You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ


Đề tài:

Xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận vào thị trường EU sau hiệp định EVFTA

Họ và tên: LƯU CẨM TƯỜNG

MSSV: 31191025653

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Lớp: KM002

Khoá: K45

Giảng viên hướng dẫn: Thầy NGUYỄN HỮU LỘC

Tóm tắt: Bài tiểu luận giới thiệu sơ lược về ngành xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận –
một trong những loại nông sản xuất khẩu đứng đầu của Việt Nam và được bảo hộ bởi
hiệp định EVFTA. Từ đó phân tích về cơ hội và rào cản của ngành kể từ khi ký kết hiệp
định EVFTA và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam.

Từ khoá: thanh long, thanh long Bình Thuận, rào cản phi thuế quan, xuất khẩu
nông sản

1
MỤC LỤ

2
1.Ý NGHĨA CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................................3
2. KHUNG LÝ THUYẾT...................................................................................................................................2
2.1. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU-VIỆT NAM (EVFTA).................................................2
2.2. CÁC RÀO CẢN THỰC TẾ CÒN LẠI SAU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...............................................................2
2.3.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................................2
2.3.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................................................................2
3.1.NGÀNH CÔNG NGHIỆP XUẤT KHẨU THANH LONG VIỆT NAM TRƯỚC CÁC RÀO CẢN HỘI NHẬP................................2
3.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THANH LONG BÌNH THUẬN Ở EU GIAI ĐOẠN ĐẦU NĂM 2020.........................................4
3.3. CÁC THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CỦA XUẤT KHẨU THANH LONG BÌNH THUẬN SAU KÝ KẾT EVFTA............................6
3.3.1. CƠ HỘI.......................................................................................................................................5
3.3.2 CÁC RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN..........................................................................................................7
3.4 . Các giải pháp cụ thể cho ngành xuất khẩu thanh long Bình Thuận………………………………………………8

4. KẾT LUẬN............................................................................................................................................10
4.1.NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................................................10
4.2 KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................10
4.3. ĐỀ XUẤT CHO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG..................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................11

3
1.Ý nghĩa của nội dung nghiên cứu
Trong môi trường kinh doanh quốc tế như hiện nay, vấn đề giao thương trao đổi mua bán
hàng hoá giữa các quốc gia với nhau là hết sức cần thiết. Khi đề cập tới việc xuất khẩu
rau và các loại trái cây thì chúng ta không thế không nhắc đến thanh long- một loại trái
cây có giá trị xuất khẩu cao của tỉnh Bình Thuận nói riêng và của cả nước nói chung và
mới gần đây dấy lên một chủ đề nóng hổi là ký kết hiệp định EVFTA. Vậy trước một thị
trường đầy tiềm năng và thách thức như EU câu hỏi được đặt ra cho các doanh nghiệp
Việt Nam là: “ EVFTA mở ra những cơ hội và thách thức gì?”
2. Khung lý thuyết
2.1. Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA)
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt
Nam và 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và có phạm vi cam kết rộng và mức
độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay
2.2. Các rào cản thực tế còn lại sau hội nhập kinh tế quốc tế
Theo các quy tắc trong hiệp định EVFTA thì các đòi hỏi về nguồn gốc xuất xứ rất chặt
chẽ đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó là các
yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn dán, môi trường...của
EU rất khắt khe và không dễ để đáp ứng.
2.3.1. Lý do chọn đề tài
Nhằm nghiên cứu hoạt động xuất khẩu Thanh long Bình Thuận sang thị trường EU, cũng
như phân tích các rào cản thương mại. Để từ đó có một số đề suất nhằm cải thiện hoạt
động xuất khẩu, nâng cao hình ảnh nông sản ở Việt Nam và phát huy mối quan hệ tốt đẹp
giữa Việt Nam và EU.
2.3.2 Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu
Việc lựa chọn đề tài này như một cái nhìn thẳng và trực quan về những cơ hội và thách
thức của Việt Nam khi bước chân vào thị trường EU đầy tiềm năng nhưng cũng khó tính
này.
3.1.Ngành công nghiệp xuất khẩu thanh long Việt Nam trước các rào cản hội nhập
Giới thiệu về ngành công nghiệp xuất khẩu thanh long ở Bình Thuận

