You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ


BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA TẬP ĐOÀN


PEPSICO TẠI VIỆT NAM

MÃ NHÓM LỚP: HK1.CQ.20


NHÓM: 6

STT Họ và tên MSSV


1 NGUYỄN NHẬT HÀO 2123401011377
2 VÕ LÂM NGỌC DUY 2123401011298
3 NGUYỄN THỊ MINH TUYẾT 2123401012243
4 NGUYỄN THỊ MINH THẢO 2125106050011
GVHD : TH.S NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH

Bình Dương, ngày 18 tháng 11 năm 2022


2
KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: QUẢN TRỊ HỌC


Mã học phần: LING222
Lớp/Nhóm môn học: HK1.CQ.20
Học kỳ: 1 Năm học: 2022-2023

Đề tài: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA TẬP ĐOÀN PEPSICO TẠI VIỆT NAM

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ


(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
TT Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm đánh giá
tối đa
Cán bộ Cán bộ Điểm
chấm 1 chấm 2 thống
nhất
1 A. Phần mở đầu 1,0
2 B. Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng 2,0
quan về ma trận SWOT
Chương 2: Tổng quan về tập đoàn 3,0
Pepsico
Chương 3: Phân tích SWOT của tập 2.0
đoàn Pepsico
3 C. Mục lục 0.5
4 D. Hình thức trình bày 0.5
5 E. Tài liệu tham khảo 1,0
Điểm tổng cộng 10

Bình Dương, ngày tháng năm 2022

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

3
Điểm thành viên trong nhóm chấm

STT Họ và tên MSSV Mức độ tham gia


1 Nguyễn Nhật Hào 2123401011377 100%
2 Võ Lâm Ngọc Duy 2123401011298 100%
3 Nguyễn Thị Minh Tuyết 2123401012243 100%
4 Nguyễn Thị Minh Thảo 2125106050011 100%

4
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU LUẬN

Thời gian Mô tả công việc Thành viên tham gia


01/11/2022 Tìm kiếm đề tài Hào, Duy, Tuyết
04/11/2022 Sửa mục lục Hào, Duy, Tuyết, Thảo
07/11/2022 Tiến hành viết luận Hào, Duy, Tuyết, Thảo
Mở đầu (Thảo)
Chương 1 (Tuyết)
Chương 2 (Duy)
Chương 3 (Hào)
16/11/2022 Tổng duyệt lại tiểu luận Hào, Duy, Tuyết, Thảo
18/11/2022 In và nộp tiểu luận Hào, Duy

5
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 9
1. Lời nói đầu ................................................................................................................... 9
2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 9
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 10
3.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 10
3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 10
4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 10
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 10
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ............................................................ 10
6.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
6.2. Nguồn dữ liệu ...................................................................................................... 10
7. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................. 10
8. Kết cấu tiểu luận ....................................................................................................... 11
B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ MA TRẬN SWOT ....... 12
1.1. Khái quát về SWOT ........................................................................................... 12
1.1.1. Điểm mạnh (Strengths) ................................................................................ 13
1.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) ................................................................................ 14
1.1.3. Cơ hội (Opportunities) ................................................................................. 15
1.1.4. Thách thức (Threats) ................................................................................... 16
1.2. Vai trò của SWOT ............................................................................................. 16
1.3. Ý nghĩa của mô hình SWOT ............................................................................. 18
1.4. Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT ........................................................... 19
1.4.1. Ưu điểm......................................................................................................... 19
1.4.2. Nhược điểm .................................................................................................. 20
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PEPSICO ............................................ 21
2.1 . Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Pepsico ..................................................... 21
2.1.1. Sơ lược về tập đoàn ...................................................................................... 21
2.1.2. Thông tin tập đoàn ....................................................................................... 22
2.2 . Lịch sử phát triển ............................................................................................. 22
2.3 . Tầm nhìn ........................................................................................................... 23

6
2.4 . Sứ mệnh ............................................................................................................ 25
2.5 . Lĩnh vực kinh doanh ........................................................................................ 26
2.6 . Thành tựu ......................................................................................................... 28
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH SWOT CỦA PEPSICO .................................................... 33
3.1 . Điểm mạnh ........................................................................................................ 33
3.2 . Điểm yếu............................................................................................................ 36
3.3 . Cơ hội ................................................................................................................ 38
3.4 .Thách thức ......................................................................................................... 41
C. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 45

7
LỜI CẢM ƠN

Trước hết chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tất cả thầy cô trường Đại
học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt, tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ chúng em trong suốt
quá trình học tập cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian vừa
qua.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Hoàng Oanh – giảng viên bộ môn “Quản trị
học” đã tận tình hướng dẫn truyền đạt khối lượng kiến thức vô cùng quan trọng cho sinh
viên chúng em về môn Quản trị học. Đồng thời luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
và động viên chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận cuối kì
này.

Trong quá trình làm bài tiểu luận, với vốn kiến thức của chúng em còn hạn hẹp, chắn chắn
không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự quan tâm những đóng góp
ý kiến quý báu của các thầy cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Nhóm 6

Nguyễn Nhật Hào

Võ Lâm Ngọc Duy

Nguyễn Thị Minh Tuyết

Nguyễn Thị Minh Thảo

8
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời nói đầu


Nền kinh tế thế giới đạng phải chịu ảnh hưởng khi cuộc chiến tranh giữa Nga-
Ukraine đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện của thế giới khi mà giá dầu thô tăng vọt
kéo theo giá các mặt hàng hàng loạt tăng theo. Hơn thế lạm phát tăng cao ở nhiều
quốc gia như: Mỹ, Đức, Nhật bản,... trong đó có cả Việt Nam khiến cho giá hàng
hóa ở các nước này tăng cao, người dùng giảm bớt chi tiêu ảnh hưởng đến xuất khẩu
của Việt Nam.
Trong bối cảnh thế giới đầy biến động và thách thức như vậy thì doanh nghiệp
Việt Nam phải đối mặt với những thách thức từ nội tại. Việt Nam đã kiểm soát được
dịch bệnh những vẫn phòng ngừa. Lạm phát nhập khẩu từ dầu khí, nguồn cung các
nguyên liệu vật liệu nhập khẩu bị gián đoán, lãi xuất ngân hàng tăng, thị trường
chứng khoán sụt giảm, lao động mất việc tăng lên,...Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần
có những chính sách phân tích, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
cũng như thách thức. Từ đó mới đề ra những định hướng, giải pháp cho sự phát triển
bền vững của công ty.Vì những lí do trên nhóm đã chọn đề tài “Phân tích mô hình
SWOT của tập đoàn Pepsico tại Việt Nam”.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Việc phân tích mô hình SWOT có vai trò rất quan trọng đặc biệt là trong thị trường
kinh doanh hiện nay của Pepsi ở Việt Nam. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của Pepsi. Đồng thời cũng là một cái nhìn tổng quan để Pepsi tự đánh giá giúp
định hình chiến lược phát triển và kế hoạch khắc phục nhược điểm nhằm mang lại
lợi ích trong kinh doanh và có khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
− Có sự nhìn nhận bao quát của Pepsico tại thị trường Việt Nam
− Cung cấp cho Pepsico nguồn dữ liệu trong việc thực hiện và ra quyết định
− Chỉ ra những ưu - nhược điểm nhằm phát triển khả năng kinh doanh của Samsung
tại thị trường Việt Nam.

9
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát

Thông qua việc tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đưa ra ưu
điểm và nhược điểm của công ty Pepsico tại Việt Nam.

3.2. Mục tiêu cụ thể


− Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về mô hình SWOT
− Tìm hiểu tổng quan về công ty Pepsico
− Phân tích SWOT từ đó đưa ra những ưu và nhược điểm của công ty.
4. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình SWOT của công ty Pepsico tại Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
− Không gian: Tập đoàn Pepsico tại Việt Nam
− Thời gian: giai đoạn từ 2019 đến nay
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
− Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
− Phương pháp phân thích và đánh giá
6.2. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu khoa học, sách báo cùng
chủ đề tại Việt Nam.
7. Ý nghĩa đề tài
Bài tiểu luận phân tích về SWOT của công ty Pepsico Việt Nam nhằm thấy được
tổng quan về công ty cũng như xác định được những cơ hội hay các mối đe dọa mà
doanh nghiệp sắp phải đối mặt. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ta nhìn nhận được được
một cách chi tiết nhất về các điểm mạnh nhất, những điểm yếu cần khắc phục. Biết
lấy cơ hội từ bên ngoài và phòng ngừa những thử thách đang phía trước.

