) X X X X

Högberg, K. (2021). X X

Zhu, J., Wang, Y., & Cheng, M.


X X
(2021).

Popescu, E. S., & Phi, G. (2019) X X

Mishra, R., Sajnani, M., & Gautam,


X X X X X
P. (2021)

TILEAGĂ, C. V. (2021) X X X X X

11
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Baranova, A., & Vorobey, E. (2020) X X X X X

Eşitti, B. B. (2023) X X

Prihanto, J. J. N., & Kurniasari, F.


X X X X
(2019, October).

Mairinger, P. (2019) X X X

Bulican, A. (2022) X X X X

DANIELS, S. T. H. (2022) X X X X

Bharti, S., Saini, N., Kumari, L., &


X X X X X
Thakur, P. (2022)

BİLGİÇLİ, İ. (2021) X X X X X

Yildirim, F., & Gulbahar, O X X

Kết quả VOS:


Dưới đây là bản đồ phân tích VOS thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển
đổi số thành công trong ngành Du lịch và Khách sạn.

Hình 3.1. Bản đồ phân tích VOS thể hiện những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển
đổi số thành công trong ngành Du lịch và Khách sạn.

12
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

❖ DIGITAL TRANSFORMATION (cụm màu xanh lá)

Hình 3.2. Digital Transformation


Đây là cụm tổng quan về việc chuyển đổi số trong ngành Du lịch và Khách sạn. Nhìn
theo hướng di chuyển ta có thể nhìn thấy trong quá trình này sẽ cần những nhân tố như: sự
phát triển bền vững của ngành du lịch, ứng dụng thông minh trong ngành du lịch, sự cải
tiến về công nghệ,... Từ đó xác định được những thách thức và cơ hội của mỗi doanh nghiệp
về du lịch và khách sạn trong việc áp dụng chuyển đổi số.
Hiện nay, công nghệ thông tin đã và đang góp phần lớn vào ngành du lịch và khách
sạn. Từ những năm 1990, công nghệ đã có thể giải quyết được bài toán cách mạng hóa liên
kết về kênh phân phối và truyền thông cho các đơn vị ngành du lịch. Đồng thời, cũng từ
đó, công nghệ thông tin cung cấp những điều kiện thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch
kinh doanh, lập kế hoạch cạnh tranh, phân tích thị trường,... Ngành du lịch nói chung hay
mỗi doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực này đều cần một quá trình chuyển đổi số (Carmen
Lam và Rob Law, 2019) để theo kịp nhu cầu của thị trường, khai thác mạnh mẽ và tiến sâu
vào quá trình phát triển bền vững hơn.

13
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Với mong muốn đa dạng hóa hệ thống, càng ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện
chuyển đổi số. Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng mang nhiều thách thức;
trong một ví dụ về việc hỏi nhân viên của một doanh nghiệp về thái độ của họ trong việc
tiến hành chuyển đổi số (Lundin và cộng sự, 2015), có tới 30% trên tổng số nhân viên trả
lời đã đưa ra nhận định rằng đây là một việc cần sự hợp tác giữa các đồng nghiệp với nhau.
Từ đó, có thể nhận định, chuyển đổi số không chỉ mở ra cơ hội phát triển về mặt kỹ thuật
mà còn có thể liên kết đến việc quản lý nhân viên các bộ phận. Bởi, sự tiến bộ và phát triển
không ngừng của công nghệ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần liên tục cập nhật chuyên môn,
đào tạo về kỹ năng cho nhân viên trước những sự thay đổi trên (Becky Frankiewicz and
Tomas Chamorro-Premuzic, 2022). Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ thuật hiện đại và con
người sẽ giúp mỗi doanh nghiệp có thể triển khai chuyển đổi số thành công.
❖ TOURISM INDUSTRY (cụm màu đỏ)
Cụm màu đỏ thể hiện mối tương quan giữa ngành du lịch với chuyển đổi số và tương
quan với ngành khách sạn, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành: du lịch thông minh, sự phát
triển bền vững ngành du lịch, sự cải tiến, các luồng thông tin về địa điểm du lịch và về các
doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực này,...

Hình 3.3. Tourism Industry

14
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Có thể nói, thách thức lớn nhất đối với ngành du lịch là tìm ra những “ngách” để phát
triển, tìm được cách hòa nhập và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu khách
hàng. Việc đối mặt với một lượng thông tin lớn và nhiều thông tin du lịch cần mỗi doanh
nghiệp luôn có những trạng thái sẵn sàng trước những thông tin mới để có thể kịp thời tiếp
nhận những tình hình chung của thị trường du lịch. Một trong những lợi ích của việc chuyển
đổi số thành công là kịp thời phân tích những mong muốn của du khách, từ đó, các dữ liệu
sẽ được sử dụng cho mục đích tổng hợp thông tin du lịch, thành công nâng cao khả năng
tiếp cận với khách hàng. Hơn nữa, việc đặt khách hàng lên hàng đầu trong các hoạt động
giúp đảm bảo trải nghiệm người dùng tích cực. Vì lẽ đó, mọi doanh nghiệp cần thích với
công nghệ mới và xu hướng mới của việc chuyển đổi số bởi sự linh hoạt, tốc độ và tính
hiệu quả.
Đối với “tourism destination” được phụ thuộc hoàn toàn việc quảng bá trên các phương
tiện công nghệ số. Du khách sẽ không chỉ xem những thông tin được đăng trên các trang
chính thống của tour thuộc các doanh nghiệp du lịch mà còn sẽ xem những đánh giá của
những người đã từng đi đến đó (Adrian Bulican, 2022). Nói cách khác, việc quảng bá các
địa điểm du lịch thành công phụ thuộc rất lớn vào chính người sử dụng - khách du lịch,
những người trở thành người tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh. Điều này giải
thích sự phổ biến của các phương thức tương tác với khách hàng thông qua ứng dụng. Theo
đó, xác định được ba loại công nghệ kỹ thuật số theo mục đích (Marc-Éric và Bobillier
Chaumon, 2019) như sau:
• Các công nghệ chung, giúp nâng cao năng lực của các cá nhân trong công việc
bằng cách tối ưu hóa hành động của họ về tốc độ, độ chính xác, khả năng phản hồi hoặc độ
tin cậy;
• Các công nghệ thay thế, thay thế toàn bộ hoặc một phần hoạt động của con người
vì chúng được coi là đáng tin cậy hơn, chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn so với cá nhân khả
năng của con người và thường ít tốn kém hơn;
• Công nghệ giảm nhẹ, trong chừng mực chúng cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt hoặc
thiếu hụt của cá nhân phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.