4
Quá trình phát triển Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại
Bình Thuận được biết đến từ đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên Thanh Long chỉ thực sự phát triển
thành sản phẩm hàng hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư Bình Thuận
từ những năm 1989-1990 trở lại đây. Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình
Thuận được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long. Thanh
long cũng là loại cây nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm là đã có thể thu hoạch. Sản
lượng trung bình khoảng 20 – 30 tấn /ha mùa thuận, và 20 tấn/ ha tấn mùa nghịch.
Những đặc điểm vượt trội của trái thanh long:
+ Thanh long là loại trái cây có nhiều ưu điểm như vị ngọt dịu nhẹ, tính mát, dễ ăn,
chứa các thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của
người phụ nữ, thành phần chất sơ trong trái thanh long cao giúp điều hòa hoạt động của
hệ tiêu hóa, giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như: chất béo, các độc chất…
+ Thanh long có trái quanh năm, không chỉ được người lớn ưa chuộng mà thanh long
còn được trẻ em yêu thích bởi màu sắc và hương vị đặc trưng của nó, thanh long rất có
lợi cho sức khỏe, bảo quản lâu nên có thể dùng để chế biến được nhiều loại món ăn đa
dạng khác nhau như: sinh tố, làm cocktall, làm rau câu trái cây….
- Về giá cả: thanh long Bình Thuận được bán ra cao hơn các loại thanh long khác do
mẫu mã và hình thức của thanh long Bình Thuận đẹp hơn. Ngòai ra, còn do vùng Bình
Thuận nổi tiếng với thanh long nhất trong cả nước, sản lượng cũng cao nhất nên là lợi thế
cạnh tranh quan trọng cho thanh long Bình Thuận trên thị trường tiêu thụ.
3.2 Tình hình xuất khẩu thanh long Bình Thuận ở EU giai đoạn đầu năm 2020
Sản xuất và xuất khẩu thanh long Bình Thuận đứng đầu trên cả nước và tăng trưởng
không đều những năm gần đây. Quy mô diện tích trồng thanh long đến năm 2020 đạt
28.000 ha, năng suất đạt 28 tấn/ha, sản lượng đạt 750 ngàn tấn; đến năm 2025 (dự kiến)
sẽ mở rộng lên 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 843 ngàn
tấn.
Thị trường tiêu thụ thanh long không còn sôi nổi như những ngày đầu năm Canh Tý do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sản lượng thanh long tồn chưa tiêu thụ được cuối
tháng 1 và trong tháng 2.2020 ước tính vào khoảng 30 ngàn tấn. Trong đó đang tồn trong
kho khoảng 2 ngàn tấn, thanh long đang chín tới trên cây khoảng 28 ngàn tấn. Do thị
trường Trung Quốc tạm ngưng nhập thanh long nước ta vì dịch bệnh, các khách hàng hủy

5
hợp đồng mua hàng, giá thanh long rớt mạnh từ khoảng 40 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn
chưa tới 10 ngàn đồng/kg.ư

Diện tich và sản lượng đất trồng thanh long tại Bình Thuận

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các ban ngành trong tỉnh quan tâm chỉ đạo
các địa phương thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích
thích và thuốc bảo vệ thực vật trên thanh long. Người trồng thanh long đã có chuyển biến
tích cực trong việc phát triển thanh long theo hướng bền vững, an toàn và chất lượng.
Nhiều nơi đã xây dựng mô hình trồng thanh long theo quy trình thực hành nông nghiệp
tốt (GAP), góp phần nâng cao uy tín và chất lượng thanh long Bình Thuận.
Sản lượng thanh long xuất khẩu của Bình Thuận trong năm 2020 sẽ sụt giảm do tình hình
dịch do virus Corona tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong tháng 01/2020, kim ngạch xuất
khẩu thanh long đạt 475.000 USD, tương đương 525,8 tấn, giảm 29,3% về giá trị và
29,54% về lượng so cùng kỳ năm 2019. Thị trường xuất khẩu gồm 10 nước, chủ yếu là
các nước Châu Á (UAE, Hồng Kông, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,
Singapore); Châu Âu (Đức); Châu Mỹ (Canada) và Châu Úc (Australia). Trong đó, kim