10
8. Kết cấu tiểu luận
8.1. Chương 1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan về ma trận SWOT
8.2. Chương 2. Tổng quan về tập đoàn Pepsico
8.3. Chương 3. Phân tích SWOT của tập đoàn Pepsico

11
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ MA TRẬN SWOT


1.1. Khái quát về SWOT
• Nguồn gốc hình thành

Mô hình SWOT được phát triển bởi Albert Humphrey vào những năm 1960 -
1970. Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do Đại học Stanford của Mỹ thực
hiện. Ban đầu mô hình phân tích này có tên gọi SOFT: Satisfactory - Thỏa mãn,
Opportunity - Cơ hội, Fault - Lỗi hay điều xấu trong hiện tại, Threat - Nguy cơ hay
điều xấu trong tương lai.
Tuy nhiên, đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick và Orr
tại Zurich - Thuỵ Sĩ, Albert đã cùng các cộng sự của mình đổi F thành W (Weakness)
và SWOT ra đời từ đó. Đến đầu năm 2004 thì SWOT được hoàn thiện và ứng dụng
trong nhiều doanh nghiệp. Vì nó giúp các nhà quản lý đưa ra cũng như thống nhất
các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ thuộc vào tư vấn hay các nguồn lực tốn
kém khác.
• SWOT là gì?
SWOT là một mô hình phân tích tình hình kinh doanh nổi tiếng. Mô hình này
bao gồm 4 yếu tố đại diện bởi 4 chữ viết tắt là S - Strength (Điểm mạnh), W -
Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Thách thức).
SWOT được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhằm để phân tích
tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra nó còn được dùng
cho mỗi cá nhân để phân tích bản thân, dựa vào đó lập kế hoạch cho tương lai.

12
Hình 1. Mô hình SWOT (Nguồn: Internet)

Mô hình SWOT được cấu thành từ 4 yếu tố được viết tắt bởi 4 chữ cái:

▪ S – Strength (Điểm mạnh)


▪ W – Weaknesses (Điểm yếu)
▪ O – Opportunities (Cơ hội)
▪ T – Threats (Thách thức)
• Phân tích SWOT là gì?
Trong 4 thành phần của mô hình SWOT thì Strength và Weaknesses thuộc nhóm
yếu tố bên trong doanh nghiệp. Hai yếu tố còn lại là Opportunities và Threats thuộc
nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Vậy hoạt động phân tích SWOT là tìm hiểu, đánh giá các yếu tố bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp thông qua 2 cặp yếu tố trên. Nó là cơ sở để nhà quản lý xác định
mục tiêu và hướng đi cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp.
1.1.1. Điểm mạnh (Strengths)
S là viết tắt của Strengths hay còn gọi là điểm mạnh của doanh nghiệp hoặc sản
phẩm. Đây là khái niệm để chỉ điểm đặc điểm vượt trôi, độc đáo, khác biệt của sản
phẩm hoặc doanh nghiệp. Điểm mạnh bản chất là giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị cho
khách hàng mà đối thủ không thể tạo ra.

13
▪ Ví dụ: Điểm mạnh của một sản phẩm có thể là giá rẻ hơn các đối thủ trên thị
trường. Nhưng bản chất giá rẻ đó bắt nguồn từ chi phí đầu vào, chi phí tạo ra
sản phẩm, chi phí marketing,…
Điểm mạnh bao gồm cả yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Điểm mạnh được phân tích dựa trên việc đặt các câu hỏi về lợi thế
mà bạn đang sở hữu: Con người, thương hiệu, chất lượng, kỹ năng, mối quan hệ,
công nghệ, tính mới… Một vài yếu tố khác mà chúng ta thường nhắc đến về điểm
mạnh của sản phẩm, dự án hay doanh nghiệp như:

▪ Lợi thế về nguồn lực: Bao gồm các yếu tố của doanh nghiệp không liên
quan đến sản phẩm, dịch vụ: Nguồn lực, cơ sở vật chất, tài sản, tài chính,
marketing, con người, công nghệ, quy trình, văn hoá, quản trị, hệ thống kỹ
thuật…
▪ Lợi thế về sản phẩm dịch vụ: Bao gồm các yếu tố lợi thế mà sản phẩm,
dịch vụ trực tiếp mang lại: Giá cả, chất lượng sản phẩm, tính mới, thành phần,
công thức…
Yếu tố điểm mạnh chính là những điểm nổi trội của cá nhân hoặc tổ chức, doanh
nghiệp. Điểm mạnh này sẽ khiến họ trở nên nổi bật hơn hoặc có ưu thế trên thị
trường so với đối thủ. Các điểm mạnh này sẽ bao gồm các yếu tố như con người,
sản phẩm, tài chính, marketing, tài sản, kinh nghiệm…

1.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)

W là viết tắt của Weaknesses hay còn gọi là Điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ,
dự án hay doanh nghiệp. Điểm yếu được hiểu là các yếu tố bạn làm chưa tốt bằng
đối thủ; và các yếu tố bạn cảm thấy cần cải tiến nhưng chưa thực hiện được. Một
sản phẩm, hay doanh nghiệp chắc chắn tồn tại vô số các điểm yếu khác nhau.
Để có thể tìm ra được điểm yếu của sản phẩm, bạn nên dò lại 1 lượt tất cả các
yếu tố của sản phẩm. Sau đó xem xét lại yếu tố nào mình chưa làm tốt so với đối
thủ, yếu tố nào có thể cải thiện được nhưng chưa được cải thiện. Tất cả chúng đều

14
là điểm yếu (Weaknesses) của doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dự án. Đôi khi việc
phân biệt giữa điểm mạnh và điểm yếu không phải dễ dàng.

▪ Ví dụ: 1 sản phẩm giá cao có thể làm điểm mạnh cũng có thể làm điểm yếu;
nó còn tuỳ vào phân khúc khách hàng và loại đối thủ mà doanh nghiệp hướng
tới.

Weaknesses – Yếu tố điểm yếu chính là những điều bất lợi mà cá nhân/doanh
nghiệp đang có.

1.1.3. Cơ hội (Opportunities)

O là viết tắt của Opportunities hay còn gọi là cơ hội trong ma trận SWOT. Đây
là chữ cái biểu thị cho các yếu tố thuận lợi từ môi trường bên ngoài tác động vào
doanh nghiệp. Opportunities chỉ thực sự là cơ hội khi mà nó phù hợp với năng lực
của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chớp lấy cơ hội phát triển. Khi nhắc đến cơ
hội trong kinh doanh người ta thường nghĩ tới các yếu tố thuận lợi giúp đẩy nhanh
quá trình chiếm lĩnh thị trường, thị phần. Thông thường các yếu tố cơ hội thường
đến từ các hỗ trợ, hoặc những gì mà đối thủ chưa làm. Việc nhìn nhận các cơ hội
trong kinh doanh giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư phát triển một cách đúng mức.
Các yếu tố về cơ hội của doanh nghiệp bao gồm:

▪ Các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, và tổ chức khác

▪ Sản phẩm dịch vụ mới đang được chấp nhận và nở rộ.

▪ Công nghệ ứng dụng mới phát triển

▪ Các điều kiện thiên nhiên, khi hậu, thổ nhưỡng phù hợp.

▪ Con người, nhân công…

15
Opportunities –Yếu tố cơ hội chính là những yếu tố bên ngoài mang lại thuận lợi
cho doanh nghiệp. Hoặc nó mang lại lợi thế cạnh trên thị trường cho doanh nghiệp.

▪ Ví dụ như xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi sau đại dịch hoặc do
chính sách, luật thay đổi. Thậm chí là việc đối thủ của bạn đang vướng phải
một vụ “lùm xùm” về sản phẩm cũng là cơ hội đối với bạn.

1.1.4. Thách thức (Threats)

T là viết tắt của từ Threats (Thách thức) trong ma trận SWOT. Đây là từ biểu thị
các thách thức, khó khăn từ bên ngoài tác động vào doanh nghiệp, hoặc các mối đe
doạ tiềm tàng. Trong quá trình phát triển luôn xuất hiện các yếu tố khiến công ty dễ
bị ảnh hưởng, rung lắc, làm chậm hoặc phá huỷ hoạt động của doanh nghiệp.
Trong quá trình phát triển yếu tố thách thức tồn tại ở 2 dạng gồm: Thách thức
được dự báo trước và thách thức phát sinh. Vì vậy khi triển khai dự án mới các
doanh nghiệp cần tiên lượng được các yếu tố rủi ro, thách thức. Từ đó đưa ra các
phương án giải quyết phù hợp, né tránh hoặc vượt qua các thách thức. Đồng thời
doanh nghiệp cũng nên có các chiến lược về dự phòng rủi ro; nhằm chuẩn bị cho
các thách thức phát sinh trong quá trình triển khai, vận hành.

Threats – Yếu tố thách thức chính là những thứ gây khó khăn ,rủi ro, là những
trở ngại làm ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp
không hoàn thành được mục tiêu đề ra.

1.2. Vai trò của SWOT

Trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp việc phân tích SWOT thực sự
cần thiết. Với các doanh nghiệp nhỏ, người phân tích SWOT thường là nhà sáng lập,
và ban lãnh đạo. Tuy vậy việc sử dụng ma trận SWOT không chỉ dừng lại ở hoạt động
kinh doanh. Mô hình này được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều khía cạnh khác
nhau của doanh nghiệp cụ thể như sau:

16
• Xây dựng chiến lược.