15
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Ngoài ra, “innovation” và “information” thuộc cụm màu đỏ cũng là những yếu tố quan
trọng thể hiện rõ tác động của chuyển đổi số với ngành du lịch. Đẩy mạnh kỹ thuật số vào
du lịch để phổ biến càng nhiều thông tin du lịch nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch của du
khách chính là sự cải tiến của lĩnh vực du lịch. Điện thoại di động và internet đang thúc
đẩy du lịch kỹ thuật số của ngành du lịch ở nhiều nước phát triển trong những năm gần đây
(Carmen Lam và Rob Law, 2019).
Khái niệm “smart tourism” đã xuất hiện với nhiều sáng kiến đi kèm với thành phố
thông minh “smart city”. Ở châu Âu, nhiều sáng kiến du lịch thông minh được ra đời từ
các dự án thành phố thông minh và càng ngày càng phổ biến (Gretzel và cộng sự, 2015).
Hơn nữa, một số nước ở châu Á (ví dụ như Trung Quốc và Hàn Quốc) đang đặt khái niệm
“smart tourism/smart destination” là một phần không thể thiếu trong chính sách phát triển
kinh tế quốc gia của họ và do đó, các quốc gia này đang đầu tư mạnh vào việc thực hiện
một số điểm đến thông minh các dự án liên quan đến du lịch (Koo và cộng sự, 2016). Ở
Việt Nam, vào tháng 8/2023, Tập đoàn VNPT đã giới thiệu về ứng dụng liên quan đến
“smart tourism” với hệ sinh thái cung cấp những dịch vụ sau:
• Bản đồ số du lịch;
• Cổng thông tin du lịch;
• Ứng dụng Mobile;
• Phân tích phản hồi về du lịch từ mạng xã hội
• Phân tích hành vi khách du lịch
Đây được cho là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước bởi sự
thống nhất thông tin, đa dạng và phong phú về nội dung đăng tải.
❖ HOTEL/HOSPITALITY INDUSTRY (cụm màu xanh dương)
Cụm màu xanh dương là mối tương quan giữa lĩnh vực kinh doanh khách sạn với
chuyển đổi số và có mối tương quan với ngành du lịch, bao gồm các yếu tố: ứng dụng đặt
khách sạn, kinh nghiệm, trải nghiệm của du khách, những lợi nhuận thu được từ việc kinh
doanh hay việc áp dụng những công nghệ mới,...

16
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Hình 3.4. Hotel/Hospitality Industry


Các yếu tố “new technology”, “experience” là những yếu tố mang đến lợi nhuận cho
các hệ thống khách sạn, điều này được minh chứng cụ thể qua một nghiên cứu của İsmail
BİLGİÇLİ năm 2021 với đề tài có các thông tin được khai thác từ một khách sạn ở Sakarya.
Việc áp dụng chuyển đổi số vào các hệ thống kỹ thuật của khách sạn, khách hàng có thể
sử dụng dịch vụ như nhận dạng khuôn mặt ở lối vào phòng, cảm biến theo dõi khách hàng,
tivi nói chuyện và phản hồi bằng giọng nói, vận hành bằng cảm ứng và tương tác bề mặt,
hệ thống toilet thông minh, gương thông minh, chống bụi bẩn, khăn Nano, điều chỉnh
không dây tự động điều khiển hệ thống nhiệt độ, gối và giường được cá nhân hóa, trải
nghiệm cá nhân hóa trong phòng, thể thao cuộc thi và buổi hòa nhạc ba chiều,... Từ đó
nhận thấy, việc chuyển đổi số trong hệ thống khách sạn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ
và nâng cao tâm lý trải nghiệm cho khách hàng. Sự phát triển vượt bậc này của công nghệ
giúp thu về lợi nhuận to lớn cho mỗi doanh nghiệp.
Phân tích về yếu tố tâm lý khách hàng, đa số những du khách, khách hàng có nhu cầu
muốn lưu trú tại các khách sạn thường là những du khách có kỳ vọng cao về sự sang trọng
hoặc đó là những người thường xuyên đi du lịch với nhiều kinh nghiệm lựa chọn nơi lưu

17
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

trú. Việc tìm đến những khách sạn sang trọng, ngoài việc mong muốn tìm một nơi nghỉ
ngơi thì điều mà đa số các khách hàng quan tâm chính là trải nghiệm tại khách sạn đó. Có
thể sẽ là trải nghiệm về dịch vụ của nhân viên, hay là trải nghiệm về hệ thống kỹ thuật tiên
tiến, hiện đại, thông minh của khách sạn. Ở đây, điều mà mỗi khách sạn cần làm được là
tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ chứ không chỉ dừng lại là một sản phẩm (Chu, 2014). Vì
vậy, đầu tư cả về con người và về kỹ thuật sẽ giúp cho đơn vị kinh doanh lưu trú của doanh
nghiệp trở nên vượt trội hơn trong lòng khách hàng, để họ cảm thấy thỏa mãn với chi phí
đã bỏ ra.
❖ DIGITALIZATION (cụm màu tím)
Digitalization là số hóa về quy trình, tức là quá trình cải thiện hoặc kích hoạt quy trình
kinh doanh bằng các công nghệ kỹ thuật số và dữ liệu số hóa. Đây là một phần quan trọng
trong chuyển đổi số của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời trong khi thực hiện chuyển đổi số,
bất kì doanh nghiệp nào nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách
sạn nói riêng đều sẽ chịu ảnh hưởng của thị trường cùng những biến động của xã hội như:
các trào lưu, xu hướng, dịch bệnh,...