6
ngạch xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đạt 58.000 USD, tăng hơn 2
lần so với cùng kỳ năm 2019.
3.3. Các thách thức và cơ hội của xuất khẩu thanh long Bình Thuận sau ký kết
EVFTA
Thương mại hàng hóa: EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối
với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương
70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA
có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Đối với Bình Thuận, hiện EU là một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa chính
của các doanh nghiệp địa phương và đóng góp khoảng 20% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa toàn tỉnh. Thế nên khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, địa phương rất kỳ vọng
hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn sẽ khởi sắc, bù đắp lại những thiệt hại do dịch
Covid-19 gây ra trong nửa đầu năm 2020.
3.3.1. Cơ hội:
Sau lộ trình thuế quan, gần 100% các sản phẩm Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế, đây là mức cam
kết lớn nhất mà một đối tác đưa ra cho Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do mà chúng
ta đã ký kết. Như vậy, EVFTA sẽ giúp Việt Nam mở cửa với châu Âu, một thị trường truyền
thống tiềm năng, đa dạng hóa về nhu cầu nhưng cũng khắt khe về tiêu chuẩn.
Thứ nhất, vì giá cả của trái cây Việt Nam nói chung và thanh long Bình Thuận nói chung
cao hơn các nước khác nên khi EVFTA có hiệu lực, việc miễn giảm thuế nhập khẩu vào
thị trường EU sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của thanh long Bình Thuận so với các
nước khác.
Thứ hai, góp phần đưa thanh long Bình Thuận vào thị trường quốc tế, nâng cao vị thế của
nông sản Việt trong mắt bạn bè toàn quốc. Là thị trường trọng điểm thứ 2 của xuất khẩu
nông sản Việt Nam, EU có đến 27 quốc gia thành viên, trong đó chúng ta đã đưa nông
sản đến 17 nước, đều là những nơi có tiêu chuẩn rất cao. Khi EVFTA được phê chuẩn, sẽ
góp phần đưa thanh long Bình Thuận thâm nhập sâu vào thị trường EU cụ thể là các thị
trường tiềm năng: Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha,... Điều này nâng tầm cho nông
sản Việt Nam bằng tính truyền thống, đặc thù, đặc sản.

7
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu
nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt, các
doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật
cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của
mình. Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép
cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nỗ
lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ ngày càng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thứ tư, môi trường kinh doanh được cải thiện: cơ hội tự hoàn thiện quy trình sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các quy định của EU. Với việc thực thi các
cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới,
môi trường kinh doanh và chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện
theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
3.3.2 Các rào cản phi thuế quan
Bên cạnh những cơ hội lớn mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản Việt
Nam cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú,
Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại CPTTP và EVFTA, điều đó có nghĩa,
chúng ta đã bước vào sân chơi thương mại lớn nhất toàn cầu.
Việt Nam có thế mạnh về nông sản và sản phẩm nông sản xuất khẩu, dễ dàng đạt được
các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nếu tổ chức sản xuất quy mô, bài bản, đúng quy trình.
Thế nhưng trên thực tế, nông sản Việt Nam chưa tạo được uy tín cao ở thị trường châu
Âu. Cụ thể như với thanh long là mặt hàng tiêu biểu cho nông sản Việt Nam, nhưng tại
các chợ nông sản, siêu thị, không có nhiều người tiêu dùng châu Âu chọn mua thanh long
Việt hoặc biết đến thanh long của Việt Nam.
Bà Miriam Garcia Ferrer cho biết: "Chúng tôi có các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn
rất cao ở Liên minh châu Âu và chúng tôi muốn các công ty xuất khẩu vào châu Âu đều
phải tuân thủ. Một số sản phẩm của Việt Nam hiện nay chưa đạt chuẩn của châu Âu mà
sẽ phải nâng cấp và chuẩn bị. Điều đó sẽ mở cửa vào thị trường châu Âu. Nếu đáp ứng
được tiêu chuẩn của châu Âu, vào được châu Âu rồi thì gần như vào được hầu hết các thị
trường khó tính khác"