Nói đến chiến lược chúng ta nghĩ đến các kế hoạch với tầm nhìn trung hạn dài hạn. Ta
không thể xây dựng được chiến lược cho doanh nghiệp nếu không hiểu rõ điểm mạnh,
điểm yếu, các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Chính vì vậy các kế hoạch kinh
doanh, phát triển sản phẩm, xây dựng doanh nghiệp đều cần trải qua bước phân tích
SWOT. Ma trận SWOT cho ta cái nhìn tổng quan, xác định các yếu tố bên trong và bên
ngoài của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích đó sẽ xây dựng được chiến lược kinh
doanh, chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp.

• Phát triển ý tưởng mới.

Các ý tưởng mới không bỗng nhiên xuất hiện, ý tưởng chỉ xuất hiện khi tồn tại các vấn
đề cần giải quyết. Việc phân tích ma trận SWOT cho ta cái nhìn tổng quan về điểm yếu
của doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy quá trình nghiên cứu sáng tạo không ngừng của tổ
chức. Việc nghiên cứu đối thủ thường xuyên giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các
công nghệ, mô hình mới.

• Hỗ trợ ra quyết định.

Hoạt động kinh doanh có vô vàn vấn đề, kéo theo đó là hàng loạt lựa chọn để giải quyết
vấn đề khác nhau. Việc phân tích SWOT giúp tạo lập hệ thống thứ tự ưu tiên trong giải
quyết vấn đề. Không phải cứ xuất hiện điểm yếu là khắc phục, cũng không phải cứ có
điểm mạnh là không tối ưu thêm. Dựa trên phân tích nguồn lực thực tế, và biến động
của môi trường ta sẽ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.

17
• Phòng ngừa rủi ro.

Môi trường kinh doanh luôn có những rủi ro thường trực cả bên trong lẫn bên ngoài.
Cách tốt nhất để đối phó với rủi ro là ngăn ngừa, hạn chế, hoặc có kế hoạch đối phó
sớm. Nhưng bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể nhận thấy rủi ro sẽ xảy ra trong
tương lai. Rõ ràng chỉ thông qua các phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, liên tục cả đối
thủ, môi trường, và cả bản thân doanh nghiệp bạn mới có thể nhận ra những rủi ro tiềm
tàng. Từ đó kết quả phân tích sẽ đưa ra được kế hoạch đối phó tương ứng.

• Xây dựng kế hoạch tiếp thị.

Không chỉ ứng dụng trong xây dựng phát triển doanh nghiệp và sản phẩm. Ma trận
SWOT còn được sử dụng như một công cụ để phân tích các kế hoạch tiếp thị. Người ta
tiến hành phân tích các chiến lược marketing của đối thủ, từ đó đưa ra giải pháp
marketing và tiếp thị phù hợp. Việc này là cực kì quan trọng, nó giúp chiến dịch
marketing trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều. Ngoài ra, ma trận SWOT còn
được nhiều người sử dụng để phân tích hỗ trợ cho quá trình xây dựng thương hiệu cá
nhân rất hiệu quả.

1.3. Ý nghĩa của mô hình SWOT


− Phân tích Ma trận SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược kinh doanh
của một doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc
hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình
thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh
nghiệp.
− Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho
mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể
thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

18
− Phân tích SWOT đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định
dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận, có thể được
sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Quá trình phân tích SWOT sẽ cung cấp
những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của doanh
nghiệp với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp hoạt động.
1.4. Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT
Đối với doanh nghiệp, mô hình phân tích SWOT giúp cho nhà quản lý nắm bắt được
tình hình hiện tại về nguồn lực, lợi thế trong kinh doanh cũng như những điểm mà
doanh nghiệp cần cải thiện. Bên cạnh đó, mô hình cũng giúp đánh giá được những
nguy cơ từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và những cơ hội có thể
nắm bắt trong hiện tại hoặc tương lai. Có được một cái nhìn tổng quan như vậy, nhà
quản lý sẽ có cơ sở vững chắc để lên kế hoạch hiệu quả, tránh được cái rủi ro trong
tương lai.
1.4.1. Ưu điểm
− Không mất chi phí: Chỉ cần phải tiêu tốn chất xám mà không cần bỏ ra bất kỳ
khoản tiền nào. Đây là ưu điểm lớn của mô hình SWOT bởi vì ta không cần
bỏ chi phí thuê các chuyên gia mà vẫn có thể tự mình tìm hiểu, thu thập thông
tin từ các nguồn khác nhau như người quen, Internet và báo cáo của công ty để
phân tích.
− Kết quả quan trọng: Kết quả đưa ra từ phân tích mô hình SWOT rất quan trọng
và có thể giúp ích cho tất cả các đối tượng muốn nắm bắt một cách tổng quát
về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân, tổ chức hoặc doanh
nghiệp. Kết quả đó là tiền đề cho các kế hoạch được triển khai thành công
trong tương lai.
− Đột phá ý tưởng mới: Đã có nhiều ý tưởng và giải pháp kinh doanh được phát
hiện thông qua việc phân tích mô hình SWOT. Khi nhìn một cách tổng quan
tất cả các yếu tố thì ta có thể nghĩ ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo một cách
dễ dàng hơn.

19
1.4.2. Nhược điểm
− Kết quả phân tích chưa chuyên sâu: Các yếu tố được đưa ra trong mô hình
SWOT thường khá đơn giản và không đưa ra được các ý phản biện. Vì vậy,
những phân tích thường chưa được sâu sắc, chưa thể hiện đầy đủ các khía cạnh
khiến cho việc đề xuất phương pháp đôi khi không hiệu quả.
− Phân tích chủ quan: Một nhược điểm khá lớn của mô hình SWOT là thường
nghiêng về ý kiến chủ quan của người lập mô hình mà thiếu xem xét đến các
yếu tố khách quan hay nhiều vấn đề thực tế khác. Đôi khi người lập mô hình
sẽ phân vân và không chắc chắn với những yếu tố mình đưa ra vì không biết
nó có thật sự đúng với hiện thực hay không.
− Không đưa ra hành động cụ thể: Vì mô hình SWOT chỉ đưa ra một bức tranh
tổng quát về tình hình của cá nhân, tổ chức mà chưa khai thác sâu. Thế nên,
các phương pháp và hành động đưa ra thường chung chung và không được cụ
thể.
− Cần thực hiện nghiên cứu bổ sung: Một điều chắc chắn là nếu muốn lập một
kế hoạch hoàn chỉnh thì ta không nên chỉ dựa vào mô hình SWOT mà còn phải
thực hiện các nghiên cứu khác.
o Ví dụ nghiên cứu hành vi, nhu cầu khách hàng thông qua các cuộc khảo
sát định tính, định lượng. Các nghiên cứu góp phần có sự hiểu biết
chuyên sâu hơn về đối tượng nghiên cứu.

20
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PEPSICO

2.1 . Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Pepsico


2.1.1. Sơ lược về tập đoàn
Pepsico là một tập đoàn thực phẩm, đồ uống và đồ ăn nhẹ đa quốc gia của
Mỹ có trụ sở tại Harrison, New York, trong ấp Purchase. PepsiCo quan tâm
đến việc sản xuất, tiếp thị và phân phối thực phẩm ăn nhẹ có hạt, đồ uống và
các sản phẩm khác. PepsiCo được thành lập vào năm 1965 với sự hợp nhất
của Công ty Pepsi-Cola và Frito-Lay

PepsiCo là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu thế giới với các sản
phẩm được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại hơn 200
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao
gồm một loạt các sản phẩm đồ uống và sản phẩm được yêu thích với tổng cộng
22 nhãn hiệu, tạo ra khoản 1 tỷ đô la mỗi doanh thu bán lẻ hàng năm.

(Nguồn: asiamedia.vn)
Tổng doanh thu của tập đoàn Pepsico đạt được tính đến tháng 9/2022 đạt mức
22 tỷ USD tăng xấp xỉ 9% so với cùng kì năm trước (2021)
(Nguồn: vn.investing.com )

21
Tại Việt Nam, công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam với
100% vốn nước ngoài, là một liên minh giữa Pepsico Inc và Suntory Holdings
Limited được thành lập vào 4/2013. Là công ty con chính thức dưới quyền của
tập đoàn Pepsico Inc sản xuất và phân phối sản phẩm của Pepsi tại thị trường
Việt Nam.
2.1.2. Thông tin tập đoàn
+ Loại hình: công ty đại chúng
+ Thành lập: 28/8/1898
+ Người sáng lập: Caleb Bradham, Donald Kendall, Herman Lay
+ Trụ sở chính: Purchase, New York, Hoa Kỳ
+ Khu vực hoạt động: Toàn thế giới
+ Thành viên chủ chốt: Ramon Laguarta (giám đốc điều hành từ ngày
3/10/2018)
+ Sản phẩm: Pepsi, Pepsi Zero Sugar, Diet Pepsi,…
+ Website: https://www.pepsi.com/
2.2 . Lịch sử phát triển
Cũng giống như đối thủ “truyền kiếp” của mình là Coca Cola, PepsiCo cũng có
một bề dày lịch sử đáng kinh ngạc. Sau đây là những mốc thời gian đánh dấu sự
phát triển của Tập đoàn Pepsico:
− Năm 1886, Bradham – một dược sĩ sinh năm 1867 tại Chinquabin, Duplin
County, North Carolina – đã sáng tạo ra phiên bản đầu tiên của nước giải
khát Pepsi. Nó được gọi với cái tên là: “Thức uống của Brad”.
− Đến năm 1893, Bradham đổi sang một cái tên mới “Pepsi-Cola” và chuẩn bị
đưa ra bán một cách rộng rãi hơn.
− Năm 1898 – Tập đoàn Pepsi thành lập, trụ sở chính tại thành phố Purchase,
bang New York, Mỹ.
− Năm 1902 – Thương hiệu PepsiCola được đăng ký.