Hình 3.5. Digitalization

18
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Trong du lịch, muốn cạnh tranh doanh nghiệp phải có sự khác biệt, có uy tín nhằm tạo
ra giá trị cho người dùng và vượt quá sự mong đợi của họ. Có như thế, doanh nghiệp mới
có thể tự nâng cao lợi thế cạnh tranh của đơn vị. Ở giai đoạn này, dưới tác động của công
nghệ số về nền tảng của ngành du lịch, ngày càng nhiều các công ty du lịch đang trải qua
quá trình chuyển đổi kỹ thuật số để thích ứng với những thay đổi của thị trường. “Số hóa”
của các công ty du lịch truyền thống là kết quả tất yếu của sự phát triển của thời đại. Chuyển
đổi kỹ thuật số và nâng cấp nền kinh tế kỹ thuật số trên cơ sở phát triển mạng và phát triển
thông tin là kết quả tất yếu của việc phù hợp với sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, “Số
hóa”, chuyển đổi kỹ thuật số trong du lịch cũng không thể tách rời khỏi ảnh hưởng của môi
trường chính sách vĩ mô quốc gia và môi trường ngành.
Ngoài ra, một phần khác của chuyển đổi số “digital transformation” chính là số hóa -
“digitization”. Số hóa thay đổi cách kinh doanh, trở thành cơ hội để đạt được lợi thế cạnh
tranh trong môi trường mới, tiếp cận nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu, cho phép một tổ chức
trở nên hiện đại, có cấu trúc và cụ thể giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tăng
doanh thu, thúc đẩy văn hóa đổi mới trong toàn công ty, cải thiện các quy trình nội bộ để
đạt hiệu quả cao hơn trong chuỗi giá trị và tăng cường phân tích dữ liệu trong mọi mặt của
công ty (Alex Abelardo Pacheco Pumaleque và các cộng sự, 2021). Tuy nhiên, đây là một
quá trình lâu dài và phức tạp, nó liên quan đến chi phí thực hiện, để đáp ứng mong đợi của
khách hàng, một số công ty sử dụng công nghệ để đổi mới và cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ mới và cung cấp thông tin về mô hình kinh doanh cho khách hàng, các công ty khác sử
dụng công nghệ để đổi mới nhưng có mức độ thiếu hiểu biết sâu sắc và không phù hợp như
điện toán đám mây, dữ liệu lớn hoặc kinh doanh thông minh trong ngành du lịch, tất cả
những điều này đã làm tăng thêm chi phí triển khai công nghệ cao, thiếu tổ chức và cơ cấu
trong công ty gây ra nhiều bất tiện và khó khăn trong quá trình kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp, công ty kinh doanh, có những dịch bệnh không làm ảnh
hưởng đến tình hình kinh doanh của họ nhưng đối với ngành du lịch và khách sạn thì đây
luôn là ngành bị ảnh hưởng. Dịch cúm, dịch tả, thời tiết thất thường,... đều sẽ ảnh hưởng
đến nhu cầu đi du lịch và đổi mới lưu trú. Trong gần 4 năm qua, các ngành nghề kinh doanh
mà đặc biệt là ngành du lịch và khách sạn toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch

19
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

COVID-19 bởi các quy định hạn chế đi lại, khóa cửa địa phương. Theo Du Foundation
(UN WTO), năm 2020, lượng khách quốc tế giảm khoảng 1 tỷ lượng khách đến, tương
đương 74% so với năm 2019, khiến tổng doanh thu du lịch giảm gần 1 tỷ người. Ở Việt
Nam, theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Hùng tuyên bố
khách quốc tế chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 79,5%; khách du lịch nội địa ước đạt 56 triệu
lượt, giảm 34,1%; thiệt hại ước tính khoảng 530.000 tỷ đồng (tương đương 23 tỷ USD) .
Ngoài những biến động của dịch bệnh, ngành du lịch và khách sạn cần phải chạy kịp
theo xu hướng, trào lưu. Việc chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp cập nhật nhanh hơn về
tình hình xã hội, đâu là nơi check-in theo xu hướng hiện tại, cách trang trí thay đổi như thế
nào vào mỗi mùa. Đồng thời đây cũng là một phương tiện để quảng bá đặc trưng của doanh
nghiệp trên các diễn đàn. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh vận hành và tiếp thị để có thể hoàn
toàn ứng phó với những sự đổi mới trong xu hướng.
❖ STRATEGY (cụm màu vàng)

Hình 3.6. Strategy


Chuyển đổi số được coi là một thành phần của chiến lược bền vững ở châu Âu vào
khoảng thời gian hậu đại dịch COVID-19 (Nidia Hernandez S anchez and Jeroen Oskam,