8
Các rào cản TBT, SPS và yêu cầu của khách hàng: EU là một thị trường khó tính. Khách
hàng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn
thực phẩm, dán nhãn, môi trường...của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù
có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất
nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này. Đối với, thanh long. Trong
khi đó, việc quản lý và thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước cũng
chưa đạt được những kết quả kỳ vọng, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng.
Tuy việc tập huấn đã góp phần cung cấp kiến thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các
biện pháp quản lý sâu bệnh cho nông dân, nhưng tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
tại Bình Thuận còn bất cập. Thực tế cho thấy, hiện không ít bà con còn quá lệ thuộc vào
thuốc bảo vệ thực vật trong việc quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng. Mặt khác, tình trạng
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không đảm bảo thời gian cách ly trên cây trồng vẫn còn
xảy ra, đặc biệt là trên cây ăn quả và cây rau. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm (dư lượng thuốc). Quan trọng hơn, hiện nhiều người dân vẫn chưa chú ý
đến vấn đề an toàn lao động trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nông dân một số
vùng trồng rau quả chưa chú ý đến việc sử dụng thuốc theo đúng quy định, gây ảnh
hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm…“Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, ước tính
tại Bình Thuận mỗi năm nông dân sử dụng khoảng 1.400 tấn thuốc bảo vệ thực vậts trong
đó thuốc trừ cỏ khoảng 400 tấn, thuốc trừ sâu 700 tấn, thuốc trừ bệnh 300 tấn, với chi phí
ước 247 tỷ đồng mỗi năm”.
3.4. Các giải pháp cụ thể cho ngành xuất khẩu thanh long Bình Thuận
EVFTA là một lợi thế không phải cây đũa thần vì thế vẫn cần doanh nghiệp Việt Nam
nhận dạng đúng đắn và đưa ra lời giải cho bài toán: “ Thị trường EU cần gì và doanh
nghiệp Việt nam bán gì?”
Đầu tư nghiên cứu các giống thanh long mới đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng
về chất lượng cũng như mẫu mã phục vụ cho các dịch vụ xuất nhập khẩu. Các nhà vườn
không nên sản xuất nhỏ lẻ mà cần liên kết lại với nhau, sản xuất theo quy trình thống
nhất, chú trọng vào chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm xuất khẩu được đồng đều,
nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm.Những mô hình canh tác xưa cũ không còn
phù hợp, chúng ta cần cải thiện các kỹ thuật canh tác, đầu tư sản xuất thanh long an toàn,

9
tham gia sản xuất thanh long theo hướng VietGap, GlobalGap đem đến cho người tiêu
dùng trong nước lẫn ngoài nước các sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đối mặt với các
vấn đề đặt ra khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Theo đó, nông dân cùng doanh nghiệp
Việt Nam phải tăng năng suất và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, bằng các
hành động thiết thực, cụ thể như cải tạo và phát triển các loại giống tốt có nhiều ưu điểm
và có năng suất, chất lượng cao, áp dụng các quy trình gây giống, nuôi trồng tiến bộ, hiệu
quả, tổ chức các hoạt động sản xuất một cách có tổ chức, quy hoạch cụ thể, hiện đại. Đặc
biệt, đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, phải chịu sức ép cạnh tranh từ
thị trường quốc tế đặc biệt là cà phê Brazil, cà phê Trung Quốc, hoạt động sản xuất cần
phải được tổ chức lại một cách chuyên nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn hơn nữa. Chú trọng
thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp, tạo lập duy trì và phát triển mối quan hệ với các
doanh nghiệp và cơ quan chức năng, từ đó hình thành các hợp tác xã, vùng sản xuất nông
nghiệp lớn, tham gia các Hiệp hội ngành hàng, cùng nhau học hỏi, đưa ra các chính sách
phát triển kinh doanh trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài nhằm nhận được nguồn vốn
lớn và khoa học công nghệ tiên tiến.
Ngoài ra, các doanh nghiệp, bộ, ngành cũng cần xây dựng một chiến lược tiếp cận thị
trường, trong đó đã có những nghiên cứu về thị trường tiếp cận, nhận định được những
tiềm năng cũng như đánh giá được sức cạnh tranh của từng loại nông sản, tận dụng các
thế mạnh của Việt Nam làm tiền đề các doanh nghiệp tiến vào thị trường EU, khai thác
mọi tiềm năng của thị trường này. Về phía các cơ quan chức năng, ngoài việc tuyên
truyền, phổ biến các vấn đề có liên quan đến Hiệp định, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng, xuất xứ…, giúp
hàng nông sản Việt Nam tận dụng được hết các cơ hội từ EVFTA.
Để sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất thanh long theo hướng an toàn thực
phẩm và phát triển một cách bền vững, bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
về sử dụng một cách khoa học phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, một số giải pháp có thể
áp dụng:
-Tăng tỷ lệ và liều lượng sử dụng các loại phân bón hữu cơ (phân chuồng, các loại
phân hữu cơ chế biến, hữu cơ sinh học,…) kết hợp sử dụng các loại phân bón lá và chế
phẩm sinh học;