22
Công ty đã từng hai lần phá sản vào thế chiến thứ nhất và vào năm 1931 trong
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Sau đó, Charles Guth, chủ tịch Loft
Industries – hệ thống các cửa hàng bán kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh
doanh chính của Pepsi và đưa nó vào bán ở trong các cửa hàng của ông ta.
− Năm 1934 – Doanh số của PepsiCola tăng vọt tại Mỹ.
− Năm 1941 – Thâm nhập châu Âu.
− Năm 1947 – Mở rộng sang Phillipines và Trung Đông.
− Năm 1964 – Diet Pepsi – nước giải khát dành cho người ăn kiêng đầu tiên
trên thị trường.
− Năm 1965 – Pepsi mua lại tập đoàn Frito-Lay và thành lập nên Pepsico
− Năm 1998 – PepsiCo hoàn tất việc mua lại Tropicana với trị giá $ 3.3 tỉ.
Trong cùng năm, Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên
kỉ mới – hình cầu với 3 màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm
thống nhất của thiết kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới.

2.3 . Tầm nhìn


Sở hữu cho mình một quy mô tập đoàn vô cùng lớn và là đối thủ cạnh tranh khốc
liệt với Coca Cola, Pepsico mang trong mình những giá trị cốt lõi, trách nhiệm to
lớn và cũng như hướng đi mang tính chiến lược. Với những yếu tố đó Pepsico đã
trở thành một trong những tập đoàn có tầm nhìn sâu rộng.
− Tầm nhìn cũng như định hướng của Pepsico là nắm bắt tinh thần cạnh tranh, sự tập
trung cao độ và các giá trị chung của Pepsico: “Để trở thành lãnh đạo toàn cầu
trong ngành thực phẩm và đồ uống tiện dụng bằng cách đạt “Pep+ (Pepsico
Positive)”. Pep+ là sự chuyển đổi từ đầu đến cuối mang tính chiến lược của tập
đoàn, đặt giá trị bền vững và nguồn nhân lực làm trọng tâm. Tập đoàn sẽ tạo ra
những giá trị và phát triển trong phạm vi cho phép. Quan trọng hơn thế nữa đó
chính là trở thành một đơn vị truyền cảm hứng, góp phần phát triển và thay đổi tích
cực cho con người và cũng như cho toàn thế giới.

23
− Pepsico đang xây dựng dựa trên lịch sử và những tiến bộ đã đạt được kể từ khi tập
đoàn được thành lập vào năm 1965 và tạo ra một nền tảng thậm chí còn vững chắc
hơn trong nhiều thập kỷ tới. Để đạt được mục tiêu cũng như tầm nhìn đã đề ra,
Pepsico phải liên tục thử thách bản thân để trở nên Nhanh hơn, Mạnh hơn và Tốt
hơn.
+ Nhanh hơn

Tập đoàn sẽ phát triển nhanh hơn bằng cách chiến thắng trên thị trường, lấy người
tiêu dùng làm trung tâm và mở rộng các khoản đầu tư.

Tập đoàn đang mở rộng danh mục đầu tư của mình với các loại thực phẩm và đồ
uống mới.

Pepsico đang củng cố các doanh nghiệp Bắc Mỹ của mình.

Pepsico đang tăng tốc mở rộng ra quốc tế và tập trung vào các thị trường “quyền để
giành chiến thắng”.

+ Mạnh mẽ hơn

Trở thành một Pepsico mạnh mẽ hơn, thống nhất hơn bằng cách thay đổi khả
năng và chi phí của mình cũng như bằng cách sử dụng các công nghệ mới có lợi cho
tập đoàn

Tập đoàn đang quản lý chi phí của mình để có thể tái đầu tư và giành chiến thắng
trên thị trường.

Pepsico đang phát triển và mở rộng khả năng cốt lõi của mình thông qua công
nghệ tiên tiến.

Pepsico đang đầu tư vào tài năng và tạo ra một văn hóa công sở hòa nhập.

+ Tốt hơn

Tập đoàn sẽ làm được nhiều hơn nữa cho hành tinh và cộng đồng này bằng cách
tích hợp ý thức về mục đích vào chiến lược kinh doanh.
24
Tập đoàn đang sử dụng phạm vi tiếp cận toàn cầu và chuyên môn của họ vào các
lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ họ như: Nông nghiệp, Nước, Bao bì, Sản phẩm,
Biến đổi khí hậu và Con người.

2.4 . Sứ mệnh
Với cương vị là một tập đoàn về thực phẩm, cụ thể là thức ăn nhẹ và đồ uống thì
sứ mệnh của Pepsico cũng xoay quanh vấn đề thỏa mãn nhu cầu và cảm xúc ăn uống
của khách hàng khi trãi nghiệm sản phẩm. Và sứ mệnh mà họ đã đề cập đến chính
là: “Tạo ra nhiều nụ cười hơn với từng ngụm và từng miếng ăn”
+ Dành cho người tiêu dùng
Bằng cách tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ thông qua các sản phẩm thơm
ngon và bổ dưỡng và trải nghiệm thương hiệu độc đáo.
+ Đối với khách hàng
Bằng cách trở thành đối tác tốt nhất có thể, thúc đẩy sự đổi mới thay đổi cuộc
chơi và mang lại mức tăng trưởng chưa từng có trong ngành
+ Đối với các cộng sự và cộng đồng
Bằng cách tạo ra các cơ hội có ý nghĩa để làm việc, đạt được các kỹ năng mới
và xây dựng sự nghiệp thành công, đồng thời duy trì một nơi làm việc đa dạng
và hòa nhập.
+ Vì hành tinh này
Bằng cách bảo tồn các nguồn tài nguyên quý giá của thiên nhiên và nuôi dưỡng
một hành tinh bền vững hơn cho thế hệ sau này.
+ Đối với các cổ đông
Bằng cách cung cấp TSR hàng đầu bền vững và áp dụng quản trị công ty tốt
nhất.

25
2.5 . Lĩnh vực kinh doanh
Là một tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và đồ uống đa quốc gia của Mỹ, có quy
mô rất lớn trên toàn thế giới. Thế nên các lĩnh vực kinh doanh của Pepsico bao gồm:
sản xuất, tiếp thị, phân phối thức ăn nhẹ, đồ uống và nhiều sản phẩm khác.
Trong lĩnh vực thức ăn nhẹ, tập đoàn có các thương hiệu như: snack Lay’s, snack
Doritos, snack Cheetos, Quaker,…
Trong lĩnh vực đồ uống, thức uống có gas có các thương hiệu nổi bật như: Pepsi
Cola, Moutain Dew, Mirinda, nước khoáng Aquafina, Gatorade, 7Up,…
Pepsico cũng chính là nhà phân phối hàng đầu trên thế giới. Họ hợp tác và phân
phối các sản phẩm của mình cho các chuỗi cửa hàng, trung tâm thương mại, trên
toàn thế giới. Có thể nhận thấy dễ dàng sản phẩm Pepsi Cola tại cửa hàng tiện lợi,
siêu thị, hay ngay cả những tiệm tạp hóa nhỏ lẻ tại khắp nơi trên thế giới.
Theo báo cáo từ trang thông tin chính thống của tập đoàn Pepsico thì: “Sản
phẩm của PepsiCo được người tiêu dùng thưởng thức hơn một tỷ lần mỗi ngày tại
hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. PepsiCo đã tạo ra 79 tỷ đô la doanh
thu ròng vào năm 2021 (Theo Pepsico.com), nhờ vào danh mục đồ uống bổ sung và
thực phẩm tiện lợi bao gồm Lay's, Doritos, Cheetos, Gatorade, Pepsi-Cola,
Mountain Dew, Quaker và SodaStream. Danh mục sản phẩm của PepsiCo bao gồm
nhiều loại thực phẩm và đồ uống thú vị, bao gồm nhiều thương hiệu mang tính biểu
tượng tạo ra hơn 1 tỷ đô la mỗi năm trong doanh thu bán lẻ ước tính hàng năm.”

26
• Trong đó thương hiệu chủ lực của Pepsico là thương hiệu nước giải khát có
gas Pepsi.