20
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

2022) và đồng thời là một sự đổi mới cần thiết dành cho ngành du lịch châu Âu nói riêng
và du lịch toàn cầu nói chung. Ngoài ra, chiến lược đưa blockchain để quản lý (Muddassar
Sarfraz và các cộng sự, 2023) cũng được nhiều doanh nghiệp xem xét nhằm mục đích gia
tăng khoảng cách về lợi thế cạnh tranh với đối thủ cũng như đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng.
Yếu tố “competitive advantage” là một trong những yếu tố được nhấn mạnh đề cập
trong nhiều tài liệu, cụ thể đã được Ủy ban Châu Âu đã công nhận rằng các biện pháp phát
triển du lịch là cần thiết, trong đó cần tập trung vào 4 vấn đề (Piotr Benedykt Zientarski và
các cộng sự, 2019):
1. Kích thích khả năng cạnh tranh của ngành du lịch ở Châu Âu.
2. Hỗ trợ phát triển du lịch chất lượng cao bền vững và có trách nhiệm.
3. Củng cố hình ảnh và tầm nhìn của Châu Âu như một tập hợp các xu hướng du lịch
chất lượng cao và dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững phát triển.
4. Tận dụng tối đa tiềm năng của các chính sách và tài chính khác nhau của EU các
công cụ phát triển du lịch (Ủy ban Châu Âu, 2010).
EU thừa nhận mức độ cần thiết phải hỗ trợ tài chính cho sự phát triển du lịch một cách
bền vững, do đó EU đã tận dụng khả năng các nguồn tài chính, cụ thể là các quỹ Chính
sách gắn kết (Quỹ phát triển khu vực châu Âu và Quỹ xã hội châu Âu), Quỹ Nông nghiệp
Phát triển Nông thôn Châu Âu, Quỹ Thủy sản Châu Âu, Chương trình Khung EC lần thứ
7 cho các hoạt động Nghiên cứu, Phát triển Công nghệ và Trình diễn. Có thể thấy rõ, với
sự tập trung đầu tư vào chuyển đổi số vào ngành Du lịch trong khu vực, các địa điểm du
lịch và khách sạn ở châu Âu ngày một nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình.
Qua những phân tích trên về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số thành
công của các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn ta nhận thấy quá trình
này mang đến những lợi ích và rủi ro nhất định. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, đủ am hiểu về công nghệ cũng như có đủ tài chính và
nhân lực để liên tục cập nhật tình hình đổi mới nhanh chóng của quá trình này. Một khi có
những sự chuẩn bị tốt, việc áp dụng này sẽ diễn ra suôn sẻ, giảm thấp nhất những rủi ro có
thể xảy ra và thuận lợi mang về những lợi ích đáng giá cho doanh nghiệp.

21
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

3.3. Chính sách an toàn dữ liệu


Chính sách quản lý an toàn dữ liệu là một tập hợp các nguyên tắc, quy định và hướng
dẫn để bảo vệ dữ liệu khỏi sự mất mát, truy cập trái phép, thay đổi hoặc tiết lộ không hợp
pháp. Chính sách quản lý an toàn dữ liệu cũng nhằm đảm bảo dữ liệu được sử dụng một
cách hiệu quả, chính xác và nhất quán.
Mục tiêu của chính sách quản lý an toàn dữ liệu:
• Bảo vệ tính bảo mật, toàn vẹn và khả dụng của dữ liệu.
• Tuân thủ các yêu cầu pháp lý, các văn bản quy định và các văn bản ký kết hợp đồng
liên quan đến dữ liệu.
• Hỗ trợ việc sử dụng dữ liệu hiệu quả cho các mục đích kinh doanh và phát triển
chiến lược kinh doanh.
• Phát triển văn hóa an toàn dữ liệu trong tổ chức, nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của các bên liên quan.
Hiện nay có ba cơ chế an toàn cơ bản được sử dụng trong các hệ quản trị cơ sở
dữ liệu (Database Management System – DBMS):
• Xác thực (Authentication): là quy trình xác minh danh tính của người dùng hoặc
thiết bị trước khi cho phép truy cập vào dữ liệu.
• Ủy quyền (Authorization): là quy trình xác định và kiểm soát các quyền truy cập
của người dùng hoặc thiết bị đối với các đối tượng dữ liệu, như bảng, cột, hàng, tệp, thư
mục,... .
• Kiểm toán (Auditing): là quy trình ghi lại và theo dõi các hoạt động truy cập dữ liệu
của người dùng hoặc thiết bị, nhằm mục đích kiểm tra, báo cáo, phòng ngừa hoặc khắc
phục các vấn đề an toàn.
• Ngoài ra, còn có một số chính sách an toàn khác được áp dụng trong các hệ thống
nhiều mức như kiểm soát truy nhập bắt buộc (Mandatory Access Control – MAC) và kiểm
soát truy nhập tuỳ ý (Discretionary Access Control – DAC).
Chính sách quản lý an toàn dữ liệu bao gồm:
• Liên tục cải thiện để duy trì các quy trình, công nghệ và tiêu chuẩn quản lý dữ liệu.

22
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

• Định rõ trách nhiệm và vai trò của các bên liên quan đến dữ liệu bao gồm chủ sở
hữu, người quản lý, người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ.
• Xác định, phân loại và định nhãn dữ liệu dựa trên mức độ nhạy cảm, giá trị và rủi
ro.
• Thiết lập các tiêu chuẩn và phương pháp để thu thập, lưu trữ, truyền tải, xử lý, sao
lưu, khôi phục và hủy bỏ dữ liệu.
• Áp dụng các biện pháp bảo mật phù hợp bao gồm mật mã hóa, xác thực, ủy quyền,
kiểm soát truy cập và giám sát.
• Tuân thủ các quy định pháp luật và quy định về bảo vệ dữ liệu bao gồm quyền riêng
tư, bản quyền và an ninh quốc gia
IV. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG
TRONG NGÀNH DU LỊCH - KHÁCH SẠN
Chuyển đổi số có thể mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này,
như tăng cường trải nghiệm khách hàng, tối ưu chi phí, cải thiện hiệu quả vận hành, phát
triển sản phẩm du lịch thông minh và nắm bắt cơ hội trong thời đại công nghệ 4.0. Tuy
nhiên, chuyển đổi số cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư
hợp lý và áp dụng các giải pháp phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
4.1. Cải tiến và ứng các công nghệ hiện đại
Với trình độ công nghệ AI hiện tại thì doanh nghiệp có thể sử dụng để hỗ trợ tư vấn,
trò chuyện với khách hàng:
Sử dụng các chatbot thông minh để trả lời các câu hỏi thường gặp, cung cấp thông tin
sản phẩm, đặt lịch hẹn,... . Các chatbot có thể học hỏi từ dữ liệu và từ quá trình tương tác
của khách hàng để cải thiện khả năng đối thoại và cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa.
Sử dụng các hệ thống khuyến nghị dựa trên AI để đề xuất các sản phẩm, dịch vụ, nội
dung phù hợp với sở thích, nhu cầu từ hành vi của khách hàng. Các hệ thống khuyến nghị
có thể giúp tăng doanh số, giảm tỷ lệ thoát, tăng sự hài lòng và gắn kết của khách hàng đối
với các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp.