10
-Đẩy mạnh việc sử dụng các loại thuốc trừ cỏ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc
thảo mộc và sinh học để thay thế dần và tiến tới thay thế 100%;
-Áp dụng phương pháp BVTV theo hướng “Đa dạng sinh học” và “Cân bằng sinh
học” (tăng thành phần và số lượng các loại thiên địch để diệt trừ côn trùng gây hại cho
cây trồng); Tổ chức liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản áp dụng các tiêu
chuẩn về an toàn thực phẩm.
Đây thực sự là những thách thức rất lớn, nhưng, nếu vượt qua được nó, Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ thực sự đạt tới một đỉnh cao mới và
vươn lên sánh ngang bằng với các doanh nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới.
4. Kết luận
4.1.Nội dung chính
Trong phạm vị bài tiểu luận này, tôi đã đi vào phân tích tình xuất khẩu thanh long ở tỉnh
Bình Thuận, và đi sâu vào việc tìm hiểu những mặt mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội
thách thức đối với mặt hàng xuất khẩu này trong khuôn khổ hiệp định EVFTA. Từ đó có
những kiến nghị và giải pháp khắc phục những hạn chế cũng như nâng cao giá trị hoạt
động xuất khẩu thanh long Bình Thuận của Việt Nam
4.2 Khuyến nghị:
-Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, tiếp cận
thị trường mới bằng cách quảng bá hình ảnh
-Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các dây chuyền kỹ thuật tiên tiến trong quy trình thu
hoạch bảo quản chế biến
- Khuyến nghị người nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi và tổ
chức các buổi tập huấn để phổ cập kiến thức cho nông dân Việt
4.3. Đề xuất cho nội dung nghiên cứu mở rộng
-Phân tích và đề suất một số giải pháp mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của nông sản Việt
-Phân tích các rào cản hành chính và kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những
thách thức với Việt Nam.

11
Tài liệu tham khảo
Tổng cục thuế Việt Nam
http://evfta.moit.gov.vn/
https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-evfta/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_th
%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_t%E1%BB%B1_do_Li%C3%AAn_minh_ch
%C3%A2u_%C3%82u-Vi%E1%BB%87t_Nam
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/evfta-co-hoi-va-thach-thuc-cho-doanh-
nghiep-viet-nam-318898.html
https://thukyluat.vn/vb/quyet-dinh-1554-qd-ubnd-2016-quy-hoach-vung-trong-thanh-
long-tinh-binh-thuan-den-2020-dinh-huong-2025-51a4f.html
http://www.khoahocchonhanong.com.vn/Trien-vong-xuat-khau-thanh-long-Binh-
Thuan.html
https://www.binhthuan.gov.vn/4/469/52723/567765/kinh-te-xa-hoi/xuat-khau-chinh-
ngach-thanh-long-dem-ve-hon-6-5-trieu-usd-cho-binh-thuan.aspx
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chau-au-ap-thue-0-gao-thanh-long-viet-
huong-loi-319119.html
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/co-hoi-va-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-
viet-nam-khi-tham-gia-evfta-311080.html
https://vov.vn/kinh-te/evfta-san-choi-khong-danh-cho-cac-doanh-nghiep-thu-dong-
938869.vov
http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/su-dung-thuoc-bao-ve-thuc-vat-trong-san-
xuat-thanh-long-88502.html
http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/su-dung-thuoc-bao-ve-thuc-vat-trong-san-
xuat-thanh-long-88502.html

12

You might also like