− Tổng quan về Pepsi:

Là một thức uống có gas, được sản xuất bơi một dược sĩ tên là Bradham. Nó được
đổi tên thành Pepsi-Cola vào năm 1898, "Pepsi" vì nó được quảng cáo là làm giảm
chứng khó tiêu (ngày nay thường được gọi là khó tiêu hoặc đau bụng) và "Cola" đề
cập đến hương vị cola. Một số người cũng cho rằng "Pepsi" có thể được dùng để
chỉ đồ uống hỗ trợ tiêu hóa như men tiêu hóa. Thành phần ban đầu của Pepsi chỉ
bao gồm: đường, hương vani và nước cacbonat. Nhưng qua một thời gian dài phát
triển cho đến thời điểm hiện tại nguyên liệu để tạo thành 1 chai Pepsi cũng đa dạng
hơn. Cụ thể bao gồm các thành phần như: Nướ bão hòa CO2, đường, chất tạo chua,
axit citric, hương cola tổng hợp, chất tạo màu,caramen,…

− Giá cả

Về phân giá cả thì Pepsi luôn giữ 1 mức giá ổn định và phù hợp so với các đối thủ
khác.

+ Chai nhựa dung tích 390ml có giá: 7.800 vnd

+ Lon dung tích 320ml có giá: 10.000 vnd

+ Chai nhựa dung tích 1,5l có giá 18.000 vnd

27
2.6 . Thành tựu
Là một tập đoàn thực phẩm và đồ uống lâu đời và có quy mô hàng đầu thế giới,
Pepsico đã trãi qua rất nhiều thất bại để có được những thành công to lớn như hiện
nay. Trong suốt cả quá trình phát triển đó, tập đoàn đã để lại dấu ấn sâu đậm và gặt
hái được cho mình rất nhiều thành tựu rất đáng nể phục.
Tính từ năm 2019 – 2022 thì Pepsico đã dành cho mình 3 giải thưởng công nhận
lớn như:
+ Forbes trao danh hiệu “Overall Business Performance”- Một trong số những nhà
tuyển dụng tốt nhất của Mỹ (2022)
+ Just Capital trao danh hiệu “Sustainability”- Được đặt tên trong số các công ty
JUST nhất tại Hoa Kỳ (2022)
+ Corporate Equality Index trao danh hiệu “Diversity, Equity and Inclusion”- Được
chấm 100% trên Chỉ số Bình đẳng Doanh nghiệp cho Chiến dịch Nhân quyền cho
những nỗ lực LGBTQ + (2022)
(Nguồn: Pepsico.com)

Ngoài ra thì còn có các danh hiệu nhỏ lẻ khác trong lĩnh vực như: “Hiệu quả kinh
doanh tổng thể”, “Đa dạng, công bằng & hòa nhập” và “Sự bền vững”

− Tiêu chí “Hiệu quả kinh doanh tổng thể”


+ AXIOS-HARRIS POLL 100 - Xếp hạng PepsiCo ở vị trí thứ 20 (2021)
+ BOSTON CONSULTING GROUP - Được xướng tên trong số các Công ty Sáng
tạo nhất (2021)
+ FAST COMPANY - Được đặt tên trong danh sách Nơi làm việc tốt nhất cho các
nhà đổi mới của Công ty Fast (2020, 2021)
+ FORBES - Được đặt tên trong số các Nhà tuyển dụng lớn tốt nhất của Hoa Kỳ
(2021, 2022)
+ Nổi bật trong danh sách Các công ty hàng đầu toàn cầu 2000 (2021)
+ Có tên trong số Các Nhà tuyển dụng Tốt nhất Thế giới (2020, 2021)
28
+ Paula của PepsiCo Santilli đứng thứ 66 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực
nhất thế giới của Forbes (2020)
+ FORTUNE 500 - Xếp thứ 45 trong danh sách Fortune 500 (2022)
+ FORTUNE – Pepsico có tên trong top 500 toàn cầu (2022)
+ Nổi bật trong Danh sách các công ty thường niên của tạp chí Fortune cho năm
2021
+ PepsiCo của Paula Santilli đứng thứ 41 trong danh sách Những phụ nữ quyền lực
nhất quốc tế do tạp chí Fortune bình chọn (2020)
+ GARTNER - Xếp thứ 5 trong Top 25 chuỗi cung ứng Gartner (2022)
+ INDIGGO - Xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng ROL100 đầu tiên (2021)
+ KANTAR RETAIL - Được đặt tên là nhà sản xuất số 1 trong cuộc khảo sát
PoweRanking năm 2021 của Kantar Retail cho năm thứ sáu liên tiếp
+ LINKEDIN TOP COMPANIES IN CONSUMER GOODS - PepsiCo đạt vị trí
số 1 trong ngành Hàng tiêu dùng (2022)
+ LINKEDIN TOP VOICES - PepsiCo’s Ramon Laguarta đứng thứ 14 trong số
“Những tiếng nói hàng đầu: Người có ảnh hưởng” của LinkedIn (2019)
+ RED DOT AWARDS - được công nhận Dự án Rise của Stacy cho Bao bì Sản
phẩm Tốt nhất (2019)
+ UNIVERSUM - Được xếp vào hàng Nhất Thế giới Nhà tuyển dụng hấp dẫn
(2020, 2021)
+ WALL STREET JOURNAL - Được đặt tên trong số các công ty được quản lý
tốt nhất trong bảng xếp hạng '250 công ty hàng đầu' hàng năm của Viện quản lý
Drucker (năm 2020)
− Tiêu chí “ Sự bền vững ”
+ 3BL MEDIA - Xếp hạng tổng thể # 2 trong danh sách "100 Công dân Doanh
nghiệp Tốt nhất" (2022)
+ BARRON'S - Xếp hạng # 92 trong số 100 Công ty Bền vững nhất của Barron
(2021)

29
+ BONSUCRO - Được trao Giải thưởng Bonsucro Inspire, tôn vinh những nhà sản
xuất mía đường bền vững (2020)
+ CDP - The CDP đã đặt tên PepsiCo vào Rừng của mình là "Danh sách" (2021)
+ CDP đã đặt tên PepsiCo vào "Danh sách" về Khí hậu (2020)
+ CERES FEEDING OURSELVES THIRSTY- có tên trong 5 công ty hàng đầu
của báo cáo (2019)
+ CLIMATE LEADERSHIP AWARDS - Được trao Giải thưởng Lãnh đạo Tổ chức
( 2019) và Giải thưởng Lãnh đạo Chuỗi Cung ứng (2019) cho hành động khí hậu
+ CORPORATE SECRETARY- Được trao giải Nhóm báo cáo ESG và Quản trị
công ty xuất sắc nhất trong năm (Large cap) tại Giải thưởng Quản trị Công ty
hàng năm (2020 & 2021)
+ DIELINE - PepsiCo’s Drinkfinity đã nhận được Vị trí thứ nhất do Giải thưởng
Bao bì Tốt nhất Thế giới của Dieline (2020)
+ DOW JONES SUSTAINABILITY INDEX - Được đặt tên trên DJSI Bắc Mỹ Chỉ
số với điểm số 100% trong báo cáo môi trường và đóng gói (2017)
+ ETHISPHERE - Được đặt tên trong số các Công ty có đạo đức nhất thế giới của
Ethisphere trong 16 năm liên tiếp (2022)
+ FAST COMPANY - Hệ thống sưởi nhà xưởng của Lay được vinh danh là Ý
tưởng thay đổi thế giới tốt nhất Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (2022)
+ FIELD TO MARKET - Được trao giải Hợp tác của Năm cho Dự án Đổi mới
Quản lý Bảo tồn Chính xác có trụ sở tại Hoa Kỳ cùng với Hiệp hội Người trồng
ngô Illinois, Bunge, The Nature Conservancy và Quỹ Bảo vệ Môi trường (2020)
+ JUST CAPITAL - Được đặt tên trong số các Công ty CÔNG NGHIỆP nhất Hoa
Kỳ (2022)
+ PR WEEK PURPOSE AWARDS - Được xướng tên vào chung kết và chiến thắng
cho chiến dịch “All In On Recycling” của PepsiCo (2019)
+ RABOBANK - Được trao Giải thưởng Lãnh đạo Nông nghiệp và Thực phẩm
xuất sắc của Rabobank (2020 )

30
+ SUSTAINABLE MARKETS INITIATIVE (SMI) - Được trao tặng Con dấu
Terra Carta bởi HRH Hoàng tử xứ Wales vì thể hiện cam kết và động lực hướng
tới việc tạo ra các thị trường thực sự bền vững (2021)

− Tiêu chí “ Đa dạng, công bằng và hòa nhập”