23
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu dựa trên AI để thu thập, xử lý và phân tích dữ
liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Các công cụ phân tích dữ liệu có thể giúp tìm
ra xu hướng, thói quen và hành vi của khách hàng từ đó đưa ra các dự báo và gợi ý các
hành động kinh doanh phù hợp trong tương lai.
4.2. Trải nghiệm thử du lịch bằng công nghệ thực tế ảo VR
Du lịch thử bằng công nghệ thực tế ảo VR là một xu hướng mới trong ngành du lịch,
mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp:
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu và đối tượng khách hàng của dịch vụ du lịch thử
VR, phân tích về nhu cầu, sở thích, khả năng chi trả và các kênh có thể tiếp cận của khách
hàng mục tiêu. Ngoài ra cũng cần xác định các địa điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo và phù
hợp với dịch vụ VR.
Bước thứ hai là lựa chọn và sử dụng các công nghệ VR phù hợp. Có thể sử dụng các
thiết bị VR chuyên dụng như kính VR, găng tay VR, ghế VR,... hoặc các thiết bị thông
dụng như điện thoại thông minh, máy tính bảng. Doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng
hình ảnh, âm thanh và tương tác của dịch vụ VR, cũng như tính an toàn và tiện lợi cho
khách hàng.
Bước thứ ba là thiết kế và triển khai dịch vụ du lịch thử VR. Tạo ra các nội dung VR
hấp dẫn, thú vị và chân thực về các địa điểm du lịch, xây dựng các kịch bản, hướng dẫn và
tương tác cho khách hàng trải nghiệm VR. Ngoài ra còn thực hiện quảng bá và phân phối
dịch vụ VR thông qua các kênh trực tuyến và ngoại tuyến, cũng như thu thập và phản hồi
ý kiến của khách hàng để cải tiến dịch vụ.
4.3. Vận dụng IoT vào mô hình kinh doanh
Bước 1: Phân tích nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong ngành du lịch - khách
sạn, tìm hiểu về hành vi, thói quen, sở thích, kỳ vọng và mức độ hài lòng của khách hàng
khi sử dụng các dịch vụ du lịch - khách sạn, xác định các vấn đề, thách thức và cơ hội mà
ngành du lịch - khách sạn đang đối mặt, cũng như các xu hướng và đổi mới trong ngành.
Bước 2: Lựa chọn và sử dụng các thiết bị và công nghệ IoT phù hợp, có thể sử dụng
các thiết bị IoT như cảm biến, máy tính bảng, điện thoại thông minh, kính thông minh,
đồng hồ thông minh để kết nối và tương tác với các hệ thống và dịch vụ trong ngành du

24
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

lịch - khách sạn, đảm bảo rằng các thiết bị IoT có chất lượng, an toàn, bảo mật, tiết kiệm
năng lượng và dễ sử dụng cho khách hàng.
Bước 3: Thiết kế và triển khai các giải pháp IoT cho ngành du lịch - khách sạn, tạo ra
các giải pháp IoT hấp dẫn, thú vị và hiệu quả để nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của
khách hàng cũng như tăng cường hiệu quả và lợi nhuận cho các doanh nghiệp du lịch -
khách sạn, xây dựng các kịch bản, hướng dẫn và tương tác cho khách hàng sử dụng các
giải pháp IoT, quảng bá và phân phối các giải pháp IoT thông qua các kênh trực tuyến và
ngoại tuyến cũng như thu thập và phản hồi ý kiến của khách hàng để cải tiến các giải pháp
IoT.
Đây là một số ví dụ về các giải pháp IoT cho ngành du lịch - khách sạn:
Giải pháp IoT cho khách sạn: Các khách sạn có thể sử dụng các thiết bị IoT để cung
cấp các dịch vụ cá nhân hóa, thông tin thời gian thực, hoạt động hợp lý và dịch vụ khách
hàng.
Ví dụ:
• Các khách sạn có thể sử dụng các thiết bị IoT như kính VR, máy tính bảng, điện
thoại thông minh để cho phép khách hàng nhận phòng, điều khiển các thiết bị trong phòng,
đặt dịch vụ, tìm kiếm thông tin du lịch, giải trí.
• Sử dụng các cảm biến để theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất lượng không khí
trong các phòng để điều chỉnh và tối ưu hóa chúng theo nhu cầu của khách hàng và đáp
ứng mục tiêu bảo vệ môi trường.
• Sử dụng các thiết bị IoT để thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi, thói quen, sở
thích, kỳ vọng và mức độ hài lòng của khách hàng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và
tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Giải pháp IoT cho du lịch: Các doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng các thiết bị IoT
để cung cấp các dịch vụ thông tin, hướng dẫn, tương tác, giải trí, an toàn cho khách du lịch.
Ví dụ:
• Các doanh nghiệp du lịch có thể sử dụng các thiết bị IoT để cho phép khách du lịch
trải nghiệm du lịch, tìm kiếm thông tin du lịch và đặt vé, thanh toán, nhận thông báo cụ thể
về chuyến đi của mình.