+ ANITAB.ORG TOP COMPANIES FOR WOMENTECHNOLOGISTS
PepsiCo được công nhận là "Người dẫn đầu", ghi điểm trong phân vị thứ 25 hàng
đầu (2020)
+ BLACK ENTERPRISEđược Black Enterprise công nhận là một trong 40 Công
ty Tốt nhất vì Sự Đa dạng (2018)
+ CORPORATE EQUALITY INDEX - Được chấm 100% trên Chỉ số Bình đẳng
Doanh nghiệp cho Chiến dịch Nhân quyền cho những nỗ lực của LGBTQ + của
chúng tôi (2020, 2021, 2022)
+ DIVERSITY BUSINESS - Xếp thứ 11 trong 50 Công ty Hàng đầu để Hòa nhập
của OMNIKAL (2019)
+ DIVERSITYINC - Có tên trong 50 Công ty Hàng đầu vì Sự đa dạng (2022)
+ DISABILITY EQUALITY INDEX (DEI) - Được xếp vào danh sách Những Nơi
Làm Việc Tốt Nhất Cho Người Khuyết Tật với điểm số 100% (2022)
+ Được xếp vào danh sách Những nơi làm việc tốt nhất cho sự hòa nhập của người
khuyết tật (2020) với số điểm 80%
+ HISPANIC ASSOCIATION ON CORPORATE RESPONSIBILITY (HACR) -
Được xếp hạng trên Chỉ số Hòa nhập Doanh nghiệp (CII) của HACR (2020,
2021) )
+ JUST CAPITAL - Được đặt tên trong số 100 công ty hàng đầu của Hoa Kỳ hỗ
trợ gia đình và cộng đồng lành mạnh (2022)
+ Được đặt tên theo Xếp hạng bình đẳng và khả năng di chuyển của lực lượng lao
động JUST Capital (2022)

31
+ LATINASTYLE - Được đặt tên trong số 50 công ty của LatinaStyle cho Latinas
(2018)
+ LATINO LEADERS MAGAZINE - Được xếp hạng trong số các công ty tốt
nhất cho Người Latinos đi làm (2021)
+ NEWSWEEK - Được xướng tên trong số các Công ty có trách nhiệm nhất của
Hoa Kỳ trong năm thứ hai liên tiếp (2020 & 2021)
+ PARITY.ORG – có tên trong danh sách Các công ty tốt nhất cho phụ nữ tiến bộ
của Parity.org (2020, 2021, 2022)
+ REFINITIV DIVERSITY & INCLUSION INDEX - PepsiCo được xếp hạng #
69 (2021)
+ SERAMOUNT - PepsiCo có tên trong số 100 Công ty Tốt nhất (2022)
+ PepsiCo có tên trong số Các công ty hàng đầu dành cho phụ nữ điều hành (2022)
+ PepsiCo lọt vào danh sách Các công ty tốt nhất cho phụ nữ đa văn hóa (2022)

(Nguồn: Pepsico Award.com)

32
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH SWOT CỦA PEPSICO

3.1 . Điểm mạnh


• Tiềm lực lớn từ tập đoàn mẹ PepsiCo:
+ PepsiCo Inc là một tập đoàn thực phẩm, đồ ăn nhẹ và nước giải khát đa quốc gia
của Mỹ có trụ sở chính tại Harrison, New York. Hoạt động kinh doanh của
PepsiCo bao gồm tất cả các sản phẩm trong thị trường thực phẩm và đồ uống. Tập
đoàn giám sát việc sản xuất, phân phối và Marketing các sản phẩm của mình.
Riêng tại thị trường Việt Nam thì Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico
Việt Nam là đại diện hợp pháp chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm của Pepsi
cho cả thị trường Việt Nam, tính từ thời điểm thành lập 4/2013 đến 9/2022 thì
Pepsico Việt Nam đạt mức phát triển đáng kể tại thị trường Việt Nam.
+ Tính đến tháng 1 năm 2021, công ty sở hữu 23 thương hiệu có doanh số hơn 1 tỷ
USD. PepsiCo có các hoạt động trên khắp thế giới và các sản phẩm của nó được
phân phối tại hơn 200 quốc gia, đạt doanh thu ròng hàng năm hơn 70 tỷ USD.
+ Theo báo VNexpress, tính đến tháng 9/2022 , Suntory Pepsico Việt Nam lọt top 5
công ty có việc làm tốt nhất Việt Nam trong top 100 công ty do Cộng đồng nghề
nghiệp Anphabe kết hợp Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố. Theo đó,
Suntory Pepsico Việt Nam đã tăng 20 hạng so với cùng kì năm 2021 (hạng 25).
Điều này cho thấy uy tín rất lớn từ tập đoàn mẹ là Pepsico Inc so với các công ty
con tại các quốc gia sở tại.

33
• Giá trị thương hiệu lớn
+ Nước uống Pepsi được phát minh trong năm 1898, một thập kỷ sau khi Coca
Cola xuất hiện trên thị trường. Sức mạnh của PepsiCo biểu thị rõ rệt nhất
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Khi các thương hiệu nước ngọt khác trên
thế giới đều gặp khó khăn do sự biến đổi toàn cầu, Pepsi vẫn trụ vững và phát
triển mạnh mẽ một cách khó tin.
+ Giữa năm 2022, doanh thu Pepsico đạt gần 22 tỷ USD, đứng thứ hai sau Coca
Cola trong lĩnh vực nước giải khát có gas. Trong thời gian tới, cụ thể là giai
đoạn 2023-2025, dự báo tăng trưởng của Pepsi vẫn sẽ tăng. Song cần chú ý
vấn đề lạm phát, để không bị thổi phồng doanh thu.
• Danh mục sản phẩm đa dạng
+ Liên tục cải tiến và nâng cấp sản phẩm cũng là chiến lược hữu hiệu mà Pepsi
luôn thực hiện trong thời gian qua. Không chỉ đầu tư bao bì, thiết kế nhãn
hiệu, Pepsi còn tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm.
+ Là một thương hiệu sản xuất nước ngọt, Pepsi đặc biệt chú trọng vào sức khỏe
của khách hàng. Hiện nay, thương hiệu đã cho ra mắt nhiều loại sản phẩm mới
đáp ứng nhu cầu về sức khỏe của người dùng, như: Pepsi không calo, Diet
Pepsi Max, Pepsi Zero Sugar,… Ngoài ra, danh mục sản phẩm của Pepsi cũng
đa dạng hơn với nhiều sự lựa chọn về hương vị, thành phần, kích cỡ sản
phẩm,…, nhưng vẫn đảm bảo độ thơm ngon và bổ dưỡng.
+ Tháng 2/2022, Pepsi đã giới thiệu một loại thức uống mới mang tên Nitro
Pepsi với hai hương vị: cola đặc trưng và vani. Khác với Pepsi thông thường,
Nitro Pepsi có bề mặt mềm và mịn nhờ được truyền nitơ trong sản phẩm. Đây
cũng là loại thức uống cola chứa nitơ đầu tiên trên thế giới. Các loại thức uống
thêm nitơ đang ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp bia và cà phê,
nhưng xu hướng này vẫn chưa được áp dụng đối với đồ uống chứa soda. Vì
vậy, Pepsi cho rằng sản phẩm Nitro Pepsi là cách để “tạo ra định nghĩa hoàn
toàn mới trong ngành công nghiệp nước giải khát”.

34
+ Bao bì và thiết kế của Pepsi liên tục được cập nhật để phù hợp với thị hiếu của
người dùng trẻ. Phần lớn các sản phẩm của Pepsi đều được người tiêu dùng
đánh giá cao về “ngoại hình” lẫn chất lượng.
− Hoạt động Marketing mạnh mẽ
+ Pepsi quảng bá bản thân thông qua tất cả các phương tiện truyền thông.
Pepsi cũng sử dụng Trade Marketing và khuyến mãi bán hàng tại điểm
bán, kết hợp với xây dựng thương hiệu về “chiến thắng” người tiêu dùng.
Mỗi thương hiệu của PepsiCo luôn được xây dựng chỉn chu từ việc định vị
đến triển khai hỗ trợ Trade Marketing tại điểm bán
+ Điểm mấu chốt là Pepsi buộc phải triển khai truyền thông nếu muốn tồn
tại. Điều này là do thực tế là Pepsi nằm trong thị trường FMCG, và trong
FMCG – truyền thông mạnh mẽ hoặc chết. FMCG là một trong những thị
trường khốc liệt nhất đối với các công ty muốn tham gia. Nó tiêu tốn hàng
tỷ USD chi cho quảng cáo mỗi năm của các tập đoàn FMCG lớn, vì vậy
đây là một cuộc chơi buộc phải có nguồn lực mạnh mẽ.
+ Vào tháng 2/2021, Pepsi đã chọn nhóm nhạc nữ nổi tiếng hàng đầu châu Á
– BlackPink làm đại diện phát ngôn cho thương hiệu của mình. Bốn thành
viên trong nhóm nhạc đồng hành cùng Pepsi để lan tỏa thông điệp trẻ, khơi
gợi nguồn cảm hứng sống hết mình vì ngày hôm nay. Đây được xem là
một trong những chiến lược KOLs bùng nổ nhất từ trước đến giờ của
Pepsi.
+ Tại Việt Nam, Pepsi cũng đã trở thành đơn vị tài trợ cho nhiều chương
trình nổi tiếng. Trong năm 2021 và đầu năm 2022, thương hiệu đã đồng
hành cùng Rap Việt – chương trình âm nhạc “hot” nhất hiện nay với hai
nhãn hiệu nổi tiếng: Pepsi không calo và bánh snack Lay’s.

35
3.2 . Điểm yếu
• Sản phẩm bị cho là gây nguy hại đến sức khỏe con người

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố báo cáo chỉ dẫn về cách ăn uống lành mạnh
trong đó có nhiều điểm trái ngược với những gì mà hầu hết người Mỹ đang thực
hiện.
Một trong những thay đổi lớn nhất là giới hạn nghiêm ngặt về tỷ lệ lệ tiêu thụ
đường mỗi ngày của người Mỹ. Các chỉ dẫn đưa ra những cảnh báo về những nguy
cơ về thực phẩm nhiều đường và tư vấn chỉ nên tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo mỗi
ngày từ các sản phẩm được cho thêm đường.
Hiện nay, 70% người Mỹ tiêu thụ các sản phẩm chứa đường nhiều hơn mức giới
hạn đề ra, trong đó phần lớn là uống nước ngọt. Theo Trung tâm kiểm soát dịch
bệnh, khoảng một phần ba lượng calo hàng ngày của người Mỹ nhận được từ các
sản phẩm bổ sung đường như từ soda và đồ uống có đường. Hai phần ba khác từ
thực phẩm chế biến sẵn như snack, bánh ngọt, bánh mì và kem.
Trong khi nhiều thực phẩm giàu đường tự nhiên, chẳng hạn như trái cây và sữa,
cung cấp cho bạn với các chất dinh dưỡng cần thiết và lành mạnh thì các loại đồ
uống nhiều đường lại thiếu protein và chất xơ cần thiết để cân bằng tác động của
đường. Kết quả là, đồ uống có đường như Coke hay Pepsi đang góp sức vào việc
tăng cân của người tiêu dùng.
Cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch cũng tìm ra những dấu hiệu cho
thấy, nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Nếu
uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh
gan và cơ xương. Điều này còn có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể
và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn bình thường. Đây là điểm yếu
đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Pepsi.
Các nhà khoa học Mỹ cũng đã phát hiện chất gây ung thư trong Coca-Cola và Pepsi.
Theo cảnh báo của trung tâm khoa học vì quyền lợi công chúng Mỹ (CSPI), thành
phần của hai loại nước giải khát Coca – Cola và Pepsi đều chứa nồng độ cao chất

36
gây ung thư viết tắt là 4-MIE. Chất gây ung thư nói trên nằm trong caramel làm màu
cho nước giải khát. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, hóa chất này có thể
gây ra ung thư phổi, gan, tuyến giáp và bệnh bạch cầu ở chuột.
• Bị lên án vì tác động tiêu cực đến môi trường:

− Pepsi đã nhiều lần bị các nhà môi trường chỉ trích vì các tác động tiêu cực
đến môi trường trong chuỗi cung ứng của mình và các hoạt động phân phối
như phá rừng liên quan đến dầu cọ và sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng tài
nguyên nước và các tác động tiêu cực của bao bì – luôn là một trong những
nguồn gây ô nhiễm nhựa hàng đầu trên toàn cầu.
− Trong năm 2021 là Pepsico giữ vị trí thứ 2 trong danh sách xả thải rác nhựa.
Gần đây, Pepsico đã đưa ra một số cam kết tự nguyện nhằm giảm việc tiêu
thụ nhựa nguyên sinh, tuy nhiên, theo Break Free From Plastic, những nỗ
lực cần được triển khai theo hướng thực tiễn hơn để rời khỏi top đầu những
“thủ phạm” gây ô nhiễm.
− Đầu năm 2022, Coca-Cola đã cùng với PepsiCo và các thương hiệu quốc tế
khác đã kêu gọi thiết lập một hiệp ước toàn cầu nhằm giảm sản lượng nhựa,
nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới. Tuy nhiên,
báo cáo mới nhất của quỹ Ellen MacArthur và Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc phân tích rằng những cam kết 100% bao bì nhựa sẽ có thể
tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy vào năm 2025, “gần như chắc chắn
hầu hết tổ chức sẽ không thể đạt được”. Greenpeace cho biết báo cáo này là
bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp đã thất bại và kêu gọi Liên hợp quốc
xây dựng một hiệp ước ràng buộc chính phủ và các công ty của mình ít sử
dụng bao bì nhựa dùng một lần thêm nữa.
− Tương tự, những người ủng hộ sức khỏe cộng đồng đã chỉ trích các dòng
sản phẩm giàu calo, kém dinh dưỡng của Pepsi cùng với các nhà sản xuất đồ
uống và đồ ăn nhẹ phổ biến khác. Đáp lại, PepsiCo đã cam kết giảm thiểu

37
tác động của họ nhưng không công bố thông tin công khai về tiến độ đối với
hầu hết các cam kết công khai của mình.
− Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé bị cáo buộc “không có tiến bộ” trong việc
giảm rác thải nhựa. Ba nhà sản xuất này có lượng rác thải nhựa hàng đầu thế
giới trong nhiều năm liền.
3.3 . Cơ hội

• Tiềm năng thị trường giải khát:

− Với nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao trong khu vực (trung bình
từ 6-8%/năm), Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho việc
khởi nghiệp nước giải khát

− Tại Việt Nam, ngành nước giải khát có những con số tăng trưởng đáng kinh
ngạc. Bình quân người Việt tiêu thụ các mặt hàng nước giải khát tới hơn 23
lít/người/năm. Các doanh nghiệp nước giải khát giữ 85% tỷ lệ sản xuất của
ngành Bia – Rượu – Nước giải khát.

− Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam dự báo ngành đồ uống sẽ
duy trì mức tăng 7% hàng năm. Trong khi đó, mức tăng trung bình của các
nước như: Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2% mỗi năm.

− Qua việc nghiên cứu thị trường về nước giải khát có thể thấy mảng kinh
doanh này đang rất tiềm năng. Đây là thời điểm thích hợp để thúc đẩy sản
xuất và kinh doanh nước giải khát. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều
loại nước giải khát nhưng các loại nước giải khát được ưa chuộng nhất là:
Nước khoáng có ga và không ga, nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực,
trà pha sẵn uống liền, nước hoa quả,…

38
• Xu hướng tiêu dùng lành mạnh:

− NielsenIQ Việt Nam, cho biết sau đại dịch COVID-19 đã khiến xu hướng
tiêu dùng các sản phẩm có yếu tố sức khỏe tăng vượt trội. Trong đó, người
tiêu dùng ngày càng ý thức hơn những yếu tố tác động đến cuộc sống của
họ.

− Khảo sát của Nielsen cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng tìm kiếm nhóm sản
phẩm lành mạnh hơn để ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe; trong đó, có
39% người tiêu dùng khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC) đã mua
sản phẩm có yếu tố lành mạnh trong 2 năm qua, 32% sản phẩm lành mạnh
có ghi nhãn, 29% sản phẩm có tính thư giãn; 26% sản phẩm có chế độ dinh
dưỡng đặc biệt…

− Hiện nay, Việt Nam đang từng bước thay đổi và hướng đế thói quen sống
xanh, sạch và lành mạnh hơn. Điển hình, ngành hàng tiêu dùng nhanh
(FMCG) đẩy mạnh sử dụng nhựa tái chế, nguyên liệu bao bì tái chế, thay
đổi hướng đến bền vững…

− Cuộc khảo sát 27.000 người tiêu dùng tại 27 thị trường do GlobeScan thực
hiện với sự ủy quyền của Visa cho biết, có 47% người Việt Nam được hỏi
đã lựa chọn công ty có trách nhiệm với xã hội trong năm qua, so với mức
trung bình thế giới là 33%.

− Họ cũng tích cực tìm kiếm thông tin về các lối sống lành mạnh, thân thiện
với môi trường nhiều hơn các nước khác. 82% cho biết đã tìm kiếm thông
tin liên quan đến lối sống lành mạnh so với trung bình trên thế giới là 56%.
Cùng với đó, 81% đã tìm kiếm thông tin về lối sống thân thiện với môi
trường trong năm qua, trong khi trung bình trên thế giới là 47%.

− Không chỉ tìm kiếm, họ đang dần chủ động hơn trong việc trải nghiệm một
lối sống lành mạnh và bền vững. 90% người được khảo sát cho biết đã có

39
những thay đổi hướng đến lối sống thân thiện hơn với môi trường trong
năm qua. Trong khi đó, 87% đã thay đổi lối sống để khỏe mạnh hơn và
84% đang cố gắng giúp đỡ người xung quanh nhiều hơn.

• Thương mại điện tử phát triển:

− Khi mua sắm online qua tin nhắn mạng xã hội trở thành thói quen của nhiều
người tiêu dùng trong và sau đại dịch, tin nhắn trao đổi khi mua hàng (kinh
doanh hội thoại) đang trở thành phương thức chính để người dùng tiếp cận,
tìm hiểu thông tin, trải nghiệm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thương
hiệu. Thay vì gọi điện hoặc gửi email, khách hàng có xu hướng nhắn tin và
mong nhận được phản hồi nhanh chóng.