25
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

• Sử dụng các thiết bị IoT như đồng hồ thông minh, vòng đeo tay để theo dõi sức
khỏe, vị trí, tình trạng của khách du lịch, để cung cấp sự hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho họ.
4.4. Quan tâm đến các ứng dụng di động
Di động là thiết bị quan trọng nhất của người du lịch trong đó với việc sử dụng các ứng
dụng di động là hành vi quen thuộc khi tìm kiếm hoặc tham gia vào quá trình tiêu thụ sản
phẩm du lịch.
Với sự nổi lên của các app di động mang lại cho khách hàng một mạng lưới thông tin
rộng lớn: Traveloka, TripAdvisor,... thì việc có sự hiện diện của sản phẩm du lịch trên các
nền tảng này là rất quan trọng, phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với sản
phẩm du lịch.
Có những chiến dịch với Overal Comercial Scheme (OCS) để mang đến những chương
trình khuyến mãi, ích lợi cho khách hàng vào các dịp lễ lớn - đi kèm mạng lưới truyền
thông sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được traffic sẵn có từ các nền tảng ứng dụng và tối
ưu được sự hiện diện của doanh nghiệp trên các nền tảng cung cấp sản phẩm du lịch
4.5. Sử dụng phần mềm chuyển đổi số toàn diện
Bước 1: Đánh giá nhu cầu và khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp, xác định mục
tiêu, chiến lược và ngân sách cho quá trình chuyển đổi số, sau đó phân tích thực trạng hiện
tại của doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng, nhân sự, quy trình, dữ liệu và khách hàng, xác định
các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi chuyển đổi số, cũng như các rủi ro và
giải pháp phòng ngừa.
Bước 2: Lựa chọn và triển khai phần mềm chuyển đổi số toàn diện. Trước tiên hãy tìm
kiếm và so sánh các phần mềm chuyển đổi số trên thị trường với nhau, để chọn ra phần
mềm phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp để đảm bảo rằng phần mềm
chuyển đổi số có các tính năng và chức năng cần thiết. Sau đó triển khai phần mềm chuyển
đổi số đầy đủ theo các bước hướng dẫn của nhà cung cấp bao gồm: cài đặt, cấu hình, đào
tạo, kiểm tra, vận hành và bảo trì.
Bước 3: Đánh giá và cải tiến quá trình chuyển đổi số sau một thời gian theo dõi và
đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đổi số bằng cách sử dụng các chỉ số đo lường như:
doanh thu, lợi nhuận, chi phí, khách hàng, nhân viên, dịch vụ,.. . Tìm ra các điểm cần cải

26
BÁO CÁO CUỐI KỲ MIS - NHÓM 07

thiện, xác định các vấn đề cần giải quyết và các cơ hội nên khai thác. Doanh nghiệp cần
liên tục cập nhật và nâng cấp phần mềm chuyển đổi số để đáp ứng được nhu cầu thay đổi
của khách hàng.
V. KẾT LUẬN
Trong thời đại “Công nghệ 4.0” hiện nay, chuyển đổi số là một phần không thể thiếu
đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nói chung và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
lữ hành nói riêng. Tuy nhiên, để có thể chuyển số thành công thì các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức vì đây là cả một quá trình
dài, đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng và nỗ lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao
khả năng cạnh tranh nếu áp dụng thành công được cái giải pháp chuyển đổi số phù hợp với
đặc điểm, hướng phát triển của doanh nghiệp. Những điều ấy sẽ được thể hiện thông qua
việc tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, hay chăm sóc cách hàng
hiệu quả…
Việc chuyển đổi số trong ngành du lịch - khách sạn không chỉ là vấn đề của công nghệ
mà còn đòi hỏi sự thay đổi về tư duy và văn hóa tổ chức. Sự hiểu biết sâu sắc về các yếu
tố ảnh hưởng được trình bày trong đề tài sẽ giúp doanh nghiệp định hình chiến lược phát
triển để thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng số hóa.
Chuyển đổi số - một bài toán nan giải của các nhà lãnh đạo, đội ngũ quản lý. Nó đòi
hỏi sự can đảm dám bước ra khỏi vòng an toàn để có những quyết định đột phá. Để có thể
tận dụng và tiếp cận triệt để những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, điều chúng ta cần
bây giờ chính là phải thay đổi tư duy.

27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam (21/12/2022), “Chuyển đổi số là xu hướng
tất yếu đối với ngành Du lịch”. Truy cập ngày 05/12/2023 tại:
https://dangcongsan.vn/kinh-te/chuyen-doi-so-la-xu-huong-tat-yeu-doi-voi-nganh-du-
lich-628056.html
2. Xã Trực Đạo (10/05/2023), “Chuyển đổi số - lợi ích, tầm quan trọng của chuyển
đổi số”. Truy cập ngày 05/12/2023 tại:
https://trucdao.namdinh.gov.vn/tin-hoat-dong/chuyen-doi-so-loi-ich-tam-quan-trong-
cua-chuyen-doi-so-291490
3. Cục tin học hoá - Bộ Thông tin và Truyền thông (22/04/2023), , “Chuyển đổi số là
gì? | Chuyển đổi số”, Bộ Thông tin và Truyền thông. Truy cập ngày 06/12/2023 tại:
https://dx.mic.gov.vn/docs/chuyen-doi-so-la-gi/
4. LuatVietnam (28/08/2022), “Chuyển đổi số là gì? Tại Việt Nam chuyển đổi số
diễn ra thế nào?”. Truy cập ngày 06/12/2023 tại:
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/chuyen-doi-so-la-gi-883-91168-article.html
5. Shoaib Imtiaz & Dong Jin Kim, Digital Transformation: Development of New
Business Models in the Tourism Industry
https://www.researchgate.net/profile/Shoaib-
Imtiaz/publication/332889070_Digital_Transformation_Development_of_New_Business
_Models_in_the_Tourism_Industry/links/5f605db5a6fdcc1164132c26/Digital-
Transformation-Development-of-New-Business-Models-in-the-Tourism-Industry.pdf
6. Dr.Geevarathna & Dr.Reena Shyam, Digital Transformation Trends and
Challenges in Hospitality and Tourism
7. FERGAL NGUYỄN (18/10/2023, “Hệ thống CRS là gì & Những tính năng nổi
bật của CRS” ), Citinews. Truy cập ngày 06/12/2023 tại:
https://citinews.net/he-thong-crs-la-gi.html
8. Tạp chí Tài chính (28/05/2023), “Thực trạng và giải pháp xây dựng du lịch bền
vững tại Việt Nam”. Truy cập ngày 09/12/2023 tại:
https://tapchitaichinh.vn/thuc-trang-va-giai-phap-xay-dung-du-lich-ben-vung-tai-viet-
nam.html
9. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (04/01/2023), “Các yếu tố vĩ mô tác động đến
chuyển đổi số tại Việt Nam”. Truy cập ngày 09/12/2023 tại:
https://digital.business.gov.vn/cac-yeu-to-vi-mo-tac-dong-den-chuyen-doi-so-tai-viet-
nam/
10. Smart Business (09/11/2023), “Thực tiễn tốt nhất để quản lý dữ liệu an toàn”. Truy
cập ngày 08/12/2023 tại:
https://smartbusiness.vn/chuyen-doi-so/customer-experience/thuc-tien-tot-nhat-de-
quan-ly-du-lieu-an-toan/
11. Hoa Nguyễn (11/09/2023), “Chuyển đổi số trong du lịch còn nhiều hạn chế”, Báo
Công an nhân dân. Truy cập ngày 10/12/2023 tại:
https://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/chuyen-doi-so-trong-du-lich-con-nhieu-han-
che-i706643/
12. Minh Thu (06/04/2023), “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch, Báo
Sơn La”. Truy cập ngày 10/12/2023 tại:
http://sba.vn/index.php?module=news&act=view&id=1048
13. Tạp chí Công Thương (03/06/2023), “Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số ngành
Logistics Việt Nam”. Truy cập ngày 10/12/2023 tại:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-chuyen-doi-so-nganh-
logistics-viet-nam-89160.htm
14. Lam, C., & Law, R. (2019). Readiness of upscale and luxury-branded hotels for
digital transformation. International Journal of Hospitality Management, 79, 60-69.
15. Frankiewicz, B., & Chamorro-Premuzic, T. (2020). Digital transformation is about
talent, not technology. Harvard Business Review, 6(3), 1-6.
16. Cavalheiro, M. B., Cavalheiro, G. M. D. C., Mayer, V. F., & Marques, O. R. B.
(2021). Applying patent analytics to understand technological trends of smart tourism
destinations. Technology Analysis & Strategic Management, 1-17.
17. Geevarathna, D., Shyam, R., (2018)Digital Transformation Trends and Challenges
in Hospitality and Tourism.
18. Balula, A., Moreira, G., Moreira, A., Kastenholz, E., Eusébio, C., & Breda, Z.
(2019). Digital transformation in tourism education. Tourism in Southern and Eastern
Europe..., 5, 61-72.
19. Pesonen, J. (2020). Management and leadership for digital transformation in
tourism. Handbook of e-Tourism, 1-34.
20. Buhalis, D., & Law, R. (2008). Progress in information technology and tourism
management 20 years on and 10 years after the Internet—The state of eTourism research.
Tourism management, 29(4), 609-623.
21. Del Chiappa, G., & Baggio, R. (2015). Knowledge transfer in smart tourism
destinations Analyzing the effects of a network structure. Journal of Destination Marketing
& Management, 4(3), 145-150.
22. Cuomo, M. T., Tortora, D., Foroudi, P., Giordano, A., Festa, G., & Metallo, G.
(2021). Digital transformation and tourist experience co-design Big social data for planning
cultural tourism. Technological Forecasting and Social.
23. Schönherr, S., Eller, R., Kallmuenzer, A., & Peters, M. (2023). Organisational
learning and sustainable tourism The enabling role of digital transformation. Journal of
Knowledge Management, 27(11), 82-100.
24. Ziyadin, S., Koryagina, E., Grigoryan, T., Tovma, N., & Ismail, G. Z. (2019).
Specificity of using information technologies in the digital transformation of event tourism.
International Journal of Civil Engineering and Technol.
25. Marx, S., Flynn, S., & Kylänen, M. (2021). Digital transformation in tourism
Modes for continuing professional development in a virtual community of practice. Project
Leadership and Society, 2, 100034.
26. Mathur, S., Ninan, J., Vuorinen, L., Ke, Y., & Sankaran, S. (2021). An exploratory
study of the use of social media to assess benefits realization in transport infrastructure
projects. Project Leadership and Society, 2, 10001.
27. Madzík, P., Falát, L., Copuš, L., & Valeri, M. (2023). Digital transformation in
tourism bibliometric literature review based on machine learning approach. European
Journal of Innovation Management, 26(7), 177-205.
28. Nanda, W. D., Widianingsih, I., & Miftah, A. Z. (2023). The linkage of digital
transformation and tourism development policies in Indonesia from 1879–2022 Trends and
implications for the future. Sustainability, 15(13), 10201.
29. Imtiaz, S., & Kim, D. J. (2019). Digital transformation Development of new
business models in the tourism industry. Culinary Science & Hospitality Research, 25(4),
91-101.
30. Gutierriz, I., Ferreira, J. J., & Fernandes, P. O. (2023). Digital transformation and
the new combinations in tourism A systematic literature review. Tourism and Hospitality
Research, 14673584231198414.
31. Hernández Sánchez, N., & Oskam, J. (2022). A “new tourism cycle” on the Canary
Islands scenarios for digital transformation and resilience of small and medium tourism
enterprises. Journal of Tourism Futures.
32. Sarfraz, M., Khawaja, K. F., Han, H., Ariza-Montes, A., & Arjona-Fuentes, J. M.