− Đây là nhu cầu mới của người tiêu dùng; đồng thời là xu hướng mang tới
nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mọi quy mô để kết nối phát triển kinh doanh
online. Thống kê mỗi tuần có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu kết nối với
doanh nghiệp qua các dịch vụ nhắn tin của Meta. Việc sử dụng tin nhắn hậu
đại dịch tăng 40%.

− Một khảo sát 6.500 người tiêu dùng tại Việt Nam, Australia, Indonesia, Hàn
Quốc, Thái Lan, Philippines và Đài Loan (Trung Quốc) về kinh doanh hội
thoại vừa được Meta kết hợp với Boston Consulting Group thực hiện đã
cho thấy rõ những xu hướng này của người dùng và doanh nghiệp khu vực
châu Á- Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

− Với nhận định, kinh doanh hội thoại tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại
dịch, báo cáo cho biết, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng tin nhắn kinh doanh hội
thoại cao nhất trong số các thị trường được khảo sát

− Theo đó, có tới 73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng tin nhắn hội thoại
để tiếp cận doanh nghiệp. Hậu đại dịch, gần hai phần năm người tiêu dùng
Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp thường xuyên hơn. Có tới 39%

40
người được khảo sát đã tăng tần suất sử dụng tin nhắn hội thoại sau đại dịch
Covid- 19.

− Việc nhắn tin mua hàng hiện đang trở thành một phần của hành vi tiêu dùng
thông thường. Khảo sát cho biết, ít nhất có 1 trong 3 người tiêu dùng Việt
Nam trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần. Hành vi nhắn tin, kinh
doanh hội thoại phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là Millennials và
GenZ.

3.4. Thách thức


• Cạnh tranh mạnh mẽ:
− Với quy mô thị trường lên tới 2 tỷ USD/năm (tương đương 50.000 tỷ
đồng/năm), mức tăng trưởng 5-6%, thị trường nước giải khát Việt Nam lâu
nay vẫn được đánh giá là miếng bánh ngon cho nhiều doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
− Thống kê của ngành Công thương có thấy, hiện có hơn 1.800 doanh nghiệp
(DN) hoạt động trong lĩnh vực nước giải khát và con số này vẫn đang tiếp tục
tăng lên. Các mặt hàng giải khát cũng rất phong phú từ nước tinh khiết, nước
giải khát có gas, nước hoa quả, trà/cafe uống liền, nước tăng lực… Theo Hiệp
hội Bia rượu – Nước giải khát Việt Nam, bình quân một người Việt tiêu thụ
trên 23 lít nước giải khát mỗi năm và tiếp tục tăng trong những năm tới.
− Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2022, doanh thu của đối thủ cạnh tranh
truyền kiếp Coca Cola đạt 43 tỷ USD, gấp 2 lần doanh thu của Pepsico ở
cùng thời điểm. Ngoài ra, Pepsico còn bị cạnh tranh quyết liệt ở những phân
khúc sản phẩm khác như trà, sữa,… với các đối thủ như Nestle, Unilever,…
Có thể thấy cuộc chạy đua của Pepsi trong mảng thực phẩm là cực kì khó
khăn.
− Trong khoảng gần 2 thập kỷ qua, thị trường nước giải khát Việt luôn xuất
hiện những cuộc đua tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nếu doanh nghiệp ngoại thắng thế thế tuyệt đối trong mảng nước giải khát có
41
gas, thì doanh nghiệp nội bằng việc tìm ra ngách sản phẩm nước giải khát có
nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe.
− Theo một số liệu từ vtown.vn thì nước ngọt có ga chiếm tới 23,74% thị phần
nước giải khát Việt Nam. Thế nhưng, đây dường như chưa phải là mặt hàng
chiếm ưu thế, khi mà Trà mới là mặt hàng được ưu ái trong nước, chiếm đến
36,97% thị phần. Có thể thấy rõ lý do tại sao, Việt Nam là một quốc gia Á
Đông và trà là thức uống truyền thống có từ rất lâu đời đã ăn sâu vào tâm trí
của người Việt. Nước tăng lực chiếm vị trí ngay sau với 18,28%, nước ép hoa
quả là 10,91% và nước khoáng là 5,45%.
− Có thể thấy với một thị trường nước giải khát gần 2000 cơ sở sản xuất nước
giải khát, cùng với đó là mức tăng trưởng ấn tượng qua từng năm ở lĩnh vực
nước giải khát. Thì có thể thấy được, các thương hiệu đang có rất nhiều cơ
hội để phát triển, đặc biệt khi xu hướng hiện nay không tập trung quá vào
thương hiệu, đây là mấu chốt để rất nhiều cái tên mới nổi lên, đôi khi là vượt
mặt các tên tuổi có thâm niên khác.
− Những nhãn hàng thương hiệu khác lại cho ra thêm nước uống từ các loại cây
nha đam, việt quất, nước yến…. Còn nữa, các hình thức kinh doanh nước hoa
quả rau củ, nước ép, sâm, sữa làm tại nhà (handmade), các cơ sở nhỏ cùng hộ
gia đình sản xuất cũng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.
• Thách thức về môi trường

− Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho
khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm. Ước tính riêng
Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu
tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).
Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số
“khổng lồ” 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm và lượng
nhựa tiêu thụ này còn tăng.
42
− Theo báo cáo của quỹ Ellen MacArthur và Chương trình Môi trường Liên
Hợp Quốc ngày 4/11/2022 cho biết một số công ty như Coca-Cola và Pepsi
đang sử dụng nhiều nhựa nguyên sinh hơn mặc dù đã cam kết giảm thiểu.
− Trung bình mỗi phút trên thế giới có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra,
mỗi năm có khoảng 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Còn tại Việt Nam, bình
quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành
phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường
khoảng 80 tấn nhựa và nilon
− Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam
còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng
8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi
nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường.
Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu
tấn/năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến
thảm họa “ô nhiễm trắng” mà các chuyên gia đã gọi.
− Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề rất lớn do rác thải
nhựa gây ra và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do thói quen tiêu dùng nhanh,
sử dụng các vật liệu, đồ dùng bằng nhựa lớn, mỗi năm Việt Nam thải ra môi
trường hàng ngàn tấn rác thải nhựa. Điều này dẫn đến việc chúng ta đang
phải đối mặt với những tác hại của rác thải nhựa lớn hơn bao giờ hết. Đây là
thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Pepsi.
− Ngay trong chính môi trường, rác thải nhựa cũng gây ra vô số những rắc rối
như: Khó phân hủy, gây cản trở quá trình phát triển của cây cối, thực vật; rác
thải nhựa lẫn trong thức ăn của các loài động vật dẫn đến tình trạng động vật
bị chết hoặc bị thương do ăn nhầm; rác thải trôi nổi trên các bề mặt nước gây
ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước; v.v.

43
C. PHẦN KẾT LUẬN

Tập đoàn Pepsico là một trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên
thế giới. Với thương hiệu chủ lực là nước giải khát có gas Pepsi đã chinh phục
hàng trăm triệu người đến từ khắp nơi trên thế giới. Sản phẩm của Pepsi mở
rộng hơn bao giờ hết. Tạo nên sự phổ biến trên toàn thế giới.
Để tạo nên được những thành tựu vẻ vang, mang lại doanh thu khổng lồ cho
công ty mẹ. Pepsico có những bước phát triển, những sự nhìn nhận về điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của chính doanh nghiệp để họ có thể nhận
định chính xác vai trò, vị thế trên thị trường thế giới nói chung và thị trường
Việt Nam nói riêng.
Qua những phân tích về mô hình SWOT của nhóm về nước giải khát có gas
Pepsi tại Việt Nam. Có thể nhìn nhận Pepsi là một doanh nghiệp lớn mạnh,
có nhiều lợi thế và vị thế cao tại thị trường Việt Nam. Pepsico sẽ tiếp tục phát
triển và trở nên hùng mạnh hơn trong tương lai

44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://vnexpress.net/100-noi-lam-viec-tot-nhat-viet-nam-nam-2022-
4533927.html (truy cập 08/11/2022)
[2] https://zingnews.vn/suntory-pepsico-khang-dinh-gia-tri-ben-vung-trong-nganh-
do-uong-post1373606.html (truy cập 08/11/2022)
[3] https://amis.misa.vn/33744/phan-tich-chien-luoc-kinh-doanh-cua-pepsi-tai-viet-
nam-va-quoc-te/ (truy cập 10/11/2022)
[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/Pepsi (truy cập 15/11/2022)
[5] https://satrafoods.com.vn/vn/san-pham/nuoc-ngot-pepsi-chai-pet-
390ml.html#:~:text=Th%C3%A0nh%20ph%E1%BA%A7n%3A%20N%C6%B0%
E1%BB%9Bc%20b%C3%A3o%20h%C3%B2a,th%C3%A1ng%20t%E1%BB%AB
%20ng%C3%A0y%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t.&text=Dung%20t%
C3%ADch%3A%20390ml%20%2F%20Chai (truy cập 15/11/2022)
[6] https://www.bachhoaxanh.com/nuoc-ngot-pepsi-chai-tu-330ml-500ml (truy cập
15/11/2022)

45
46

You might also like