(2023). Sustainable supply chain, digital transformation, and blockchain technology
adoption in the tourism sector. Humanities and Social Science.
33. Pumaleque, A. A. P., Fernandez, I. R., Perez, D. D. I., & Bedriñana, M. A. A.
(2021). Digital transformation model for the development of tourism companies. 3c
Empresa investigación y pensamiento crítico, (1), 47-61.
34. Hasenzahl, L., Kalbaska, N., & Cantoni, L. (2019, June). Digital transformation in
the national tourism policies. In Proceedings of the 20th Annual International Conference
on Digital Government Research (pp. 417-424).
35. Kurniawati, E., Kohar, U. H. A., Meiji, N. H. P., Handayati, P., & Ilies, D. C.
(2022). Digital Transformation for Micro, Small, and Medium Enterprises to Develop
Sustainable Community-Based Marine Tourism. African Journal of.
36. Liyushiana, L., Rustanto, A. E., Ulfah, M., Akbar, R. A., & Imran, I. (2023).
Digital Transformation in Tourism Capturing the Perspective of a Travel Agency.
International Journal of Artificial Intelligence Research, 6(1.1).
37. Anh, P., & Huy, D. T. N. (2021). Internet benefits and digital transformation
applying in boosting tourism sector and forecasting tourism management revenue.
Management.
38. Gretzel, U. (2022). The Smart DMO A new step in the digital transformation of
destination management organizations. European Journal of Tourism Research, 30, 3002-
3002.
39. Kindzule-Millere, I., & Zeverte-Rivza, S. (2022, January). DIGITAL
TRANSFORMATION IN TOURISM OPPORTUNITIES AND CHALLENGES. In
Economic Science for Rural Development Conference Proceedings (No. 56).
40. Sari, R., Prabowo, H., Gaol, F. L., & Hastiadi, F. F. (2021). Tourism digital
economy model based on digital transformation concept for tourist village in
Indonesia.International Journal of Emerging Technology and Advanced Engineering.
41. Quattrini, R., Berrocal Menárguez, A. B., & Zamorano Martin, C. (2023). Heritage
and Railways Sustainable Tourism Opportunities Boosted by Digital Transformation.
Sustainability, 15(21), 15585.
42. Xia, W. (2022). Digital Transformation of Tourism Industry and Smart Tourism
Recommendation Algorithm Based on 5G Background. Mobile Information Systems,
2022.
43. António, N., & Rita, P. (2021). COVID-19 The catalyst for digital transformation
in the hospitality industry. Tourism & Management Studies, 17(2), 41-46.
44. Pérez, A. P. M., Martínez-Sánchez, M. E., & Nicolas-Sans, R. (2022). The Spanish
Tourism Sector Digital Transformation and Total Factor Productivity. Cuadernos de
Economía, 45(127), 140-155.
45. Zhou, X., Zhang, C., Pan, Z., & Wei, P. (2020, December).
46. Phuong, N. M. (2022). Opportunities and Challenges of Digital Transformation in
Vietnam's Tourism Industry. International Journal of Economics, Business and
Management Research, 6(12), 17-29.
47. Stavrianea, A., & Kamenidou, I. (2022). Complying with digital transformation in
online booking through experiential values of generation Z. European Journal of Tourism
Research, 30, 3003-3003.
48. Zienarski, P., & Małgorzata, S. P. (2019). Sustainable tourism development in the
era of digital transformation. OPUS International Journal of Society Researches, 10(17),
2157-2167.
49. Sánchez-González, G., & González-Fernández, A. M. (2021). The influence of
quality on eWOM A digital transformation in hotel management. Frontiers in Psychology,
11, 612324.
50. Djevojić, C., & Vitasović, Z. (2023, May). Digital Transformation of Business in
the Hotel Industry and Its Impact on Sustainable Development. In DIEM Dubrovnik
International Economic Meeting (Vol. 8, No. 1, pp. 46-56). Sveuči.
51. Nikopoulou, M., Kourouthanassis, P., Chasapi, G., Pateli, A., & Mylonas, N.
(2023). Determinants of Digital Transformation in the Hospitality Industry Technological,
Organizational, and Environmental Drivers. Sustainability.
52. Drexler, N., & Lapré, V. B. (2019). For better or for worse Shaping the hospitality
industry through robotics and artificial intelligence. Research in Hospitality Management,
9(2), 117-120.
53. Högberg, K. (2021). Strategic responses to digital disruption-an exploratory study
of digital transformation in hospitality. In AMCIS.
54. Zhu, J., Wang, Y., & Cheng, M. (2021). Digital Transformation in the Hospitality
Industry. Published by the Boston University School of Hospitality Administra.
55. Popescu, E. S., & Phi, G. (2019). The digital transformation of tourism SMEs in
the European Union Challenges, opportunities, and support. Projekter. Aau. Dk,
Recuperado httpsprojekter. aau. dkprojekterfiles306181233European.
56. Mishra, R., Sajnani, M., & Gautam, P. (2021). Understanding the Need for Faster
Digital Transformation in Tourism as a Result of Growing Technology Usage among the
Tourists. Turkish Online Journal of Qualitative Inquiry, 12(7).
57. TILEAGĂ, C. V. (2021). Tourism Digital Transformation–A Way to Overcome
the Covid-19 Pandemic. Expert Journal of Economics, 9(1).
58. Baranova, A., & Vorobey, E. (2020). Development of the sphere of recreation and
tourism-direction of digital transformation “Smart City”. In E3S Web of Conferences (Vol.
224, p. 03009). EDP Sciences.
59. Eşitti, B. B. (2023). The impact of coronavirus (Covid-19) pandemic Digital
transformation changes in tourism. Journal of Tourism Theory and Research, 9(1), 15-23.
60. Prihanto, J. J. N., & Kurniasari, F. (2019, October). Sustainable digital
transformation in the hospitality industry A study of the hotel industry in Indonesia. In
2019 International Conference on Organizational Innovation (I).
61. Mairinger, P. (2019). Digital transformation in hospitality a guidance on how to
implement and operate a hotel app to generate incremental revenue and to maximize
customer value (Doctoral dissertation).
62. Bulican, A. (2022). Тhe Digital Transformation in the Hospitality Industry
Realities, Trends, Perspectives. Journal of Danubian Studies and Research, 12(2).
63. DANIELS, S. T. H. (2022). Observing the Significance of Digital Transformations
in Post-Pandemic Hospitality.
64. Bharti, S., Saini, N., Kumari, L., & Thakur, P. (2022). Digital Transformation of
Hospitality Businesses and Workplaces-A Way Forward to Good Governance and
Sustainable Development. Journal of Positive School Psychology, 1910.
65. BİLGİÇLİ, İ. (2021). EVALUATION OF MANAGER VIEWS CONCERNING
THE EFFECT OF DIGITAL TRANSFORMATION IN HOSPITALITY
ESTABLISHMENTS SAKARYA EXAMPLE. Uluslararası Avrasya Sosyal Bilimler
Dergisi, 12(46), 900-921.
66. Yildirim, F., & Gulbahar, O. Digital Marketing Transformation Covering Group
Online Sales, E-commerce and Social Media for Hospitality Industry in Turkey.

You might also like